Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỈNH SƠN LA TRONG THỜI GIAN TỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.71 KB, 16 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỈNH SƠN LA TRONG THỜI
GIAN TỚI
I.PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Hiện nay, hình thức kinh tế trang trại đang tăng nhanh về số lượng với
nhiều thành phần kinh tế tham gia, nhưng chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình
nông dân và một tỷ lệ đáng kể của hộ gia đình cán bộ, công nhân viên chức chưa
nghỉ hưu và đã nghỉ hưu. Hầu hết hết các trang trại có quy mô dưới mức hạn
điền với nguồn gốc đa dạng, sử dụng lao động gia đình là chủ yếu: một số trang
trại có thuê lao động thường xuyên và lao động thời vụ, tiền công lao động được
thỏa thuận giữa hai bên. Hầu hết vốn đầu tư của các trang trại là vốn tự có và
vốn vay, vốn vay của các tổ chức tín dụng chiếm tỷ lệ thấp.Phần lớn trang trại
phát huy được lợi thế của vùng dựa trên cơ sở kinh doanh tổng hợp, lấy ngắn
nuôi dài.
Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thâm nguồn vốn
nhàn dỗi trong dân, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đất hoang hoá,
nhất là ở các vùng miền núi, trung du, ven biển; tao thêm việc làm cho lao động
nông thôn, góp phần tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo; tăng thêm nông sản
hàng hoá cho xã hội. Một số trang trại đã góp phần sản xuất và cung ứng giống
tốt, làm dịch vụ kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng.
Tuy nhiên quá trình phát triển kinh tế trang trại trên bình diện toàn quốc
nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết kịp
thời:
-Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương kề phát triển kinh tế
trang trại, song còn nhiều vấn đề mà chính sách cần giải quyêt và làm rõ như:
Vấn đề giao đất, vấn đề thuê mướn, sử dụng lao động; vấn đề cán bộ, Đảng
viên làm kinh tế trang trại, vấn đề hoạt động và thuế của trang trại... Những
vấn đề đó chậm được giải quyết đã phần nào hạn chế khả năng khai thác
nguồn lực phong phú ở nhiều vùng trong toàn tỉnh.
-Hiện còn khoảng 30% trang trại chưa được giao đất, thuê đất ổn định lâu
dài nên chủ trang trại chưa thực sự yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh.


-Hầu hết các địa phương có trang trại phát triển chưa làm tốt công tác quy
hoạch sản xuất, thuỷ lợi, giao thông, điện nước sinh hoạt,thông tin liên lạc...
-Phần lớn chủ trang trại còn thiếu hiểu biết về thị trường, khoa học kỹ
thuật và quản lý, thiếu vốn sản xuất để đầu tư phát triển lâu dài, các chủ trang
trại thường lúng túng và chịu thua thiệt khi giá nông sản xuống thấp.
Từ những yêu cầu trên thì việc tìm ra một hướng đi đúng đắn cho kinh tế
trang trại phát triển là một đòi hỏi cấp bách cần được giải quyết kịp thời.
1.Phương hướng chung phát triển kinh tế trang trại nông nghiệp nước
ta.
Phương hướng phát triển kinh tế trang trại nước ta là thúc đẩy sự hình
thành và phát triển các trang trai gia đình nhất là ở các tỉnh trung du, miền núi
và ven biển. Đa dạng hoá các loại hình kinh tế trang trại về quy mô, cơ cấu kinh
doanh về sở hữu, sử dụng các yếu tố sản xuất và phương thức quản lý.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn hình thành và phát triển các trang trại trong
thời gian qua, ngáy 02 tháng 02 năm 2000 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết
số 03/NQ-CP về kinh tế trang trại. Đây là một văn bản mang tính định hướng
mới,kịp thời và phù hợp nhất với sự phát triển kinh tế trang trại hiện nay. Để
kinh tế trang trại tiếp tục phát triển cần theo các định hướng sau:
*Nhà nước khuyến khích phát triển và bảo hộ kinh tế trang trại. Các hộ gia
đình, cá nhân đầu tư phát triển kinhtế trang trại được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài theo pháp
luật để sản xuất kinh doanh.
*Nhà nước đặc biệt khuyến khích việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu
quả đất trống đồi núi trọc ở trung du, miền núi, biên giới, hải đảo, tận dụng
khai thác các loại đất hoang hoá, ao hồ đầm, bãi bồi ven sông, ven biển, mặt
nước, eo vịnh, đầm phá để sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp theo hướng chuyên
canh với tỷ suất hàng hoá cao. Đối với vùng đất hẹp, người đông khuyến khích
phát triển kinh tế trang trại sử dụng ít đất, nhiều lao động, thâm canh cao gắn
với chế biến và thương mại dịch vụ, làm ra nông sản có giá trị kinh tế lớn. Ưu
tiên giao đất, cho thuê đất đối với những hộ nông dân có vốn, kinh nghiệm sản

