Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.01 KB, 16 trang )

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu "Thái độ của thanh niên xã Sơn Thịnh huyện
Văn Chấn, tỉnh Yên Bái với hoạt động VHQC tại địa phương", trên cơ sở kết
quả nghiên cứu thu nhận được ý kiến của các bạn thanh niên, chúng tôi rút ra
kết luận sau:
- Đa số thanh niên xã SơnThịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái có nhận
thức đúng đắn về VHQC: về khái niệm, về mục đích, về tầm quan trọng của hoạt
động này. Tuy nhiên, vẫn còn có những nhận thức chưa đầy đủ về khái niệm
"quần chúng".
- Tương ứng với nhận thức đúng đắn của thanh niên về hoạt động
VHQC, vì thanh niên có những tình cảm tích cực với hoạt động này. Bên cạnh
đó, do hạn chế về điều kiện cơ sở hạ tầng hay cách thức tổ chức đã làm hạn chế
tình cảm tích cực với một số hoạt động.
- Từ nhận thức, tình cảm tích cực đã dẫn đến biểu hiện ra hành vi bên
ngoài cũng rất tích cực. Vượt qua những khó khăn về cơ sở vật chất, thanh
niên thanh niên tham gia nhiệt tình vào các hoạt động, thanh niên luôn mong
muốn tham gia nhiều hơn nữa để đóng góp và thúc đẩy để hoạt động ngày một
phát triển.
- Tóm lại, qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy xã Sơn Thịnh còn rất
nhiều khó khăn của một xã miền núi nhưng thanh niên luôn có thái độ tích cực
với hoạt động VHQC tại địa phương. Điều này làm cho đời sống tinh thần của
thanh niên nói riêng và nhân dân trong xã nói chung ngày một phong phú lành
mạnh, vui tươi, góp phần tạo nên khí thế để cố gắng học tập, hăng say lao
động, phát triển kinh tế xây dựng xã ngày một đi lên. Kết quả này đã chứng
minh cho giả thiết của chúng tôi đề ra ban đầu là hoàn toàn đúng
2. Kiến nghị
Để góp phần cải thiện hoạt động VHQC tại địa phương chúng tôi đề nghị
một số kiến nghị như sau:
2.1. Đối với thanh niên
Thanh niên phải nỗ lực, tích cực hơn nữa trong việc chủ động tìm hiểu


về hoạt động VHQC để có những nhận thức đúng đắn và đầy đủ về hoạt động
này. Từ đấy thúc đẩy bản thân tham gia tích cực hơn vào các hoạt động cũng
như tự khẳng định mình qua việc tổ chức các hoạt động phong phúc hơn với
những hình thức và nội dung phù hợp hơn.
2.2. Đối với các cấp lãnh đạo địa phương
Các cấp lãnh đạo cần có biện pháp, chủ trương tốt hơn trong công tác
hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến về hoạt động VHQC đến thanh niên như tài
liệu, sách báo…
Tăng cường, mở rộng các hình thức tuyên truyền đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước hay phổ biến kinh nghiệm sản xuất cho đối tượng là
thanh niên với cách thức phù hợp hơn.
Tiếp tục hoàn thiện nội dung và hình thức hoạt động VHQC cũng như
tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động này để dần khắc phục
những khó khăn, hạn chế còn tồn tại, từng bước đưa VHQC đạt được những
kết quả to lớn hơn. Bên cạnh đó, cần có những chính sách khen thưởng khuyến
khích động viên kịp thời để khích lệ thanh niên, tạo môi trường thuận lợi để
thanh niên tham gia vào hoạt động VHQC.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tâm lý học xã hội - Những vấn đề lý luận: Trần Hiệp
Nhà xuất bản khoa học xã hội - năm 1996
2. Từ điển Tâm lý học: Nguyễn Khắc Viện
Nhà xuất bản Văn hoá thông tin - năm 2001
3. Tâm lý học đại cương: Nguyễn Quang Uẩn
4. Tâm lý học phát triển: Vũ Thị Nho
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia - năm 1999
5. Tâm lý học phát triển: Nguyễn Văn Đồng
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2004
6. Từ điển tiếng Việt
7. Tâm lý học tập 1: Phạm Minh Hạc
Nhà xuất bản giáo dục - năm 1988

8. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học Sư phạm: Lê Văn Hồng - Lê Ngọc Lan
9. Khóa luận tốt nghiệp "Thái độ của thanh niên Bát tràng với nghề gốm
truyền thống": Nguyễn Thị Ngọc Phương
10. Khoá luận tốt nghiệp "Thái độ của người dân Hà Nội với việc bảo tồn di
tích lịch sử của thành phố": Nguyễn Minh Hoà
11. Tâm lý học đại cương: Trần Thị Minh Đức
Nhà xuất bản giáo dục - năm 1995
12. Văn hoá quần chúng: Hà Huy Giáp
Nhà xuất bản sự thật - năm 1977
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ HỌC
Phiếu trưng cầu ý kiến
Các bạn thân mến!
Chúng tôi là sinh viên Khoa Tâm lý học đang thực hiện đề tài thực tập
“Thái độ của thanh niên xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái với hoạt
động Văn hoá quần chúng tại địa phương”, nhằm tìm hiểu và nâng cao đời
sống tinh thần của thanh niên. Sự tham gia nhiệt tình của bạn sẽ rất có ý nghĩa
cho việc nghiên cứu này.
Xin bạn đánh dấu (+) vào những ô phù hợp với ý kiến của bạn.
Câu 1:
Theo bạn Văn hoá quần chúng là:
Hoạt động thể dục – thể thao
Hoạt động văn nghệ, thơ ca, câu lạc bộ
Hoạt động bảo tồn và phát huy các di tích văn hoá và các lễ hội truyền
thống của làng xã.
Hoạt động sinh hoạt chi đoàn thanh niên.
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức kế hoạch hoá gia đình.
Câu 2:
Bạn thường tham gia vào các hoạt động nào dưới đây

Sinh hoạt đội văn nghệ
Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước.
Tham gia các hoạt động thể dục - thể thao
Tuyên truyền, phổ biến kiến thức kế hoách hoá gia đình.
Sinh hoạt các câu lạc bộ
Tham gia các buổi tuyên truyền, giao lưu, phổ biến kinh nghiệm sản
xuất.
Sinh hoạt chi đoàn thanh niên.
Tuyên truyền nếp sống văn hoá lành mạnh.
- Ý kiến khác:……………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Câu 3:
Theo bạn hoạt động Văn hoá quần chúng có mức độ cần thiết như thế nào đối
với thanh niên làng ta:
Rất cần thiết
Cần thiết
Ít cần thiết
Không cần thiết
Câu 4:
Theo bạn hoạt động Văn hoá quần chúng được tổ chức nhằm mục đích gì:
Pháy huy tinh thần tập thể, sự đoàn kết cộng đồng, làng xã.
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của địa
phương.
Làm phong phú đời sống tinh thần của bản thân.
Được giao lưu, mở rộng các mối quan hệ với mọi người.
Học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm ứng xử xã hội, hợp tác làm việc.
Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất nhằm nâng cao nhận thức và tay
nghề để tăng năng suất lao động.
Tuyên truyền, xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh.
Tăng cường mối quan hệ giữa cán bộ và quần chúng nhân dân.

- Ý kiến khác:……………………………………………………………
Câu 5:
Vì sao bạn tham gia vào hoạt động Văn hoá quần chúng
Được tổ chức phân công công việc
Phù hợp với năng khiếu và sở thích của bản thân
Được vận động tham gia
Sợ bị cô lập với tập thể
Để giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hoá của làng xã.
Tăng cường sức khoẻ cộng đồng
Nâng cao dân trí
Ý kiến khác:…………………………………………………………………
Câu 6:
Trong các hoạt động Văn hoá quần chúng bạn thích tham gia hoạt động nào
Hoạt động Thích Không thích Lý do
Tuyên truyền nếp sống
lành mạnh
Sinh hoat chi đoàn
thanh niên
Sinh hoạt câu lạc
bộ(thơ, đọc sách báo)
Tuyên truyền, phổ biến
kiến thức KHHGĐ
Tham gia thể dục thể
thao
Sinh hoạt văn nghệ
Dự các buổi tuyên
truyền, phổ biến
đường lối, chính sách
của Đảng, nhà nước
Tuyên truyền, trao đổi

kinh nghiệm sản xuất
Các hình thức khác

×