Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

PHÂN TÍCH CÔNG NGHỆ MARKETING BÁN LẺ TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI CẦU GIẤY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.25 KB, 27 trang )

PHÂN TÍCH CÔNG NGHỆ MARKETING BÁN LẺ TẠI CÔNG TY THƯƠNG
MẠI CẦU GIẤY
1) 1. Giới thiệu khái quát về tình hình tổ chức và vận hành kinh
doanh của Công ty Thương mại Cầu giấy.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
"Công ty Thương mại Cầu Giấy" là một đơn vị kinh doanh tổng hợp, tiền
thân là hợp tác xã mua bán quận 5, quận 6 được thành lập vào tháng 3 năm
1956, nhằm góp phần đảm bảo việc lưu thông hàng hoá giữa nông thôn và
thành thị trong thời kỳ bao cấp. Theo quyết định số 3439/QĐ-UB/TCCQ cấp
ngày 29/12/1979 Công ty được đổi tên thành "Công ty bán lẻ tổng hợp công
nghệ phẩm từ liêm". Cùng với qui chế giải thể và thành lập doanh nghiệp Nhà
nước ban hành kèm theo Nghị định 388 - HĐBT ngày 21/11/1991 của HĐBT
và thông tư số 4-TTLQ ngày 11/6/1992 Công ty lại được đổi tên thành "Công ty
Thương mại Từ Liêm" theo quyết định số 3550/QĐ-UB ngày 29/12/1992 với
tổng số vốn kinh doanh ban đầu tại Công ty là 810.300.000 đồng.
Trong đó : Tổng số vốn cố định là : 583.000.000đ
Tổng số vốn lưu động là : 138.000.000đ
Tổng số vốn khác : 89.300.000đ
Số vốn kinh doanh ban đầu được hình thành từ 2 nguồn chính đó là :
Vốn ngân sách cấp 142.000đ
Vốn Công ty tự bổ sung : 667.900.000đ
Được sự cho phép của UBDN Thành phố Hà Nội năm 2001 và của Bộ ban
hành có liên quan, Công ty đổi tên thành "Công ty Thương mại Cầu Giấy" theo
Quyết định số 705/QĐ-UB ngày 05/02/2001 của UBND TP Hà Nội và Quận Cầu
Giấy trụ sở chính đặt tại 139 đường Cầu Giấy - Phường Quan Hoa - quận Cầu
Giấy - Hà Nội, với tổng số vốn hoạt động là 1894.260.000 trong đó.
Vốn cố định : 1.524.466.000đ
Vốn lưu động là : 369.794.000đ
Từ khi thành lập cho đến nay đã trải qua hơn 40 nam tồn tại và phát
triển, cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước, công ty đã có những
bước đi vững chắc phù hợp với nền kinh tế thị trường đáp ứng nhu cầu tiêu


dùng của xh, quyết tâm đững vững và không ngừng vươn lên tự khẳng định.
Những năm vừa qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong việc tự thích
nghi, tồn tại và phát triển trong cơn lốc của nền kinh tế thị trường, công ty đã
đạt được một số thành công nhất định. Điều này thể hiện ở các chỉ tiêu như :
tổng doanh thu, lương bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty đều
tăng qua các năm. Đó là kết quả rất hoan nghênh đến với một đơn vị kinh tế
kinh doanh nếu xét về qui mô của nguồn vốn thuộc vào loại nhỏ. Với những
thành tích đã đạt được trong kinh doanh của mình, công ty luôn nhận được
bằng khen và cờ thưởng hàng năm do UBND Huyện Từ Liêm cũng như UBDN
Quận Cầu Giấy trao tặng.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty thương mại Cầu Giấy:
1.2.1. Chức năng:
Với bề dầy thành tích của mình công ty Thương mại Cầu Giấy đã góp
phần bảo đảm giao lưu hàng hoá giữa khu vực này với khu vực khác, tạo ra sự
cung ứng hàng hoá kịp thời cho toàn thể khu vực Cầu Giấy . Sau khi được cấp
giấy phép thành lập doanh nghiệp nhà nước thì chức năng của công ty được
vạch ra rõ ràng trong điều lệ của công ty như sau:
- Chức năng bán lẻ hàng hoá: Đây là chức năng quan trọng nhất của công
ty bởi vì toàn bộ các cửa hàng của công ty đều phục vụ bán lẻ nhằm cung cấp
hàng hoá và phục vụ cho khách hàng ở Quận Cầu Giấy và các vùng lân cận
hàng hoá bán ra phục vụ nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng bao gồm các
ngành hàng, mà công ty được phép kinh doanh như: Hàng công nghệ phẩm,
thực phẩm, điện máy, vật liệu xây dựng , chất đốt, hàng may mặc, bánh kẹo,
thuốc lá, rựơu bia...
- Chức năng quản trị: Nhằm tạo ra sự thích ứng khả biến giữa mục tiêu
kinh doanh với nguồn lực của Công ty , thời cơ kinh doanh
Quản trị tài chính: Bao gồm quản trị việc đầu tư vốn trong quá trình kinh
doanh là cách huy động vốn đối với ngân hàng và từ thị trường .
Quản trị công nghệ: quản trị việc thực hiện các công nghệ bán hàng và
điều chỉnh nó sao cho phù với nhu cầu của thị trường

