Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.12 KB, 35 trang )

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ
TÂY
I. CÁC ĐIỀU KIỆN TƯ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH
TẾ VÀ TTCN HÀ TÂY
1. Điều kiện tự nhiên Hà Tây.
Cũng như các lĩnh vực sản xuất khác, TTCN Hà Tây cũng chựu ảnh
hưởng của yếu tố tự nhiên. Các yếu tố này bao gồm : Vị trí địa lý, tài nguyên
khoáng sản và nhiều nhân tố khác.
1.1. Về vị trí địa lý.
Hà Tây có toạ độ địa lý 20,31
o
-21,17
o
vĩ bắc và 105,17 -106
o
kinh đông
bao quanh thành phố Hà Nội về phía tây Nam. Vơí bốn cửa ngõ vào thủ đô qua
các quốc lộ 1; 6 ; 32, và hệ thống đường thuỷ. Diện tích chung 2192 km
2
phía
đông giáp Hà Nội, Hải Hưng, phía tây giáp với Hoà Bình, phía Bắc giáp với
Vĩnh Phúc và phía Nam giáp với Hà Nam.
Hà Tây nằm cạnh khu tam giác kinh tế Hà Nội -Hải Phòng-Quãng Ninh,
hạt nhân kinh tế miềm bắc, nằm trên khu chuyển tiếp từ tây bắc và trung du
miền núi phía bắc, với đồng bằng Sông Hồng qua một mạng lưới giao thông
đường thuỷ, đường bộ, đường sắt và các bến cảng tương đối phát triển.
Với những vị trí tạo cho Hà Tây những thuận lợi:
-Có thành phố Hà Nội và các tỉnh phụ cận là thị trường tiêu thụ lớn các
sản phẩm của Hà Tây (Hàng tiêu dùng thủ công mỹ nghệ, du lịch và nghĩ
nghơi... )
-Hà Tây là địa bàn mở rông của thủ đô Hà Nội qua xây dựng thành phố


vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí gnhiệp vừa và nhỏTTCN ở thành thị
và nông thôn phục vụ cho các xí nghiệp lớn ở Hà Nội...
-Mặt khác Hà Tây với vị trí địa lý của mình sẽ thuận lợi cho giao lưu,
trao đổi lưu thông hàng hoá với các tỉnh trung du miền núi phía bắc, các tỉnh
đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Nam. Đây là điều kiện cung cấp tốt đầu
vào đầu ra cho TTCN Hà Tây phát triển.
1.2. Tài nguyên khoáng sản.
Với nền công nghiệp chưa phát triển, song tài nguyên phân bố đều ở các
huyện trong tỉnh. Điều đó thuận lợi rất lớn cho phát triển công nghiệp nói
chung và TTCN nói riêng.cụ thể là ngành vât liệu xây dựng .
Cụ thể các loại khoáng sản : Đá vôi (Mỹ Đức,Chương Mỹ),Granit ốp
lat(Chương mỹ), Đất sét(Chương mỹ,Sơn Tây,Thạch Thất, Quốc Oai), Đồng
(BaVì),Vàng gốc và sa khoáng sản (Quốc Oai,Chương Mỹ), Nước khoáng (Ba
Vì), Cao lanh (Ba Vì, Quốc Oai)...
Nguồn tài nguyên rừng là thế mạnh của tỉnh, với 2/3 diện tích toàn tỉnh
là đồi núi, với nhiều loại gỗ quý hiếm: như lim , sến, tấu và ngoài ra còn nhiều
loại như tre, nứa,... thuận lợi cho phát triển các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Vì
vậy việc phát triển TTCN ở Hà Tây cho phép phát huy và tận dụng tốt nguồn tài
nguyên khoáng sản sẳn có.
2. Điều kiện kinh tế xã hội .
2.1. Tài nguyên con người.
Dân số Hà Tây năm 1999 là 2.393.000 người, tốc độ tăng trưởng là
2%/năm, mật độ bình quân là 1083 người/km
2
. Hà Tây là tỉnh đông dân thứ 7
trong cả nước, sau Tp Hồ Chí Minh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hải Hưng, Hà Nam,
Hà Bắc, với 93% dân số ở nông thôn, chỉ 7% dân số ở thành thị. Lao động 1,1
triệu người, trong đó có 80% lao động nông nghiệp, tốc độ tăng lao động
hàng năm là 2%, 1/3 số xã có làng nghề TTCN với 117000 lao động có Tay
nghề. Lao động nông nghiệp có trình độ văn hoá khá ( 21% có trình độ cấp

