TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ
NHỎ VIỆT NAM
I. KHÁI NIỆM VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1. Tiêu chí phân loại
Việc đưa ra khái niệm chuẩn xác về doanh nghiệp vừa và nhỏ có ý nghĩa
lớn để xác định đối tượng được hỗ trợ. Nếu phạm vi hỗ trợ đối tượng quá rộng
sẽ không đủ sức bao quát và tác dụng hỗ trợ sẽ giảm đáng kể. Còn nếu phạm vị
quá nhỏ sẽ không có ý nghĩa và ít tác dụng trong nền kinh tế. Vì vậy chúng ta
cần chú trọng nghiên cứu tiêu thức phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy
nhiên, không có một tiêu thức thống nhất để phân loại doanh nghiệp vừa và
nhỏ cho tất cả các nước vì điều kiện kinh tế của mỗi nước là khác nhau và ngay
trong một nước, sự phân loại cũng khác nhau tuỳ theo từng thời kỳ, từng
ngành nghề, vùng lãnh thổ.
Có hai tiêu chí phổ biến để phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ: tiêu chí
định tính và tiêu chí định lượng.
Nhóm tiêu chí định tính: dựa trên những đặc trưng cơ bản của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ như: chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít,
mức độ phức tạp của quản lý thấp...Nhóm chỉ tiêu này có ưu thế là phản ánh
đúng bản chất của vấn đề nhưng thường khó xác định trên thực tế. Do đó, nó
thường chỉ làm cơ sở để tham khảo, kiểm chứng mà ít được dùng để phân loại
trong thực tế.
Nhóm tiêu chí định lượng: Có thể dùng các tiêu chí như : số lao động, giá
trị tài sản hay vốn, doanh thu, lợi nhuận.
1.1. Các yếu tố tác động tới việc phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sự phân loại doanh nghiệp theo quy mô lớn, vừa hay nhỏ thì mang tính
tương đối và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như :
- Trình độ phát triển kinh tế của một nước: Trình độ phát triển càng cao
thì trị số các tiêu chí càng tăng. Như vậy, chỉ số về số lao động, vốn để phân loại
doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước có trình độ phát triển kinh tế thấp sẽ
nhỏ hơn các nước phát triển. Chẳng hạn, ở Nhật Bản, doanh nghiệp có 300 lao
động và một triệu USD tiền vốn được coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ còn các
doanh nghiệp có quy mô như vậy ở Thái Lan lại là doanh nghiệp lớn.
- Tích chất ngành nghề. Do đặc điểm của từng ngành nghề, có ngành sử
dụng nhiều lao động (như dệt, may), có ngành sử dụng nhiều vốn nhưng ít lao
động (như hoá chất, điện). Trên thực tế ở nhiều nước, để so sánh đối chứng
trong phân loại dựa trên tính chất này, người ta thường phân chia thành 2 -3
nhóm ngành với các tiêu chí phân loại khác nhau hay có thể dùng hệ số ngành
(I
b
).
- Vùng lãnh thổ: Do trình độ phát triển giữa các vùng khác nhau, nên số
lượng và quy mô doanh nghiệp cũng khác nhau. Do đó, cần tính đến cả hệ số
vùng (I
a
) để đảm bảo tính tương thích trong việc so sánh quy mô doanh nghiệp
giữa các vùng khác nhau.
- Tính lịch sử: Một số doanh nghiệp trước đây được coi là lớn nhưng với
quy mô như vậy, hiện tại hoặc trong tương lai có thể coi là nhỏ hoặc vừa. Như
vậy, trong việc xác định quy mô doanh nghiệp, cần tính thêm hệ số tăng trưởng
quy mô doanh nghiệp trung bình (I
d
) trong từng giai đoạn. Hệ số này chỉ được
dùng khi xác định quy mô trong các thời kỳ khác nhau.
Như vậy, để xác định quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ của một nước,
trước hết cần xác định quy mô trung bình chung (S
a
), sau đó, xác định hệ số I
a
,
I
b
, I
d
. Cần lưu ý thêm là giữa các yếu tố như vốn lao động có sự thay thế lẫn
nhau.
