Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

phương hướng mục tiêu và giải pháp phát triển công nghiệp nông thôn dến năm 2002

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.03 KB, 24 trang )

phương hướng mục tiêu và giải pháp phát triển công nghiệp
nông thôn dến năm 2002
I-/ QUAN DIỂM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN.
Để phát triển công nghiệp nông thôn tương xứng với tiềm năng góp phần
vào thực hiện mục tiêu CNHHDH nông nghiệp, nông thôn như nghị quyết Đại
hội VIII đề ra, cần quán triệt các quan điêm sau:
- Phát triển công nghiệp nông thôn phải được coi là một nội dung quan
trọn để phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất ở nông
thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước.
-Khuyến khích sự liên kết của các hộ trong các giai đoạn của quá trình sản
xuất có chính sách ưu đãi đối với các hình thức hợp tác cổ phần, xí nghiệp cổ
phần để khắc phục tình trạng sản xuất mạnh mẽ, thiếu vốn, quy mô nhỏ là chủ
yếu trong các cơ sở công nghiệp nông thôn hiện nay.
- Phát triển công nghiệp nông thôn là sự nghiệp của chính bản thân nông
thôn, có sự hỗ trợ, hiệp tác và trực tiếp tham gia của các doanh nghiệp ở đô thị
và các khu công nghiệp nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình này
nhưng không thể làm thay các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh. Người
trực tiếp thực hiện sự phát triển công nghiệp nông thôn là các nhà kinh doanh
và dân cư nông thôn. Bởi vậy các chính sách cần hướng vào lực lượng này.
-Phát triển công nghiệp nông thôn là quá trình đông. Bởi vậy việc phát
triển công nghiệp nông thôn cần theo những phương án thích hợp cho từng
giai đoạn, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội từng địa phương. Các tác
động lịch sử cần được xem xét và phân tích toàn diện. Đồng thời, các chính
sách kích thích cần dược nghiên cứu và thay dổi kịp thời khi môi trường có sự
thay đổi.
- Cũng như nền kinh tế nói chung, công nghiệp nông thôn hoạt dộng theo
cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trò diều tiết thông qua các qui hoach và
chính sách nhằm hướng định công nghiệp nông thôn tránh sự cạnh tranh thái
quá, nhưng không can thiệp trực tiếp vào sản xuất kinh doanh và gò ép vói các
dơn vị sản xuất cũng như với từng vùng.
- Công nghiệp nông thôn phát triển khônh chỉ vì mục đích tự thân mà


chính vì mục tiêu kinh tế chính trị xã hội, vì lợi ích của các chủ thể có liên quan.
Bởi vậy phải xác định được rõ và cụ thể các mục tiêu phát triển, cá lợi ích mà
nó đáp ứngcũng như mức độ đáp ứng các lợi ích đó.
- Việc phát triển lợ ích nông thôn không thể đặt biệt lập, tách rời khỏi sự
phát triển của công nghiệp ở các đô thị. Bởi vậy cần tìm các hình thức và biện
pháp tạo sự kết hợp liên kết giữa các đơn vị công nghiệp nông thôn với các cơ
sở công nghiệp đô thị. Sự kết hợp này phải được tổ chức và thực hiện trên cơ
sở các qui hoach phát triển công nghiệp. các qui hoach phát triển kinh tế xã hội
của các địa phương và các ngành.
- Phát triển ngành nghề công nghiệp nông thôn phải gấn chặt với sản
xuất nông nghiệp. đay là hai ngành kinh tế mà trong quá trình phát triển có
mối quan hẹ chặt chẽ về lao động,nguyên liệu, thị trường về môi trường... Giải
quyết tốt mối quan hệ mang tính chất bổ trợ và cạnh tranh, đó sẽ làm cho nền
kinh tế xã hội ở nông thôn phát triển bền vững, quan hệ sản xuất được tăng
cường, đời sống nhân dân ở nông thôn đươc sung túc.
- Phát triển CN nông thôn đặt trong mối liên kết chặt chẽ với công nghiệp
đô thị và thị trường trong nước và ngoài nướcKết hợp hài hòa nhiều quy mô,
nhiều loại hình tổ chức và sở hữu(Hộ, doanh nghiệp kế doanh, tập thể, tư
nhân ), lựa chọn công nghệ thiết bị thích hơp, kết hợp công nghệ hiện đại với
công nghệ truyền thống, thiết bị tiên tiến với thủ công, cơ khí nhỏ với trong
nhiều loại hình công nghiệp.
- Phát triển CN và dịch vụ nông thôn là động lực xóa đói giảm nghèo, tạo
viêc làm tăng thu nhập, tăng sức mua của người nông thôn, hình thành các
cụm CNH,HĐH nông thôn, tranh thủ vươt khả năng đầu tư của mọi thành phần
kinh tế, của mọi nguồn vốn trong và ngoài nước dể tham quan phát triển
ngành nghề nông thôn
-Phát triển các ngành công nghiệp nông thôn phải gắn với những đặc
điểm, điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng của
từng địa phương và không chỉ nhằm mục tiể duy nhất về kinh tế xã hội mà còn
lưu ý tới bảo vệ môi trường, bảo tồn và duy trì những di sản văn hoá truyền