III, 62% cấp II, và 14% cấp I).
Từ những số liệu và nhận định trên, với dân số tập trung ở nông thôn là
lớn, mặt khác nơi đây lại có nhiều làng nghề thủ công nghiệp truyền thống,
thêm vào đó là trình độ dân trí khá, điều đó cho thấy để tránh tình trạng di cư
tự do gây sức ép cho khu vực thành phố, đô thị về mặt lao động, mặt khác giải
quyết tốt vấn đề lao động và nguồn lực tại chỗ, thì vấn đề phát triển TTCN là
hết sức cần thiết cho tỉnh Hà Tây.
2.2. Tài nguyên cảnh quan Di tích Lịch sử.
Theo thống kê của Bộ Văn Hoá - Thông Tin , Hà Tây là tỉnh có số lượng
di tích đứng thứ ba cả nước, sau (Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh).Với gần 300 di tích.
Điều quan trọng hơn là nhiều di tích quý giá gắn liền với lịch sử phát triển của
dân tộc, trong đó nổi bật là hệ thống chùa chiền và đền thờ cổ với nhiều lễ hội,
làng việt cổ, các làng nghề truyền thống.
Sự hiện diện của vùng núi, đặc biệt là núi Ba Vì và dãi đá vôi có nhiều
hang động đẹp, với rừng nguyên sinh, khí hậu mát mẽ và có đồng bào dân tộc
ít người với văn hoá dân tộc truyền thống . Hiện tại Hà Tây đã hình thành ba
cụm di tích ( Cụm chùa Hương, Cụm Ao Vua -Ba Vì suối Hai-Đồng Mô-Ngải Sơn,
Cụm Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai), tạo ra những trung tâm du lịch lớn có
tầm cở quốc gia và quốc tế.
Hiện tại hàng năm Hà Tây thu hút một số lượng lớn du lịch khách từ
trong và ngoài nước đỗ về, từ những yếu tố đó tạo cho Hà Tây những thế
mạnh về phát triển du lịch , trên cơ sở đó đây cũng là thị trường lớn tiêu thụ
các sản phẩm truyền thống, các sản phẩm TTCN và đó cũng là cơ hội để khôi
phục và phát triển làng nghề cũng như bản sắc văn hoá dân tộc, tạo điều kiện
giải quyết tốt nhất vấn đề lao động thành thị và nông thôn.
2.3. Về tốc độ tăng trưởng kinh tế.
* GDP và nhịp độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1991 - 1999 .
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu

Theo giá 1989 Theo giá 1994
1991 1992 1993 1994 1995 1995 1996 1997 1998 1999
GDP (giá SS) 595,8 716,8 787,5 865,3 954,3 3537,
7
3809,
7
4109,
6
4405,
0
4654
Tốc độ phát
triển (%)
-1,31 20,31 9,86 9,88 10,29 - 7,96 7,87 7,19 5,7
Nguồn: Niên giám thống kê - Hà Tây
Tốc độ trung bình: 1991 - 1995: 9,8%
1996 - 1999: 7,18%
Theo số liệu thống kê trên đây nhìn chung tốc độ phát triển hàng năm đầu
tăng, riêng năm 1991 thu nhập theo GDP theo giá so sánh là 595,8 tỷ đồng là
năm thấp nhất và thấp hơn năm1990 là 7,9 tỷ đồng, chính vì vậy tốc độ giảm
so với năm 1990 là (-1,31%) trong giai đoạn 1991 - 1995 (theo giá cố định
1989) nhìn chung các năm từ 1992 - 1995 thì tốc độ phát triển đều tăng, riêng
1992 có tốc độ cao nhất 20,31% và trung bình trung giai đoạn này là 9,8%.
Bước sang giai đoạn (1996 - 1999) tính theo giá cố định 1994, tốc độ
tăng trưởng hàng năm đều tăng (năm sau so năm trước), xu hướng về tốc độ
phát triển (%) của tổng sản phẩm quốc dân Hà Tây trong giai đoạn 1996 -
1999 giảm xuống.
Điều đó cho thấy có sự ảnh hưởng của điều kiện chủ quan và khách
quan. Về khách quan có thể thấy giai đoạn này nền kinh tế tỉnh Hà Tây chịu
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, về thị trường tiêu