xuất, quản lý, có yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp mà có nguyện
vọng tạo dựng cơ nghiệp lâu dài trong nghiệp.
*Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát huy kinh tế tự chủ của hộ
nông dân, phát triển trang trại đi đôi với chuyển đổi hợp tác xã cũ, mở rộng
các hình thức kinh tế hợp tác, liên kết sản suất kinh doanh giữa các hộ nông
dân, các trang trại, các nông lâm trường quốc doanh, doanh nghiệp Nhà nước
và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác để tạo động lực và sức
mạnh tổng hợp cho nông nghiệp nông thôn phát triển.
*Nhà nước hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm,
xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho các trang trại phát triển bền vững.
*Nhà nước tăng cường công tác quản ý để các trang trại phát triển lành
mạnh, có hiệu quả.
2.Phương hướng phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Sơn La.
Kinh tế trang trại đã mở ra một con đường phát triển mới cho kinh tế nông
nghiệp – nông thôn Sơn La. Việc phát triển kinh tế trang trại trong những năm
qua đã đem lại những hiệu quả kinh tế- xã hội rõ rệt. Để kinh tế trang trại tiếp
tục phát triển và phát huy tốt sức mạnh của nó trong thời gian tới thì việc phát
triển kinh tế trang trại của tỉnh cần thực hiện theo những định hướng sau:
*Tỉnh khuyến khích và bảo hộ kinh tế trang trại phát triển, khuyến khích
mọi thành phần kinh tế, khuyến khích mọi dân tộc trên địa bàn tỉnh tham gia
phát triển kinh tế trang trại.
*Thực hiện rà soát lại quy hoạch đất đai theo từng vùng để đảm bảo sự
phát triển trang trại theo đungs định hướng, đồng thời phù hợp với điều kiện
thực tế của từng vùng, khắc phục tình trạng phát triển các trang trại quá phân
tán và ở xa khu trung tâm huyện thị, xây dựng các khu trang trại theo từng
chủng loại cây con, tập trung để đảm bảo khả năng quy hoạch kết cấu hạ tầng,
từng bước hình thành khu kinh tế mới tập trung, góp phần từng bước hình
thành khu kinh tế mới tập chung, góp phần từng bước xây dựng nông thôn
mới. Trước mát thực hiện quy hoạch theo 3 vùng sau:
-Đối với vùng cao, vùng sâu, vùng xa giao thông, đi lại khó khăn thì nên tập

