Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NHCT BA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.18 KB, 47 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NHCT
BA ĐÌNH
I/ VÀI NÉT VỀ NHCT BA ĐÌNH VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NÓ
1. Một số nét về NHCT Ba Đình
NHCT Ba Đình được thành lập năm 1961 với tư cách là 1 chi nhánh của
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quận Ba Đình. Vì vậy NH hoạt động với 2 chức
năng là quản lý nhà nước và kinh doanh tiền tệ.
Nghị định 53/HĐBT ban hành ngày 26/03/1988 đã tạo tiền đề cho quá
trình đổi mới hoạt động Ngân hàng
Sau quyết định 402/CT của Chủ tịch HĐBT ngày 14/11/1991 về việc
thành lập NHCT Việt Nam, Ngân hàng Ba Đình trở thành chi nhánh của NHCT
Hà Nội. Theo quyết định số 93/NHCT-TCCB của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam
(1/4/1994), NHCT Ba Đình hoạt động với tư cách là chi nhánh của NHCT Việt
Nam, có trách nhiệm tiến hành các hoạt động kinh doanh theo các quyết định
mà NHCT Việt Nam ban hành về việc áp dụng các hình thức huy động vốn, cho
vay, thanh toán, áp dụng biểu lãi suất như đã quy định và tiến hành các dịch vụ
Ngân hàng khác.
Từ đó đến nay, hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình được ổn định và
phát triển theo 4 định hướng lớn của ngành, góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, kiềm chế lạm phát, thực hiện có hiệu quả chính sách tiền tệ, đưa lại
hiệu quả kinh doanh cao hơn so với những năm trước.
Theo quy định mới đây NHCT Ba Đình là một chi nhánh Ngân hàng phụ
thuộc NHCT Việt Nam chứ không phải là trực thuộc.
2. Cơ cấu, tổ chức của NHCT Ba Đình
Chi nhánh NHCT Ba Đình là chi nhánh khá lớn mạnh với số cán bộ, công
nhân viên hơn 300 người, trong đó hơn 60% có trình độ cao đẳng, đại học và
trên đại học.
Chi nhánh có Ban giám đốc gồm 5 người:
- 1 giám đốc phụ trách chung và đồng thời trực tiếp chỉ đạo hoạt động
tín dụng


- 4 phó giám đốc phụ trách riêng từng phòng ban và những lĩnh vực cụ
thể
Chi nhánh có 7 phòng nghiệp vụ và 1 phòng giao dịch:
 Phòng kinh doanh đối nội, gồm 3 nhóm:
+ nhóm tín dụng quốc doanh (tín dụng công nghiệp và tín dụng
thương nghiệp)
+ nhóm tín dụng ngoài quốc doanh
+ nhóm thống kê tổng hợp
Ngoài ra có các tổ cho vay đặt tại các phường trong quận. Hoạt động chủ
yếu của phòng là cho vay, tiến hành các hoạt động tiếp thị, tổng hợp thông tin
và báo cáo.
 Phòng kinh doanh đối ngoại thực hiện hoạt động thanh toán với nước
ngoài như mở L/C, thông báo L/C, bảo lãnh.., dịch vụ kiều hối, kinh doanh
ngoại tệ, thanh toán thẻ tín dụng, kinh doanh vàng bạc đá quý và các dịch vụ
khác.
 Phòng kế toán tài chính làm dịch vụ mở tài khoản, quản lý tài khoản,
tiền gửi, thực hiện thanh toán giữa các tổ chức kinh tế, hạch toán chi nhánh.
 Phòng nguồn vốn làm nhiệm vụ khai thác, huy động các nguồn tiền gửi
với 9 Quỹ tiết kiệm đặt rải rác ở các phường trong quận.
 Phòng ngân quỹ thực hiện hoạt động thu chi tiền mặt, ngân phiếu và
các quỹ tiết kiệm, làm dịch vụ quản lý các chứng từ có giá.
 Phòng kiểm soát nội bộ làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hoạt động
của chi nhánh về các mặt hoạt động của Ngân hàng, việc thực hiện các quy
định, quy chế của nhà nước, của NHCT Việt Nam.
 Phòng tổ chức hành chính làm công tác điều động, thực hiện quản lý
nhân sự, hành chính, mua sắm tài sản, trang thiết bị.
 Phòng giao dịch Cầu Diễn thực hiện các nghiệp vụ kế toán, tín dụng,
kho quỹ.
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình năm 2001
3.1 Về công tác huy động vốn

*) Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2001 đạt 1271 tỷ tăng 18,2% so
cuối năm 2000. Trong đó:
+ Vốn huy động VND đạt 1088 tỷ tăng 21% so cuối năm 2000
+ Vốn huy động ngoại tệ quy VND đạt 183 tỷ tăng 3% so cuối năm 2000
*) Tổng nguồn vốn huy động bình quân năm 2001 đạt 1149 tỷ tăng
18,17% so bình quân của năm 2000. Trong đó:
+ Vốn huy động bình quân VND đạt 975 tỷ tăng 18,17%
+ Vốn huy động bình quân ngoại tệ quy VND đạt 174 tỷ tăng 16%
*) Về cơ cấu huy động vốn đến cuối năm 2001:
+ Tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt gần 454 tỷ chiếm 35,7%
+ Tiền gửi tiết kiệm của dân cư và huy động bằng kỳ phiếu đạt gần 817,6
tỷ chiếm 64,31%, trong đó kỳ phiếu đạt 73,32 tỷ chiếm 5,76%
3.2 Về công tác sử dụng vốn
*) Tổng dư nợ và đầu tư kinh doanh bình quân của năm 2001 đạt 593 tỷ
tăng 18,6% so với sử dụng vốn bình quân năm 2000. Trong đó:
+ Cho vay ngắn hạn bình quân đạt 472 tỷ tăng 19,54%
+ Cho vay trung dài hạn bình quân đạt 104 tỷ tăng 17,31%
*) Tổng dư nợ cuối năm 2001 đạt 552 tỷ so với cuối năm 2000 giảm 4 tỷ.
Trong đó:
+ Dư nợ ngắn hạn 444 tỷ giảm 12 tỷ
+ Dư nợ trung dài hạn 108 tỷ tăng 8 tỷ
+ Nợ quá hạn 15,286 tỷ, chiếm tỷ trọng 2,7% tổng dư nợ, giảm 0,6% so
năm 2000
Nhìn chung năm 2001 tốc độ cho vay cả ngắn hạn và trung dài hạn đều
tăng từ 17 đến xấp xỉ 20%, song dư nợ cuối năm giảm 0,72% so với dư nợ cuối
năm 2000. Lý do là các doanh nghiệp bị tác động tâm lý về thuế giá trị gia tăng
nên trong quý 4 năm 2001 tập trung tiêu thụ hàng tồn kho, đặc biệt là các
doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu và nguyên liệu ngoại nhập.
II. THỰC TRẠNG CỦA MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TTQT TẠI NHCT
BAĐÌNH

Các phương thức thanh toán tại NHCT Ba Đình ngày càng đa dạng, tuy
nhiên các phương thức chủ yếu được sử dụng ở Chi nhánh gồm:
1. Nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền
1.1 Quy trình thanh toán chuyển tiền đi
Quy trình
thanh toán chuyển tiền đi ra ngoài hệ thống NHCT Việt Nam
(áp dụng cho tất cả các chi nhánh)



 a 
a
a 
Người chuyển Người hưởng
N.H.C.T Việt Nam
Chi nhánh Ngân h ng à
người hưởng
Ngân h ng à đại lý loại A

Ghi chú:
 Người chuyển tiền, người hưởng có thoả thuận thanh toán
 Người chuyển tiền lệnh cho Chi nhánh trả tiền theo thoả thuận
a Chi nhánh ghi nợ tài khoản khách hàng
 Chi nhánh lệnh cho NHCT Việt Nam thanh toán
a NHCT Việt Nam báo nợ Chi nhánh
 NHCT Việt Nam lệnh cho Ngân hàng đại lý thanh toán cho người
hưởng
a Ngân hàng đại lý ghi nợ tài khoản NOSTRO của NHCT Việt Nam
 Ngân hàng đại lý A thanh toán cho Ngân hàng của người hưởng
 Ngân hàng người hưởng báo có cho người hưởng

