Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THỰC TRẠNG CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ THEO NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1996

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 30 trang )

THỰC TRẠNG CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ THEO NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN
HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1996-2000
2.1. Những đặc điểm kinh tế - xã hội cơ bản của Thủ đô Hà nội khi
bước vào thời kỳ kế hoạch 5 năm 1996-2000 và những chủ trương
chính sách trong đầu tư của Thành phố.
2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội:
Năm năm 1991-1995 là thời kỳ mà kinh tế - xã hội Thủ đô đạt được
những thành tựu đầy ấn tượng. Hầu hết các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm đều
đạt và vượt mức đề ra. GDP tăng bình quân 12,52%/ năm, GDP bình quân đầu
người tăng gần 10% /năm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân
19,07%/ năm, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4,82%/ năm; tổng
mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tăng 4 lần; tổng kim ngạch xuất khẩu của địa
phương tăng bình quân 14,6%/ năm...
Trên cơ sở những thành quả đã đạt được của kế hoạch 5 năm và của cả
thời kỳ đổi mới bắt đầu từ năm 1986, Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà nội lần
thứ 12 đã đề ra phương hướng, mục tiêu cho kế hoạch 5 năm 1996-2000 như
sau :
Mục tiêu tổng quát của thời kỳ 1996-2000
1. Đẩy nhanh hơn nữa nhịp độ tăng trưởng kinh tế với cơ cấu kinh tế
phù hợp và hiệu quả kinh tế ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô và đất nước.
2. Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, tăng cường vai
trò quản lý của các cấp chính quyền đối với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần.
3. Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch,
cải tạo và xây dựng mới kết cấu hạ tầng, quản lý tốt đô thị, giữ gìn Thủ đô sạch
đẹp.
4. Cải thiện hơn nữa đời sống vật chất và văn hoá, môi trường sống của
nhân dân, tăng hộ giầu, giảm hẳn hộ nghèo, chăm lo đời sống các đối tượng
chính sách xã hội. Kiên trì cuộc đấu tranh có hiệu quả chống tham nhũng và


các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống trật tự kỷ cương, văn minh, thanh lịch,
gia đình văn hoá, xây dựng con người mới.
5. Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị. Nâng cao vai trò lãnh đạo của
Đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền, quyền làm chủ của nhân dân, đảm
bảo vững chắc an ninh - quốc phòng.
Trong đầu tư, đã xác định mục tiêu phát triển mạnh với 3 khâu đột phá
và trọng điểm đầu tư lớn: Xây dựng các khu công nghiệp tập trung, xây dựng
kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch và thương
mại.
Thực hiện những chủ trương và định hướng trên, 5 năm qua Thành phố
đã chủ trương:
- Đẩy mạnh công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển, tiếp tục thực
hiện chương trình số 13/CTr-TU của Thành uỷ.
- Chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
- Tập trung đầu tư cho các chương trình, dự án trọng tâm, trọng điểm;
kế hoạch 5 năm 1996-2000 xác định các khâu đột phá và trọng điểm đầu tư
gồm:
Tập trung đầu tư các khu công nghiệp tập trung; chú trọng các ngành công
nghiệp chủ lực như cơ khí, điện tử, dệt da may, công nghiệp thực phẩm, công
nghiệp xây dựng; xây dựng kết cấu hạ tầng ( giao thông, vận tải, cấp thoát
nước...); xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch; xây dựng một số siêu thị.
- Tăng cường xã hội hoá đầu tư phát triển ở một số lĩnh vực như y tế,
giáo dục, vệ sinh môi trường, xây dựng đường làng ngõ xóm... theo phương
châm nhà nước và nhân dân cùng làm.
- Kết hợp nhiều nguồn vốn đầu tư cho mỗi dự án và lồng ghép các dự án
đầu tư nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư từ nhiều nguồn.
- Ưu tiên tập trung vốn cho các công trình sớm hoàn thành đưa vào sử
dụng.
- Chú trọng thu hút mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển, cả vốn trong