thụ cho các sản phẩm tỉnh nhà, và điều kiện tự nhiên... gây ảnh hưởng không
nhỏ đến sản xuất kinh doanh thời gian qua.
Về chủ quan, có thể thấy do sự tác động từ cơ chế chính sách tới vấn
đề đầu tư sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý khi nền kinh tế mở rộng.
( cụ thể như quá trình đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép còn chậm, chưa
có chính sách cụ thể cho vay vốn đối với khu vực kinh tế còn kém phát
triển ...)
Chính vì thế giai đoạn 1996 - 1999 tốc độ phát triển đạt 7,18% thấp
hơn giai đoạn 1991 - 1995 là 2,62%.
Với tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam qua các năm (1991 - 1999)
ta có bảng sau:
Năm 91 92 93 94 95 96 97 98 99
Tốc độ phát triển (%) 6,0 8,65 8,1 8,8 9,5 9,3 8,2 5,8 4,8
* Trung bình giai đoạn: 91 - 95: 8,21%
96 - 99: 7,02%
So sánh với kết quả tăng trưởng tế trung bình của Hà Tây và cả nước
của qua các giai đoạn phát triển ta có nhận xét như sau:
+ Sự phát triển và tăng trưởng kinh tế Hà Tây có cùng xu hướng chung
của cả nước cụ thể qua hai giai đoạn (1991 - 1995) và (1996 - 1999).
+ Về tốc độ tăng trưởng chung thì Hà Tây có cao hơn cả nước: cụ thể
(1991 - 1995) là 9,8% và (1996 - 1998) là 7,18% trong khi cả nước lần lượt là
8,21% và 7,02%.
Mặc dù vậy so với cả nước thì Hà Tây lại thấp hơn cả nước về các mặt
như GDP bình quân đầu người, tỷ lệ huy động ngân sách và cân bằng ngân
sách ...
Cụ thể GDP bình quân đầu người 1991 là 149 USD năm 1992 là 172
USD/ 230 USD của cả nước, năm 1994 trong khi cả nước đã vượt trên 300
USD/ người. Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP năm 1992 là 7%, 1993 là 6%
trong khi đó Chi ngân sách so với thu thiếu hụt lần lượt 73 tỷ năm 1992 và
106,6 tỷ năm 1993. Bước sang năm 1999 thu là 577 tỷ đồng trong khi chi là

603,0 tỷ thiếu hụt 26 tỷ.
Song có được sự phát triển kinh tế với tốc độ cao qua các thời kỳ, là
nhờ có đường lối đổi mới của Đảng (cụ thể qua Đại hội Đảng lần VIII) nói
chung và sự lãnh đao chỉ đạo của tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh nói riêng ,đã
có những nghị quyết, chủ trương sát đúng với thực trạng của địa phương -
lãnh đạo nhân dân trong tỉnh khắc phục khó khăn, lao động sáng tạo... nhờ đó
đã phát huy được nội lực của tỉnh nhà và cụ thể đã đạt được những thành quả
quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.
Thêm vào đó là sự lao động cần cù sáng tạo của nhân dân, ý thức tự
lực vươn lên, có nhận thức đúng về sự đổi mới, năng động sáng tạo trong sản
xuất kinh doanh, đã đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển chung
của Hà Tây và cả nước.
Tuy vậy trong giai đoạn qua, đặc biệt 1995 - 1999 tốc độ phát triển
kinh tế tuy có tăng, song có xu hướng giảm xuống cùng với xu thế chung của cả
nước và khu vực cho thấy Hà Tây là tỉnh cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tài chính khu vực, thêm vào đó là hệ thống hạ tầng xuống cấp chưa đáp
ứng được nhu cầu phát triển, vấn đề vốn, thiết bị lạc hậu về công nghệ trong
các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và tình trạng thâm hụt
ngân sách còn tồn tại... Chính vì vậy đây sẽ là trở ngại lớn đối với phát triển
kinh tế tỉnh Hà Tây trong những năm tới, và đòi hỏi các cơ quan chức năng,
các ngành các cấp cần có đối sách trong giải quyết tồn tại này để đưa nền kinh
tế Hà tây phát triển.
2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tính từ năm 1991 đến nay, cơ cấu kinh tế ngành Hà Tây đã có sự chuyển
dịch theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp và du lịch - dịch vụ, giảm tỷ trọng
nông nghiệp, nhưng giá trị sản lượng nông nghiệp vẫn tăng lên. Tổng sản phẩm
nông nghiệp của tỉnh năm 1995 so với năm 1991 tăng 48,81%, bình quân mỗi năm
tăng 6,7%, năm 1998 so với năm 1996 tăng 6,68%, bình quân tăng 5%.
Cơ cấu kinh tế ngành ở Hà Tây(1991-1999).
Đơn vị: %