.
- Chức năng hậu cần: thực hiện quá trình mua hàng, cung ứng và bao gói,
tổ chức và phân công là yếu tố trên và xác lập mối quan hệ giữa các cửa hàng
với công ty và với cơ sở nguồn hàng.
1.2.2. 1.2.2. Nhiệm vụ:
Tuỳ thuộc vào từng thời điểm khác nhau mà công ty có các nhiệm vụ khác
nhau. Trong thời kỳ bao cấp công ty hoạt động chủ yếu theo chỉ tiêu kế hoạch
do Nhà nước giao công ty chỉ biết thực hiện chứ không được quyền tự chủ,
nhưng kể từ khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường thì nhiệm vụ
của công ty được xác định rõ ràng và đầy đủ.
Làm đầy đủ thủ tục đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đúng quy định
của Nhà nước. Tạo lập quản lý và sử dụng có hiệu quả các nền kinh doanh nhằm
thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh của công ty , bảo đảm kinh doanh đạt hiệu
qua cao nhất.
Xây dựng và thực hiện các kế hoạch kinh doanh trên cơ sở kế hoạch hoá
gắn với thị trường . Tuân thủ chính sách chế độ pháp luật của nhà nước về
quản lý kinh tế và tài chính.
Kinh doanh đúng ngành nghề được phép kinh doanh. Thực hiện đúng cam
kết trong hợp đồng kinh tế. nghiên cứu thực hiện các biện pháp nâng cao chất
lượng hàng kinh doanh, mở rộng thị trường góp phần tăng thu cho ngân sách.
Làm đầy đủ nghĩa vụ kinh tế đến với nhà nước thông qua chỉ tiêu nộp ngân
sách hàng năm, đóng đầy đủ các khoản thuế. Làm tốt công tác phân phối theo
kế hoạch, công tác bảo vệ an toàn lao động, trật tự xã hội bảo vệ môi trường
và an ninh.
1.3. Những đổi mới trong tổ chức vận hành kinh doanh
Để phù hợp với tình hình phát triển và đòi hỏi tất yếu của xã hội thì công
ty đã có những thay đổi trong quan điểm kinh doanh của công ty
- Đổi mới phương thức kinh doanh và các thức phục vụ người tiêu dùng
trên cơ sở "khách hàng là thượng đế"
- Tổ chức lại các mạng lưới kinh doanh sao cho hợp lý, thuận tiện cho việc

