Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

SKKN ÁP DỤNG bài tập TRẮC NGHIỆM vào môn TIN học tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (904.63 KB, 22 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 nói
chung và của ngành Công nghệ thông tin nói riêng thì máy tính là một công
cụ hỗ trợ đắc lực không thể thiếu trong tất cả các lĩnh vực. Máy tính đóng
vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, giúp cuộc sống của con
người trở nên đơn giản và dễ dàng hơn, dân trí ngày càng cao hơn. Ngành
Tin học giúp con người và xã hội ngày càng phát triển về mọi mặt. Chính
vì thế, Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của Tin
học và CNTT. Trong đó nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
CNH – HĐH là một yêu cầu cấp thiết nhằm mục đích mở cửa và hội nhập,
hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng và hòa nhập thế giới nói
chung.
Tin học là bộ môn được Bộ GD&ĐT đưa vào giảng dạy tại trường
tiểu học theo Quyết định số 50/2003/QĐ-BGDĐT ban hành ngày
30/10/2003. Nhằm mục tiêu giúp học sinh có những kiến thức ban đầu về
Tin học và các ứng dụng tin học trong đời sống và học tập; biết cách sử
dụng máy tính để học tập các môn học khác; biết ứng dụng công nghệ
thông tin vào công việc, giải trí và theo kịp sự phát triển ngày càng hiện đại
của xã hội. Môn tin học được áp dụng cho học sinh các lớp 3, 4, 5 khối tiểu
học.
Đối với học sinh khối lớp 3 tại đơn vị mà tôi đang công tác, việc tiếp
thu kiến thức môn Tin học của các em còn hạn chế. Chính vì thế cần phải
có một phương pháp ra bài tập và kiểm tra đánh giá dễ hiểu để học sinh
nắm được kiến thức môn học.
Việc kiểm tra đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan đã
được áp dụng trong trường tiểu học từ nhiều năm. Nó có ý nghĩa và mục
đích riêng đối với học sinh, giáo viên, bộ phận quản lý:

1



- Đối với giáo viên: Giúp họ dự đoán những điểm mạnh, yếu của học
sinh nhằm giúp học sinh khắc phục những yếu kém. Kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập còn giúp giáo viên giám sát quá trình tiến bộ của học sinh và
xem xét sự tiến bộ đó có tương xứng với mục tiêu đề ra hay không. Ngoài
ra, phương pháp này còn giúp giáo viên có cơ sở đánh giá, xếp loại học
sinh.
- Đối với học sinh: Thấy được kết quả học tập của mình. Giúp học
sinh phát huy điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu, phát huy tính tích
cực trong học tập.
- Đối với nhà quản lý giáo dục: Giúp họ xác định tính hiệu quả của
chương trình học tập, cung cấp thông tin phản hồi cho nhà quản lý và
những người thiết kế chương trình. Khẳng định với xã hội về chất lượng
hiệu quả giáo dục. Hỗ trợ việc đánh giá giáo viên thông qua kết quả giảng
dạy.
Về phương pháp sử dụng trắc nghiệm khách quan để ra bài tập cho
học sinh trong quá trình giảng dạy được nhiều thầy, cô giáo áp dụng. Trong
4 năm công tác từ năm 2014 - 2018 tôi đã nhiều lần thử áp dụng phương
pháp này để ra bài tập kiểm tra bài cũ, củng cố kiến thức, ôn tập cho học
sinh. Và nhận thấy học sinh trả lời tốt hơn, lưu loát hơn, mạnh dạn hơn và
nắm được kiến thức một cách đơn giản hơn, học sinh có hứng thú vào hào
hứng hơn trong quá trình học tập.
Từ những hiệu quả mà phương pháp này mang lại tôi đã quyết định
chọn đề tài “Áp dụng các dạng bài tập trắc nghiệm vào môn Tin học
lớp 3”. Nhằm giúp các em học sinh có những buổi học bổ ích, hào hứng và
nắm được kiến thức một cách tổng quát, nâng cao chất lượng giảng dạy
môn Tin học ngày một tốt hơn.