Năm
Ngành
1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999
Nông nghiệp 52,35 54,95 54,26 46,82 48,66 46,74 43,56 43,03 43,00
Công nghiệp 22,48 22,18 23,0 26,13 25,51 26,52 28,21 28,61 29,57
Dịch vụ 25,17 22,87 22,74 27,05 25,83 26,74 28,23 28,36 27,43
Nguồn: Niên giám Thống kê - Hà Tây
Sự chuyển dịch cơ cấu được thực hiện trên cơ sở có sự tăng trưởng khá
đều của cả ba nhóm ngành, đặc biệt là công nghiệp và du lịch - dịch vụ.
Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế ở Hà Tây(1991-1999).
Đơn vị: %
Năm
Ngành
1991 1992 1993 1994 1995
..
Bình
quân
1997 1998 1999 Bình
quân
Nông
nghiệp
-8,8 26,3 8,4 -5,2 14,6 6,7 8,6 0,5 6,1 5,0
Công
nghiệp
0 18,7 13,8 24,9 7,7 11,9 16,0 14,7 8,9 13,2
Dịch vụ 17,2 9,3 9,1 30,7 5,3 13,6 10,6 13,9 7,9 10,8
Nguồn: Niên giám Thống kê - Hà Tây
Trong 5 năm 1991 - 1995, công nghiệp tăng bình quân 11,9% nông
nghiệp 6,7%, dịch vụ - du lịch 13,6%. Trong ba năm 1996 - 1998, công nghiệp
tăng bình quân 13,2%, nông nghiệp 5%, dịch vụ 10,8%. Như vậy, những nhóm

ngành có tốc độ tăng trưởng cao cũng là nhóm ngành có năng suất cao, nên tỷ
trọng của nó trong GDP cũng tăng lên. Ngược lại, nhóm ngành nông nghiệp có
năng suất lao động thấp nhất và tốc độ tăng trưởng thấp nhất nên tỷ trọng đã
giảm 9,35% từ 53,35% năm 1991 xuống còn 43,00% năm 1999. Song hiện tại
vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nhóm ngành công nghiệp có năng suất lao động
và tốc độ tăng khá nên tỷ trọng đã tăng từ 22,48% lên 29,57% từ 1991 đến
1999 nên đã đứng hàng thứ hai về tỷ trọng và trên du lịch dịch vụ.
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành được thực hiện gắn liền với sự phát triển của
ngành theo hướng đa dạng hóa, dần hình thành các ngành trọng điểm, mũi
nhọn, các ngành định hướng xuất khẩu đang được khôi phục và phát triển.
Tóm lại, cơ cấu kinh tế của Hà Tây trong những năm qua đã có sự
chuyển dịch đúng hướng và tích cực, góp phần cấu trúc lại nền kinh tế dầu đi
vào ổn định, tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện.
Có được những kết quả chuyển dịch như trên là do cơ quan chủ quản và
chính quyền tỉnh đã thực hiện nhất quán các chủ trương và chính sách của
Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Tỉnh đã bước đầu định hướng tạo môi trường cho sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế thông qua các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2001 -
2010 các kế hoạch phát triển, đổi mới và hoàn thiện các chính sách kinh tế.
Yếu tố thị trường cũng bắt đầu định hướng các doanh nghiệp sản xuất cái
gì, sản xuất cho ai, và sản xuất như thế nào. Giá cả về cơ bản đang hình thành
trên thị trường thông qua quan hệ cung cầu và phản ánh mức độ khan hiếm
của hàng hóa dịch vụ.
3. Lợi thế, hạn chế và thách thức đối với phát triển kinh tế và
TTCN Hà Tây.
3.1. Lợi thế.
- Hà Tây có lợi thế về vị trí địa lý , với tam giác kinh tế (Hà Nội - Hải Phòng -
Hạ Long ) vừa là thị trường tiêu thụ của Hà Tây vừa là nhân tố tác động đến sự
chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Hà Tây, mặt khác cũng tạo điều kiện cho Hà Tây
tiếp thu nhanh công nghệ mới và thông tin kinh tế trong nước và thế giới.