Có thể xác định quy mô doanh nghiệp thuộc một ngành và trên một địa
bàn cụ thể F (S
ba
) theo công thức:
F(S
ba
) = I
b
.I
a
xS
a
I
d
Vấn đề hiện nay cần xác định: S
a
và các hệ số tương ứng như thế nào?
Ngoài ra, mục đích phân loại cũng có tác động tới việc phân loại. Vì việc
phân loại để định mức cấp phát hay để hỗ trợ là hoàn toàn khác nhau.
1.2. Tiêu chí và cách phân loại ở nước ta hiện nay.
Câu hỏi đầu tiên đặt ra để xác định tiêu chí đó là “cách tiếp cận”. Ở Việt
Nam, trước đây, khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được dùng để phân
loại DNNN với mục đích xác định mức lương cấp phát trong cơ chế bao cấp và
định mức lương cho các giám đốc doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lúc này, tiêu thức
phân loại chủ yếu là số lao động trong biên chế và theo phân cấp TW-ĐF.
Theo văn bản pháp lý mới nhất hiện hành (áp dụng từ 1999 đến nay) thì
việc phân loại doanh nghiệp ở Việt Nam theo 5 hạng (hạng đặc biệt, hạng I, II,
III, IV, V) dựa trên hai nhóm yếu tố là: độ phức tạp của quản lý và hiệu quả sản
xuất kinh doanh và gồm 8 tiêu chí: vốn sản xuất kinh doanh, trình độ công
nghệ, phạm vi hoạt động, số lượng lao động, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước,
lợi nhuận thực hiện, doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên vốn. (
1
)
Nhược điểm lớn của cách phân loại này là nhiều tiêu chí, đối tượng phân
loại giới hạn. Còn mục tiêu chủ yếu nhằm sắp xếp lại tổ chức bộ máy quản lý
doanh nghiệp nhà nước, làm căn cứ xếp lương chứ không phục vụ định hướng
phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp này phát
triển.
Trong khi, Nhà nước chưa ban hành tiêu chí chung xác định doanh
nghiệp vừa và nhỏ với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển
của mình, một số tổ chức hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
đã tự đưa ra tiêu chí phục vụ cho công tác của mình. Ví dụ như:
1 Thông tư liên bộ số 21/LĐTT ng y 17-6-1993 cà ủa Bộ lao động - thương binh v xã hà ội v Bà ọ T i chính à
vè xếp hạng doanh nghiệp.
• Ở thành phố Hồ Chí Minh, những doanh nghiệp có vốn trên 1 tỷ đồng, lao
động trên 100 người và doanh thu hàng năm trên 10 tỷ thì được coi là các
doanh nghiệp vừa, còn dưới mức trên là các doanh nghiệp nhỏ.
• Ngân hàng Công thương Việt Nam coi doanh nghiệp vừa và nhỏ là những
doanh nghiệp có:
+ Giá trị tài sản cố định dưới 10 tỷ đồng.
+ Lao động < 500 người.
• Theo dự án VIE/US/95/004. Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
do UNIDO tài trợ coi:
Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có:
+ Lao động dưới 30 người.
+ Vốn đăng ký dưới 1 triệu USD.
Doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có:
+ Lao động từ 31-200 người.
+ Vốn đăng ký dưới 4 triệu USD.
• Liên Bộ lao động và Bộ Tài chính coi doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có :
+ Lao động thường xuyên dưới 100 người.
+ Doanh thu hàng năm dưới 10 tỷ đồng.
+ Vốn pháp định dưới 1 tỷ đồng.
• Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc chương trình Việt Nam - EU hỗ
trợ các doanh nghiệp có số lao động từ 10 - 500 người, vốn điều lệ từ 50 ngàn
đến 300 ngàn USD.(
2
).
• Quỹ phát triển nông thôn (thuộc Ngân hàng Nông nghiệp). Coi doanh
nghiệp vừa và nhỏ là các doanh nghiệp có:
- Giá trị tài sản không vượt quá 2 triệu USD.
