Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.33 KB, 30 trang )

Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Chương này sẽ đề cập đến thực trạng của vấn đề thiết lập, điều chỉnh cán
cân thanh toán và tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam trong giai đoạn
từ 1990 đến nay. Đồng thời phân tích mối quan hệ giữa chênh lệch tiết kiệm-
đầu tư và thiếu hụt cán cân vãng lai ở Việt Nam.
2.1 Vấn đề thiết lập cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam
Việt Nam mới bắt đầu thiết lập cán cân thanh toán cách đây 10 năm, trong
khi các nước phát triển như Anh, Pháp và Mỹ,... đã thiết lập cán cân thanh toán
từ sau chiến tranh thế giới chiến tranh lần thứ II (cách đây hơn 50 năm). Nhìn
chung, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam được thiết lập theo đúng
hướng dẫn của IMF, được nêu ra trong cuốn “sổ tay cán cân thanh toán” xuất
bản lần thứ 4. Nhưng do đặc điểm thực tế của nền kinh tế Việt Nam và tình
hình thu thập số liệu gặp nhiều khó khăn, nên việc thiết lập cán cân thanh toán
của Việt Nam có một số điểm khác với các nước.
2.1.1 Cơ sở pháp lý của việc thiết lập cán cân thanh toán quốc tế ở Việt
Nam
Việc phân tích, thiết lập và điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế là việc
làm còn rất mới mẻ đối với Việt Nam. Vấn đề thiết lập cán cân thanh toán quốc
tế của Việt Nam chính thức đưa ra vào năm 1990 (từ khi có pháp lệnh của
ngân hàng). Để nâng cao chất lượng của bảng cán cân thanh toán, chính phủ
đã ban hành nghị định số 164/1999/NĐ-CP về quản lý cán cân thanh toán
quốc tế của Việt Nam ngày 16/11/1999. Nghị định này quy định về việc lập,
theo dõi và phân tích cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, nó chính là cơ
sở pháp lý trong việc phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành liên quan đến việc
cung cấp số liệu. Theo nghị định 164, việc lập, theo dõi và phân tích cán cân
thanh toán quốc tế của Việt Nam được giao cho ngân hàng nhà nước Việt Nam
chủ trù phối hợp cùng với bộ kế hoạch và đầu tư, bộ tài chính, bộ thương mại,
tổng cục thống kê, tổng cục hải quan.
Trên cơ sở nghị định 164/1999/NĐ-CP, ngân hàng nhà nước Việt Nam đã
đưa ra thông tư 05/20000TT-NHNN ngày 28/3/2000 hướng dẫn thi hành một
số điểm về lập cán cân thanh toán quốc tế. Đồng thời, ngân hàng nhà nước


cũng ban hành các mẫu biểu báo cáo cho các bộ, ngành có liên quan nhằm thu
thập được các thông tin theo đúng yêu cầu của lập cán cân thanh toán.
A. Nguyên tắc lập cán cân thanh toán
Cán cân thanh toán được chia làm hai loại: cán cân thanh toán dự báo và
cán cân thanh toán thực tế.
Cán cân thanh toán dự báo được lập trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế dự báo
trong thời gian tới. Tình trạng của cán cân dự báo sẽ phản ánh sự thay đổi của
tỷ giá hối đoái, của tình hình ngoại hối và toàn bộ nền kinh tế của một nước
trong tương lai gần.
a. Cán cân thanh toán thực tế được lập trên cơ sở số liệu kinh tế tài chính thực
tế phát sinh giữa người cư trú và người không cư trú trong thời kỳ báo cáo.
Cán cân thanh toán thực tế phản ánh tình trạng dự trữ ngoại hối, ngoại
thương và toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia tại một thời kỳ lập báo
cáo. Các giao dịch kinh tế giữa các tổ chức và cá nhân là người cư trú với
các tổ chức và cá nhân là người không cư trú được thu thập trên cơ sở mẫu
biểu báo cáo định kỳ hoặc trên cơ sở điều tra chọn mẫu do Ngân hàng Nhà
nước phối hợp với Tổng cục thống kê và các Bộ, ngành có liên quan.
b. Cán cân được lập theo đơn vị là đôla Mỹ (USD).
c. Các giao dịch kinh tế đươc tính theo giá thực tế đã được thoả thuận giữa
người cư trú và người không cư trú.
d. Giá trị các giao dịch phát sinh bằng đồng Việt Nam được quy đổi ra đôla Mỹ
theo tỷ giá hiện hành của Bộ tài chính về hướng dẫn quy đổi ngoại tệ ra
đồng Việt Nam sử dụng trong hạch toán kế toán của doanh nghiệp.
Giá trị kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ không phải là Đôla Mỹ được quy đổi
ra đồng Việt Nam, sau đó quy đổi ra Đôla Mỹ theo thời giá hiện hành của bộ
tài chính về hướng dẫn quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam sử dụng trong
hạch toán kế toán của doanh nghiệp.
e. Các giao dịch kinh tế giữa người cư trú với người không cư trú được thống
kê tại thời điểm hạch toán vào sổ sách kế toán. Đối với hàng hoá của tổng
cục hải quan thống kê được thực hiện theo quy định hiện hành của tổng cục