-Hà Tây là tỉnh có quy mô GDP chiếm tỷ lệ cao trong GDP cả nước, cụ thể
giai đoạn 1993 chiếm 2,12 % và đến năm 1998, 1999 là 2,3% và 2,43% GDP cả
nước.
- Tài nguyên du lịch và tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là khoáng sản vật
liệu xây dựng là hai nguồn lực lớn có thể trở thành những ngành kinh tế mũi
nhọn và thế mạnh về công nghiệp chế biến nông sản sẽ tác động mạnh đến quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế.
- Đặc điểm địa mạo, tài nguyên khí hậu, đất, nước cho phép phát triển
một nền nông lâm nghiệp, thủy sản đa dạng và thâm canh, sinh thái và bền
vững làm cơ sở cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Có hệ thống cơ sở hạ tầng đa dạng, đặc biệt là hệ thống giao thông
đường bộ, liên tỉnh, liên huyện và xã. Điều đó tạo thuận lợi cho Hà Tây trong
trao đổi và giao lưu buôn bán hàng hóa.
- Có thị trường xuất khẩu tại chỗ với kim ngạch đáng kể qua du lịch. Có
nhiều làng nghề, thủ công mỹ nghệ phát triển và công nghiệp tập trung, nhiều
đối tác tới liên doanh đặc biệt trong những năm gần đây, có thị trường Hà Nội
tiêu thụ nhiều loại sản phẩm.
- Có nguồn nhân lực dồi dào, có văn hóa, có nhiều nghề truyền
thống, bước đầu làm quen với sản xuất hàng hóa và có năng lực tiếp thu
được công nghệ mới, những ngành nghề có hàm lượng chất xám cao (như
điện tử, tin học).
3.2. Hạn chế.
- Cơ sở hạ tầng quá xuông cấp do nhiều năm sát nhập tỉnh, 90% doanh
nghiệp Nhà nước, trung ương và địa phương trình độ kỹ thuật trung bình và
lạc hậu, 40% thiết bị già cỗi, năng suất và hiệu quả thấp.
- Đất chật, người đông, tốc độ tăng dân số còn cao gây sức ép lớn về việc
làm và thu nhập cũng như các vấn đề xã hội.
- Với GDP bình quân đầu người còn thấp, là tỉnh chưa cân bằng ngân
sách, vì vậy Hà Tây là tỉnh đang thiếu vốn nghiêm trọng.
- Con người Hà Tây, tuy có những lợi thế nêu trên, song mặt hạn chế là

thiếu kiến thức quản lý cũng như kinh nghiệm quản lý, nhất là trong quản lý
công nghiệp, du lịch.
- Du lịch được dự báo trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với nhiều danh
lam thắng cảnh (thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) song cho tới nay
vẫn chưa phát huy được tối đa lựi thế của mình, do điều kiện co sở hạ tầng yếu
kém cũng như quá trình quản lý...
- Có lợi thế phát triển tiểu thủ công nghiệp làng nghề, là một đóng góp lớn
cho vấn đề xóa đói giảm nghèo khu vực nông thôn và tăng tưởng kinh tế, song
hiện tại vẫn nhiều vướng mắc từ phía thị trường, cơ chế quản lý...
3.3. Những thách thức.
- Sự biến động thị trường trong giai đoạn hiện nay là một trở ngai đối
với các sản phẩm của Hà Tây khi tham gia cạnh tranh .
- Là một tỉnh có nhiều tài nguyên (nông nghiệp, du lịch, vật liệu xây dựng,
con người...) là lợi thế, song điểm xuất phát GDP thấp, GDP bình quân đầu
người còn thấp và dưới mức bình quân của cả nước. Trong thời gian tới,
không khai thác được những tài nguyên và lợi thế đó sẽ có nguy cơ tụt hậu xa
so với bình quân cả nước.
- Gần thủ đô Hà Nội vừa là cơ hội tạo ra những lợi thế song đây cũng vừa
là thách thức. Sản phẩm của Hà Tây xâm nhập được thị trường Hà Nội phải có
sức cạnh tranh lớn và nghệ thuật tiếp thị giỏi. Sức cạnh tranh lớn được biểu
hiện ở chất lượng cao, giá thành hạ...
- Du lịch là thế mạnh của Hà Tây, song muốn thu hút được khách quốc tế
nghĩ lại qua đêm để kinh doanh khách sạn (vì kinh doanh khách sạn đưa lại lợi
nhuận cao trong kinh tế du lịch) thì phải có hình thức, nội dung du lịch hấp dẫn
và kiến trúc khách sạn ở Hà Tây phải khác với Hà Nội (VD: kiểu biệt thự, nhà
sàn, khách sạn mini gắn với cảnh quan môi trường sinh thái sạch đẹp), mặt
khác vấn đề quy hoạch các cụm, khu du lịch là điều kiện cần thiết để phát triển
lợi thế ngành này.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP (TTCN) TRÊN
ĐỊA BÀN HÀ TÂY.