Tiếp nhận hồ sơ liên quan đến việc chuyển tiền bao gồm các chứng từ sau:
+ Hợp đồng mua bán ngoại thương
+ Bộ chứng từ gửi hàng của người xuất khẩu gửi đến
+ Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu
Thanh toán viên kiểm tra thấy phù hợp thì vào tập tin MT100 để chuyển
về Hội sở NHCT chuyển tiếp ra nước ngoài cho người hưởng.
Khách hàng có nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ lập chứng từ gửi đến
Chi nhánh (Ngân hàng khởi tạo lệnh thanh toán), Chi nhánh kiểm tra tính hợp
pháp, hợp lệ của chứng từ, số dư tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng của Ngân
hàng và khách hàng. Ngân hàng lập bảng kê ngoại tệ trên máy vi tính, kiểm
soát và tính ký hiệu mật sau đó truyền bảng kê bằng Modem về phòng thông
tin điện toán NHCT Việt Nam. Phòng thông tin điện toán NHCT Việt Nam
chuyển tiếp tập tin bằng Modem về Phòng TTQT tại Hội sở NHCT Việt Nam,
làm thủ tục kiểm tra ký hiệu mật, phục hồi chứng từ và kiểm soát số dư tài
khoản điều chuyển vốn hoặc hạn mức tín dụng của Chi nhánh (theo từng loại
ngoại tệ)
- Nếu Ngân hàng nhận là Chi nhánh NHCT thì NHCT sẽ ghi nợ cho Ngân
hàng khởi tạo và ghi có cho Ngân hàng nhận đồng thời lập chứng từ trên máy
vi tính, kiểm soát tập tin và tính ký hiệu mật (đóng vai trò Ngân hàng khởi tạo)
và chuyển tiếp tập tin về Phòng thông tin điện toán NHCT Việt Nam để chuyển
tiếp cho Chi nhánh Ngân hàng nhận thanh toán qua Modem. Ngân hàng sau
khi nhận được tập tin thanh toán ngoại tệ do Phòng thông tin điện toán NHCT
Việt Nam chuyển đến tiến hành kiểm tra ký hiệu mật, phục hồi chứng từ và
hạch toán.
- Nếu Ngân hàng nhận thanh toán là Ngân hàng khác hệ thống trên lãnh
thổ Việt Nam hoặc Ngân hàng nước ngoài thì Phòng TTQT hội sở kiểm tra ký
hiệu mật, phục hồi chứng từ, dùng chứng từ đó làm căn cứ để lập lệnh thanh
toán chuyển tiếp cho Ngân hàng nhận thông qua mạng SWIFT hay TELEX.
1.2 Quy trình thanh toán chuyển tiền đến
Quy trình

thanh toán chuyển tiền đến trong hệ thống NHCT Việt Nam
(áp dụng cho tất cả các chi nhánh)

 a 


Người chuyển Người hưởng
N.H.C.T Việt Nam
Ngân h ng chuyà ển
Chi nhánh
Ngân h ng à
trung gian
a

Ghi chú:
 Người chuyển tiền, người hưởng có thoả thuận thanh toán
 Người chuyển tiền lệnh cho Ngân hàng của mình trả tiền theo thoả
thuận
a Ngân hàng chuyển tiền ghi nợ tài khoản khách hàng
 Ngân hàng chuyển tiền thanh toán qua Ngân hàng trung gian
a Ngân hàng trung gian ghi nợ Ngân hàng chuyển
 Ngân hàng trung gian chuyển tiền qua NHCT Việt Nam
 NHCT Việt Nam báo có cho Chi nhánh
 Chi nhánh thanh toán cho người hưởng
Đối với nghiệp vụ này hiện nay NHCT Ba Đình đã hoàn toàn thực hiện
qua mạng máy tính. Khi nhận được lệnh chuyển tiền đến từ các Ngân hàng
nước ngoài hoặc các Ngân hàng khác hệ thống trên lãnh thổ Việt Nam cho
người nhận có giao dịch với Chi nhánh NHCT thì Phòng TTQT hội sở chính căn
cứ vào thanh toán chuyển tiền đến lập lệnh thanh toán, kiểm soát, tính ký hiệu
mật và chuyển bằng Modem về Phòng thông tin điện toán NHCT Việt Nam để