thống của địa phương. Vì vậy phát triển công nghiệp nông thôn là sự nghiệp
của quần chúng, nó sẽ không phát triển tốt nếu thiếu sự hỗ trợ và quản lý của
nhà nước vì nếu nông thôn tự vận động thì quá trình công nghiệp hóa nông
thôn sẽ kéo dài và những hậu quả tiêu cực đối với môi trường sinh thái và ổn
định xã hội sẽ không lường trước được.
Ngoài các quan điểm trên, việc lựa chọn ngành công nghiệp phát triển ở
nông thôn được Đại hội VIII đưa ra các quan điểm ưu tiên sau:
- Gắn với vùng nguyên liệu tại nông thôn.
- Trực tiếp phục vụ nông nghiệp và nông thôn.
- Góp phần làm tăng giá trị nông lâm sản.
-Yêu cầu lao động nhiều và sử dụng nhiều lao động đơn giản đào tạo nghề
cho lao động không đòi hỏi dài.
- Mặt bằng sản xuất đòi hỏi nhiều, rộng lớn về diện tích và không gian .
- Việc giải quyết chất thải nếu đặt ở thành phố sẽ rất khó khăn và đòi hỏi
đầu tư lớn.
Việc phát triển công nghiệp ở nông thôn phải không xâm phạm những
vùng đất mầu mỡ có điều kiện thuận lợi về sản xuất nông nghiệp, đảm bảo gìn
giữ bảo tồn các di sản thiên nhiên, các công trình văn hoá, di tích lịch sử có giá
trị của dân tộc. Bảo vệ môi trường sinh thái giữ vững ổn định xã hội.
II-/ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
VIỆT NAM NĂM 2020
1-/ Phương hướng mục tiêu phát triển công nghiệp nông thôn
Trên cơ sở quy hoạch lại hệ thống các cơ sở sản xuất công nghiệp, phát
triển nhanh các cơ sở công nghiệp ở nông thôn, nhất là những ngành sử dụng
nguyên vật liệu tại nông thôn và sử dụng nhiều lao động để thực hiện mục tiêu
hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường. Hình thành các cụm công nghiệp dịch
vụ trên địa bàn nông thôn thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
lao động nông thôn, tạo điều kiện mở đường cho việc phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hoá và tăng nhanh kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá
hiện đại hoá góp phần xây dựng nông thôn văn minh và hiện đại thực hiện liên

minh công nông ngay trên địa bàn nông thôn.
Mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng công nghiệp nông thôn bình quân 9-
10%/năm nhằm chuyển dịch cơ cấu năm 2010 nông nghiệp: công nghiệp: dịch
vụ thành 50%: 25%: 25%.
Thu hút lao động hàng năm 400.000 lao động. Lao động dự kiến cho công
nghiệp nông thôn 2010 khoảng 5 triệu lao động, 2020 khoảng 7-8 triệu người
2-/ Phương hướng, mục tiêu phát triển một số ngành công nghiệp
nông thôn.
Để phát triển công nghiệp nông thôn tất yếu phải phát triển các bộ phận
cấu nên công nghiệp nông thôn tức là đề ra phương hướng, mục tiêu của công
nghiệp chế biến nông lâm sản, ngành tiểu thủ công nghiệp , ngành điện cơ khí,
ngành sản xuất vật liệu xây dựng.
2.1 Công nghiệp chế biến nông lâm sản.
a, Phương hướng
Đẩy mạnh việc hiện đại hoá nông nghiệp đưa năng suất chất lượng cây
trồng, vật nuôi lên cao và chất lượng ngang tầm thế giới và khu vực theo
hướng sản xuất hàng hoá, đảm bảo có nguyên liệu tốt phục vụ cho chế biến.
Phát triển mạnh công nghiệp chế biến nhỏ và vừa. Hình thành hệ thống chế
biến nông lâm sản kết hợp và phát huy các loại hình chế biến một cách có hiệu
quả.
Chỉ trong thị trường trong nước, đồng thời hướng ra xuất khẩu tận dụng
lợi thế so sánh đất nước nhất là lao động và tài nguyên nhiệt đới.
Khai thác mọi nguồn lực để phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản
trên cơ sở đảm bảo nguồn nguyên liệu với quy mô và công nghệ thích hợp, đáp
ứng yêu cầu của thị trường. Đâu tư phát triển vào ngành mũi nhọn tạo ra
những sản phẩm chủ lực có tính chất cạnh tranh để xuất khẩu và thay thế
nhập khẩu đồng thời đáp ứng yêu cầu trong nước. Thực hiện đa dạng hoá sản
phẩm và tổng hợp lợi dụng trong các xí nghiệp chế biến. Chú trọng phát triển
chế biến nhỏ ở vùng nông thôn, kết hợp và phát huy các loại hình chế biến một
cách có hiệu quả, hình thành các tổ chức kinh tế hợp tác một cách thiết thực và