mua hàng hoá của khách sao cho hợp lý, thuận tiện cho việc mua hàng của
khách sao cho khoảng cách đi lại của người dân là ngắn nhất mà vẫn mua
được hàng hoá của công ty.
- Tổ chức nguồn hàng cơ cấu mặt hàng đa dạng, phong phú tạo điều kiện
tốt nhất ho người tiêu dùng, tăng nhanh doanh số bán, phát triển quan hệ bạn
hàng.
Nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên, mậu dịch
viên bán hàng.
1.4. Kết cấu bộ máy, tổ chức hiện tại của Công ty
Để hoà nhập với sự phát triển chung của ngành, Công ty Thương mại Cầu
Giấy đã không ngừng hoàn thiện tổ chức bộ máy của đơn vị để thực hiện chức
năng quản trị kinh doanh tạo điều kiện cho công ty tồn tại và phát triển .
Chính vì vậy trong những năm gần đây công ty đã lựa chọn một mô hình tổ
chức quản trị và phương án kinh doanh tối ưu nhất đồng thời quy định rõ chức
năng nhiệm vụ, phương thức hoạt động của từng bộ phận trong tổ chức của
Công ty. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng kế toán t i và ụ
Phòng tổ chức, h nh chính, thanh tra, bà ảo vệ
CHTM Cầu Giấy
CHTM Cổ Nhuế
CHTM Số 1
CHTM Số 4
CHTM Láng Thượng
CHTM Số 2
CHTM Nông Lâm
CHTM Mai Dịch
CHTM Nhổn
CHTM Đại Mỗ
Biểu hình 6: Sơ đồ tổ chức của Công ty:

Công ty thực hiện theo chế độ một thủ trưởng, đứng đầu là Giám đốc
Công ty do UBND thành phố Hà Nội bổ nhiệm Giám đốc Công ty là người điều
hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, người chiu trách nhiệm cao nhất
trước pháp luật, trước chính quyền địa phương và tập thể người lao động
trong Công ty .
Tính đến ngày 1/11/2002 toàn Công ty có 140 CBCNV trong đó.
- Ban giám đốc gồm 2 người: 1 giám đốc và một phó giám đốc, và có 2
phòng ban chức năng đó là: Phòng kế toán tài vụ - và phòng tổ chức hành chính,
thanh tra bảo vệ, dưới các phòng ban chức năng của Công ty còn 10 cửa hàng
bách hoá tổng hợp trực thuộc, mỗi phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ song
tất cả đều không ngoài mục đích giúp ban giám đốc quản lý và điều hành mọi
hoạt động của Công ty.
- Phòng kế toán tài vụ: Gồm có 4 người có nhiệm vụ tổ chức hoạch toán
kinh doanh. Theo dõi và thực hiện công nợ phải trả, đôn đốc , nhắc nhở việc
thu hồi công nợ phải thu, căn cứ vào các hoá đơn chứng từ phòng kế toán có kế
hoạch xuất tiền cho các cửa hàng, theo dõi việc huy động và sử dụng nguồn
vốn, định kỳ có các báo cáo tài chính toàn công ty phân tích và đánh giá các kết
quả hoạt động kinh doanh của công ty cung cấp cho Ban giám đốc có những
thông tin trong quá trình ra các quyết định quản lý công ty. Thực hiện các
nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Phòng tổ chức hành chính - thanh tra bảo vệ: Gồm 12 người có nhệm vụ
làm công tác tổ chức lao động tiền lương, công tác hành chính quản trị, tranh
tra bảo vệ, ngoài ra còn làm công tác tham mưu giúp việc cho Giám đốc quản
lý điều hành công tác tổ chức cán bộ công nhân viên. Tổ chức đào tạo bồi
dưỡng các lớp học cho CBCNV.
- Mười cửa hàng trực thuộc nằm dải đều trong quận Cầu Giấy và Huyện
Từ Liêm bao gồm 122 CBCNV và mậu dịch viên có nhiệm vụ triển khai các kế
hoạch kinh doanh của công ty giao, đứng đầu mỗi cửa hàng là cửa hàng
trưởng, của hàng trưởng chịu mọi trách nhiệm trước công ty về hoạt động
kinh doanh của cửa hàng.