2



B. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Trong năm học 2018 - 2019, tôi được nhà trường phân công giảng dạy
bộ môn Tin học khối lớp 3 với tổng số 125 HS/5 lớp. Trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ giảng dạy, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và thấy được một số
thuận lợi và khó khăn như sau:
1. Thuận lợi
 Đối với giáo viên:
+ Được sự ủng hộ, quan tâm của các bậc cha mẹ học sinh, của nhà
trường, của Phòng GD & ĐT Ia Grai.
+ Được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Ban giám hiệu, tổ trưởng
chuyên môn và của các đồng nghiệp trong trường.
+ Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ: Phòng Tin học với 18 máy tính học
sinh và 1 máy chủ dành cho giáo viên các trang thiết bị khác tạo điều kiện
thuận lợi cho giáo viên trong việc giảng dạy.
+ Giáo viên được đào tạo những kiến thức đầy đủ về tin học để đáp ứng
yêu cầu cho việc giảng dạy môn Tin học.
+ Bản thân là giáo viên trẻ, nhiệt tình trong công tác, luôn có ý thức tự
học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Đa số học sinh ngoan ngoãn, có đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
 Đối với học sinh:
+ Tuy môn Tin học mới chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo
điều kiện cho học sinh có thể học từ khối lớp 3.
+ Là môn học trực quan, sinh động, môn học khám khá những lĩnh vực
mới nên học sinh rất hứng thú nhất là tiết thực hành.
2. Khó khăn
 Đối với giáo viên:
+ Trong giờ thực hành, máy tính hay bị hỏng, gặp nhiều sự cố do máy
3



cũ, cấu hình thấp nên dẫn đến thiếu máy cho học sinh học tập.
+ Môn Tin học chỉ là môn tự chọn nên chưa có phân phối chương trình
thống nhất trong huyện. Đa số là giáo viên tự lên kế hoạch giảng dạy sao
cho phù hợp với tình hình của trường.
+ Bản thân kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều cần phải học hỏi, rèn
luyện và tu dưỡng nhiều hơn.
 Đối với học sinh:
+ Là một môn học mới, xa lạ với học sinh khối lớp 3; Kiến thức rộng
nên việc tiếp thu còn chậm; Các từ ngữ mới từ môn Tin học các em ít nghe
nên không nhớ; Thiếu mạnh dạn vì sợ mình nói sai; Các câu hỏi mang tính
tự luận khiến các em khó hiểu và trình bày; Các bài tập chưa sinh động và
chưa tạo sự hứng thú học tập cho các em.
+ Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy tính ở trường là chủ
yếu do đó sự tìm tòi và khám phá máy tính với các em còn hạn chế.
+ Một số em chưa được bố mẹ quan tâm đến việc học môn Tin học.
+ Hơn 50% học sinh là người dân tộc, các em còn đang học tiếng phổ
thông nên việc truyền tải ngôn ngữ mới khiến các em tiếp thu chậm.
+ Đa số các em học sinh dân tộc có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên việc
trang bị dụng cụ học tập, phương tiện di chuyển cho các em ra điểm chính
để học đối với phụ huynh là chưa đầy đủ 100%.
3. Khảo sát
Thực tế qua những năm trực tiếp giảng dạy bộ môn tôi nhận thấy: Đa số
học sinh đều rất yêu thích và hứng thú với môn Tin học. Tuy nhiên, việc
nắm kiến thức của học sinh vẫn đang còn hạn chế. Tôi đã tiến hành cho học
sinh làm các bài khảo sát chất lượng sau khi học xong tuần 4 và thu được
kết quả như sau:

4



Bảng khảo sát, đánh giá chất lượng học sinh
STT

Lớp

1
2
3
4
5

3A
3B
3C
3D
3E
Tổng

SS
34
34
16
14
27
125

SL
10
8

1
3
2
24

HHT
TL(%
)
29,4
23,5
6,3
21,4
7,4
19,2

SL
24
26
13
10
22
95

HT
TL(%
)
70,6
76,5
81,3
71,4

81,5
76

SL

CHT
TL(%

0
0
2
1
3
6

)
0
0
12,4
7,2
11,1
4,8

Qua bảng khảo sát chất lượng trên ta thấy được số lượng học sinh
hoàn thành tốt đạt: 24/125 em; hoàn thành đạt: 95/125; chưa hoàn thành
6/125 em. Kết quả này còn thấp, chưa đạt yêu cầu so với nhiệm vụ năm học
2018 - 2019. Vì vậy, tôi đã quyết định áp dụng nội dung đề tài vào quá
trình giảng dạy.
II. ÁP DỤNG CÁC DẠNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÀO MÔN
TIN HỌC LỚP 3

Từ thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn sử dụng các bài tập trắc nghiệm
vào quá trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Có nhiều
dạng trắc nghiệm, tuy nhiên tôi thường sử dụng 4 dạng cơ bản sau:
Dạng 1: Trắc nghiệm đúng - sai
Dạng trắc nghiệm đúng - sai yêu cầu học sinh xác định đúng hay sai
trước các phán đoán, các định nghĩa, khái niệm hoặc các nội dung kiến
thức. Trước một câu dẫn xác định học sinh chọn một trong hai cách trả lời:
đúng hoặc sai. Dạng này chỉ đòi hỏi tư duy kiến thức tích lũy, thích hợp
cho việc khảo sát hay nhận biết các sự kiện, các định nghĩa, các khái niệm,
nội dung quy luật,…
Ví dụ 1:

5


Khi kiểm tra bài cũ ở Bài 1: Người bạn mới của em - tiết 2 (Sách
Hướng dẫn học tin học lớp 3 – trang 7) tôi đã tạo các câu hỏi trắc nghiệm
liên quan đến nội dung bài học sau đó in ra phiếu bài tập và phát cho học
sinh làm bài trong thời gian 5 phút. Sau đó, thu bài và tiến hành đánh giá,
nhận xét bài làm của học sinh.
Câu hỏi: Em hãy điền Đ vào ô vuông câu đúng nghĩa hoặc điền S vào ô
vuông có câu sai nghĩa.
A. Chuột máy tính giúp em điều khiển máy tính thuận tiện hơn.
B. Màn hình máy tính là nơi chứa bộ vi xử lý.
C. Bàn phím máy tính có hình dạng giống màn hình Tivi.
D. Thân máy tính điều khiển mọi hoạt động của máy tính.
(Đáp án để đối chiếu: A. Đ; B. S; C. S; D. Đ)
Ví dụ 2:
Khi kiểm tra bài cũ ở Bài 2: Bắt đầu làm quen với máy tính - tiết 2
(Sách Hướng dẫn học tin học lớp 3 – trang 11) tôi đã tạo các câu hỏi trắc

nghiệm liên quan đến nội dung bài học trên phần mềm Violet và gọi 1 số
học sinh trả lời. Sau đó, cho học sinh nhận xét, giáo viên chốt lại.