nước và vốn đầu tư nước ngoài.
2.1.2. Các điều kiện tự nhiên-Xã hội tác động đến phát triển kinh tế
Thủ đô
2.1.2.1. Vị trí địa lý - chính trị: Thủ đô Hà nội nằm ở trung tâm đồng bằng
Bắc bộ. Với vị trí địa lý và địa thế tự nhiên của mình, Hà nội đã sớm có một vai
trò đặc biệt trong sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt nam. Nhiều
triều đại đã chọn các đế đô nằm bao quanh Hà nội trong vòng bán kính 20-30
km. Từ năm 1010 Hà nội đã được Lý Công Uẩn chọn làm Thủ đô của cả nước
Đảng và Nhà nước đã xác định:
Hà nội là Thủ đô của nước Cộng hoà XHCN Việt nam. NQ
15 của Bộ chính trị và Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội khẳng định: Thủ đô Hà nội
là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn
hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.
Nhờ vị trí là trung tâm của vùng Bắc bộ và là Thủ đô của cả nước, Hà
nội có khả năng to lớn để thu hút các nguồn lực của cả nước, của bên ngoài
cho sự phát triển của mình. Đồng thời sự phát triển của Hà nội có vai trò to lớn
thúc đẩy sự phát triển của cả vùng, cũng như cả nước.
2.1.2.2. Trình độ dân trí và lao động: Lực lượng lao động của Hà nội khá dồi
dào, số người trong độ tuổi lao động chiếm xấp xỉ 58-60 % dân số, trong đó số
người có khả năng lao động chiếm 76 % nguồn lao động.
Với đội ngũ hiện có trên 14000 cán bộ trên đại học, 20,6 vạn người có
trình độ đại học và cao đẳng, 11 vạn người có trình độ trung cấp. Hà nội là địa
phương có chất lượng lao động khá nhất trong cả nước, có nhiều nghề tinh
sảo ở đỉnh cao của đất nước.Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 30% ( tỷ lệ chung
cả nước 9,77% ).
Hà nội hiện có 43 trường đại học, cao đẳng quốc lập và dân lập (chiếm
60% cả nước), 34 trường trung học chuyên nghiệp, 41 trường dậy nghề,112
viện nghiên cứu chuyên ngành ( 86% cả nước ). Đây là một lợi thế rất lớn của
Hà Nội so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Nếu có chính sách khai
thác và phối hợp tốt thì lực lượng cán bộ khoa học này sẽ có đóng góp to lớn

cho sự phát triển kinh tế của cả vùng và đất nước.
Hà nội là nơi tập trung các cơ quan ngoại giao đoàn, các đại sứ quán,
các tổ chức quốc tế. Đây là ưu thế để tăng thêm trí tuệ cho công tác tư vấn
trong việc hoạch định các chính sách phát triển. Tại Hà nội tập trung tất cả các
cơ quan đầu não, phần lớn các Viện nghiên cứu, các trường đại học với đông
đảo đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm.
2.1.2.3. Hạ tầng kỹ thuật: Hà nội là một đầu mối giao thông quan trọng, từ
Hà nội có thể đi mọi miền đất nước bằng một hệ thống giao thông thuận tiện.
Về hàng không Hà nội có sân bay Quốc tế Nội Bài (thuộc huyện Sóc sơn,
cách trung tâm Hà nội khoảng 40 km), sân bay Gia lâm và sân bay Bạch mai.
Hà nội còn là đầu mối giao thông đường sắt trong nước và đường sắt liên vận
quốc tế sang Trung quốc rồi đi Châu Âu... Đường bộ và đường thuỷ của Hà Nội
cũng rất thuận lợi cho giao lưu buôn bán giữa các tỉnh, các vùng, các nước và
giao lưu với quốc tế.
Cùng với hệ thống giao thông, so với các địa phương trong vùng thì Hà
Nội có hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống cấp điện phát triển nhất. Tổng số
máy điện thoại của Hà Nội hiện đạt khoảng 340.000 máy, mật độ đạt khoảng
15 máy/100 dân. Có 61 trung tâm chuyển mạch, 74 tổng đài thoả mãn liên lạc
trong nước và nước ngoài từ Hà Nội đi và nơi khác đến. Các dịch vụ nhắn tin,
điện thoại di động, truyền dữ liệu, internet, điện thoại dùng thẻ được phát
triển.
2.2. Thực trạng cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế của Hà Nội.
2.2.1.Thực trạng vốn đầu tư xã hội và cơ cấu nguồn vốn đầu tư của
Thủ đô giai đoạn 1996-2000
Trong 5 năm qua, vốn đầu tư xã hội của Hà nội đạt khoảng 66.358 tỷ
đồng. Trong đó vốn đầu tư trong nước là 39.008 tỷ đồng; vốn đầu tư nước
ngoài là 27.350 tỷ đồng.
Tốc độ tăng vốn đầu tư xã hội bình quân hàng năm đạt 0,68%/năm. So
với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của thời kỳ này là 10,6%/năm thì vốn
đầu tư xã hội của Hà nội tăng rất thấp.

