Chế Lan Viên
Chế Lan Viên tên thật Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm
1920, quê ở Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành Chung thì thôi
học, đi dạy tự
Chế Lan Viên bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi; đến năm 17 thì
xuất bản tập thơ đầu tay Điêu Tàn mà lời tựa đồng thời là lời tuyên
ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn".
Sau 1954, Chế Lan Viên nằm trong Ban lãnh đạo Hội Nhà Văn Việt
Nam, là đại biểu Quốc hội, viết nhiều thơ, bút ký, tùy bút, tiểu luận
văn học. Sau 1975, ông vào Sài Gòn, ở quận Tân Bình, mất tại đấy
ngày 19 tháng 6 năm 1989.
Tác phẩm tiêu biểu: tập văn xuôi Vàng Sao (1942), các tập thơ Điêu
Tàn (1937), Gửi Các Anh (1954), Ánh Sáng và Phù Sa (1960), Hoa Ngày Thường -- Chim Báo Bão
(1967), Hoa Trên Đá (1984)...
Người ta thường biết Chế Lan Viên qua tập thơ Điêu Tàn, một trong những tác phẩm nổi bật trong
thi đàn tiền chiến. Đọc Điêu Tàn là bước vào một thế giới ma quỉ, kinh dị, âm u và huyền bí. Tập thơ
mượn những lời rên rỉ, khóc than nghẹn ngào, chất chứa bao u uất lẫn căm hờn của một dân tộc bị
diệt vong để bộc lộ lòng yêu nước một cách kín đáo
Hải Thượng Lãn Ông
Hải Thượng Lãn Ông là tên hiệu của Lê Hữu Trác, một nho gia và danh y
Việt Nam vào cuối đời Hậu Lệ Ông sinh năm 1721, người xã Liêu xá,
huyện Đường Hào, trấn Hải Đương (nay thuộc phủ Yên Mỹ, tỉnh Hưng
Yên). Ông thuộc đòng đõi một gia đình có nhiều đời đại đăng khoạ Cha
và chú đều đỗ tiến sĩ và làm quan đến đại thần. Lúc còn trẻ, ông đã nổi
tiếng hay chữ. Đến năm 20 tuổi, gặp buổi nhiễu nhương, chúa Trịnh
Giang độc đoán, giặc giã nổi lên khắp nơi, ông quyết định xếp bút nghiên
theo việc đao cung. Đang ở trong quân ngũ, ông phải về quê ngoại là
huyện Hương Sơn (thuộc tỉnh Hà Tĩnh bây giờ) để thay người anh thứ
năm phụng đưỡng mẹ già. Tại Hương Sơn, ông mắc phải một chứng bệnh
đai đẳng, may nhờ một y sĩ họ Trần cứu chữạ Từ đó, ông quyết định rời
bỏ quan lộ, đốc lòng nghiên cứu y học, trở thành một y sĩ có tiếng. Ông
mở trường đạy y học và ra công trước tác một bộ sách y khoa đồ sộ : Hải
Thượng Y Tông Tâm Lĩnh. Năm 1782, ông được quan Chính Đường (Huy Quận Công Hoàng Đình
Bảo) tiến cử lên kinh đô chữa bệnh cho Thế Tử Trịnh Cán (con chúa Trịnh Sâm và Tuyên Phi -Đặng
Thị Huệ). Tuy việc chữa bệnh không thành, ông đã phải ở kinh đô trong khoảng một năm. Cũng may
là ông về nhà kịp trước khi xảy ra loạn Kiêu Binh, mở đầu một thời kỳ đại loạn trong lịch sử Việt
Nam, kéo đài đến năm 1802 mới chấm đứt. Sau khi về, ông ghi lại những điều mắt thấy tai nghe tại
kinh đô trong cuốn tùy bút "Thượng Kinh Ký Sự". Sách này thường được in trong phần phụ lục của Y
Tông Tâm Lĩnh. Ông mất năm 1791.
Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 tại
Lệ Mỹ, Đồng Hớị
Thuở nhỏ ông học trung học ở Huế (1928-1930), làm viên chức sở đạc điền ở
Quy Nhơn (1932-1933), vào Sài Gòn làm báo rồi lại trở về Quy Nhơn (1934-
1935).
Ông mắc bệnh phong từ năm 1937, phải vào nhà thương Quy Hòa tháng 9
năm 1940, và rồi mất ở đấy ngày 11 tháng 11 năm 1940.