1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty:
Công ty có trụ sở chính đặt tại 139 đường cầu giấy với toàn bộ các phòng
ban, kho và cửa hàng được bố trí trên một mặt bằng rộng lớn kết cấu hai tầng
có tổng diện tích là 628 m2 trong đó công ty có một dãy nhà kho riêng biệt,
tầng 1 là nơi bán hàng của cửa hàng thương mại cầu giấy, tầng 2 là nơi làm
việc của các bộ phận chức năng.
STT Loại diện tích Quy mô m2 Tỷ trọng (%)
1 Nơi công tác 276,6 40,5
2 Nhà kho 338 49,6
3 Phụ kỹ thuật 67,4 9,9
4 Tổng 682 100
Biểu hình 7: Diện tích trụ sở chính của công ty
Với tổng diện tích là 682 m2 công ty đã bố trí diện tích nơi công tác về quy
mô là: 276,6 m2 chiếm tỷ trọng 40,5% trên tổng diện tích, diện tích nhà kho
khá lớn có quy mo 338 m2 chiếm tỷ trọng 49,6% và phần phụ kỹ thuật có quy
mô là 67,4 m2 chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng diện tích là 9,9%.
Ngoài ra công ty còn có một diện tích mặt tiền rộng lớn dùng làm chỗ để
xe cho khách vào mua hàng và diện tích dành để bốc rỡ hàng.
Hiện nay công ty thương mại cầu giấy được thừa hưởng một hệ thống cơ
sở vật chất kỹ thuật rất lớn từ thời bao cấp, có thuận lợi là địa điểm kinh
doanh của các cửa hàng trong công ty đều nằm trên các trục đường chính
thuận tiện cho việc đi lại, khu vực đông dân cư nhất toàn quận, diện tích nơi
công tác và diện tích nhà kho lớn. Nhưng có khó khăn là cơ sở vật chất này đã
được sử dụng lâu năm nên đã xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là các kho của
các cửa hàng như: Cửa hàng thương mại số 4, nông lâm, đại mỗ đã quá nát chỉ
sử dụng được từ 40 - 60%. Diện tích kho của cửa hàng thương mại cầu giấy, cổ
nhuế, số 1, số 2 là được nâng cấp và sửa chữa lại hoàn toàn nên có thể sử dụng
được 100%. còn về diện tích nơi công tác tất cả các cửa hàng đã được sửa
chữa lại để phù hợp với công nghệ bán hàng và đã xây dựng mới cửa hàng
thương mại số 1 và số 2.

Trang thiết bị của công ty: Trang thiết bị phục vụ cho công tác bán hàng
đã đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh, công ty đã mạnh dạn đầu tư thay
thế một số trang thiết bị đã củ nát, bổ sung thêm cho các cửa hàng công cụ đo
lường, quầy tủ hàng giá đựng hàng. Quầy được làm bằng nhôm khung kính có
chiều cao 0,9 m rộng 0,6 m dài 2 m có loại thẳng có loại dốc được ghép với
nhau thành từng dãy hoặc để rời tuỳ theo từng gian hàng. Tủ giá dùng để
đựng hàng và trưng bày hàng, tủ cao 2,2 m dài 3 m rộng 0,4 m được làm bằng
nhôm kính kê sát tường có nhiều ngăn để chứa hàng.
Công ty cong có 1 xe ô tô con và 1 xe tải dùng để chuyên chở hàng hoá,trong
phòng làm việc đã trang bị thêm điện thoại, máy fax và các đồ dùng văn phòng
khác.
1.6. Tổ chức lực lượng bán hàng của công ty:
Trong điều kiện hiện nay công ty đang thiếu những trang thiết bị hiện đại
và công nghệ bán trợ giúp cho người bán bởi vậy mà người bán vẫn giữ vai trò
chủ đạo
STT Tên đơn vị Số lao
động
Thực tế
lao động
Nghỉ
không
lương
Tỷ
trọng%
1 Ban giám đốc 2 2 0 1,43
2 phòng kế toán 4 4 0 2,86
3 Phòng tổ chức 12 5 7 8,57
4 CHTM- Cầu Giấy 34 33 1 24,28
5 CHTM số 1 10 8 2 5
6 CHTM số 2 11 10 1 10