thống kê.
B. Cơ cấu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam
a. Cán cân vãng lai: Tổng hợp toán bộ chi tiêu về giao dịch kinh tế giữa
người cư trú và người không cư trú về hàng hoá, dịch vụ, thu nhập của người
lao động, thu nhập từ đầu tư trực tiếp,thu nhập từ đầu tư vào giấy tờ có giá,
lãi vay và lãi tiền gửi nứơc ngoài, chuyển giao vãng lai một chiều và các giao
dịch khác theo quy định của pháp luật.
Cán cân vãng lai gồm 4 khoản mục: Cán cân thương mại, cán cân dịch vụ,
cán cân thu nhập, chuyển tiền đơn phương không bồi hoàn. Nội dung và
phương pháp tính toán của bốn khoản mục trên tương tự như của nước khác
trên thế giới. Chỉ có chú ý nhỏ là: giá trị các khoản nhập khẩu hàng hoả Việt
Nam thường được thống kê theo giá CIF tức là giá cả hàng hoá, chi phí bảo
hiểm và chi phí vận chuyển. Vì vậy, khi đưa số liệu vào cán cân thanh toán cần
bóc tách chi phí bảo hiểm ra khỏi tổng giá trị hàng nhập khẩu.
b. Cán cân vốn và tài chính: Tổng hợp toàn bộ chi tiêu về giao dịch kinh tế
giữa người cư trú và người không cư trú về chuyển vốn từ nước ngoài vào
Việt Nam và chuyển vốn từ Việt Nam ra nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư trực
tiếp, đầu tư vào giấy tờ có giá, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ
nước ngoài, chuyển giao vốn một chiều, các hình thức đầu tư khác và các giao
dịch khác theo quy định của pháp luật Việt Nam làm tăng hoặc làm giảm tài
sản có hoặc tài sản nợ của Việt Nam.
c. Cán cân tổng thể: Là tổng hợp của cán cân vãng lai và cán cân vốn và
tài
chính.
d. Sai sót thống kê: Phản ánh phần chênh lệch so sai sót thống kê của tất
cả các
khoản mục trong cán cân thanh toán Quốc tế.
e. Phần bù đắp: Các tài khoản do ngân hàng trung ương quản lý để điều
hoà và tài trợ do sự mất cân đối trong cán cân thanh toán.
Các tài sản này bao gồm dự trữ vàng, vị thế dự trữ tại IMF (đồng SDR) và