chuyển tiếp cho Chi nhánh nhận. Tại đây sau khi nhận được bức điện, tiến hành
giải mã, kiểm soát, phục hồi chứng từ và hạch toán theo nội dung của bức điện.
Chi nhánh không có trách nhiệm gì giữa các bên liên quan mà chỉ làm trung
gian chuyển tiền và có trách nhiệm pháp lý với Ngân hàng phát lệnh chuyển
tiền.
1.3 Kết quả đạt được của nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền
Biểu 3: Kết quả TTQT theo phương thức chuyển tiền tại NHCT Ba Đình
Đơn vị: 1000 USD
Năm Tổng kim ngạch
chuyển tiền
Tốc độ tăng hàng năm Tỷ trọng trong tổng
phương thức thanh
toán
1999 4.728 9,4%
2000 8.556 + 3.828 + 81% 16,4%
2001 19.695 + 11.139 + 130% 34%
NSL: Báo cáo kết quả kinh doanh đối ngoại năm 1999, 2000,2001
Ta thấy rằng kim ngạch thanh toán bằng phương thức chuyển tiền năm
2000 đạt 8.556.000 USD, tăng gấp 1,8 lần năm 1999 với tỷ lệ tăng tương đối là
+81%. Đến năm 2001 kim ngạch thanh toán theo phương thức này đạt
19.695.000 USD, tăng trên 2 lần so với năm 2000 và tăng trên 4 lần so với năm
1999, với tỷ lệ tăng tương đối của năm 2001/2000 là +130%. Bảng số liệu
cũng cho thấy tỷ trọng của phương thức chuyển tiền so với tổng phương thức
thanh toán đều tăng qua các năm, nếu năm 1999 tỷ trọng này là 9,4%, năm
2000 là 16,4%, thì đến năm 2001 đã tăng đến 34%, tăng gần 4 lần so với năm
1999. Có được kết quả này là do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ
yếu là trong những năm trước đây thực hiện việc chuyển tiền trong thanh toán
không chỉ có Ngân hàng mà còn có sự cạnh tranh của Bưu điện. Ngoài ra việc
chuyển tiền còn diễn ra trong thị trường ngầm của nền kinh tế. Tuy nhiên càng
ngày người ta càng nhận thấy rằng thực hiện việc chuyển tiền qua Ngân hàng

thuận lợi, an toàn hơn rất nhiều so với những hình thức chuyển tiền khác.
Đồng thời với việc tăng của phương thức chuyển tiền này là do khách hàng
của Chi nhánh và các đối tác nước ngoài đã có bề dày quan hệ với nhau nên đã
có sự tin tưởng lẫn nhau, do vậy mà có sự gia tăng mạnh của phương thức
chuyển tiền. Mặt khác lúc này NHCT Việt Nam đã thiết lập được quan hệ đại lý
với trên 40 nước. Điều này giải thích vì sao tỷ trọng thanh toán theo phương
thức chuyển tiền ngày càng tăng.
Biểu 3.1: Kim ngạch thanh toán chuyển tiền đến ở NHCT Ba Đình
Năm 1999 2000 2001 00/99 01/00
Số món 676 312 410 -54% +31%
Số tiền (1000 USD) 500 1200 2100 +140% +75%
Tỷ trọng trong phương
thức chuyển tiền
10,6% 14% 10,7%
NSL: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đối ngoại 1999,2000,2001
Bảng số liệu cho thấy năm 2000 có sự sụt giảm về số lượng chỉ còn 312
món (giảm -364 món) với tốc độ giảm -54%, tuy nhiên về doanh số thì có sự
gia tăng mạnh gấp hơn 2 lần năm 1999 đạt 1.200.000 USD với tốc độ tăng
+140%. Giải thích về nguyên nhân của sự gia tăng về doanh số và giảm về số
lượng là do diễn biến không ổn định của tỷ giá trong năm 2000, cung cầu
ngoại tệ trên thị trường không cân bằng, nhiều cá nhân và tổ chức có xu
hướng giữ ngoại tệ trong khi đó hầu hết các món là do khách hàng ở nước
ngoài chuyển về trong nước theo dạng kiều hối. Do đó mà số lượng khách hàng
sử dụng phương thức chuyển tiền đến giảm qua đó số lượng cũng giảm theo.
Nhưng cùng với việc phát triển bảo lãnh dự thầu mà các nhà thầu chuyển tiền
qua Chi nhánh với những món tiền khá lớn, do đó mà doanh số chuyển tiền qua
Ngân hàng tăng mạnh.
Đến năm 2001 lại có sự gia tăng mạnh về số lượng và trị giá, số lượng đạt
410 món tăng +98 món với tốc độ tăng +31% so với năm 2000, trị giá của các
món chuyển tiền đến đạt 2.100.000 USD gấp gần 2 lần năm 2000, với tốc độ