hiệu quả, tạo ra các trung tâm công nghiệp, dịch vụ gắn mật thiết với nông
nghiệp, nông thôn.
b, Mục tiêu
Đảm bảo sơ chế bảo quản nông sản tốt, giảm mức độ tổn thất xuống mức
thấp nhất, giải quyết cơ bản việc làm khô các nông sản thu hoạch vào mùa
mưa bằng các biện pháp công nghiệp . Đưa tổng sản phẩm qua chế biến đạt
mức tối thiểu 70%, đáp ứng yêu cầu trong nước, thay thế cơ bản nông sản
nhập khẩu.
Nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu ngang tầm chất lượng trên thị
trường quốc tế, đạt kim ngạch xuất khẩu 4 tỷ USD vào năm 2010 và 13 tỷ 2020
BIỂU 39 - MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐƯỢC THỂ HIỆN Ở CÁC CHỈ TIÊU
Tốc độ tăng trưởng (%) 2005 2010 2020
Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp (tỷ đồng) 17 20 15
Giá trị sản lượng nông sản chế biến (tỷ đồng) 150.000 180.000 200.000
Tỷ trọng % giá trị sản lượng công nghiệp chế biến 99.000 120.000 175.000
So với tổng giá trị sản lượng nông nghiệp 55 60 70
Tỷ trọng giá trị gia tăng do chế biến (%) 39 460 51
Giá trị xuất khẩu ($) 6 9 13
Thu hút lao động 160.000 180.000 300.000
Đối với các loại sản phẩm công nghiệp nông thôn, mục tiêu phát triển
thóc gạo vẫn đặt ra một giá trị cao 3200 nghìn tất năm 2010, cùng với thóc
gạo ngành rau quả và ván nhân tạo cũng được chú trọng phát triển, ván nhân
tạo đạt chỉ tiêu 1 tỷ tấn năm 2010, còn chế biến rau quả đạt 3200 nghìn tấn.
BIỂU 40 - HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ BIẾN NÔNG LÂM SẢN.
Ngành 2005 2010
1. Cao su 300 350 - 380
2. Chè búp khô 125 170
Chế biến công nghiệp 90 130
3. Cà phê 800 550
4. Mía đường 1.200 1.600

Chế biến công nghiệp 840 1.400
5. Rau quả 2.700 4.500
6. Điều (hạt thô) 400 500
7. Thóc gạo 28.000 3.200
8. Ván nhân tạo (m
3
) 31.600 1.000.000
2.2 Tiểu thủ công nghiệp
a, Phương hướng
Sản xuất các mặt hàng thông dụng để cung cấp cho những người tiêu
dùng có thu nhập thấp. Thị trường chủ yếu là nông thôn.
Sản xuất những mặt hàng mang sắc thái riêng, chất lượng và hàm lượng
văn hoá nghệ thuật cao phục vụ cho sản xuất xuất khẩu.Để sản xuất mặt hàng
này cần có thợ có tay nghề cao, kết hợp công nghệ cổ truyền với công nghệ tiên
tiến với việc ứng dụng máy móc trong một số khâu cần thiết.
b, Mục tiêu
Mục tiêu chung là góp phần xây dựng nông thôn có nền kinh tế tăng
trưởng và bền vững bảo vệ môi trường sinh thái, có cơ sở vật chất vững mạnh,
cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng công nghiệp hoá nhằm giải quyết việc làm
nâng cao thu nhập, đời sống người dân nông thôn, đưa nông thôn tiến lên văn
minh hiện đại, đưa nhanh kỹ thuật, công nghệ hiện đại và vật liệu mới. Mở
rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
Mục tiêu do thủ công nghiệp hướng tới: Tạo thêm 180000_200000 việc
làm, tăng thu nhập 20% lên 70% năm 2020, xây thêm 1000 làng nghề mới
năm 2020, kim ngạch đạt một tỷ năm 2010, 2tỷ năm 2020:
2.3 Công nghiệp vật liệu xây dựng xi măng.
Tiếp tục đầu tư xây dựng để dịch chuyển các nhà máy xi măng ở trên các
đô thị về nông thôn theo quy hoạch và gắn với địa bàn nguyên liệu (Đá vôi,
sét...) Đau tư xây dựng các nhà máy mới đã phê duyệt. Quy hoạch các vùng
nguyên liệu sản xuất xi măng phục vụ các nhà máy xi măng lò quay. Không đầu