các thay đổi các khoản nợ quá hạn. Nguồn bù đắp có một phần quan trọng là
những biến động của dự trữ vàng và ngoại tệ. Ngân hàng Trung ương thường
giữ một số vàng và ngoại tệ để có thể can thiệp vào thị trường hối đoái nhằm
ổn định tỷ giá đồng tiền trong nước. Dự trữ vàng và ngoại tệ bị giảm đi hay
tăng thêm bao nhiêu có nghĩa là cán cân thanh toán dư thừa hay thiếu hụt bấy
nhiêu. Trong trường hợp này, vàng đóng vai trò tiền tệ thế giới.
C. Trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc thiết lập, theo dõi và
phân tích cán cân thanh toán
Tuy IMF không nói rõ cơ quan nào của chính phủ sẽ lập cán cân thanh toán
của một nước, nhưng ở hầu hết các nước trên thế giới, chức năng này do cơ
quan quản lý tiền tệ (ngân hàng trung ương) đảm nhận vì nó là cơ quan quản
lý các ngân hàng thương mại, đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi
chính sách ngoại hối, nên có thể tiếp cận tốt nhất các nguồn số liệu liên quan
đến cán cân thanh toán. Nhưng để thành công trong việc lập cán cân thanh
toán đòi hỏi phải có sự phối hợp nhiều bộ, ngành thì mới đưa ra một bản cán
cân thanh toán một cách tổng hợp đầy đủ và chính xác.
ở Việt Nam cũng vậy, ngân hàng nhà nước là người lập cán cân thanh
toán. Điều này đã được ghi rõ trong Pháp lệnh Ngân hàng và Nghị định
164/2000/NĐ-CP.
Ngoài ra, trong nghị định 164 đã quy định rất rõ trách nhiệm của các bộ
ngành trong việc cung cấp các thông tin về các giao dịch kinh tế giữa người cư
trú và người không cư trú và những số liệu có liên quan cho ngân hàng nhà
nước.
Trách nhiệm của các bộ ngành có liên quan đã được ngân hàng nhà nước
cụ thể hoá thông qua trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu theo các mẫu biểu
quy định trong thông tư hướng dẫn 05/2000/TT-NHNN.
2.1.2 Tình hình thu thập số liệu cán cân thanh toán quốc tế của Việt
Nam
Từ năm 1990, theo pháp lệnh ngân hàng, ngân hàng nhà nước Việt Nam
(NHNN) chính thức được phân công lập và theo dõi tình hình thực cán cân

thanh toán quốc tế của Việt Nam. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, NHNN đã đưa
ra một hệ thống mẫu biểu để các tổ chức tín dụng báo cáo về các giao dịch đối
của các khách hàng mở các tài khoản tại hệ thống ngân hàng, như báo cáo về
thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá, thanh toán phi mậu dịch và chuyển tiền,
báo cáo tình hình vay và trả nợ nước ngoài,... Qua các mẫu biểu báo cáo này,
NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng đước phép kinh doanh ngoại hối trên toàn
quốc báo cáo định kỳ hàng tháng và hàng quý cho NHNN qua mạng vi tính của
hệ thống ngân hàng (nếu tổ chức tín dụng nào chưa nối mạng qua hệ thống thì
có thể thực hiện báo cáo bằng văn bản).
Bên cạnh các số liệu thu thập từ hệ thống báo cáo trên, NHNN còn thu thập
các số liệu liên quan đến cán cân thanh toán từ các bộ, ngành khác như bộ tài
chính, bộ thương mại, tổng cục hải quan, tổng cục thống kê, bộ kế hoạch và
đầu tư.
Từ năm 1993 đến nay nhờ những cố gắng của NHNN trong việc cải tiến
phương pháp thu thập số liệu và do có sự phối hợp tốt với các bộ, ngành, cùng
với sự biến đổi về chất trong nguồn số liệu thu thập, nên bảng cán cân thanh
toán quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao về mặt chất lượng. Hiện
nay, NHNN lập cán cân thanh toán của Việt Nâm theo quý, năm dựa trên cách
phân loại và các nguồn thông tin số liệu đáng tin cậy sau .
A Thu thập cán cân vãng lai
• Xuất khẩu hàng hoá: NHNN sử dụng số liệu do tổng cục hải quan cung
cấp, đây là số liệu ban đầu để lập cán cân thương mại. Nguồn số liệu này
thu thập qua các cửa khẩu của Việt Nam, phản ánh đầy đủ các luồng hàng
hoá ra (xuất khẩu), vào (nhập khẩu) Việt Nam. Hàng tháng, dưới sự chủ trì
của bộ kế hoạch và đầu tư, với sự tham gai của tổng cục thống kê, tổng cục
hải quan, bộ thương mại và NHNN đã tiến hành họp giao ban định kỳ để
thống nhất số liệu xuất nhập khẩu hàng hoá trong kỳ ước lượng số liệu cho
kỳ tới để báo cáo chính phủ.
• Số liệu thu chi dịch vụ: Đây là mảng số liệu khá phức tạp và khó có thể
thu thập được một cách chi tiết theo yêu cầu của các hạng mục tiêu chuẩn