tăng +75% chậm hơn so với năm 2000. Sỡ dĩ là vì Ngân hàng luôn là người
bạn đáng tin cậy đối với khách hàng, uy tín của Ngân hàng dần được tạo lập.
Khách hàng nhận ra rằng việc chuyển tiền qua Ngân hàng dễ dàng, an toàn và
nhanh chóng cộng với sự nhiệt tình, ân cần của các thanh toán viên đã làm
tăng nhanh doanh số chuyển tiền. Qua đó phí thu từ hoạt động TTQT tăng qua
các năm và đã góp phần tăng thêm lợi nhuận cho Ngân hàng.
Biểu 3.2: Kim ngạch thanh toán chuyển tiền đi ở NHCT Ba Đình
Năm 1999 2000 2001 00/99 01/00
Số món 94 233 387 +148% +66%
Số tiền (1000 USD) 4.228 7.356 17.595 +74% +139%
Tỷ trọng trong phương
thức chuyển tiền
89,4% 86% 89,3%
NSL: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đối ngoại 1999,2000,2001
Ta thấy qua các năm 1999, 2000, 2001 số lượng và doanh số của kim
ngạch thanh toán chuyển tiền đi đều có sự gia tăng mạnh. Năm 2000 số món là
233 món, tăng +94 món với tốc độ tăng +148%, và doanh số đạt 7.356.000
USD, tăng +3.128.000 USD với tốc độ tăng +74% so với năm 1999. Đến năm
2001 con số này tăng lên rất nhiều, số món đạt 387 món, tăng +154 món với
tốc độ tăng +66% và trị giá của tổng các món đạt 17.595.000 USD, tăng
+10.239.000 USD với tốc độ tăng +139% so với năm 2000. Như vậy qua 2 năm
số lượng chuyển tiền đi đã tăng lên khoảng gần 2 lần và giá trị cũng tăng lên
trên 2 lần. Giải thích cho sự gia tăng đó là vì chúng ta là nước nhập siêu, mặc
dù mấy năm gần đây cũng đã có giảm nhưng vẫn ở trong tình trạng là một
nước nhập siêu. Do đó việc chuyển tiền ra nước ngoài luôn chiếm tỷ lệ lớn,
thêm vào đó là việc mở L/C nhập cũng kéo theo doanh số chuyển tiền đi tăng.
Các doanh nghiệp nhập khẩu ngoài việc mở L/C nhập thì cũng thường sử dụng
phương thức chuyển tiền để tạo thuận lợi trong việc quay vòng vốn nhanh,
tránh tình trạng vốn bị đọng.
Ở phương thức thanh toán chuyển tiền đi ta thấy doanh số của nó bao giờ

cũng cao hơn so với phương thức chuyển tiền đến. Điều này thể hiện ở tỷ trọng
của phương thức chuyển tiền đi trong tổng thanh toán phương thức chuyển
tiền năm 1999 chiếm 89,5%, năm 2000 chiếm 86%, năm 2001 chiếm 89,3%;
còn chuyển tiền đến năm 1999: 10,6%, năm 2000: 14%, năm 2001: 10,7%.
Phương thức chuyển tiền tỏ ra thuận lợi vì thủ tục đơn giản, không có
các chứng từ phức tạp, người mua và người bán không phải gặp nhau để
thanh toán. Nhưng nhược điểm lớn nhất là độ an toàn trong thanh toán mậu
dịch, không bảo đảm quyền lợi cho người bán hàng vì việc trả tiền phụ thuộc
vào thiện chí của người mua. Vì vậy phương thức này chủ yếu để thanh toán
phi mậu dịch, thanh toán các chi phí liên quan đến xuất nhập khẩu, kiều hối,
trả nợ... Nếu áp dụng trong thanh toán xuất nhập khẩu thì chủ yếu là với khách
hàng quen biết có tín nhiệm cao.
2. Nghiệp vụ thanh toán nhờ thu
2.1 Quy trình thanh toán nhờ thu đi
Quy trình
Thanh toán nhờ thu đi trong hệ thống NHCT Việt Nam
(áp dụng cho tất cả các chi nhánh)