Nguyên nhân của tình trạng vốn đầu tư của Hà nội tăng thấp so với
mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là do trong giai đoạn này vốn đầu
tư nước ngoài chiếm một tỉ lệ cao trong tổng vốn đầu tư có sự giảm sút mạnh
vào những năm cuối. Vốn đầu tư xã hội tăng thấp và rất không ổn định, nhất là
sự giảm sút mạnh của vốn đầu tư nước ngoài là một trong những nguyên
nhân quan trọng làm hạn chế tăng trưởng và phát triển kinh tế Thủ đô giai
đoạn 1996-2000, hạn chế sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Biểu 3: Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư xã hội của Hà Nội
thời kỳ kế hoạch 5 năm 1996-2000
Đơn vị: Tỉ đồng
STT Nguồn vốn 1996 1997 1998 1999 2000 BQ
96-2000
A. Tổng số vốn đầu tư xã hội 13020,9 15436,
2
13326 11198 13377 66358,1
I Đầu tư trong nước 6043,9 6612,2 6095 8450 11807 39008,1
1 Vốn đầu tư của nhà nước 1438,9 1827,2 1875 2173 2892 10206,1
A Vốn ngân sách 1199,8 1454,9 1461 1793 2442 8350,7
B Vốn tín dụng đầu tư NN 239,1 372,3 414 380 450 1855,4
2 Vốn doanh nghiệp NN đầu tư 2300 2325 1960 3286 4720 14591
3 Vốn ĐT của kinh tế ngoài NN 1990 2088 1860 2341 3465 11744
A Các doanh nghiệp ngoài nhà nước 1142 1235 960 1241 2315 6893
B Các hộ cá thể 758 853 900 1100 1150 4761
4 Vốn dân góp xây đường làng ngõ xóm 150 200 150 220 180 900
5 Vốn dân tự xây nhà 165 172 250 400 550 1537
II Vốn đầu tư nước ngoài 6977 8824 7231 2748 1570 27350
1 Vốn FDI 6655 8544 6786 2328 1120 25433
2 Vốn ODA 302 240 445 420 450 1857
B. Tốc độ tăng trưởng vốn hàng