6


Câu 1:

(Đáp án để đối chiếu: A. Sai; B. Đúng)
Câu 2:

7


(Đáp án để đối chiếu: 1. Đúng; 2. Sai; 3. Đúng; 4. Sai)
Dạng 2. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Đây là dạng trắc nghiệm khách quan được ưa chuộng nhất. Câu hỏi
có nhiều phương án trả lời để học sinh chọn lựa, còn gọi là câu đa phương
án. Một câu hỏi loại này gồm một phần phát biểu chính thường gọi là phần
dẫn hay câu hỏi và ba, bốn, năm hay nhiều phương án trả lời cho sẵn để
học sinh chọn ra câu trả lời đúng nhất hay hợp lí nhất. Ngoài một câu đúng,
các câu trả lời khác trong phương án phải có yếu tố gây nhiễu để học sinh
phải thực sự hiểu bài mới tìm ra phương án chính xác.
Ví dụ 1:
Trong Bài 4: Bàn phím máy tính – tiết 2 (Sách Hướng dẫn học tin
học lớp 3 - trang 20) tôi đã tiến hành kiểm tra bài cũ học sinh bằng cách tạo
câu hỏi trắc nghiệm trên phần mềm Violet sau đó Đóng gói và chuyển file
bài tập để các em làm. Sau đó, giáo viên tiến hành nhận xét, đánh giá.
Câu 1:
8



(Đáp án để đối chiếu: D)
Câu 2:

(Đáp án để đối chiếu: B)
Câu 3:
9


(Đáp án để đối chiếu: C)
Ví dụ 2:
Trong Bài 6: Thư mục – tiết 1 (Sách Hướng dẫn học tin học lớp 3 trang 27), tôi đã củng cố kiến thức cho học sinh bằng cách tạo câu hỏi trắc
nghiệm trên phần mềm Violet sau đó gọi học sinh trả lời. Các học sinh còn
lại nhận xét. Sau đó, giáo viên tiến hành nhận xét, chốt lại.
Câu 1:

(Đáp án để đối chiếu: D)

10


Câu 2:

(Đáp án để đối chiếu: B)
Câu 3:

11



(Đáp án để đối chiếu: C)
Dạng 3. Trắc nghiệm ghép đôi
Đây là một dạng đặc biệt của dạng trắc nghiệm khách quan nhiều lựa
chọn, dạng câu hỏi này thường gồm hai cột thông tin, một cột là những câu
hỏi (hay câu dẫn) một cột là những câu trả lời (hay còn gọi là câu lựa
chọn), yêu cầu học sinh phải tìm cách ghép các câu trả lời ở cột này với câu
hỏi ở cột khác sau cho hợp lý.
Ví dụ 1:
Trong Bài 7: Thực hành tổng hợp – tiết 1 (Sách Hướng dẫn học tin
học lớp 3 – trang 54). Tôi đã áp dụng dạng trắc nghiệm này vào phần hoạt
động 1: ôn tập kiến thức cũ. Bằng cách sử dụng phần mềm Violet tạo câu
hỏi trắc nghiệm và gửi tệp cho học sinh làm bài trực tiếp trên máy.
Bài tập:

12


(Đáp án để đối chiếu: hình bên dưới)

13


Ví dụ 2:
Khi củng cố nội dung Bài 1: Người bạn mới của em - tiết 2 (Sách
Hướng dẫn học tin học lớp 3 – trang 7), tôi đã tạo các câu hỏi trắc nghiệm l
phần mềm soạn thảo và in phiếu bài tập để học sinh làm bài. Nhằm mục
đích hệ thống lại kiến thức cơ bản mà các em đã học. Sau khi học sinh làm
xong bài tập, giáo viên thu phiếu và đánh giá nhận xét.
Câu hỏi: Em hãy nối hình ở cột A tương ứng với tên ở cột B sao cho thích
hợp.