Hàn Mặc Tử bắt đầu làm thơ rất sớm với thể thơ Đường luật và bút danh Minh Duệ thị, Phong Trần;
nổi tiếng vì được cụ Phan Bội Châu họa thơ và đề caọ Từ năm 1935 ông đổi bút hiệu thành Lệ
Thanh, rồi Hàn Mạc Tử, và cuối cùng Hàn Mặc Tử.
Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Gái Quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản trong sinh thời tác
giả), Thơ Điên (hay Đau Thương), Thượng Thanh Khí, Cẩm Châu Duyên, Chơi Giữa Mùa Trăng...
Hàn Mặc Tử đem đến cho Thơ Mới một phong cách độc đáo và sáng tạo: bên cạnh những tác phẩm
bình dị, trong trẻo, chan chứa tình quê là các tác phẩm đầy những cảm hứng lạ lùng, huyền bí, thậm
chí đến điên loạn, phản ảnh trực tiếp một tâm hồn yêu thơ, yêu đời chan chứa, nhưng lại oàn oại vì
cơn bệnh đau đớn dày vò.
Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương tên thật là Hồ Phi Mai, là
con của Hồ Sĩ Danh (1706-1783), quê ở
làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh
Nghệ An, và một người thiếp quê ở Hải
Dương.
Năm sinh, năm mất, thân thế, cuộc đời, và
thơ văn của bà đến nay vẫn còn vướng mắc
nhiều nghi vấn. Ta chỉ biết bà sống vào thời
Lê mạt Nguyễn sơ, người cùng thời với
Nguyễn Du (1765-1820), Phạm Đình Hổ
(tức Chiêu Hổ, 1768-1839).
Hồ Xuân Hương học rộng, đọc sách nhiều,
uyên thâm cả Nho, Phật, Lãọ Nàng có tài
ứng đối, dùng điển tích rất tài tình, Hiệp
Trấn Sơn Nam Thượng Trần Ngọc Quán
phục nàng: Tài cao nhã phượng thế gian
kinh, Nguyễn Du so sánh nàng với Tiểu
Thanh; Trương Đăng Quế, Hoàng Diệu
Khuê, Trương Bỉnh Thuyên sánh nàng với
Ban Chiêu, Tạ Huệ Liên, Tô Tiểu Muội, Sái
Cơ của Trung Quốc, và đem Mai Am nữ sĩ,
tức Công Chúa Lại Đức so sánh với Hồ Xuân
Hương, (dĩ nhiên không thể sánh công chúa
triều đình với một nhà thơ dâm tục được.)
Hồ Xuân Hương lận đận trên đường tình ái,
trên bốn mươi mới gặp được Tri phủ Tam
Đái tức Vĩnh Tường, sau được thăng lên làm
Hiệp Trấn Yên Quảng là Trần Phúc Hiển,
được ba năm Phúc Hiển bị vu tội tham
nhũng, nhưng thật ra Phúc Hiển chết là vì vây cánh của Nguyễn Văn Thành, Đặng Trần Thường bị
phe Lê Chất, Lê Văn Duyệt diệt, Thi tướng tao đàn Cổ Nguyệt đường là Hiệp Trấn Sơn Nam Thượng
Trần Ngọc Quán cũng tự tử chết.
Tác phẩm nổi bật nhất của bà là số thơ Nôm trong Xuân Hương Thi Tập (dù có đôi bài đáng nghi
vấn). Ngoài ra bà còn để lại tập thơ chữ Hán tựa đề Lưu Hương Ký.
Thơ văn bà có ý lẳng lơ, mai mỉa, tinh nghịch, táo bạo, nhưng chứa chan tình cảm lãng mạn, thoát ly
hẳn với những lễ giáo phong kiến thời bấy giờ.
Hồ Dzếnh
Hồ Dzếnh tên thật là Hà Triệu Anh (Hồ Dzếnh là phiên âm của Hà Anh
theo giọng Quảng Đông). Ông sinh năm 1916 tại làng Đông Bích huyện
Quảng Xương tỉnh Thanh Hóạ Cha là người Quảng Đông, sang sinh
sống ở Việt Nam từ khoảng 1890, mẹ là người Việt.
Hồ Dzếnh ra Hà Nội học trung học, dạy tư, viết thơ, viết báo từ năm
1931. Năm 1953 vào Sài Gòn làm báo, năm 1954 trở về Hà Nội viết
báo, làm thợ
Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nộị
Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Quê Ngoại (1942), Hoa Xuân Đất Việt
(1946); tập truyện ngắn Chân Trời Cũ (1942); và các tiểu thuyết Một
Truyện Tình 15 Năm Về Trước (1942), Những Vành Khăn Trắng
(1946).