2 Việt nam Economic issue 47, september 1997
- Lao động không quá 500 người.
Một phần nguyên nhân của các tiêu chí rất khác nhau trên là do Nhà
nước chưa chính thức ban hành một tiêu chí chung để áp dụng trong tất cả các
ngành nhằm xác định đối tượng thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Vấn đề thứ hai đặt ra cho việc xác định tiêu chí là đánh giá mức độ quan
trọng của các tiêu chí đó.
Kết quả điều tra được tiến hành ở các tỉnh phía Bắc là khá thống nhất
trong lĩnh vực sản xuất cũng như thương mại, dịch vụ. Đó là: vốn sản xuất
được coi là quan trọng nhất (chiếm 55,2% số đối tượng được hỏi), doanh thu
đứng vị trí thứ 2 và số lao động thường xuyên xếp thứ 3.(xem thêm bảng)
Bảng 1: Mức độ quan trọng của các tiêu chí phân loại doanh nghiệp
vừa và nhỏ theo kết quả điều tra.
Tiêu chí Tỷ lệ % theo mức độ quan trọng giảm
dần.
1 2 3
Vốn sản xuất 55.2 34.5 4.6
Doanh thu 33.3 29.9 29.9
Lao động thường xuyên 4.6 29.9 10.3
Nguồn: Báo cáo điều tra doanh nghiệp vừa và nhỏ ở 5 tỉnh vùng ĐB
Sông Hồng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tháng 10 -2002.
Vấn đề thứ 3 là xác định trị số của các tiêu chí, bao gồm các yếu tố:
- Theo số liệu thống kê, quy mô trung bình của các doanh nghiệp có đăng
ký kinh doanh hiện nay trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam như sau:
+ Vốn bình quân một doanh nghiệp đăng ký kinh doanh là 2,2 tỷ đồng
(trong sản xuất là 2,97, trong thương mại là 1,2 tỷ).
+ Lao động trung bình là 210 người.
(trong công nghiệp là 280 người, và thương mại là 150 người)
(
3
)
3 Niên giám thống kê 1995, NXB Thống kê, H Nà ội 1996.
Như vậy, quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ có thể cao hơn mức trung
bình một ít. Mức hợp lý nhất để xây dựng doanh nghiệp vừa và nhỏ chung cho
tất cả nền kinh tế ở Việt Nam là:
Trong công nghiệp: Vốn sản xuất < 5 tỷ, lao động <300 người.
Trong thương mại, dịch vụ: Vốn sản xuất < 2 tỷ, lao động < 100 người.
- Theo kiểm chứng cách phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên các
tiêu chí định tính như: mức độ phức tạp của quản lý, vị thế của chúng trên thị
trường, trình độ công nghệ... Kết quả của một số công trình nghiên cứu cho
thấy, hầu hết các doanh nghiệp có mức vốn và lao động như trên hoặc thấp
hơn đều có công nghệ lạc hậu, mức độ phức tạp của quản lý thấp, vị thế hạn
chế trên thị trường. Như vậy trị số phân loại trên là khá phù hợp.
- Tiêu chí tạm thời xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Ngày 20/6/2002 tại thông báo số 681/CP-KTN Thủ tướng Chính phủ đã
tạm thời quy định thống nhất tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là những doanh nghiệp có vốn điều
lệ dưới 5 tỷ và số lao động thường xuyên dưới 200 người.
Quy định cũng nêu rõ, tuỳ điều kiện quá trình kinh tế-xã hội mà áp dụng
đồng thời cả hai tiêu chí vốn và lao động hoặc một trong hai tiêu chí nói trên.
Tiêu chí này chỉ là quy ước hành chính để xác định cơ chế chính sách hỗ
trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xét về định hướng lâu dài, quy định trên là phù hợp. Tuy nhiên trong giai
đoạn trước mắt, cần tiếp tục nghiên cứu khả thi chi tiết hơn các tiêu chí. Chẳng
hạn, chúng ta có thể tách tiêu chí áp dụng riêng cho lĩnh vực thương mại , lĩnh
vực xây dựng công nghiệp... như phần trên đã trình bày.