1. Mạng lưới phát triển TTCN khu vực nông thôn tỉnh Hà Tây.
Khi nghiên cứu sự hình thành, hoạt động mạng lưới TTCN nông thôn Hà
Tây ta có thể thấy nó tồn tại hai hình thức đó là TTCN chuyên nghiệp và TTCN
trong nông nghiệp, TTCN chuyên nghiệp tức là các cơ sở sản xuất chỉ tập
trung vào sản xuất TTCN, còn hình thức thứ hai là vừa sản xuất TTCN vừa
sản xuất nông nghiệp, ở đây có sự đan xen sắp xếp dựa trên tính mùa vụ của
sản xuất nông nghiệp.
1.1. Tiểu thủ công nghiệp chuyên nghiệp.
Xét trên địa bàn nông thôn Hà Tây thì tỷ lệ TTCN chuyên nghiệp còn chiếm
một tỷ lệ nhỏ .Hình thức sản xuất phổ biến ở đây là tổ sản xuất, cá thể và hình
thức tư nhân, trong đó chủ yếu là hai hình thức tổ sản xuất và cá thể. Tỷ lệ
TTCN không đều nhau đối với tất cả các mặt hàng. Tỷ lệ này cao đối với ngành
chế biến gỗ, ngành mây tre giang, thuê len, dệt len, ngành sản xuất giấy và
ngành chế tạo công cụ. Những ngành chiếm tỷ lệ thấp trong các ngành chế
biến, sản phẩm từ nứa lá, ngành gốm sứ và ngành chế biến nông sản. Do chính
sách ruộng đất phân chia bình quân đầu người như hiện nay nên chỉ có một tỷ
lệ nhỏ lao động trong nông thôn tách rời khỏi ngành nông nghiệp còn phần lớn
vẫn trong tình trạng bán nông nghiệp.
Mặc dù tỷ lệ lao động chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng giá trị GDP khu vực này
tạo ra không phải là không đáng kể, nhất là trong những ngành TTCN được coi
là ngành nghề chính của người lao động.
Chỉ tiêu về tỉ lệ lao động và giá trị TTCN.
CHỈ TIÊU
TTCN chuyên nghiệp TTCN trong NN
Tỉ lệ lao động (%) 45 55
Giá trị TTCN (%) 65,5 34,5
(Nguồn: Sở công nghiệp Hà Tây).
1.2. Tiểu thủ công nghiệp trong nông nghiệp.
Cũng như khu vực nông thôn cả nước trên địa bàn nông thôn Hà Tây hình
thức sản xuất kết hợp giữa TTCN với nông nghiệp tồn tại phổ biến. Hầu như

không có một làng quê nào trong tỉnh là không tồn tại những ngành nghề phụ,
trong đó TTCN chiếm một phần lớn trong số làng nghề. Trong tỉnh có khoảng
1460 thôn (làng), thì có 560 làng thuần nông chiếm 38%, 900 làng có nghề và
làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển chiếm 62%. Ngoài ra
ngoài TTCN còn tồn tại bộ phận nhỏ lĩnh vực khác của thương mại dịch vụ,
trồng cây ăn quả, chăn nuôi...
Cũng như khu vực chuyên nghiệp khu vực TTCN nằm trong nông
nghiệp cũng tồn tại nhiều lĩnh vực tổ chức sản xuất. Nhưng phổ biến nhất và
hiệu quả nhất vẫn là hình thức sản xuất hộ gia đình. Bên cạnh hình thức đó còn
tồn tại các hình thức hợp tác xã sản xuất hộ cá thể hợp tác xã sản xuất, các
hình thức này đang dần dần được thể hiện tinh ưu việt của nó. Khác với TTCN
chuyên nghiệp TTCN nằm trong nông nghiệp không phải là ngành chính tạo ra
giá trị sản phẩm nuôi sống người lao động. TTCN ở đây được coi là nghề phụ
cung cấp một lượng nhỏ giá trị góp phần nâng cao đời sống người lao động.
Nó cho phép việc tận dụng tối đa khoảng thời gian nhàn rỗi (ngoài giờ lao
động chính trong ngành nông nghiệp hay khoảng thời gian chống mang tính
mùa vụ trong năm". Như vậy hình thức lao động TTCN không chuyên này tập
trung ở các ngành sản xuất quy mô nhỏ còn lại trong các ngành sản xuất các
mặt hàng đòi hỏi trình độ kỹ thuật cũng như trình độ tinh sảo thì hình thức
này không tồn tại phổ biến.
2. Thực trạng phát triển tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề .
2.1. Về số lượng làng có nghề và làng nghề.
Toàn tỉnh có khoảng trên 1460 thôn (làng), thì có 560 làng thuần nông
chiếm 38%, 900 làng có nghề, và làng nghề TTCN phát triển chiếm 62%. Riêng
về số lượng làng nghề được khôi phục, phát triển đạt tiêu chuẩn quy định của
tỉnh. Năm 1998và1999 là 106 làng truyền thống, thường có số hộ - lao động
lành nghề - giá trị sản lượng sản xuất TTCN chiếm từ 50% trở lên. Trong tổng
số hộ lao động giá trị sản lượng kinh tế chung của làng. Các huyện có nhiều
làng nghề TTCN dịch vụ phát triển là huyện Phú Xuyên Thường Tín 26, Thanh
Oai 15 làng Hoài Đức 7 làng, Phúc Thọ 7 làng, Thạch Thất 6 làng, Chương Mỹ 5