năm(%)
18,55 -13,67 -15,97 19,46 0,68
I Đầu tư trong nước 9,40 -7,82 38,64 39,73 18,22
1 Vốn đầu tư của nhà nước 26,99 2,62 15,89 33,09 19,07
a Vốn ngân sách 21,26 0,42 22,72 36,20 19,44
b Vốn tín dụng đầu tư Nhà Nước 55,71 11,20 -8,21 18,42 17,13
2 Vốn doanh nghiệp NN đầu tư 1,09 -15,70 67,65 43,64 19,69
3 Vốn ĐT của kinh tế ngoài NN 4,92 -10,92 25,86 48,01 14,87
4 Vốn dân góp xây đường làng ngõ xóm 33,33 -25,00 46,67 -18,18 4,66
5 Vốn dân tự xây nhà 4,24 45,35 60,00 37,50 35,12
II Vốn đầu tư nước ngoài 26,47 -18,05 -62,00 -42,87 -31,13
1 Vốn FDI 28,38 -20,58 -65,69 -51,89 -35,95
2 Vốn ODA -20,53 85,42 -5,62 7,14 10,48
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội và Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội.
Đồ thị 1: Tổng vốn đầu tư xã hội của Hà Nội giai đoạn 1996-2000
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
18000
1996 1997 1998 1999 2000
TØ ®ång
Tæng sè Vèn trong n­íc Vèn n­íc ngoµi
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội
Vốn đầu tư nước ngoài sau khi đạt đỉnh cao là 8824 tỷ đồng vào năm

1997 đã giảm mạnh và liên tục còn 7231 tỷ đồng năm 1998, còn 2748 tỷ đồng
năm 1999 và còn 1570 tỷ đồng năm 2000, làm cho cả giai đoạn 5 năm 1996-
2000 vốn đầu tư nước ngoài giảm bình quân 31,13%/năm.
Vốn nước ngoài giảm là do vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh
trong 3 năm 1998-2000. Năm 1998 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
giảm 20,58% so với năm 1997, năm 1999 giảm 65,69% so với năm 1998, năm
2000 giảm 42,87% so với năm 1999.Vốn viện trợ chính thức (ODA) tuy không
ổn định, song vẫn duy trì tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn là 10,48%/năm.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng giảm mạnh vốn đầu tư nước ngoài
có nhiều, song theo tôi ảnh hưởng mạnh nhất và trực tiếp nhất là do:
Thứ nhất, sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực
làm cho nền kinh tế của chính các nước trong khu vực gặp nhiều khó
khăn,chính phủ một số nước đã thi hành chính sách hạn chế đầu tư ra nước
ngoài để tập trung vốn cho phát triển kinh tế trong nước; một số nhà đầu tư
nước ngoài do khó khăn của nền kinh tế trong nước đã không còn đủ khả năng
thực hiện đúng tiến độ các dự án đầu tư đã được cấp phép và không mở rộng
được hoạt động đầu tư.
Thứ hai, do cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng
gay gắt giữa các nước, giữa các địa phương trong nước đã làm cho Hà Nội
ngày càng mất dần thế mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài so với giai đoạn
đầu ( do môi trường đầu tư nước ngoài của các nước được cải thiện nhanh
hơn, nhất là các thủ tục hành chính được đơn giản hoá; do cơ sở hạ tầng: giao
thông, điện, thông tin liên lạc... của các địa phương đã được nâng lên đạt mức
khá cùng với giá thuê đất thấp hơn đã hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài).
Thứ ba, việc chậm giải ngân các dự án ODA so với hiệp định chủ yếu do
những khó khăn về giải phóng mặt bằng đã hạn chế nhiều đến việc huy động
nguồn vốn này cho đầu tư phát triển của Thủ đô trên cả hai phương diện là
thực hiện các dự án đã ký kết và kêu gọi những dự án mới.
th 2: Vn u t nc ngoi vo H ni giai on 1996-
2000

Ngun: Cc Thng kờ H Ni
Ngc li vi u t nc ngoi, 5 nm qua vn u t trong nc ca
H Ni tng mnh t 6.043,9 t ng nm 1996 lờn 11.807 t ng nm 2000,
t tc tng bỡnh quõn 18,22%/nm.
Trong ú, tng cao nht l vn dõn t xõy nh bỡnh quõn tng
35,12%/nm, tip theo l vn u t ca doanh nghip nh nc vi mc
tng bỡnh quõn 19,69%/nm, vn u t ca nh nc cng c tng mnh
vi mc tng bỡnh quõn 19,07%/nm, vn ca khu vc doanh nghip ngoi
nh nc tng bỡnh quõn 14,87%/nm.
th 3: Vn u t trong nc ca H Ni giai on 1996-2000
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
1996 1997 1998 1999 2000
Tỉ đồng
Tổng số Vốn đầu tư của nhà nước
Vốn doanh nghiệp NN đầu tư Vốn ĐT của kinh tế ngoài NN
Vốn khác
0
2000
4000
6000
8000
10000
1996 1997 1998 1999 2000