7 CHTM số 4 11 9 2 7,86
8 CHTM Láng Thượng 14 11 3 10
9 CHTM Cổ Nhuế 16 15 1 11,43
10 CHTM Mai Dịch 9 8 1 6,43
11 CHTM Nông Lâm 3 1 2 2,44
12 CHTM Đại Mỗ 6 4 2 4,28
13 CHTM Nhổn 8 6 2 5,72
14 Tổng số 140 116 24 100
Biểu hình 8: Tình hình phân công lao động ở công ty
- Công ty thương mại cầu giấy đang áp dụng công nghệ bán hàng truyền
thống cho các cửa hàng nên số nhân viên bán hàng chiếm tỷ lệ rất lớn so với
nhân viên quản lý, số nhân viên thực tế bán hàng là 105 người và 11 người
quản lý
- Tổng số lao động trong toàn công ty gồm 140 người trong đó:
Số lao động thực tế đang làm việc là 116 người, chiếm 82,86%
Số lao động nghỉ không lương là 24 người, chiếm 17,14%.
Về định mức lao động thì công ty đang áp dụng hình thức phân công lao
động theo thời gian, nhân viên làm việc hành chính 8 tiếng/ ngày.
Sáng từ 7h30’ đến 11h30’
Chiều từ 1h30’ đến 4h30’.
Nhân viên bán hàng bán theo ca mỗi ngày chia làm 2 ca:
Sáng từ 7h đến 14h
Chiều từ 14h đến 20h.
- Trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty
Chỉ tiêu phân
loại
Tổng số
người
Tỷ trọng %
Đại học 19 13,57

Trung cấp 45 32,14
Sơ cấp 70 50,00
Công nhân 6 4,29
Tổng số 140 100
Biểu hình 9: Trình độ cán bộ công nhân viên trong công ty.
Qua bảng trên ta thấy đa số cán bộ công nhân viên trong công ty đã được
qua đào tạo chỉ có 6 ngươì chưa qua đào tạo thì hiện nay đang được công ty
cho nghỉ không lương. Những người có trình độ đại học nắm giữ các công việc
chủ chốt trong công ty như giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, trưởng
phòng tổ chức và các cửa hàng trưởng. số người được đào tạo qua trung cấp,
và sơ cấp là các mậu dịch viên và nhân viên.
1.7. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Đơn vị tính: Đồng
STT Các chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Tỉ lệ %
tuyệt đối
1
Tổng doanh thu 17.915.734.933 19.904.085.514 1.988.350.581 111,1
2
Doanh thu thuần 17.652.978.663 19.732.114.736 2.079.136.073 111,8
3
Giá vốn hàng bán 15.805.810.801 17.857.579.268 2.051.768.467 113,0
4
Lợi tức gộp 1.847.176.862 1.874.535.468 27.358.606 101,5
5
Chi phí bán hàng 1.629.418.449 1.597.129.650 32.288.799 98,0
6
Chi phí quản lý DN 168.647.668 209.980.293 41.332.625 124,5
7
Lãi từ hoạt động KD 49.110.745 67.425.525 18.314.780 137,3
8

Thuế lợi tức 24.733.755 27.092.328 2.358.573 109,5
9
Lợi tức sau thuế 30.230.151 42.113.525 11.883.374 139,3
Biểu hình 10: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2001/2000.
Căn cứ vào số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2001.
So với năm 2000 ta có nhận xét sau:
Kết quả kinh doanh của Công ty năm 2001 so với năm 2000 tăng khá cao
với mức tăng 39,3% về số tuyệt đối tăng 11.883.374 đồng là do: Lợi nhuận từ
hoạt dộng kinh doanh tăng với tỷ lệ là 37,3% tương đương là 18.314.780
đồng. Sự tăng nhanh hơn của giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần làm
cho lợi tức gộp của Công ty tăng, nhưng không đáng kể 1,5% về số tiền tăng
27.358.606 đồng.
Doanh thu bán hàng của Công ty tăng 11,1% về số tuyệt đối tăng là:
1.988.350.581 đồng bên cạnh đó thì chủ yếu vốn hàng bán cũng tăng 13%
tương đương với 2.051.768.467 đồng.
Dựa trên cơ sở tăng doanh thu, từng lợi nhuận thì chi phí quản lý tăng lên
với mức tăng cao hơn năm 2000 là 24,5% về số tuyệt đối tăng 41.332.625 do
Công ty có nhiều sự đầu tư vào sửa sang cửa hàng. Nhưng Công ty lại giảm
được chi phí bán hàng 2% với số tiền giảm 32.288.799, điều này chứng tổ Công
ty sử dụng hợp lý đội ngũ bán hàng.
Lợi nhuận của hoạt động bán hàng năm 2001 cao hơn năm 2000. Đó là
một cố gắng lớn của toàn Công ty và góp phần vào tăng doanh thu cho ngân
sách với mức tăng 9,5% về số tuyệt đối tăng 2.358.573 đồng và làm tăng hiệu
quả sử dụng vốn của Công ty .
2- 2. Phân tích thực trạng công nghệ Marketing bán lẻ ở
Công ty thương mại-Cầu Giấy.
2.1. Nghiên cứu Marketing của Công ty :
*Nghiên cứu thị trường: Đã giúp cho Công ty xác định được những bộ
phận thị trường, tìm ra được những đoạn thị trường có lợi nhất cho Công ty ,
nắm được tình hình cụ thể của từng đoạn thị trường, biết rõ hơn về khách