Người mua
Người bán
N.H.C.T Việt Nam
   
 

Ghi chú:
 Người mua, người bán ký hợp đồng ngoại thương
 Người bán thực hiện dịch vụ hoặc giao hàng
 Người bán trình chứng từ nhờ thu qua Chi nhánh

 Chi nhánh gửi chứng từ nhờ thu (trực tiếp hoặc qua NHCT Việt Nam)
 Ngân hàng người mua thông báo nhờ thu cho người mua
 Người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán đổi chứng từ
 Ngân hàng người mua thanh toán cho Chi nhánh qua NHCT Việt Nam
 NHCT Việt Nam báo có cho Chi nhánh
 Chi nhánh thanh toán cho người bán
 Người mua đi nhận hàng
*) Tiếp nhận và xử lý chứng từ
Chi nhánh được phép trực tiếp nhận chứng từ nhờ thu của khách hàng và
trực tiếp gửi bộ chứng từ kèm chỉ dẫn thanh toán đến Ngân hàng của người
trả tiền theo thông lệ Quốc tế, theo phương thức chuyển phát nhanh qua bưu
điện. Chỉ dẫn đòi tiền phải chuyển vào tài khoản NOSTRO của NHCT Việt Nam
tại nước ngoài.
Hồ sơ nhờ thu của khách hàng gồm:
+ Giấy yêu cầu nhờ thu kèm bảng kê chứng từ
+ Các chứng từ liên quan đến nhờ thu
Khi nhận được chứng từ của khách hàng, thanh toán viên cần kiểm tra
đối chiếu số lượng và các loại chứng từ với phần bảng kê chứng từ của khách
Ngân h ng à
người mua
Chi nhánh
hàng, phải đảm bảo đúng đủ về mặt hình thức, không cần kiểm tra nội dung
chứng từ.
Các thông tin sau trong hồ sơ nhờ thu của khách hàng phải được chỉ rõ:
. Nhờ thu thanh toán ngay hay nhấp nhận thanh toán
. Số tiền và loại tiền thanh toán ngay hay chấp nhận
. Giao chứng từ khi thanh toán toàn bộ hay thanh toán từng phần
. Tên, địa chỉ đầy đủ của người trả tiền và Ngân hàng của người trả tiền
Sau khi kiểm tra và xác định đầy đủ các yếu tố trên, Chi nhánh hoàn thiện
chứng từ để gửi đi nhờ thu:

- Ký hiệu các chứng từ tài chính liên quan
- Lập lệnh nhờ thu (bảng kê chứng từ kèm chỉ dẫn hoàn tiền)
Tất cả các lệnh nhờ thu của Ngân hàng trước khi gửi đi đều đánh số tham
chiếu và thực hiện quy định thống nhất 9 kí tự: xxx.CL.xx.xxxx, trong đó 3 kí tự
đầu là mã liên hàng của Chi nhánh, 2 kí tự tiếp thể hiện nghiệp vụ liên quan, 2
kí tự sau thể hiện năm phát sinh nghiệp vụ và 4 kí tự cuối thể hiện số thứ tự
phát sinh trong năm.
*) Gửi chứng từ và xử lý thông tin
Ngay khi chứng từ hoàn thiện, thanh toán viên có trách nhiệm gửi ngay
bộ chứng từ bằng phương thức chuyển phát nhanh qua bưu điện đến Ngân
hàng nhận chứng từ theo đúng tên và địa chỉ quy định trong lệnh nhờ thu. Nếu
Chi nhánh chưa chắc chắn với khả năng thực hiện nghiệp vụ của mình, trước
khi gửi chứng từ đi có thể liên hệ với Phòng TTQT NHCT Việt Nam để nhờ
chuyển tiếp đến Ngân hàng nhận thu hộ.
Quá trình thanh toán nếu nhận được thông tin nào về tình trạng của bộ
chứng từ thì phải xem xét kỹ các thông tin, đối chiếu với hồ sơ lưu, nếu cần
phải có thông tin tra soát Ngân hàng nước ngoài qua TELEX, hay MT N99 hoặc
nhờ NHCT Việt Nam chuyển tiếp đến Ngân hàng nhận chứng từ. Sau 15 ngày
kể từ ngày gửi chứng từ nếu không nhận được báo có hoặc hồi âm từ Ngân
hàng nhận chứng từ, Chi nhánh phải tra soát và nhắc nhở thanh toán của
Ngân hàng này.
2.2 Quy trình thanh toán nhờ thu đến
Quy trình
Thanh toán nhờ thu đến trong hệ thống NHCT Việt Nam
(áp dụng cho tất cả các chi nhánh)
(11)