- Theo tham khảo phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước
trong khu vực và trong thời kỳ có trình độ phát triển tương ứng với Việt Nam
hiện nay (chẳng hạn thời kỳ những năm 70 của Đài Loan, Hàn Quốc).
Trên cơ sở những luận giải đó, có thể đi đến ước lượng tiêu chí để phân
loại doanh nghiệp vừa và nhỏ như bảng sau:
Bảng 2: Các tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Tiêu chí Công nghiệp Thương mại , dịch vụ
DNV&N DN nhỏ DNV&N DN nhỏ
Vốn sản xuất (tỷ đồng) <5 < 1 < 2 < 1
Lao động thường xuyên < 300 <50 <200 < 30
2. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước trên thế giới.
Như trên đã nêu, việc phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các
tiêu chí phụ thuộc vào nhiều yếu tố: phù hợp với trình độ phát triển, điều kiện
và mục đích của mỗi nước. Nhìn chung, cách phân loại ở mỗi nước có nhiều
điểm khác nhau. Tuy vậy, vẫn có một số điểm giống nhau. Chẳng hạn, việc phân
loại doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước nhằm hỗ trợ doanh nghiệp này
phát triển để thực hiện các mục đích như:
- Huy động mọi tiềm năng vào sản xuất.
- Đáp ứng nhu cầu, đa dạng phong phú của xã hội.
- Góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của mỗi nước.
- Tăng sự năng động, hiệu quả của nền kinh tế, giảm tối đa mức rủi ro
trong kinh doanh, giảm bớt độc quyền nhờ tăng số lượng doanh nghiệp, thiết
lập quan hệ kinh doanh giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp lớn.
Chúng ta có thể tham khảo cách phân loại của một số nước trong khu
vực và trên thế giới như sau:
Đài Loan: Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ bắt đầu từ năm 1967,
được phân làm hai nhóm ngành: công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, thương
mại, vận tải và các dịch vụ khác. Năm 1977, họ lại thêm nhóm ngành thứ 3 là
ngành khai khoáng. Trong công nghiệp chế biến và khai khoáng người ta dùng
chỉ tiêu vốn góp và lao động. Trong Thương mại và dịch vụ khác dùng chỉ tiêu
doanh thu và lao động.
Trong thời gian 30 năm qua, tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đài
Loan đã được điều chỉnh 6 lần. Sự thay đổi của khái niệm theo hướng tăng dần
trị số các tiêu chí (trong sản xuất, số vốn góp từ 5 triệu lên đến 40 triệu đô la
Đài Loan) và phân ngành hẹp hơn nhưng bao quát nhiêù lĩnh vực hơn.
Hiện nay, ở Đài Loan, doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có:
- Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: có vốn góp dưới 40 triệu đô la
Đài Loan (khoảng 1,4 triệu USD) số lao động thường xuyên dưới 300 người.
- Trong khai khoáng: Có vốn góp dưới 40 triệu đô la Đài Loan lao động
thường xuyên dưới 500 người.
Trong thương mại, vận tải và dịch vụ khác: Có tổng doanh thu hàng năm
dưới 40 triệu đô la Đài Loan, lao động dưới 50 người.
Hàn Quốc: Theo sắc lệnh cơ bản của Hàn Quốc về doanh nghiệp vừa và
nhỏ việc phân loại quy mô doanh nghiệp được thực hiện theo hai nhóm ngành:
- Trong ngành chế tạo, khai thác, xây dựng: Doanh nghiệp có vốn đầu tư
dưới 600.000 USD và số lao động thường xuyên từ 20 - 300 người là doanh
nghiệp vừa, số lao động thường xuyên dưới 20 người là doanh nghiệp nhỏ.
- Trong thương mại: Doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có
doanh thu dưới 250.000 USD/năm, số lao động dưới 20 người.