Sự pha trộn của hai giòng máu chi phối nhiều sáng tác của tác giả. Tập thơ Quê Ngoại gây được
nhiều ấn tượng nhất với những lời thơ êm đềm, nhẹ nhàng, trong sáng, và những cảm xúc đằm
thắm chân thành dành riêng cho "quê ngoại" thân thương.
Huy Cận
Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, sinh ngày 31/5/1919 tại Hà Tĩnh -
học trung học ở Huế và đại học ở Hà Nộị
Những bài thơ đầu tay và nỗi tiếng của ông đều được đăng trong tạp
chí Ngày Naỵ Hầu hết thơ Huy Cận trước 1945 thuộc trường phái lãng
mạn - điển hình là tập thơ Lửa Thiêng.
Ông có viết một tập văn xuôi - Kinh Cầu Tự - nhưng không được
thành công mấỵ
Sau năm 1945, Huy Cận theo kháng chiến và ở lại miền Bắc. Những
tác phẩm sau 1954 được biết đến gồm có: Trời mỗi ngày lại sáng
(1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1964), Những năm 60
(1964). Những tập thơ sau này nghiêng hẳn về Xã Hộị.
Lưu Trọng Lư
Lưu Trọng Lư là tên thật, sinh ngày 19 tháng 6 năm 1912 tại Cao La
Hạ, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình quan lại xuất
thân nho học.
Học trường Quốc Học Huế đến năm thứ ba thì bỏ ra Hà Nội học tư, rồi
bỏ đi làm thơ, làm báo, viết văn.
Chủ trương Ngân Sơn Tùng Thư tại Huế năm 1933-1934. Sau 1954,
ông làm vụ trưởng Vụ Sân Khấu Bộ Văn Hóa, và là Tổng thư ký Hội
Nghệ Sĩ Sân Khấu Việt Nam.
Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Tiếng Thu (1939), Người Con Gái
Sông Gianh (1966), Từ Đất Này (1971), Hồng Gấm. Tuổi Hai Mươi
(kịch thơ, 1973).
Mặc dù Lưu là một trong những người cổ động cho Thơ Mới ồn ào
nhất, đọc thơ ông, người ta vẫn có cảm tưởng nó chẳng mới bao nhiêụ Thơ Lưu Trọng Lư vẫn là một
khúc đàn xưa, giàu tình cảm lẫn nhạc điệu với những rung động chân tình, dễ gây ấn tượng trong
người đọc.
Nhận xét của Hoài Thanh - Hoài Chân: "... thơ Lư nhiều bài thực không phải là thơ, nghĩa là những
công trình nghệ thuật, mà chính là tiếng lòng thổn thức cùng hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta".
Lưu Quang Vũ
Lưu Quang Vũ sinh ngày 17 tháng 4 năm 1948 tại
xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa (Vĩnh Phú). Quê ở
Quảng Nam - Đà Nẵng.
Thuở nhỏ ông sống cùng gia đình ở Việt Bắc.
Sau khi xuất ngũ năm năm 1970 xuất ngũ, Lưu
Quang Vũ làm nhiều nghề khác nhaụ Nhưng từ
tháng 8 năm 1979 cho đến khi mất, ông là một
phóng viên của "Tạp chí sân khấu".
Lưu Quang Vũ từng làm thơ, làm báo, lại viết văn
khá có duyên, cộng với một tâm hồn nhạy cảm, Lưu
Quang Vũ đã được chuẩn bị một vốn liếng văn học
và nghề nghiệp nhất định trước khi bước vào lĩnh
vực sân khấu
Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh
Trong hơn 50 tác phẩm trong khoảng thời gian tám năm, mà càng thời gian cuối những sáng tác
càng nhiều, có thể chia làm ba loại:
Loại 1: Dựa vào một số tích cũ của văn học dân gian trong và ngoài nước rồi viết lại như: Lời nói dối
cuối cùng, Hồn Trương Ba da Hàng thịt, Nàng Sita, Đam San, Đôi đũa kim giao, Ông vua hóa hổ,
Linh hồn của đá...
Loại 2: Dựa vào một cốt chuyện văn học để chuyển thành kịch như: Đôi dòng sữa mẹ, Hẹn ngày trở
lại, Chết cho điều chưa có, Muối mặn của đời em...
