Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

GIẢI PHÁP CHO VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.25 KB, 12 trang )

GIẢI PHÁP CHO VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM
Mặc dù đã rất nố lực và cố gắng trong việc sớm cho ra đời thị trường
chứng khoán(TTCK) ở Việt Nam, nhưng bên cạnh nhữnh kết quả rất khiêm
tốn- chúng ta vấp phải vô vàn khó khăn: về con người, tri thức, luật pháp, kinh
tế...v.v
Tất cả những cái đó chúng ta sẽ phải khắc phục tùng bước 1 bởi những
ưu điểm không thể phủ nhận của nó, TTCK tất yếu sẽ phải được xây dựng ở
Việt Nam cho dù có khó khăn đến đâu đi chăng nữa.
Sau đây là một số biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình hình thành và phát
triển TTCK ở Việt Nam.
I-/ TẠO “HÀNG HOÁ” CHO TTCK
Muốn xây dựng “chợ” trước tiên chúng ta sẽ phải trả lời câu hỏi sẽ mua
bán gì ở đó? Hơn nữa chợ muốn hoạt động tốt đòi hỏi phải có lượng hàng hoá
phong phú về chủng loại, số lượng, đảm bảo chất lượng. Đối với TTCK cũng
vậy, chứng khoán được mua bán trên thị trường phải là loại chứng khoán
trung và dài hạn, muốn chứng khoán được niêm yết tại trung tâm giao dịch CK
thì phải đáp ứng được tiêu chuẩn niêm yết của trung tâm.
Hiện nay chúng ta có rất các loại ck hội đủ những yêu cầu đó. Như vậy,
trong thời gian tới, để có thể có TTGDCK chúng ta phải giải quyết vấn đề trên
càng sớm càng tốt bằng cách:
1) Tạo ra một lượng CK đảm bảo về qui mô và chất lượng đáp ứng nhu
cầu mua bán trên TTCK mà cụ thể sắp tới là TTGDCK;
-Sử dụng biện pháp phát hành trái phiếu của các NHTMQD để đưa vào các
công trình lớn, vì chúng có uy tín, sức hấp dẫn cao, xuất phát từ việc qui định
lãi suất cao, dễ chuyển nhượng.
-Trái phiếu chính phủ loại trung và dài hạn là loại hàng hoá có sức thuyết
phục trên thị trường do chúng có ít rủi ro. Nên tăng cường phát hành CK loại này
bằng nội tệ và ngoại tệ để bán cho các thể nhân và pháp nhân. Với số vốn huy
động dưới hình thức này Chính phủ có thể đầu tư vào các công trình lớn quốc gia
về điện, dầu khí...


-Khuyến khích các tổng công ty 90,91 trong một số ngành như ngân hàng,
bưu chính viễn thông...những doanh nghiệp lớn phát hành trái phiếu công ty
loại trung và dài hạn để huy động vốn cho những công trình đang đuợc Quốc
hội phê duyệt hoặc đang được tiến hành.Những loại trái phiếu này phải đảm
bảo được tiêu chuẩn niêm yết trên TTCK và là cầu nối giữa nhu cầu to lớn về
vốn của DN với nguồn vốn tiết kiệm đang trôi nổi ngoài xã hội. Khuyến khích
DN có vốn điều lệ lớn hơn 10 tỷ đồng khi có nhu cầu về vốn cũng có thể phát
hành trái phiếu loại trung và dài hạn với điều kiện họ phải tuân thủ nghị định
48/CP và qui chế niêm yết CK.
-Loại trái phiếu đô thị cũng cần được các tỉnh thành phố quan tâm như là
một công cụ để huy động vốn cho các tỉnh thành. Cần mở rộng phát hành trái
phiếu đô thị trung hạn. Uỷ ban CK nhà nước cần phải bổ sung qui định qui
trình phát hành trái phiếu đô thị.
-Tăng cường, chú trọng phát hành trái phiếu có mệnh giá phù hợp với
điều kiện kinh tế của người dân Việt Nam, phát hành CK vô danh ( phiếu, trái
phiếu dài hạn) có thể mua đi bán lại được, chuyển ký danh đã có thành các CK
vô danh; cho phép mua đi bán lại các CK này.
-Riêng đối với cổ phiếu, do những nguyên nhân như đại đa số doanh
nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiến trình cổ phần hóa DNNN
diễn ra chậm chạp, TTGDCK theo qui định để tránh cho việc TT nhỏ bé, đơn
điệu thì cần khoảng 10-20 công ty có CK được niêm yết trên TT, bởi vậy cho
nên đến nay chúng ta vẫn chưa có TTGDCK. Để trung tâm này sớm được hình
thành và đi vào hoạt động ta cần có những biện pháp trước mắt như:
+Sát nhập những công ty cổ phần nhỏ để hình thành những công ty cổ
phần lớn hơn, hoạt động an toàn hơn. Những công ty đã được sát nhập này sẽ
có vốn điều lệ lớn, đủ tiêu chuẩn để niêm yết trên TTCK, cổ phiếu của họ sẽ có
uy tín. Những cổ phiếu nào được uỷ ban CK nhà nước phát hành sẽ mặc nhiên
được phép niêm yết ở TTGDCK.
+Hiện nay, có loại cổ phiếu phát hành trước NĐ 48/CP như vậy phải căn
cứ vào tiêu chuẩn vốn điều lệ tối thiểu đạt 10 tỷ dồng và trong 2 năm liên tục