14


A

B

(Đáp án để đối chiếu: hình bên dưới)
A

B

15


Dạng 4. Trắc nghiệm điền khuyết
Đây là dạng trắc nghiệm khách quan có câu trả lời sẵn hoặc học sinh
tự nghĩ ra. Giáo viên sẽ nêu ra một mệnh đề có khuyết một bộ phận, học
sinh suy nghĩ câu trả lời hoặc tìm nội dung trả lời thích hợp có sẵn để điền
vào chỗ trống. Câu trả lời thường có nội dung ngắn gọn, chỉ vài từ.
Ví dụ 1: Trong Bài 7: Làm quen với Internet – tiết 2 (Sách Hướng dẫn học
tin học lớp 3 – trang 31). Tôi đã kiểm tra bài cũ học sinh bằng cách thiết kế
bài tập trắc nghiệm dạng điền khuyết. Yêu cầu học sinh làm bài sau đó giáo
viên thu phiếu và tiến hành nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
Câu hỏi: Em hãy chọn từ trong ngoặc đơn thích hợp điền vào chỗ chấm
(Internet, Cốc cốc, Trình duyệt, Internet Explorer, Chrome).
A)

Đây là biểu tượng của trình duyệt………………………………


B)

Đây là biểu tượng của trình duyệt……………………………….

C)

Đây là biểu tượng của trình duyệt……………………………….

D) Nhiều máy tính kết nối với nhau tạo thành mạng máy tính. Mạng máy
tính lớn nhất gọi là mạng…………………………………………………….
E) Để truy cập internet, máy tính phải được kết nối internet và phải có
……………………………………………………………………………….
(Đáp án đối chiếu: A. Chrome; B. Cốc cốc; C. Internet Explorer; D. Internet;
E. Trình duyệt)
Ví dụ 2: Trong Bài 3: Vẽ đường thẳng, đường cong – tiết 2 (Sách Hướng
dẫn học tin học lớp 3 – trang 44). Tôi đã kiểm tra bài cũ học sinh bằng cách
thiết kế bài tập trắc nghiệm dạng điền khuyết trên phần mềm Violet. Sau đó
gửi bài, yêu cầu học sinh làm bài. Tiếp đó giáo viên gọi học sinh nhận xét
bài của bạn. Cuối cùng giáo viên đánh giá kết quả của học sinh.

16


Câu hỏi:

(Đáp án đối chiếu: A. Shift; B. Ctrl + Z; C. đường thằng; D. đường cong)
III. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau thời gian áp dụng các dạng bài tập trắc nghiệm vào việc kiểm tra
và củng cố bài cho học sinh. Tôi đã thu được một số kết quả đáng khả quan

như sau:
- Học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn và bắt đầu nhớ những từ ngữ
đặc trưng của môn Tin học. Đặc biệt là học sinh dân tộc đã dần bắt nhịp tốt
hơn trong quá trình học tập.
- Học sinh hứng thú hơn với môn học bởi sự đa dạng trong cách
kiểm tra kiến thức và sự sinh động từ ứng dụng tạo bài trắc nghiệm.
- Học sinh mạnh dạn tham gia phát biểu và trả lời bài hơn.
- Giáo viên kiểm tra đánh giá được phạm vi kiến thức tương đối lớn,
lượng câu hỏi lớn, bao quát khắp nội dung chương trình trong các bài ôn
tập. Thời gian thực hiện kiểm tra, ôn tập được rút ngắn hơn.
17


Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả học tập của học sinh sau thời gian
áp dụng đề tài vào quá trình giảng dạy từ tuần 5 đến tuần 17.
Bảng tổng hợp kết quả sau khi áp dụng đề tài
STT

1
2
3
4
5

Lớp

3A
3B
3C
3D

3E
Tổng

SS

34
34
16
14
27
125

HHT
SL
TL(%
)
41,2
44,1
31,3
28,6
22,2
35,2

14
15
5
4
6
44


HT
SL
TL(%
20
19
11
10
21
81

)
58,8
18,9
68,7
71,4
77,8
64,8

CHT
SL
TL(%
0
0
0
0
0
0

)
0

0
0
0
0
0

Qua bảng tổng hợp cho thấy số lượng học sinh hoàn thành tốt đã
tăng từ 24/125 lên 44/125 em; hoàn thành từ 95/125 giảm còn 81/125 em;
chưa hoàn thành từ 6/125 xuống còn 0 em. Đây là một kết quả khả quan
cho thấy hiệu quả mà đề tài mang lại. Hiện tại, tôi đang áp dụng các dạng
bài tập trắc nghiệm vào môn Tin học khối lớp 3 nói riêng và khối lớp 4, 5
nói chung một cách có hiệu quả.