Loại hoàn toàn do sáng tác: Đây là phần chủ yếu, là điểm mạnh và đóng góp lớn nhất cho sân khấu
những năm qua và tuyệt đại bộ phận sáng tác này đều là đề tài hiện đạị
Nét quán xuyến trong toàn bộ sáng tác, làm nên phong cách và âm hưởng chủ yếu trong sự nghiệp
của Vũ, chính là tính hiện đại trong chủ đề tư tưởng các vỡ diễn, ngay cả khi viết về đề tài lịch sử, dã
sử, truyện cổ dân gian trong nước cũng như của nước ngoàị
Cùng lúc Vũ vừa làm được công việc đưa tác phẩm nghệ thuật đi gần với đời sống, cái khả năng
không phải ai cũng có được là biến những sự kiện có thật trong đời sống thành những chi tiết nghệ
thuật; đồng thời phổ vào những chi tiết vốn thực có và cá biệt đó, một ý nghĩa phổ biến và có sức
khái quát. Thiếu điều đó thì sẽ chỉ có một thứ hiện thực "bò sát", hoặc tập hợp những chi tiết hoàn
toàn có thật mà vẫn tạo nên một cơ thể nghệ thuật giả.
Giữa lúc tài năn đang sung mãn, đột ngột thay, ngày 29 tháng 8 năm 1988, Lưu Quang Vũ từ trần
trong một tai nạn giao thông tại tỉnh Hải Hưng, cùng với vợ là nữ thi sĩ Xuân Quỳnh và con trai là
Lưu Quỳnh Thợ
CÁC TÁC PHẨM CHÍNH:
+ Về kịch bản sân khấu:
- Kịch dài:
1. Đôi bạn quê hương (1966)
2. Sống mãi tuổi 17 (1979)
3. T.15 về đâu (1980)
4. Mùa hạ cuối cùng (1981)
5. Cô gái đội mũ nồi xám (1981)
6. Người con gái trở về
(Trời xanh trên mái phố) (1981)
7. Những ngày đang sống (1981)
8. Thủ phạm là aỉ (1982)
9. Cây ngọc lan của Huyền (1982)
10. Nữ ký giả (1983)
11. Dạ khúc tình yêu (1983)
12. Nàng Sita (1982)
13. Ngôi sao màu lá xanh
(Giòng máu trắng) (1983)
14. Hẹn ngày trở lại (1984)
15. Nguồn sáng trong đời (1984)
16. Bên sông Thu Bồn (1984)
17. Tôi và chúng ta (1984)
18. Người trong cõi nhớ (1982)
19. Vách đá nóng bỏng (1983)
20. Đường bay (1984)
21. Hoa xuyến chi (1982)
22. Hồ Trương Bađa hàng thịt (1981)
23. Người tốt nhà số 5 (1981)
24. Ngọc Hân công chúa (1984)
25. Lời nói dối cuối cùng (Cuội và Bờm) (1985)
26. Đất sống của người (1985)
27. Vi khuẩn Han-Xen (Hạnh phúc của người bất hạnh) (1985)
28. Đôi dòng sữa mẹ (Hai giọt máu) (1985).
29. Ông vua hóa hổ (1985)
30. Khoảnh khắc và vô tận (1986)
31. Tin ở hoa hồng (1986)
32. Nếu anh không đốt lửa (1986)
33. Hoa cúa xanh trên đầm lầy
34. Muối mặn của đời em
35. Đam San
36. Chết cho điều chưa có
37. Quyền được hạnh phúc (1987)
38. Đôi đũa Kim Giao
39. Ông không phải bố tôi (1988)
40. Linh hồn của đá
41. Bệnh Sĩ (1988)
42. Lời thề thứ chín
43. Chim Sâm Cầm không chết (1988)
44. Trái tim trong trắng (Vụ án hai ngàn ngày) (1988)
45. Điều không thể mất (1988)
46. Người bạn già (1984)
- Kịch ngắn:
47. Juy-li-ét không trẻ mãi
48. Sống giả chết giả
49. Con tò te
50. Tẩy, bút chì và thước kẻ (Chưa công bố)
51. Ngọn gió vô hình (Chưa công bố)
52. Đoàn thanh tra tới
53. Câu chuyện chiều cuối năm
...
Ngoài ra còn một số truyện ngắn, thơ đã in trên các báo, tập chí và chưa công bố.