tư thêm xi măng lò đứng, giữ nguyên công xuất nhà máy xi măng lò đứng hiện
tại khoảng 3 triệu tấn một năm
Chuyển dần các lò gạch tuynen công suất lớn(15_20 triệu/năm) từ đô thị
về nông thôn. Đầu tư mỗi huyện xây dựng một đến 2 lò tuynen công suất
nhỏ(7_10 triệu viên/năm), phát triển các loại gạch ngói không nung bằng vật
liệu xi măng cát nhờ đó hạn chế tình trạng dùng đất nông nghiệp để sản xuất
gạch, tránh phá rừng, đảm bảo môi trường, giảm cường độ lao động- mỗi lò
tuynen thu hút 300-400 lao động
2.4 Xây dựng kết cấu hạ tầng của công nghiềp nông thôn
Để xây dựng kết cấu hạ tầng của công nghiệp nông thôn 2010, nhà nước
ta đã đề ra các phương hướng phát triển của các lĩnh vực như sau:
- Đường bộ nông thôn: cần xây dựng đường tới các huyện lỵ mà hiện nay
chưa có đường ô tô tới, xây dựng cầu phà ở những nơi vượt sông, nâng cấp
sửa chữa tạo mới các con đường để đi lại thuận tiện cả 4 mùa. Đến năm 2020
phiếu đấu 100% xã có đường nhựa đến tận trung tâm xã với chất lượng tốt.
Vùng núi cao kinh tế chưa phát triển nên làm đường từ huyện đến các xã hoặc
đường xe bến bánh có thể đi lại.
- Điện khí hoá nông thôn:100% huyện lỵ được cấp điện phục vụ chiếu sáng
các thiết bị nghe nhìn và sản xuất tiểu thủ công nghiệp , thuỷ lợi nhỏ. Đạt 60% số
xã đồng bằng ven biển được cấp điện chiếu sáng, 20% số xã miền núi được chiếu
sáng do lưới điện quốc gia, 40% còn lại được chiếu sáng do lưới điện ngoài.
-Bưu chính, thông tin, truyền hình: đạt 100% huyện, lỵ có dịch vụ điện
thoại telefax, telex, bưu phẩm, bưu kiện, bưu chính phát nhanh, dịch vụ điện
hoa. Mạng thông tin nông thôn đảm bảo 100% xã có mạng lưới truyền thanh
đạt chất lượng yêu cầu, 100% dân cư đồng bằng, 85% dân cư vùng núi thu tốt
chương trình của Đài Truyền Thanh, Truyền hình Việt Nam.
- Y tế, giáo dục: đặt ra mục tiêu xoá mù chữ,phổ cập tiểu học, phát triển
trường phổ thông dân tộc nội trú, điều chỉnh và hoàn thiện cơ cấu hệ thống
trường lớp, duy trì củng cố nâng cao chất lượng giáo viên. 100% xã có trạm y
tế với các phương tiện chữa bệnh kịp thời và có sự phối hợp chặt chẽ hơn với