hàng, mặt hàng kinh doanh, đối thủ cạnh tranh để từ đó đưa ra những chính
sách phù hợp nhằm chiếm lĩnh thị trường tối ưu nhất.
Công ty thương mại Cầu Giấy tiến hành nghiên cứu thi trường theo 2 nội
dung:
+ Nghiên cứu khái quát về thị trường
+ Nghiên cứu chi tiết về thị trường
- Nghiên cứu khái quát về thị trường : Công ty nắm được tình hình chung
của thị trường từ đó đánh giá và lựa chọn thị trường mục tiêu và đưa ra các
chiến lược cụ thể. Công ty dựa trên các thông số:
+ Đặc điểm hàng hoá trao đổi trên thị trường : Để hàng hoá của Công ty
cạnh tranh được thì cần phải có những đặc điểm của hàng hoá mà thị trường
yêy cầu: công dụng, chất lượng. mẫu mã, bao bì.
+ Khả năng khai thác của thị trường : Xác định quy mô cơ cấu của thị
trường và sự vận động của thị trường từ đó Công ty đưa ra quy mô kinh doanh
cho phù hợp và đặt ra mục tiêu kinh doanh dựa trên các chỉ tiêu lượng cung và
lượng cầu.
+ Cơ cấu nhu cầu: Những thông tin về cơ cấu ( theo người bán, người
mua, hàng hoá cung ứng nhu cầu) giúp cho Công ty biết được mối quan hệ
giữa các yếu tố cấu thành trên thị trường từ đó có những điều chỉnh phù hợp.
- Nghiên cứu chi tiết về thị trường : Giúp cho Công ty nắm được tình hình
cụ thể của từng đoạn thị trường như khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện
hữu để đề ra và thực hiện các chính sách bao phủ. Nghiên cứu thị trường đã
được Công ty trú trọng và áp dụng vào kinh doanh bằng việc xác định được thị
trường của mình là nơi dân cư bắt đầu đô thị hoá và phần lớn là người tiêu
dùng có thu nhập trung bình và thấp dẫn tới sức mua của người tiêu dùng
không dồi dào, từ đó Công ty đề ra những mặt hàng kinh doanh phục vụ cho
nhu cầu hàng ngày, hạn chế những mặt hàng xa xỉ cao cấp. Bởi vậy Công ty đã
lấy nhu cầu thị trường làm cơ sở cho mọi hoạt động kinh doanh của mình.
*Nghiên cứu khách hàng tại Công ty thương mại Cầu Giấy: Đây là một nội
dung nghiên cứu trọng yếu, việc nghiên cứu khách hàng giúp cho Công ty xác

định phân loại khách hàng, tập tính tiêu dùng và thói quen mua hàng để tạo cơ
sở tiền đề trực tiếp cho Công ty thiết lập mối quan hệ thích ứng với khách
hàng. Trên thực tế công tác nghiên cứu khách hàng của Công ty còn chưa tốt,
bộ phận chuyên môn chưa tạo được những chương trình nghiên cứu khách
hàng trên quy mô rộng mà chỉ tiền hành ngay tại nơi bán kết hợp với nghiệp

×