Lý Công Uẩn
Lý Công Uẩn là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang. Ông sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (tức
ngày 8 tháng 3 năm 974) và mất ngày 3 tháng 3 năm Mậu Thìn (tức ngày 31 tháng 3 năm 1028),
thọ 55 tuổị
Gốc gác còn nhiều nghi vấn; ta chỉ biết mẹ ông họ Phạm và từ năm ba tuổi ông đã làm con nuôi của
sư Lý Khánh Văn.
Dưới thời Tiền Lê, ông làm đến Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Năm 1009, Lê Ngọa Triều mất, ông
được quần thần tôn lên làm vua, đổi niên hiệu là Thuận Thiên và dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, nhân đó
để lại áng văn Thiên Đô Chiếụ<
Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn, và rất hâm mộ Phật giáọ
Lý Thường Kiệt
Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn. Thường Kiệt là tự; sau này ông được ban quốc tính nên mới đổi
tên thành Lý Thường Kiệt.
Theo tài liệu mới phát hiện (bài văn khắc trên chuông chuà Bắc Biên và cuốn Tây Hồ Chí) thì ông là
người làng An Xá, huyện Quảng đức, thuộc khu vực phía nam hồ Tây trong thành Thăng Long.
Ông sinh năm 1019 và mất tháng Sáu năm Ất Dậu (tức từ 13 tháng Bảy đến 11 tháng Tám năm
1105).
Lý Thường Kiệt tinh thông thao lược, lại có tài thơ văn. Năm 23 tuổi, ông đã được bổ làm Hoàng môn
chi hậu rồi thăng đến chức Thái úỵ Ông có công rất lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất
nước: phá Tống, bình Chiêm, dẹp tan phản loạn...
Tác phẩm còn lại gồm có bài Lộ Bố Văn phát ra cho nhân dân Trung Quốc ở các châu Ung Khâm
Liêm nhân dịp chủ động đem quân sang đánh Tống năm 1075, lời tâu xin vua Lý Nhân Tông cho đi
dẹp loạn Lý Giác năm 1103, và tiêu biểu nhất là bài thơ Nam Quốc Sơn Hà.
Nam Cao
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (1915-1951) thuộc thế hệ văn học
tiền chiến nhưng mất rất sớm trong những ngày đầu của cuộc kháng
chiến chống Pháp. Tác phẩm của ông quan trọng là của thời trước
chiến tranh với những khổ đau của dân quê và những hủ tục của một
thời mà con người nghèo nàn chỉ biết bám víu vào những hư vị hão
trong thôn đảng.
Giá trị con người được đề cao trong truyện của Nam Cao, nhất là
trong truyện ngắn nổi danh Chí Phèo mà trước đây ít người được biết.
Truyện ngắn Nam Cao có nghệ thuật trong kết cấu và ngôn từ .
Nhiều truyện của ông mang tính cách tâm lý đến bây giờ vẫn còn là
những khuôn thước tốt cho người muốn bước vào lãnh vực truyện
ngắn. Với Nam Cao, ta có thể nói như với Edgar Poe, truyện ngắn đã
thành hình và có quy luật riêng của nó .
Có những nhà văn mà tác phẩm càng đi vào thời gian càng có giá trị
Nam Cao ở vào trường hợp đó . Truyện của ông là những bộ nhớ ghi
lại một cách sống động những sinh hoạt đặc biệt của nông thôn Việt
Nam cách đây nửa thế kỷ . Ta yêu mến dân tộc ta . Ta tha thiết với những gì mà dân tộc ta đã trải
qua tất nhiên ta tha thiết và mến yêu những nét chấm phá trong truyện của Nam Cao . Ở đây có
đầy đủ hết, từ anh mõ nghèo nàn nhưng ai cũng sợ, đến những chức dịch luôn luôn ậm ọc nhưng chỉ
biết có những miếng đỉnh chung tại chốn đình chung, từ một anh tha phương cầu thực tấp vào sống
nhờ trong làng đến một người lính tập có dịp ra khỏi lũy tre làng xã nên đã mở mắt với đời ... đủ cả .
Có người nói Nam Cao nổi tiếng nhờ truyện Chí Phèo . Đúng, nhưng thiếu, Chí Phèo là tuyện đỉnh
văn chương của Nam Cao, và các truyện khác của ông cũng là những tác phẩm rất có giá trị trong
văn chương Việt.