C. KẾT LUẬN

18


I. KHẲNG ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA ĐỀ TÀI
Sau khi triển khai đề tài “Áp dụng các dạng bài tập trắc nghiệm
vào môn Tin học lớp 3” trong thời gian 13 tuần. Tôi nhận thấy kết quả học
tập của các em học sinh ngày càng tiến bộ. Học sinh hào hứng hơn với tiết
học, mạnh dạn tự tin tham gia trả lời, phát biểu bài. Giáo viên dễ dàng kiểm
tra, đánh giá học sinh một một cách bao quát và tiết kiệm thời gian hơn.
Với cá nhân tôi, đây là một đề tài thiết thực mang lại nhiều hiệu quả
cho cả học sinh và giáo viên. Nếu được công nhận và áp dụng rộng rãi chắc
chắn sẽ giúp quá trình giảng dạy và học tập đạt nhiều kết quả cao hơn.
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Để nâng cao chất lượng trong quá trình giảng dạy và học tập bộ môn
Tin học. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng tốt hơn đề tài trên tôi

có một số kiến nghị và đề xuất như sau:
- Tăng cường trang thiết bị dạy học: Đủ số lượng trong đó có cả dự
phòng để thay thế. Sửa chữa, bổ sung kịp thời những thiết bị bị hỏng.
- Đầu tư thêm trang thiết bị công nghệ thông tin như máy chiếu, loa,
tai nghe cho học sinh,...
- Bản thân mỗi giáo viên cần phải tự tìm tòi, nghiên cứu học hỏi
nhằm nâng cao kĩ năng sư phạm, kiến thức chuyên môn. Đồng thời vận
dụng linh hoạt các phần mềm thiết kế bài giảng, tạo bài tập trắc nghiệm
nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy.
- Tăng cường thăm lớp dự giờ, học hỏi đồng nghiệp.
- Với phụ huynh, cần có sự quan tâm đến thời gian biểu của môn Tin
học, đôn đốc các em đi học đúng giờ. Tạo điều kiện mua sắm máy tính để các
em có thể học tập và nghiên cứu tại nhà.
Trên đây là sáng kiến “Áp dụng các dạng bài tập trắc nghiệm vào
môn Tin học lớp 3” mà tôi đã thực hiện. Với thời gian nghiên cứu còn hạn
19


chế, nội dung còn mang tính chủ quan nên bài viết chắc chắn còn nhiều
thiếu sót, tôi rất mong được sự góp ý kiến của bộ phận chuyên môn và các
đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nhận xét của HĐKH trường

Người viết

xxx

TÀI LIỆU THAM KHẢO


20


1. Sách giáo khoa Hướng dẫn học tin học lớp 3 – NXB Giáo dục
2. Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm ViOLET – Mạng Giáo dục
Bạch Kim
3. Các website có liên quan:





MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1
21


B. NỘI DUNG...........................................................................................3
I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.................................................................3
1. Thuận lợi...........................................................................................3
2. Khó khăn...........................................................................................3
3. Khảo sát.............................................................................................4
II. ÁP DỤNG CÁC DẠNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÀO MÔN TIN
HỌC LỚP 3...................................................................................................5
Dạng 1: Trắc nghiệm đúng - sai............................................................5
Dạng 2. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn..................................7
Dạng 3. Trắc nghiệm ghép đôi............................................................11
Dạng 4. Trắc nghiệm điền khuyết.......................................................14
III. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC........................................................15
C. KẾT LUẬN........................................................................................17

I. KHẲNG ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA ĐỀ TÀI.................................................17
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT........................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................19
MỤC LỤC...............................................................................................20

22



×