như quy định của IMF. Hiện nay, NHNN đã thu thập số liệu của tất cả các
ngành kinh doanh dịch vụ: du lịch, bảo hiểm, vận tải, bưu điện, hàng không,
hàng hải,... qua hệ thống do NHTM được phép kinh doanh đối ngoại. Nguồn
số liệu này có thể tin cậy được nếu chúng ta xây dựng được một hệ thống
mẫu biểu tốt, vì tất cả các hoạt động giao dịch về dịch vụ giữa người cư trú
và người không cư trú về nguyên tắc đều phải thanh toán qua hệ thống
ngân. Hiện nay, NHNN đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống mẫu biểu.
• Số liệu chuyển tiền: NHNN sử dụng các nguồn số liệu sâu để tính toán
phân tích chuyển tiền:
-Chuyển tiền tư nhân: gồm chuyển tiền kiều hối thu thập qua hệ thống ngân
hàng và ước tính thêm phần ngoại tệ chuyển giao vào hoặc ra ngoài hệ
ngân hàng trên cơ sở thông tin về số ngoại tệ tiền do các NHTM chuyển ra
nước có khai báo tại các cửa khâu hải quan.
-Chuyển tiền nhà nước: số liệu về viện trợ không hoàn lại được thu thập từ
ban quản lý và tiếp nhận viện trợ thuộc bộ tài chính.
• Thu thập đầu tư: Do hiện nay, Việt Nam chưa có đầu tư ra nước ngoài
dước hình thức góp vốn cổ phần hay cho nước ngoài vay, nên phần thu của
các hạng mục này chủ yếu là thu từ lãi tiền gửi ngân hàng gửi tại các ngân
hàng ở nước ngoài. Phần chi thể hiện các khoản trả lãi tiền vay của các
khoản vay nợ nước ngoài ở cả hai khu vực (chính phủ và doanh nghiệp) và
phần lợi nhuận mà các nhà đầu tư trực tiếp nươc ngoài chuyển tiền về
nước.
B. Thu thập số liệu về cán cân vốn và tài chính
• Đầu tư trức tiếp nước ngoài: Bộ kế hoạch và đầu tư định kỳ cung cấp
cho NHNN các số liệu về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
• Vay trả nợ nước ngoài: theo nghị định số 58/CP ngày 30/8/1993 của
Chính phủ ban hành về “ những quy định của chính phủ và các bộ ngành về
vau trả nợ nước ngoài” (cũ) và nay là nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày
07/11/1998 ban hành quy chế quản lý vau và trả nợ nước ngoài, bộ tài
chính có trách nhiệm quản lý toàn bộ các khoản vay, trả nợ của các doanh

nghiệp. Hiện nay, NHNN đã thu thập tương đối đầy đủ hai nguồn số liệu này
để đưa vào hạng mục vay, trả nợ nước ngoài (chia theo thời: ngắn hạn,
trung và dài hạn).
C. Thu thập số liệu tài sản dự trữ
Số liệu về tài sản dự trữ ngoại tệ được lấy từ bảng cân đối tiền tệ toàn
ngành do NHNN lập, trên cơ sở bảng tổng kết tài sản của các tổ chức tín dụng.
2.1.3 Những khó khăn khi thiết lập cán cân thanh toán của Việt Nam
Cũng như các nước, Việt Nam khi lập một cán cân thanh toán phát sinh các
vấn đề khó khăn về xác định cư trú, xác định giá trị của các giao dịch quốc tế,
đặc biệt các giao dịch mà không thông qua thị trường, xác định thời điểm khi
nào thực hiện các bút toán cần thiết trong cán cân thanh toán.
Ngoài ra, Việt Nam còn gặp một số khó khăn do nền kinh tế đang chuyển
đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Do các
số liệu thu thập trong thời kỳ kế hoạch hoá không phù hợp với mục đích của
lập cán cân thanh toán nên trong giai đoạn chuyển đổi các nguồn số liệu phải
theo tiêu chuẩn quốc tế như thống kê thương maị quốc tế (ITS), hệ thống báo
cáo giao dịch quốc tế, bản điều tra doanh nghiệp, thu thập từ các hộ gia đình.
Trên thực tế hiện nay Việt Nam chưa có đủ các số liệu thống kê để phục vụ cho
lập cán cân thanh toán. Việt Nam đã ra nghị định 164/1999 về quản lý cán cân
thanh toán, đây sẽ là một cơ sở để Việt Nam tiến tới xây dựng được một cán
cân thanh toán có chất lượng tốt.
A. Xác định cư trú
Về mặt lý thuyết, cán cân thanh toán được định nghĩa như là một bản ghi
chép có hệ thống tất cả giao dịch giữa người cư trú của nước lập báo cáo và
những người nước ngoài. Trên thực tế vẫn có những bất đồng về việc phân
biệt người cư trú và người không cư trú.
B. Thu thập số liệu
Về nguyên tắc, cán cân thanh toán đòi hỏi phải ghi tất cả các giao dịch kinh
tế quốc tế. Trong thực tế, nhiều giao dịch quốc tế rất khó xác định thông qua
bất kỳ phương pháp thu thập số liệu nào. Do đó chúng ta không được báo cáo.