làng, Ứng Hòa 4 làng, Quốc Oai 3 làng còn các huyện Mỹ Đức, Đan Phượng, Thị
xã Hà Đông có từ 1 đến 2 làng.
Phân bố làng nghề sản xuất TTCN - dịch vụ 1999 thuộc huyện thị xã
tỉnh Hà Tây.
Số hộ
Tên huyện
thị xã
Số
làng
nghề
Tổng số
Hộ
Chia ra
Thuần
nông
Kiêm SX
TTCN
Chuyên
SX TTCN
Dịch vụ
Toàn tỉnh
Tỷ trọng
106 66.834
100%
18.567
27,8
38.839
58,1
3.631
5,4

5.797
8,7
Phú Xuyên 26 8.669 3.105 4.582 600 382
Thường Tín 26 10.521 4.147 5.184 359 831
Thanh Oai 15 15.782 478 4.809 - 495
Hoài Đức 7 12.986 2.004 7.487 451 2.134
Phúc Thọ 7 5.694 1.850 3.150 230 484
Thạch Thất 6 7.534 2.737 3.799 548 450
Chương Mỹ 5 1.472 47 1.320 59 46
ứng Hòa 4 2.278 458 1.144 646 30
Quốc Oai 3 3.479 847 2.472 - 160
Ba Vì 2 2.259 110 2.005 37 98
Đan
Phượng
2 2.769 991 1.076 273 429
TX Hà Đông 2 1.845 690 657 398 200
(Nguồn: Sở Công nghiệp Hà Tây)
Các nghề chính : Cỏ tế , giang đan, chế biến Thực phẩm , bật bông, dệt
tơ, lưới, khảm trai, mộc , Vật liệu xây dựng , thêu, đồ gỗ , rèn, bún , ...
Nhìn vào bảng ta có thể thấy số lượng làng nghề ở Hà Tây tính đến 1999
là 106 làng nghề, có số lượng vào loại lớn trong cả nước, với tổng số hộ (66.834)
tham gia sản xuất TTCN, với số lượng làng chuyên sản xuất TTCN Hà Tây chiếm
5,4%, cho thấy tỷ lệ này là rất ít so với số hộ kiêm sản xuất TTCN (với 58,1%),
thuần nông chiếm 27,8%. Qua đó cho thấy làng nghề phát triển rộng khắp ở các
huyện và số hộ tham gia vào sản xuất TTCN và dịch vụ chiếm tổng số lượng hơn
số hộ thuần nông trên địa phận Hà Tây. Hầu như số hộ gia đình sản xuất kinh
doanh TTCN nhiều nhất ở các làng nghề có nhiều nghề, như Phú Xuyên (8.669
hộ), Thường Tín (10.521 hộ), Hoài Đức (12.986 hộ)
Song nhìn chung quy mô làng nghề Hà Tây phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ,
phân tán, không phân bố đều, quy mô công nghệ sản xuất mỗi loại sản phẩm

khác nhau, có loại sản phẩm giản đơn, có loại tinh xảo mang tính cổ truyền,
truyền thống riêng của mỗi nghề, mỗi làng qua từng giai đoạn khác nhau.
2.2. Về số hộ và lao động tham gia sản xuất TTCN trong làng nghề.
- Về số hộ:
Năm 1991 đến năm 1994 thì số làng nghề là 88 và từ năm 1995 - 1997
thì số làng nghề là 85, cho thấy sự giảm xuống của làng nghề Hà Tây trong giai
đoạn gần đây, mặc dù vậy đến năm 1998 - 1999 số làng nghề được hồi phục
tăng lên 106 làng nghề, với số hộ tham gia sản xuất TTCN cũng tăng lên.
Số làng nghề và số hộ qua các năm(1991-1999).
Năm
Đơn vị SX
91 92 93 94 95 96 97 98 99
Hộ cá thể 34.87
1
43.75
1
60.18
3
59.92
9
59.71
0
51.58
0
58.00
0
66.00
0
66.83
4