Tỷ đồng
Vốn nước ngoài Vốn FDI Vốn ODA
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội
Tỷ trọng vốn đầu tư xã hội của Hà nội so với GDP giảm liên tục từ
75,3% năm 1996 xuống còn 45,2% năm năm 2000 song vẫn chiếm một tỷ lệ
cao. Nếu so với Thành phố Hồ Chí Minh thì trong giai đoạn 1996-1999, tỷ lệ
đầu tư/GDP của Hà nội thường cao hơn từ 1,5-1,9 lần; còn nếu so với cả nước
thì tỷ lệ này thường cao hơn khoảng hơn 2 lần.
Biểu 4: Tỷ lệ đầu tư phát triển /GDP của Hà Nội so với
Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước
Đơn vị: %
1996 199
7
1998 199
9
200
0
BQ96-2000
Cả nước 27,9 30,9 26,9 26 28 27,9
Thành phố HCM 39,5 41,6 37,7 26,9
Hà Nội 75,3 75,2 55,3 41,4 45,2 56,0
Hà Nội/Cả Nước 2,7 2,4 2,1 1,6 1,6 2,0
Hà Nội/Thành phố HCM 1,9 1,8 1,5 1,5
Nguồn: Cục Thống kê Hà nội, Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục
Thống kê và Bộ kế hoạch và đầu tư.
Biểu 5: Tỉ lệ đầu tư / GDP ở một số nước
Đơn vị: %
Nước 1960-
1969
1970-1979 1980-1989 1990-1996

Trung Quốc
Hồng Kông
Indonesia
Ấn Độ
Nhật Bản
Hàn Quốc
Malaysia
Singapore
Đài Loan
Thái Lan
Mỹ
Anh
Đức
35
18
16
35
18
15
23
25
22
21
19
26
35
24
19
18
34

28
23
41
29
25
20
20
23
34
28
27
22
30
30
30
42
24
28
20
17
20
39
30
32
24
30
37
38
35
24

41
17
16
22
Nguồn: IMF, 1998, Hiệu quả đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh (2000)
Đáng chú ý là tỷ trọng vốn đầu tư trong nước so với GDP của Hà Nội đã
tăng từ 35% năm 1996 lên 39,9% vào năm 2000, góp phần quan trọng khắc
phục những khó khăn do đầu tư nước ngoài giảm, chặn đà giảm sút tăng
trưởng kinh tế Thủ đô. Tuy nhiên, bình quân 5 năm qua tỷ trọng vốn đầu tư
trong nước của Hà Nội so với GDP chỉ đạt 32,9%, thấp hơn năm 1996 tới 2,1%.
Điều này cho thấy, tiềm năng vốn của Thành phố còn nhiều chưa được huy
động tối ưu cho đầu tư phát triển trong những năm qua.
Biểu 6: Tỷ trọng vốn đầu tư xã hội và vốn đầu tư trong nước so với
GDP
của Hà Nội giai đoạn 1996 -2000
Đơn vị:%
STT Nguồn vốn 199
6
1997 199
8
199
9
200
0
BQ 96-2000
Tổng đầu tư xã hội/GDP 75,3 75,2 55,3 41,4 45,2 56,0
Đầu tư trong nước/GDP 35,0 32,2 25,3 31,3 39,9 32,9
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội
Nhân tố quan trọng thúc đẩy đầu tư trong nước tăng nhanh là nhờ cơ
chế quản lý mới, các thành phần kinh tế đã có thêm cơ hội, điều kiện vừa hợp