Nguyễn Bính
Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh năm 1918 tại xã Đồng
Đội, Huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định (hiện nay đã được đổi lại là Hà Nam
Ninh); ông lấy bút hiệu Nguyễn Bính.
Theo tài liệu được Hội Nhà Văn ở Hà Nội công bố về tiểu sử của ông:
thuở nhỏ Nguyễn Bính không được đi học ở nhà truờng mà chỉ đuợc học
ở nhà với cha là ông đồ nho Nguyễn Đạo Bình và đồng thời cũng được
người cậu ruột là Bùi Trinh Khiêm dạy kèm. Ông mồ côi mẹ rất sớm, gia
đình túng quẫn, nên khi lên 10 tuổi đã phải theo anh ruột là Nguyễn
Mạnh Phác ra Hà Nội sinh sống. Thời gian này ông được người anh dạy
học ở nhà... Những năm đầu thập niên 40, Nguyễn Bính nhiều lần lưu
lạc vào Miền Nam. Lúc này ông đổi tên là Nguyễn Bính Thuyết. Năm 1
43, Nguyễn Bính lại đi vào Miền Nam lần thứ ba và đã gặp Đông Hồ,
Kiên Giang. Có lúc ông cư ngụ trong nhà Kiên Giang... Đó là thời ông
viết những bài Hành Phương Nam, Tặng Kiên Giang, Từ Độ Về Đây#...
"Từ độ về đây sống rất nghèo
Bạn bè chỉ có gió trăng theo
Những thằng bất nghiã xin đừng tới
Hãy để thềm ta xanh sắc rêu#."
(Từ Độ Về Đây - 1943)
Năm 1947, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp ở Miền Nam. Đến
Năm 1954, khi Hiệp định Genève chia đôi đất nước, Nguyễn Bính tập kết về Bắc năm 1955 và được
bố trí phục vụ trong Hội Nhà văn ở Hà Nội một thời gian.
Năm 1956, Ông được giao nhiệm vụ phụ trách tờ TRĂM HOA (nguyên văn trong tài liệu của Hội Nhà
văn);
Đến năm 1958, Nguyễn Bính chuyển về tỉnh nhà Nam Định và phục vụ trong Ty Văn Hoá Nam Định
cho đến ngày ông từ giã cõi đờị
Nguyễn Bính chết ngày 20-1-1966, những ngày cuối năm Ất Tị;
Suốt 30 năm sinh hoạt văn nghệ, nhà thơ đã sáng tác nhiều thể loại như làm thơ, viết kịch, truyện
thợ.. Ông sáng tác rất mạnh, viết rất đều và sống hết mình cho sự nghiệp thi cạ Ông đã xuất bản
được 20 tác phẩm đủ loại:
- Lỡ Bước Sang Ngang (Thơ 1940)
- Tâm Hồn Tôi (Thơ 1940)
- Hương Cố Nhân (Thơ 1941)
- Một Nghìn Cửa Sổ (Thơ 1941)
- Người Con Gái Ở Lầu Hoa (Thơ 1942)
- Mười Hai Bến Nước (Thơ 1942)
- Mây Tần (Thơ 1942)
- Bóng Giai Nhân (Kịch Thơ 1942)
- Truyện Tỳ Bà (Truyện Thơ 1942)
- Ông Lão Mài Gươm (Thơ 1947)
- Đồng Tháp Mười (Thơ 1955)
- Trả Ta Về (Thơ 1955)
- Gửi Người Vợ Miền Nam (Thơ 1955)
- Trong Bóng Cờ Bay (Truyện Thơ 1957)
- Nước Giếng Thơi (Thơ 1957)
- Tiếng Trống Đêm Xuân (Truyện Thơ 1958)
- Tình Nghĩa Đôi Ta (Thơ 1960)
- Cô Son (Chèo cổ 1961)
- Đêm Sao Sáng (Thơ 1962)
- Người Lái Đò Sông Vỵ (Chèo 1964)
Ngoài những tác phẩm kể trên, còn một số thơ rời viết trong năm 1964, 1965 và 1966 chưa kịp xuất
bản.
Nguyễn Công Trứ
Cụ Nguyễn Công Trứ (1778-1858), tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai,
biệt hiệu là Hi Văn, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà
Tĩnh, tư chất thông minh, tính người hào phóng. Cụ xuất thân
trong một gia đình khoa bảng. Cụ thân sinh là Nguyễn Tần, đỗ
Hương Cống đời nhà Lê .