Ví dụ, hãy xem xét hướng thương mại hàng hoá, khoản này thường dựa
trên các khai báo hải quan. Thông thường có nhiều lý do tại sao những khai
báo đó không bao trùm tất cả các giao dịch về thương mại hàng hoá. Thứ
nhất, khi buôn bán qua biên giới không đảm bảo đối phó được với khối lượng
thương mại bất chính (như trường hợp xuất khẩu qua biên giới), một giao
dịch quan trọng đã bị bỏ sót trong thống kê. Thêm nữa, những khoản mục nào
đó coi như hàng hoá (như hàng hoá gửi bưu điện, tàu thủy và máy bay; cá và
các sản phẩm kiếm được ở biển khác đồng thời bán trực tiếp ở các cảng nước
ngoài) thường sót trong các khai báo hải quan.
Đối với hầu hết các khoản mục dịch vụ không có những báo cáo toàn diện
về các giao dịch cá nhân như đối với xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá hữu
hình. Do đó, số liệu về các dịch vụ thường được rút ra bằng cách ước lượng
hơn là liệt kê. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến việc xác định các số liệu dịch
vụ không hoàn hảo. Ví dụ, những ước lượng về chi tiêu du lịch dựa vào số
lượng người du lịch và một mẫu khai báo tự nguyện về dự định, thời gian ở lại,
và các chi tiêu. Do tính đa dạng của các khoản dịch vụ khác (như tiền hoa hồng
và tiền bản quyền tác giả) nên có ít hay không có số liệu.
Đối với Việt Nam, các số liệu về điều tra doanh nghiệp có nhiều khiếm
khuyết, đặc biệt các số liệu về các xí nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp
tư nhân thiếu một cách trầm trọng. Nguồn số liệu từ hệ thống ngân hàng cũng
có nhiều khiếm khuyết. Mặc dù số liệu từ hệ thống ngân hàng có hoàn chỉnh
hơn là từ các điều tra doanh nghiệp, nhưng các số liệu này không được báo
cáo đầy đủ cho ngân hàng trung ương một cách hệ thống.
C. Xác định giá trị.
Trên thực tế, các nhà thống kê cán cân thanh toán cố gắng đo lường giá trị
các khoản chuyển giao từ quốc gia này sang quốc gia khác. Trong phạm vi các
giao dịch thị trường thông thường đòi hỏi, giá trị giao dịch được thể hiện tốt
nhất bởi giá trị thực tế đã trả (hay đã chấp nhận), cùng với chi phí vận tải và
các chi phí liên quan khác. Tuy nhiên, trong thực tế các giá trị thực phải trả là
không bao giờ có sẵn một cách dễ dàng.