Làng nghề 88 88 88 88 85 85 85 106 106
Nguồn: Sở Công nghiệp Hà Tây
Năm 1991 số hộ của 85 làng nghề là 51.580 hộ, trong đó hộ làm nghề
CN - TTCN 33.002 hộ chiếm 64%, hộ làm dịch vụ 4.043 hộ chiếm 7,8%, hộ làm
nông nghiệp thuần nông 14.535 hộ chiếm 28,2%.
Đến năm 1999 số hộ của 106 làng nghề là 66.834 hộ tăng 29,6%,
trong đó: hộ làm nghề CN - TCN 42.470 hộ chiếm 63,5% (tăng 9.468 hộ), hộ
làm dịch vụ 5.797 hộ chiếm 8,7% hộ làm nông nghiệp thuần tuý 18.567 hộ
chiếm 27,8%.
- Về số lao động.
Tổng số lao động tham gia sản xuất trong các làng nghề năm1996 là
119.012 người, trong đó: lao động CN - TCN 76.463 người chiếm 64,2% lao
động dịch vụ 8.912 người chiếm 7,5%, lao động thuần nông 33.637 người
chiếm 28,3%.
Đến năm 1999 số lao động của 106 làng nghề lên tới 152.036 người tăng
33.024 người so với 1996, trong đó: lao động CN - TCN: 98.570 người chiếm
64,8% (tăng 22.107 người) lao động là dịch vụ 12.244 người chiếm 8,1%, lao
động nông nghiệp thuần nông 41.222 người chiếm 27,1%.
Ở đây số lao động tham gia nhiều nhất vẫn tập trung ở số huyện có
nhiều nghề như Phú Xuyên tổng số lao động 23.046 người, Thường Tín
21.610 người, Hoài Đức 30.562 người, Thanh Oai 13.175 người, mặc dù vậy
một số huyện này vẫn có số lao động thuần nông chiếm tỷ lệ lớn so với nhiều
huyện khác.
Lao động tham gia sản xuất trong các làng nghề 1999.
Tên huyện
Tổng số
lao động
Số lao động tham gia sản xuất kinh doanh
Thuần
nông

Kiêm SX
TTCN
Chuyên SX
TTCN
Dịch vụ
Toàn tỉnh
Tỷ trọng
152.036
100%
41.222
27,1
89.737
58,8
9.133
6,0
12.244
8,1
- Phú Xuyên 23.040 8.348 12.953 1.370 425
- Thường Tín 21.610 7.262 11.130 909 2.309
- Thanh Oai 13.175 1.061 10.936 - 1.178
- Hoài Đức 30.562 6.742 17.976 1.092 4.752
- Phúc Thọ 11.333 3.576 6.116 660 981
- Thạch Thất 17.792 6.315 9.120 1.502 855
- Chương Mỹ 3.165 86 2.927 80 72
- Ứng Hòa 5.244 1.466 2.168 1.573 37
- Quốc Oai 8.180 2.050 5.840 - 290
- Ba Vì 4.359 239 3.858 73 189
- Đan Phượng 6.510 2.129 3.007 659 715
- TX Hà Đông 4.276 1.401 1.356 1.161 358
Nguồn: Sở Công nghiệp Hà Tây

2.3. Về giá trị sản lượng sản xuất và thu nhập đầu tư sản xuất kinh
doanh (1996 - 1999).
2.3.1.Giá trị sản lượng sản xuất (theo giá hiện hành).
Năm 1996 giá trị tổng sản lượng sản xuất của 85 làng nghề CN - TCN là
716.284 triệu đồng, trong đó: sản xuất CN - TCN 448.196 triệu đồng chiếm
62,6%, kinh doanh dịch vụ 90.136 triệu đồng chiếm 12,6% nông nghiệp
177.952 triệu đồng chiếm 24,8%.
Đến năm 1999 giá trị tổng sản lượng của 106 làng nghề đã đạt tới
975.958 triệu đồng (tăng 225.674 triệu đồng so với 1996), trong đó sản xuất
CN - TCN 607.893 triệu đồng chiếm 62,3% (tăng 15.969 triệu đồng) kinh
doanh dịch vụ 131.646 triệu đồng chiếm 13,5%, sản xuất nông nghiệp
236.419 triệu đồng chiếm 24,2%. Bình quân 1 làng nghề có giá trị sản
lượng 9.207,150 triệu đồng/năm, 1 hộ là 14,602 triệu đồng.
Những làng nghề đạt giá trị sản lượng sản xuất CN - TCN, dịch vụ (theo
giá hiện hành).
+ Từ 75.000 triệu đến 81.450 triệu đồng có hai làng: dệt La Phù, làng chế
biến LTTP Minh Khai (Hoài Đức).

×