2.2. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Như đã nghiên cứu ở mục 1.2, mặc dù việc xác định các tiêu chí được
thực hiện rất có hệ thống nhưng có nhiều chỗ vận còn mang tính ước lệ và còn
phải đưa ra nhiều trường hợp ngoại lệ. Có rất nhiều điểm khác nhau về các đối
tượng, các chủ thể kinh doanh được coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thí dụ, có
ý kiến cho rằng hộ sản xuất nông nghiệp cũng cần được coi là doanh nghiệp
vừa và nhỏ vì nó thoả mãn các tiêu chí đặt ra.
Khung pháp luật kinh doanh ở nước ta hiện được coi là vừa thiếu vừa
không rõ ràng. Đây chỉ là một thực tế khách quan, chưa thể khắc phục ngay
được. Theo pháp luật hiện hành thì nhiều chủ thể tiến hành hoạt động sản xuất
kinh doanh vẫn chưa được coi là một doanh nghiệp. Có nghĩa là thuật ngữ
doanh nghiệp được dùng để chỉ các chủ thể có đăng ký kinh doanh, tức là
doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Khi các văn bản quy phạm pháp luật dùng
thuật ngữ doanh nghiệp là để chi doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, tức là có
đăng ký với cơ quan nhà nước theo quy định.
Như vậy, có thể nói, doanh nghiệp vừa và nhỏ là những cơ sở sản xuất có
tư cách pháp nhân, có quy mô doanh nghiệp (tính theo các tiêu thức khác
nhau) trong giới hạn nhất định đối với từng giai đoạn cụ thể.
Theo định nghĩa này thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam không
phân biệt các thành phần kinh tế. Các thành phân kinh tế bao gồm:
- Các doanh nghiệp nhà nước có quy mô vừa và nhỏ được thành lập theo
Luật Doanh nghiệp nhà nước.
- Công ty cổ phần, công ty TNHH, các doanh nghiệp tư nhân được thành
lập và đăng ký hoạt động theo Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân và
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Các hợp tác xã có quy mô vừa và nhỏ được thành lập và hoạt động và
đăng ký hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
- Các hộ tư nhân và nhóm sản xuất kinh doanh dưới vốn pháp định đăng
ký theo Nghị định 66 - HĐBT.
Hiện nay trong khu vực DNNN có các tổng công ty 90-91. Các tổng công
ty này có các công ty đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân, hạch toán độc
lập và cũng có thể có quy mô thuộc loại vừa và nhỏ. Vậy có thể coi các công ty
thành viên loại này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay không? Xung quanh
vấn đề này hiện còn nhiều ý kiến khác nhau. Theo đa số thì đều cho rằng các
công ty đơn vị thành viên này không được coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ mặc
dù phù hợp với quy định của Chính phủ.
Hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp trong lĩnh
vực sản xuất công nghiệp có số vốn dưới 5 tỷ đồng và có lao động dưới 300
người; trong thương mại dịch vụ là những doanh nghiệp có số vốn sản xuất
dưới 3 tỷ và số lao động dưới 200 người. Trong đó doanh nghiệp có vốn dưới 1
tỷ và lao động dưới 50 người (trong công nghiệp) và dưới 30 người trong
thương mại, dịch vụ) là doanh nghiệp nhỏ.
Có thể tóm tắt cách phân loại cũng như khái niệm của doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở Việt Nam như sau:
Bảng 3: Bảng tóm tắt cách phân loại và khả khái niệm nghiệp vừa và
nhỏ ở Việt Nam.
Tiêu chí Các yếu tố tác động đến phân
loại
* Định tính: + Trình độ phát triển kinh tế.
- Không có vị thế độc quyền + Giai đoạn phát triển (tính lịch sử)
- Chuyên môn hoá thấp + Tính chất ngành nghề
- Độ phức tạp của quản lý thấp + Vùng lãnh thổ
* Định lượng + Mục đích phân loại
- Vốn sản xuất + Vùng lãnh thổ
- Lao động + Mục đích phân loại
- Doanh thu
Lĩnh vực Tiêu chí phân loại
Sản xuất công nghiệp
+ Vốn: dưới 5 tỷ đồng (doanh
nghiệp nhỏ dưới 1 tỷ).