Việt Nam thường xuất khẩu theo giá FOB và nhập khẩu theo giá CIF, trong
khi đó yêu cầu của lập cán cân thanh toán là phải tách các chi phí dịch vụ ra
khỏi giá hàng. Đây là điều không dễ cho nên Việt Nam trong thực tế vẫn ghi
nhập khẩu trong cán cân thương mại theo giá CIF và điều này trái với quy
định. Trên thực tế, Việt Nam thường sử dụng phương thức đổi hàng trong
thương mại cho nên xác định giá tthường không chính xác.
Thậm chí các khó khăn xác định giá trị sẽ tăng hơn nữa do không có các
giao dịch thị thường, như trong trưởng hợp gửi hàng giữa các công ty hội viên
hay các chi nhánh, của cải của hội nhập cư, quà tặng, giao dịch đổi hàng, và...
Những giao dịch như vậy thường được ghi bằng các giá trị tự định.
2.2. Thực trạng của cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam hiện nay.
Trong giai đoạn từ 1990 đến nay, cán cân vãng lai của Việt Nam luôn thiếu
hụt và cán cân vốn và tài chính không đủ để bù đắp cho thiếu hụt cán cân vãng
lai và kết quả là Việt Nam đã phải sư dụng đến các biện pháp tài trợ như xin
hoàn nợ và giảm nợ, điều này đã làm giảm uy tín của Việt Nam trên thị thường
tài chính quốc tế.
Để tìm hiểu nguyên nhân tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán ta cần đi
sâu xem xét từng khoản mục trong cán cân thanh toán với những số liệu cụ
thể. Từ đó có các biện pháp điều chỉnh thích hợp đảm bảo sự phát triển cân đối
cả bên trong lẫn bên ngoài của nền kinh tế.
Bảng 1: Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 1993-2000
Đơn vị:Triệu USD
1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000
I-Cán cân vãng lai
1. Cán cân thương mại
-Xuất khẩu
-Nhập khẩu
2. Cán cân dịch vụ
-Các khoản thu
-Các khoản chi

3. Thu nhập đầu tư (ròng)
-Các khoản thu
-Các khoản chi
Trong đó:
-Lãi đến hạn trả
-Thực trả
4. Chuyển giao một chiều
-Khu vực tư nhân
-Khu vực chính phủ
II-Cán cân vốn và tài chính
1.Đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.Đầu tư vào giấy tờ có giá
3.Tín dụng trung và dài hạn
-1302
-1117
2985
4162
78
772
694
-467
30
491
237
53
264
71
194
456
936

697
-597
-1911
-1865
4054
5919
19
1516
1497
-367
27
394
237
53
302
170
132
1476
1627
1033
-276
-2641
-3155
5198
8353
159
2409
2250
-272
96

368
225
183
627
474
153
2326
2276
1287
-253
-2426
-3143
7337
1048
0
-61
2709
2700
-442
140
562
373
257
1200
1050
150
2079
1813
891
-1659

-1315
9145
10460
-623
2530
3153
-606
136
742
427
348
885
710
715
1662
2074
1002
357
-1062
-981
9365
10346
-539
2604
3143
-664
133
797
439
246

1122
950
172
216
800
240
432
-1977
-1500
10000
11500
-705
2781
3486
-1020
133
1153
451
250
1248
950
298
1953
630
1200
1155
-1577
-892

14308

15200
-641
2895
3536
-1127
128
1201
463
271
1083
948
135
809
600
1217
-Giải ngân
-Nợ gốc đến hạn trả
+Thực trả
4.Vay ngắn hạn
III- Lỗi và sai sót
IV-Cán cân tổng thể
V-Nguồn bù đắp
1.Thay đổi tài sản ngoại tệ ròng
-Thay đổi dự trữ(-tăng, +giảm)
-Sử dụng vốn của quỹ tiền tệ
+Vay
+Trả
2. Thay đổi nợ quá hạn
3.Các nguồn tài trợ
54

651
166
117
-210
-1056
1056
438
-156
-39
1056
0
883
477
272
547
166
124
-111
-546
546
-19
-282
175
-117
0
0
-194
443
696
310

311
292
-23
23
-405
-464
92
-357
0
0
-497
98
772
674
249
224
67
-280
280
-261
1056
178
-289
0
0
- 439
1007
632
394
-612

-3
1
-1
-318
-11
-54
-409
54
0
-264
1121
690
349
-644
372
-519
519
-14
-50
-78
-555
78
413
64
1360
570
352
689
-45
-68