bệnh viện cấp huyện, tỉnh.
Thành lập các trung tâm kỹ thuật, hướng nghiệp, dạy nghề nhằm thu hút
học sinh cuối cấp vào học nghề và kỹ thuật ứng dụng. Thành lập các trung tâm
giáo dục thường xuyên nhằm mục đích dạy ngoại ngữ, vi tính cho học sinh các
cấp. Thành lập các trung tâm dạy nghề nhằm đào tạo nghề nghiệp cho thanh
niên.
Tóm lại, phương hướng và mục tiêu của công nghiệp nông thôn đề ra ở
trên nhằm phát triển các ngành nghề thu hút nhiều lao động và mang lại hiệu
quả, thu nhập cho người lao động; khuyến khích các thành phần kinh tế phát
triển công nghiệp nông thôn; tạo ra các điều kiện và môi trường thuận lợi cho
công nghiệp nông thôn; có một cơ chế cần thiết nhằm hỗ trợ quá trình tạo vốn
cho các doanh nghiệp trong công nghiệp nông thôn.Xa hơn nữa, mục tiêu
nhằm chuyển dịch cơ cấu một cách tích cực, hợp lý, tiến bộ từng bước thực
hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh đi lên chủ nghĩa
xã hội.
3-/ Định hướng theo vùng lãnh thổ
Việc phát triển công nghiệp nông thôn của mỗi địa phương phải đặt trong
chiến lược của cả nướ đồng thời nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội
ở nông thôn. Mỗi địa phương theo đặc điểm của mình, trong từng thời kỳ nhất
định cần có mục tiêu phương hướng giải phóng cụ thể. Phương hướng chung
là tập trung phát triển ngành nghề nông thôn ở một số cụm, trung tâm, từ đó
lan toả sang các khu vực khác, chú trọng trước những địa phương có nhu cầu
bức xúc về việc làm và có lợi thế so sánh
Công nghiệp nông thôn ở từng địa phương cần đưa sản phẩm của mình
ra thị trường cả nước và hướng ra thị trường nước ngoài. Trên thị trường các
doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh, coi cạnh tranh là yếu tố, quan điểm
của sản xuất hàng hoá. Vì vậy các doanh nghiệp này phải luôn luôn đổi mới
trang thiết bị và công nghệ đổi mới sản phẩm dịch vụ theo yêu cầu và tiêu
chuẩn thị trường, phải chấp nhận quy luật phát triển và đào thải của thị
trường cạnh tranh.

Việc phát triển công nghiệp nông thôn ở từng địa phương không chỉ
nhằm mục tiêu duy nhất về kinh tế xã hội mà còn lưu ý đến khía cạnh môi
trường, hệ sinh thái, lưu ý tới việc bảo tồn, duy trì những di sản văn hoá truyền
thống của địa phương mình coi đó là những nguồn lực và điều kiện để phát
triển bền vững sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn.
+ Vùng đồng bằng Sông Hồng là vùng đất chật người đông cần phát triển
nhanh ngành công nghiệp nông thôn, khôi phục và phát triển các làng nghề
truyền thống, các làng nghề mới tạo ra các sản phẩm thiết yếu cung cấp cho
thị trường trong vùng và cho cả nước, những sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho
thị trường du lịch và xuất khẩu. Đồng thời khuyến khích đầu tư công nghiệp ở
một số ngành để sản phẩm có thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của công
nghiệp thành phố và hàng nhập khẩu.
Cần nhanh chóng tạo ra sự phân công lao động trong nông thôn, phá vỡ
nhanh chóng tính khép kín cố hữu của làng xã thuần nông cổ truyền và những
ràng buộc nặng nề khác, thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển của các hoạt
động phi nông nghiệp ở nông thôn. Cần có biện pháp thúc đẩy quá trình
chuyển nhượng đất nông thôn trong luật đất đai theo hướng hình thành
những vùng chuyên canh rộng lớn, tập trung ruộng đất vào tay nông dân làm
ăn và quản lý giỏi để họ trở thành chủ trang trại những người nông dân không
còn ruộng đất sẽ thu hút vào các hoạt động phi nông nghiệp thíchhợp như
phát triển các ngành nghề thủ công, truyền thống lẫn nghề mới, thậm chí di
dẫn đến vùng khác.
+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long: nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên
nhưng cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Công nghiệp nông thôn ở vùng này cần tập
trung vào công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản với quy mô và công nghiệp
thích hợp nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu. Các dịch vụ phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp và chế biến nông sản như làm đất, tưới tiêu nước, thu hoạch, sơ
chế, chế biến, vận tải nông sản, hàng hoá cần được phát triển nhanh.
Nhà nước nên bằng mọi cách huy động vốn đầu tư cho phát triển hệ
thống hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông, đường xá, xây dựng kho tàng phát

triển các dạng năng lượng khác cung cấp đủ cho các hoạt động chế biến bảo

×