trung chăn nuôi đại gai súc kết hợp với kiêm thịt sữa, phát triển trang trại cây
dược liệu, xây dựng phòng hộ và bảo tồn thiên nhiên.
-Đối với vùng lòng hồ sông Đà nên tập trung phát triển trang trại cá lồng,
cây ăn quả, nuôi ong, trồng rừng phòng hộ, rừng nguyên liệu giấy sợi.
-Đối với vùnh quốc lộ 6 nên phát triển trang trại trồng cây công nghiệp, cây
ăn quả,rừng kinh tế (nguyên liệu ván, sợi, tre ép... ), chăn nuôi. đông thời đảm
bảo tính chuyên canh của trang trại.
*Đẩy mạnh công tác khuyến nông nhằm đưa khoa học kỹ thuật mới vào
các trang trại một cách nhanh chóng và có hiệu quả cao.
*Đẩy mạnh hơn nữa các trang tráỉan xuất kinh doanh hai loại cây công
nghiệp xuất khẩu chủ lực là chè và cà phê. Đối với cà phê khẳng định giống chủ
lực là catimo và tránh trồng ở các vùng có sương muối.
*Tổ chức mạng lưới công nghiệp chế biến nông lâm sản tốt hơn nữa: Chú
trọng quy mô vừa và nhỏ cùng với cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới khi có
vùng nguyên liệu, sử dụng công nghệ thiết bị tiên tiến kết hợp với tổ chức dịch
vụ chế biến và sơ chế sản phẩm các trang trại sản xuất ra theo hướng sơ chế
tại chỗ, tập trung chế biến tại công ty kinh doanh sau khi thu gom sản phẩm dẫ
sơ chế từ các trang trại.
*Tập trung đầu tư phát triển các loại hình trang trại vừa và nhỏ đang phát
huy hiệu quả, đồng thời chú trọng phát triển các trang trại lớn.
II.CÁC GIẢI PHÁP TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở
TỈNH SƠN LA TRONG THỜI GIAN TỚI
1.Giải pháp về đất đai.
Trong sản xuất nông nghiệp thì đất đai là yếu tố quan trọng nhất không
thể thay thế, không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp. Để giải quyết
tốt các vướng mắc, những bất cập như hiện nay trong quan hệ ruộng đất
nhằm đưa lại sự tự chủ, tự quyết và chủ động trong sản xuất kinh doanh của
các trang trại thì tronh chính sách giao đất, giao rừng cần thực hiện theo
những nội dung sau:
*Hộ nông dân có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để phát triển kinh tế

trang trại được tỉnh giao đất hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất theo Nghi định 85/1999/NĐ-CP vàNĐ163/1999/NĐ-CP. Hộ
gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản tại
địa phương có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để mở rộng sản xuất thì ngoài
phần đất đã được giao trong hạn mức của tỉnh còn được UBND xã cho thuê
đất để phát triển trang trại.
Hộ gia đình phi nông nghiệp có nguyện vọng và khả năng tạo dựng cơ
nghiệp lâu dài từ sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản được
UBND xã cho thuê đất. Diện tích đất được giao, được thuê phụ thuộc vào quỹ
đất của địa phương và khả năng sản xuất kinh doanh của chủ trang trại.
*Hộ gia đình, cá nhân được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất,thuê
đất hoặc thuê lại quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đìn, cá nhân khác
để phát taiển trang trại theo quy định của Pháp luật. Người nhậnchuyển
nhượng hoặc cho thuê quyền sử dụng đất hợp pháp có các quyền và nghĩa vụ
theo quy định của Pháp luật về đất đai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân đã được giao hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất vượt quá mức sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 để
phát triển trang trại thì được tiếp tục sử dụng và chuyển sang thuê phần diện
tích đất vượt mức theo qui định của Pháp luật về đất đai và được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nhưng chưa được giao, chưa được thuê,
hoặc đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp giấy
chứng nhận trước ngày ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang
trại ngày 02 tháng 02 năm 2000, nếu không có tranh chấp, sử dụng đất đúng
mục đích thì được xem xét để giao hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
*Sở Địa chính cần khẩn chương hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất để các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.
2.Giải pháp về lao động

Theo điều tra, hầu hết số lao động tham gia trong các trang trại chỉ có
trình độ văn hoá đến cấp phổ thông cơ sở, đa số các chủ trang trại không có
trình độ chuyên môn kỹ thuật, họ sản xuất dựa vào kinh nghiệm là chính, điều
này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại. Do đó
việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lựcvà việc sử dụng nguồn lực là một
vấn đề quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại. Để làm
tốt điều này cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
*Nâng cao trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật cho
người lao động, trước hết là các chủ trang trại.Mở các lớp đào tạo và tập huấn
kỹ thuật canh tác, kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh... cho lao động của
trang trại, hộ nông dân ngay tại địa phương thông qua tổ chức khuyến nông,
lâm.

×