tác, vừa cạnh tranh cùng đầu tư phát triển. Khu vực Nhà nước được sắp xếp
lại, kinh tế gia đình, cá thể, tiểu thủ công nghiệp không còn chịu sức ép về luật
lệ và tâm lý e ngại như trước đây đã từng bước phát triển và tạo ra nhiều sản
phẩm cho xã hội.
Thành phần kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản Nhà nước đã hình
thành và phát triển. Các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần
được khuyến khích phát triển.
Đầu tư trong nước tăng nhanh còn do Nhà Nước đã tăng cường động
viên tài chính nhằm đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Vốn đầu tư của
Nhà nước ( bao gồm vốn ngân sách đầu tư và vốn tín dụng nhà nước) đã tăng
từ 1438,9 tỷ đồng năm 1996 tăng lên 2892 tỷ đồng năm 2000.
Cùng với sự tăng lên của vốn đầu tư, cơ cấu đầu tư cũng có sự thay đổi
theo hướng ngày càng đa dạng, vốn đầu tư trong nước ngày càng chiếm tỷ
trọng lớn và giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế Thủ đô. Vốn đầu tư
nước ngoài từ 53,58% năm 1996 đã giảm xuống chỉ còn 11,74% năm 2000
( giảm tới 41,84% sau 4 năm).
Vốn trong nước tăng mạnh cả về số tuyệt đối và số tương đối, số tuyệt
đối tăng từ 6.043,9 tỷ đồng năm 1996 lên 11.807 tỷ đồng năm 2000, tỷ trọng
trong tổng vốn đầu tư xã hội từ 46,42% năm 1996 tăng lên 88,26% năm 2000.
Trong đó đáng chú ý là sự tăng lên nhanh của nguồn vốn nhà nước, từ
11,05% năm 1996 tăng lên 21,62% năm 2000, chủ yếu do vốn đầu tư từ ngân
sách nhà nước tăng từ 9,23% lên 18,26%; cùng với vốn đầu tư của nhà nước,
vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước cũng tăng mạnh ( vốn do doanh
nghiệp nhà nước đầu tư từ 17,66% năm 1996 tăng lên 35,28% năm 2000, vốn
do các doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng từ 15,28% lên 25,9%). Sự giảm sút
của vốn đầu tư nước ngoài là do giảm sút mạnh vốn đầu tư trực tiếp ( FDI)
trong các năm 1999 và 2000, nguồn vốn này từ chỗ chiếm trên 50% vốn đầu tư
xã hội trong các năm 1996-1998 đã giảm mạnh xuống còn 20,91% năm 1999
và xuống 8,37% năm 2000.
Biểu 7 Cơ cấu vốn đầu tư xã hội phân theo nguồn của Hà Nội

thời kỳ 1996-2000
Đơn vị %
Nguồn 1996 1997 1998 1999 2000 BQ
96-
2000
Tổng số 100,0
0
100,0
0
100,0
0
100,0
0
100,0
0
100,0
0
I Đầu tư trong nước 46,42 42,84 45,74 75,46 88,26 58,78
1 Vốn đầu tư của nhà nước 11,05 11,84 14,07 19,41 21,62 15,38
a Vốn ngân sách 9,21 9,43 10,96 16,01 18,26 12,58
b Vốn tín dụng đầu tư NN 1,84 2,41 3,11 3,39 3,36 2,80
2 Vốn doanh nghiệp NN đầu tư 17,66 15,06 14,71 29,34 35,28 21,99
3 Vốn ĐT của kinh tế ngoài NN 15,28 13,53 13,96 20,91 25,90 17,70
4 Vốn dân góp xây đường làng ngõ xóm 1,15 1,30 1,13 1,96 1,35 1,36
5 Vốn dân tự xây nhà 1,27 1,11 1,88 3,57 4,11 2,32
II Vốn đầu tư nước ngoài 53,58 57,16 54,26 24,54 11,74 41,22
1 Vốn FDI 51,11 55,35 50,92 20,79 8,37 38,33
2 Vốn ODA 2,32 1,55 3,34 3,75 3,36 2,80
Nguồn: Cục Thống kê và Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
Sự biến đổi cơ cấu vốn đầu tư từ chỗ tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài chiếm