     
 

a a
Ghi chú:
 Người mua, người bán ký hợp đồng ngoại thương
 Người bán giao hàng
 Ngân hàng người bán trình chứng từ nhờ thu cho Ngân hàng của mình
 Ngân hàng người bán gửi chứng từ cho Chi nhánh qua NHCT Việt Nam
a Ngân hàng người bán gửi chứng từ cho Chi nhánh qua Ngân hàng
khác
 NHCT Việt Nam gửi chứng từ cho Chi nhánh
a Ngân hàng khác gửi chứng từ cho Chi nhánh
 Chi nhánh thông báo nhờ thu cho người mua
Người mua
Người bán
N.H.C.T Việt Nam
Chi nhánh
Ngân h ng à
người bán
Ngân h ng à
Khác
 Người mua thanh toán (chấp nhận) nhận chứng từ
 Chi nhánh thanh toán cho Ngân hàng bán qua NHCT Việt Nam
 NHCT Việt Nam thanh toán cho Ngân hàng bán
 Ngân hàng người bán thanh toán cho Ngân hàng bán
(11) Người mua đi nhận hàng
*) Tiếp nhận và kiểm tra chứng từ
Chi nhánh khi nhận được chứng từ nhờ thu (gồm cả nhờ thu trơn hoặc
nhờ thu kèm chứng từ) do Ngân hàng hay các TCTD trong nước và nước ngoài
gửi đến, có trách nhiệm là phải:
+ Kiểm tra lệnh nhờ thu của người gửi chứng từ, lệnh nhờ thu phải đảm
bảo cung cấp các chỉ dẫn, hướng dẫn một cách chính xác, đầy đủ, toàn diện

như: tên, địa chỉ của người thanh toán, người gửi chứng từ, người được uỷ
thác (nếu có).
+ Chi nhánh chỉ được phép thực hiện theo đúng những chỉ dẫn được đưa
ra trong lệnh nhờ thu.
+ Nếu chỉ dẫn không rõ ràng hoặc vì một lý do nào đó không thể thực hiện
được các chỉ dẫn thì Chi nhánh phải tìm cách báo ngay cho bên gửi chứng từ.
+ Chi nhánh không có trách nhiệm phải kiểm tra nội dung của bất kì
chứng từ nào liên quan đến nhờ thu, tuy nhiên trước khi thông báo hoặc gửi
chứng từ cho người trả tiền, cán bộ thanh toán phải đối chiếu số lượng hoặc
loại chứng từ thực tế nhận được với bảng liệt kê chứng từ của người lập lệnh
nhờ thu. Nếu phát hiện thấy sự khác biệt hoặc thiếu mất chứng từ so với bản
kê thì phải báo ngay cho bên gửi chứng từ cho Chi nhánh.
*) Thông báo nhờ thu và xử lý chứng từ
Sau khi nhận được và kiểm tra số lượng, loại chứng từ như quy định trên,
Chi nhánh tiến hành lập thông báo nhờ thu gửi cho khách hàng, người có trách
nhiệm thanh toán hay chấp nhận thanh toán như chỉ dẫn trong lệnh nhờ thu.
+ Đối với chứng từ nhờ thu thanh toán ngay (D/P) thì Chi nhánh chỉ giao
chứng từ cho khách hàng khi nhận đủ số tiền phải thanh toán cho người
hưởng theo chỉ dẫn trong lệnh đòi tiền và các khoản dịch vụ phí liên quan. Đối
với nhờ thu phiếu trơn thanh toán từng phần được chấp nhận, Ngân hàng chỉ
giao chứng từ cho khách hàng khi toàn bộ số tiền đã được thanh toán đủ
+ Đối với chứng từ nhờ thu chấp nhận (D/A) thì Chi nhánh chỉ giao chứng
từ khi nhận được sự chấp nhận thanh toán của người trả tiền, thủ tục chấp
nhận về hình thức phải hoàn hảo và chính xác theo thông lệ Quốc tế. Chi nhánh
không phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chân thực hay thẩm quyền của
bất kì ai chấp nhận thanh toán.
+ Xử lý các vướng mắc
Quá trình nhận chứng từ thông báo và nhận tiền thanh toán từ người trả
tiền nếu có vướng mắc cần trao đổi, Chi nhánh trực tiếp liên lạc với người gửi
chứng từ cho mình (bằng thư, cable, hay qua bảng kê MT N99 trên mạng thanh