+ Lao động: dưới 300 người
( doanh nghiệp nhỏ dưới 50 người)
Doanh
nghiệp vừa
và nhỏ
Thương mại, dịch vụ
+ Vốn: dưới 3 tỷ đồng (doanh
nghiệp nhỏ dưới 1 tỷ đồng).
+Lao động: dưới 200 người (doanh
nghiệp nhỏ dưới 30 người)
Theo cách xác định trên, ở Việt Nam có 88,2% số các doanh nghiệp là
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mọi hình thức, theo tổng điều tra các cơ sở kinh tế
năm 2001.
Khái niệm nêu trên mới chỉ là những ý kiến bước đầu, nó sẽ hoàn chỉnh
hơn cùng với sự phát triển của nền kinh tế.
3. Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các nghiên cứu gần đây thường nhấn mạnh tầm quan trọng của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế mỗi quốc gia. Trong thực tế,
không ít ngành công nghiệp lớn được hỗ trợ đắc lực bởi các doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Những sự đóng góp đó thể hiện qua những vai trò sau:
3.1. Đóng góp vào kết quả hoạt động kinh tế của nền kinh tế quốc dân.
Giá trị sản lượng công nghiệp do các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo ra
năm 1999 là 5.315 tỷ đồng, chiếm 26% giá trị tổng sản lượng toàn ngành công
nghiệp.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
năm 1999 đạt 29.000 tỷ bằng 78% tổng mức bán lẻ của thị trường xã hội.
Theo thống kê, giá trị hàng hoá luân chuyển năm 1999, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ đã vận chuyển hàng hoá với khối lượng 32,2 triệu tấn
chiếm 64% tổng khối lượng hàng hoá lưu chuyển của các địa phương.
Kết quả điều tra cho thấy, 51,7% số ý kiến cho rằng các doanh nghiệp
vừa và nhỏ góp phần tăng trưởng kinh tế.
3.2. Tạo việc làm cho người lao động.
Việc làm là vấn đề cấp bách hiện nay ở Việt Nam. Với tốc độ tăng dần số
trên 2% hàng năm, năm cả nước có thêm 1 triệu người đến tuổi lao động có
nhu cầu việc làm. Đó là chưa kể số người thất nghiệp và bán thất nghiệp do cơ
cấu lại nền kinh tế, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Thực tế trong nền
kinh tế vừa qua cho thấy, toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước cao nhất cũng
chỉ thu hút được khoảng 1,6
(
4
)
triệu lao động. Trong khi đó, chỉ riêng kinh tế cá
thể trong công nghiệp và thương mại năm 2001 đã thu hút 3,5 triệu lao động,
các công ty và doanh nghiệp tư nhân thu hút gần nửa triệu lao động. Chi phí
trung bình để tạo ra một chỗ làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
khoảng 740 ngàn đồng chỉ bằng 3% so với các doanh nghiệp lớn. Điều đó cho
thấy vai trò đặc biệt quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là tạo việc
làm và thu hút nhiều lao động với chi phí thấp.
Tuy vậy, số lượng lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ chiếm
12% đến 15% lực lượng lao động, so với các nước trong khu vực chỉ tiêu này là
50 - 60%. Như vậy tỷ lệ thu hút lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn
quá thấp, tiềm năng của các doanh nghiệp này chưa được phát huy đầy đủ.
3.3. Thu hút vốn.
Vốn là nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất, có vai trò hết sức quan
trọng trong phát triển kinh tế của cả nước cũng như với từng doanh nghiệp.
Nhờ có vốn mới có thể kết hợp được với các yếu tố khác như lao động, đất đai,
công nghệ và quản lý. Thực tế cho thấy, để đầu tư một chỗ làm việc ở Việt Nam
trung bình phải mất 5-10 triệu đồng tiền vốn. Vốn có vai trò lớn trong việc đầu
tư trang thiết bị, cải tiến công nghệ, đào tạo nghề... cũng như trong việc mở
rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên, một nghịch lý hiện nay là các doanh nghiệp
thiếu vốn trầm trọng trong khi vốn trong dân còn tiềm ẩn nhưng không huy
4 Niêm giám thống kê năm 1995 - NXB Thống kê, H Nà ội 1996