Buổi thiếu thời, dù sống trong cảnh hàn vi, cụ luôn cố công trau dồi
kinh sử để mong thi đỗ ra làm quan giúp dân, giúp nước. Sau nhiều
lần thi hỏng, Cụ cuối cùng đậu Tú Tài năm 1813 và đậu Giải
Nguyên năm Gia Long thứ 18 (1819) và đến năm Minh Mệnh
nguyên niên 1820, bắt đầu ra làm quan, bấy giờ Cụ đã 42 tuổi . Cụ
trải thờ ba triều: Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức.
Từ chức hành tẩu Sử quán, thăng lên đến Binh bộ thượng thư lãnh
chức Tổng đốc (bởi vậy tục thường gọi là Cụ Thượng Trứ). Nhưng
hoạn lộ của Cụ lên voi xuống chó, chìm nổi nhiều phen: mấy lần bị
giáng chức, một lần bị cách tuột; kết cục lúc về hưu (Tự Đức
nguyên niên, 1848) chỉ còn lại hàm Thừa Thiên phủ doãn. Bấy giờ
Cụ đã 71 tuổi . Khi về hưu, lúc Cụ ở quê nhà , lúc Cụ ở chùa, lúc Cụ đến ở hai huyện Kim Sơn, Tiền
Hải là nơi Cụ đã có công khai thác, gác bỏ việc đời, ngao du sơn thủy, sinh hoạt trong cảnh an nhàn.
Cụ mất ngày 7 tháng 12 năm 1858 tại chính quán, thọ 81 tuổi, được phong tước Dinh Bình Hầu .
Cụ tuy làm quan văn, nhưng có tài thao lược, nên Cụ từng đi đánh giặc nhiều phen, giúp triều đình
nhà Nguyễn đàn áp nhiều cuộc khởi nghĩa lớn (Lê Duy Lương, Nông Văn Vân, Phan Bá Vành ...).
Nhưng cái công nghiệp to nhất của Cụ lúc làm Doanh Điền Sứ, giúp dân khai khẩn đất hoang (1828)
ở vùng bãi biển tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình để lập ra hai huyện Tiền Hải (nay thuộc Thái Bình)
và Kim Sơn (vẫn thuộc Ninh Bình).
Cụ có biệt tài về văn nôm. Văn Cụ làm đủ các lối, (chữ Hán (câu đối, sớ) cũng như chữ Nôm (thơ,
hát nói, phú, câu đối, ca trù ...), nhưng sở trường nhất là lối hát nói . Văn Cụ lỗi lạc khác thường;
không thiên về tình buồn như phần nhiều các thơ ca của ta; trái lại, Cụ thường khuyên người ta phải
gắng gổ làm tròn phận sự, lập nên công nghiệp và lúc nào cũng nên vui vẻ, dầu gặp cảnh nghèo khó
cũng vậy . Lời văn lại hào hùng và ngạo nghễ, biểu lộ một bản lĩnh vững chắc, một chí khí mạnh mẽ,
và thái độ cầu tiến, vươn lên, thật rõ là khẩu khí của một người suốt đời hăng hái làm việc cho đời,
tận tụy với chức vụ .
Tham khảo từ:
+ Nguyễn Công Trứ, Con Người và Sự Nghiệp, Chu Trọng Huyến.
+ Đại Nam Liệt Truyện, Quốc Sử Quán nhà Nguyễn.
+ Thi Ca Cổ Điển, Bảo Vân.