toán nội bộ) tuỳ theo mức độ quan trọng và tính cấp thiết của nó. Nếu bộ
chứng từ bị từ chối thanh toán, Chi nhánh có trách nhiệm thông báo ngay cho
người gửi chứng từ kèm theo lý do từ chối, đồng thời chứng từ phải được giữ
nguyên như khi nhận để xử lý tiếp như theo chỉ dẫn của người gửi chứng từ.
+ Thanh toán chấp nhận
Sau khi nhận được tiền thanh toán của người trả tiền kể cả trường hợp
thanh toán ngay hay thanh toán từng phần, sau khi trừ các khoản phí liên
quan, số tiền còn lại phải thanh toán ngay cho người hưởng theo đúng chỉ dẫn
của nhờ thu trên cơ sở trích tài khoản điều chuyển vốn ngoại tệ của Chi nhánh
tại Hội sở thông qua bảng kê thanh toán MT100 theo quy định thanh toán
chuyển tiền hiện hành.
Ngay khi nhận được chấp nhận thanh toán của người chuyển tiền, Chi
nhánh phải thông báo cho người gửi chứng từ sự chấp nhận trả tiền của
người trả tiền thông qua TELEX hoặc qua tập tin MT N99 trong mạng TTQT
nội bộ hoặc gửi hối phiếu đã được chấp nhận. Đến hạn thanh toán Chi nhánh
có trách nhiệm nhắc nhở và đôn đốc khách hàng trả tiền đúng hạn và thực
hiện thanh toán cho người hưởng như quy định. Ngân hàng không chịu trách
nhiệm về việc chậm thanh toán của khách hàng, chỉ có trách nhiệm thông báo
những vướng mắc và thanh toán khi nhận được tiền theo chỉ dẫn như trong
nhờ thu.
2.3 Kết quả đạt được của nghiệp vụ thanh toán nhờ thu
Biểu 4: Kết quả TTQT theo phương thức nhờ thu tại NHCT Ba Đình
Đơn vị: 1000 USD
Năm Tổng kim ngạch
nhờ thu
Tốc độ tăng hàng năm Tỷ trọng trong tổng
phương thức thanh
toán
1999 1.391 2,7%
2000 1.940 + 549 + 39% 3,7%

2001 2.516 + 576 + 29% 4,4%
NSL: Báo cáo kết quả kinh doanh đối ngoại năm 1999,2000,2001
Qua bảng số liệu ta thấy kim ngạch thanh toán theo phương thức nhờ thu
đã có được những kết quả đáng khích lệ. Về trị giá thanh toán năm 2000 đạt
1.940.000 USD, tăng +549.000 USD với tốc độ tăng là +39% so với năm 1999,
năm 2001 đạt 2.516.000 USD tăng +576.000 USD với tốc độ tăng +29% so với
năm 2000. Tuy nhiên về tốc độ tăng tương đối năm 1999 lại giảm so với tốc độ
tăng của năm 2000. Lý do giải thích cho sự giảm của tốc độ là những diễn biến
bất thường của nền kinh tế và đặc biệt là do Chi nhánh mới tham gia vào hoạt
động TTQT nên đang từng bước tạo dựng lòng tin trong các đối tác. Chính vì
vậy mà tỷ trọng của phương thức nhờ thu chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng
thanh toán của các phương thức TTQT, năm 1999: 2,7%, năm 2000: 3,7%, năm
2001: 4,4%. Nhưng với sự gia tăng tỷ trọng qua các năm thì dự báo trong
tương lai không xa sẽ có nhiều đối tác đến Ngân hàng để yêu cầu thực hiện
nhờ thu. Và phương thức này sẽ đem lại nguồn phí không nhỏ cho Ngân hàng,
đóng góp vào sự gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

×