phần hơn ( trên 50%) sang chỗ tỷ lệ vốn đầu tư trong nước chiếm phần chủ
yếu (năm 2000 vốn trong nước chiếm 88,26%) và tăng với tốc độ cao trong
những năm gần đây vừa thể hiện xu thế coi trọng phát huy nội lực, vừa cho
thấy nền kinh tế Thủ đô đã phát triển với một thế và lực mới.
Nếu môi trường đầu tư được cải thiện, trong những năm tới chúng ta có
thể huy động được một lượng vốn nhiều hơn cho đầu tư phát triển của Thủ đô,
trong đó nguồn vốn trong nước sẽ đóng vai trò quyết định, vốn nước ngoài có
vai trò quan trọng. Xu thế tăng nhanh vốn đầu tư của tất cả các thành phần,
các khu vực kinh tế trong nước, nhất là tăng cao trong năm 2000 cho thấy chủ
trương phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Thủ đô nói riêng và Việt nam nói
chung trong thời kỳ đổi mới ngày càng được sự quan tâm của Nhà nước và sự
hưởng ứng của nhân dân, nhất là giới doanh nhân.
Mặc dù vậy, nếu không xét ảnh hưởng sự giảm sút của đầu tư nước
ngoài làm cho cơ cấu vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước tăng
lên thì trong 5 năm qua, tỉ lệ vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước ngày
càng tăng, kinh tế ngoài nhà nước ngày càng giảm. Điều đó cho thấy chủ
trương khơi dậy mạnh các tiềm năng vốn trong dân, đẩy mạnh xã hội hoá các
hoạt động đầu tư chưa được thực hiện tốt. Tỉ lệ vốn đầu tư Nhà nước ( vốn
ngân sách và vốn tín dụng đầu tư ) đã tăng từ 23,81% lên 24,46%; vốn doanh
nghiệp nhà nước tự đầu tư tăng từ 38,05% lên 39,98%; vốn của kinh tế ngoài
nhà nước( các doanh nghiệp ngoài nhà nước và vốn của các hộ cá thể) giảm từ
32,93% xuống còn 29,35%; vốn của dân đóng góp xây dựng đường làng ngõ
xóm giảm từ 2,48% xuống còn 1,52%.
Biểu 8 Cơ cấu vốn đầu tư trong nước của các thành phần kinh tế
Đơn vị: %
1996 1997 1998 1999 2000 BQ 96-
2000
Tổng đầu tư trong nước 100,00 100,00 100,00 100,00 100,0
0
100,00

1 Vốn đầu tư của nhà nước 23,81 27,63 30,76 25,72 24,49 26,16
a Vốn ngân sách 19,85 22,00 23,97 21,22 20,68 21,41
b Vốn tín dụng đầu tư NN 3,96 5,63 6,79 4,50 3,81 4,76
2 Vốn doanh nghiệp NN đầu tư 38,05 35,16 32,16 38,89 39,98 37,41
3 Vốn ĐT của kinh tế ngoài NN 32,93 31,58 30,52 27,70 29,35 30,11
a Các doanh nghiệp ngoài nhà nước 18,90 18,68 15,75 14,69 19,61 17,67
b Các hộ cá thể 12,54 12,90 14,77 13,02 9,74 12,21
4 Vốn dân góp xây đường làng ngõ xóm 2,48 3,02 2,46 2,60 1,52 2,31
5 Vốn dân tự xây nhà 2,73 2,60 4,10 4,73 4,66 3,94
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội
2.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà nội giai đoạn 1996
-2000

×