Nguyễn Đình Chiểu
Nhân dân Lục tỉnh quen gọi Nguyễn Đình Chiểu một cách thân mật là
Đồ Chiểụ
Đồ Chiểu sinh ngày 1/7/1822 tại làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh
Gia Định (thuộc thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Cụ Nguyễn Đình
Huy người Thừa Thiên, vào làm thư lại trong dinh Lê Văn Duyệt ở Gia
Định, lấy bà Trương Thị Thiệt người làng Tân Thới (gần Sài Gòn) sinh ra
Nguyễn Đình Chiểụ
Năm 1833, sau cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi, Nguyễn Đình Huy đưa
Nguyễn Đình Chiểu về gửi một người bạn ở Huế để ăn học. Khoảng
1840, Nguyễn Đình Chiểu trở về Nam và đến 1843 thi đỗ tú tàị Năm
1846, ông lại ra Huế để chuẩn bị thi tiếp. Nhưng năm 1849, sắp thi thì
được tin mẹ mất. Ông bỏ thi để về Nam chịu tang mẹ. Dọc đường vất
vả, lại thương mẹ khóc nhiều, ông bị đau nặng và mù cả hai mắt. Sau đó ông vừa dạy học, vừa bốc
thuốc, vừa làm thơ, sống giữa tình thương và lòng hâm mộ của bà con, cô bác. Hồi ông mới đậu tú
tài, có nhà phú hộ hứa gả con gái chọ Nay ông bị mù lòa, gia đình kia bội ước. Về sau, có người học
trò cảm nghĩa thầy đã gả em gái chọ
Năm 1859, Pháp đánh chiếm Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu bị mù, không trực tiếp cầm gươm giết
giặc được. Nhưng ông vẫn cùng với các lãnh tụ nghĩa quân như Trương Định, Đốc binh Là bàn mưu
định kế. Giặc đánh vào quê ông, ông lui về quê vợ. Pháp cướp ba tỉnh miền Đông, ông lánh về ở Ba
Trị Giặc chiếm hết cả Lục tỉnh, ông sức yếu lại bệnh tật, đành ở lại trong đấy giặc chiếm.
Biết ông là người có uy tín lớn, Pháp tìm mọi cách mua chuộc. Nhưng ông vẫn nêu cao khí tiết,
không chịu khuất phục.
Năm 1888, ông từ trần. Cánh đồng Ba Tri rợp khăn tang khóc thương Đồ Chiểụ
Trong một Đồ Chiểu có 3 con người đáng quý: một nhà giáo mẫu mực, đặt việc dạy người cao hơn
dạy chữ, một thầy lang lấy việc chăm lo sức khỏe cỷa nhân dân làm y đức, một nhà văn coi trọng
chức năng giáo huấn của văn học trên cơ sở sáng tạo nghệ thuật và là ngọn cờ tiêu biểu cho bền văn
học yêu nước chống Pháp.
SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG:
1.Nguyễn Đình Chiểu đã để lại nhiều tác phẩm văn học quý báụ Có ba tác phẩm dài: Lục Vân Tiên,
Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp. Có một số bài văn tế nổi tiếng như: Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc, Văn Tế Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh... và nhiều bài thơ Đường luật.
Văn chương của Đồ Chiểu không có loại thuần túy giải sầụ Văn chương của ông nhằm mục đích
chiến đấu, bảo vệ đạo đức của nhân dân và quyền lợi của Tổ quốc:
Học theo ngòi bút chí công,
Trong thơ cho ngụ tấm lòng Xuân Thụ
Hay:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đêm mấy thằng gian bút chẳng tà.
Đồ Chiểu còn viết:
Văn chương ai chẳng muốn nghe,
Phun châu nhả ngọc báu khoe tinh thần
nghĩa là văn chương vừa phải có ý đẹp, vừa phải có lời haỵ
2.Tác phẩm Lục Vân Tiên viết trước khi Pháp xâm lược, xứng đáng là khúc ca chiến thắng của những
người kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấụ Người đọc xưa nay yêu thích Lục Vân Tiên vì chàng là
người con rất mực hiếu thảo, người thanh niên có lý tưởng cao cả sẵn sàng quên hết mọi lợi ích riêng
tư, dũng cảm đánh cướp Phong Lai cứu dân, đánh gai(.c Ô Qua bảo vệ đất nước; yêu quý Kiều
Nghuyệt Nga vì nàng có tấm lòng chung thủy son sắt; yêu quý Hớn Minh vì Hớn Minh bất chấp
quyền uy, trừng trị thẳng tay hạng người ỷ thế làm càng; yêu quý ông Quán vì ông Quán biết yêu
ghét rạch ròi theo lợi ích của nhân dân:
Quán rằng: "Ghét việc tầm phào,
Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.
Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
Ghét đời U, Lệ đa đoan,
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần".
(Lục Vân Tiên)
Tác phẩm Lục Vân Tiên cũng là bản án kết tội những kẻ bất nhân, phi nghĩa: gia đình Võ Công lật
lọng đến tàn bạo, viên Thái sư hiểm ác, Trịnh Hâm phản trắn, Bùi Kiệm máu dệ..
3.Giặc đánh chiếm quê hương đất nước, thơ văn Đồ Chiểu chuyển từ đề tài đạo đức sang đề tài đánh
giặc cứu nước. Ngọn bút của ông càng hăng hái "chở đạo" và "đâm gian". Trong thơ văn, ông đã