68
-52
-24
-66
-670
83
0
92
1238
1317
944
371
255
70
768
-768
-1284
-130
-32
637
113
0
548
Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Trang worldbank.com.vn; Tạp
chí ngân hàng số 10/2000, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ số 12/2001; Trang
Vitranet.com.vn
2.2.1. Cán cân tài khoản vãng lai.
Trong giai đoạn 1990-1999, do cải cách kinh tế các giao dịch kinh tế đối
ngoại của Việt Nam đã thay đổi một cách nhanh chóng. Thiếu hụt cán cân vãng
lai giảm mạnh từ năm 1990 và 1992 vì các nguồn tài trợ truyền thống từ Liên

Xô cũ cạn kiệt trong khi nguồn tài trợ mới chưa có. Từ năm 1993, Việt Nam có
những nguồn tài trợ từ các quốc gia khác để hỗ trợ cho thiếu hụt cán cân vãng
lai. Từ năm đó đến năm 1996 thâm hụt cán cân vãng lai tăng lên. Trong những
năm 1997-1998, thiếu hụt cán cân vãng lai liên tục giảm do hạn chế nhập khẩu
và ảnh hưởng khủng hoảng châu, đối với Việt Nam. Nhưng từ năm 1999 đến
năm 2000 con số này tăng lên từ 1% đến 5,3%.
Bảng 2: thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam 1990-2000
Đơn vị: %GDP
Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Mức thâm
hụt
theo % GDP
-0,04 -0,0 0,0 -10,9 8,9 -9,3 -10,4 -6,8 -4,4 -1 -5,3
Nguồn : Niêm giám thống kê 1998-Nhà xuất bản thống kê Hà Nội, 1999 và thời báo kinh tế
Sài Gòn số 2/2000, tạp chí tài chính số 3/2000
Bảng 2 cho thấy rằng theo % GDP, thiếu hụt cán cân vãng lai của Việt Nam
trong giai đoạn 1990-1992 là rất nhỏ và gần bằng năm 1992. Thiếu hụt cán
cân vãng lai tăng vọt lên 10,9% trong năm 1993 và giảm xuống 8-10% GDP
đến năm 1996. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng khu vực làm giảm luồng đầu
tư trực tiếp FDI, giảm cả số lượng dự án mới và những chi tiêu của dự án đã
được cấp giấy phép hoạt động. Do đó, các chi tiêu của FDI vào nhập khẩu máy
móc thiết bị cũng giảm. Nguyên nhân chủ yếu của giảm thiếu hụt tài khoản
vãng lai là do giảm trong nhập khẩu chứ không phải tăng xuất khẩu. Năm
1999 đến năm 2000, thâm hụt cán cán vãng lai tăng từ 1 đến 5,3% do nhập
khẩu tiếp tục tăng.
A. Cán cân thương mại
Sau 10 năm đổi mới, chính sách ngoại thương đã không ngừng được đổi
mới và hoàn thiện theo hướng tự do hơn thương mại (trước hết là đối với mặt
hàng xuất khẩu nhằm khuyến khích và đẩy mạnh xuất khẩu lấy ngoại tệ để
nhập khẩu phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước).

Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình 37,5% mỗi năm trong khi tăng
trưởng nhập khẩu trung bình là 15.8% do giảm trong nhập khẩu những hàng
hoá quan trọng như ximăng, phân bón từ Liên Xô cũ.
Bảng 3: Tình hình xuất nhập khẩu và nhập siêu của Việt Nam từ 1991
đến 7 tháng đầu năm 2001
Đơn vị : triệu USD
Năm Xuất
khẩu
(triệu
USD)
Tăng,
giảm
(%)
Nhập
khẩu
(triệu
USD)
Tăng,
giảm
(%)
Nhập
siêu
(Triệu
USD)
Tỷ lệ
nhập
siêu
(%)
Thâm
hụt

thương
mại trên
GDP
1990 2404,0 23,5 2752,4 7,3 348,4 14,5 -0,60
1991 2078,1 -13,2 2338,1 -15,1 251,0 12,0 -0,70
1992 2580,7 23,7 2540,7 8,7 -40,0 - -0,60
1993 2985,2 15,7 3924,0 54,4 938,8 31,4 -0,90
1994 4054,3 35,8 5825,8 48,5 1771,5 43,7 -7,60
1995 5448,9 34,4 8155,4 40,0 2706,5 49,7 -11,80
1996 7255,9 33,2 11143,6 36,6 3887,7 53,6 -13,70

×