gần đây nhất phải kinh doanh có lãi thì CK của công ty đó sẽ được lưu thông
tại TTGDCK còn không đủ điều kiện như trên sẽ được lưu thông ở thị trường
phi tập trung đặt tại trong trung tâm để đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông.
+Về tiến trình cổ phần hóa, muốn thúc đẩy cổ phần hóa được nhanh
chóng cần phải thực hiện:
Phải tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức cũng như ý nghĩa, mục
đích của việc cổ phần hoá để các doanh nghiệp hiểu và có nhận thức đúng đắn
về việc làm này.
Nhưng cần có những biện pháp, chính sách chế độ thật kiên quyết với
những doanh nghiệp phản đối CPH. Có thể dùng những biện pháp khuyến khích
tuyên truyền để DN tiến tới CPH kết hợp với xử lý kiên quyết nếu thấy cần
thiết.
Sớm tổng kết lại các kiểu công ty cổ phần đã ra đời và hoạt động trong cả
nước trong thời gian qua, kể cả công ty cổ phần có nguồn gốc tư nhân cũng
như từ DNNN để chọn lựa mô hình thích hợp, có hiệu quả từ đó làm mẫu để
xây dựng và phát triển công ty cổ phần phù hợp.
Trên cơ sở chọn ra các DN không thuộc diện nhà nước gửi lại 100% vốn
đầu tư để đưa vào danh sách CPH, với phương châm triển khai cụ thể, dứt
điểm từng giai đoạn. Mở rộng các hình thức tiến hành CPH. Không nhất thiết
chỉ bán một phần tài sản DN, mà còn có thể triển khai thêm các hình thức như
phát hành cổ phiếu để huy động thêm vốn mở rộng và hiện đại hoá DN, đa
dạng hóa các loại cổ phiếu và các lĩnh vực phát hành cổ phiếu (đây là hình
thức mà Trung Quốc áp dụng thành công).
Bằng hình thức thông tin qua báo chí, đài, các tổ chức đoàn thể cung cấp
thông tin chính xác, tin cậy về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và kết
quả tài chính của doanh nghiệp cổ phần hoá đã qua kiểm toán độc lập.
Áp dụng những điều kiện ưu đãi như nhau đối với các DNNN và công ty cổ
phần.
Nhanh chóng triển khai và cụ thể hoá cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc cổ
phần hoá theo Nghị định 28-CP của chính phủ ban hành ngày 07/05/1996

như:
Xác định danh mục loại hình DN cần phải cổ phần hoá ở những mức độ
nào.
Xác định giá trị DN khi tiến hành cổ phần hoá trên cơ sở phần giá trị còn
lại của DN phải sát đúng thực tế.
Vai trò làm chủ của những người lao động trong DN cổ phần hóa (trong
Nghị định 28-CP qui định về việc bán chịu một số cổ phiếu trong 5 năm với lãi
suất 4%/năm...) và thông tư 50 TC/TCDN ngày 30/08/1996 của Bộ Tài chính
còn qui định thêm: “Hàng năm người lao động phải trả tối thiểu 20% giá trị cổ
phiếu mua chịu và 4% lãi tiền số nợ vay, nếu người lao động không trả được
nợ trong 2 năm tiền giá trị cổ phiếu mua chịu thì phải hoàn trả cho Nhà nước.
Như vậy rất khó khăn cho người lao động. Bên cạnh đó, Ngân hàng phải tiếp
tục cung ứng vốn tín dụng theo cơ chế cho vay đối với vốn DNNN và tham gia
mua cổ phần trong DN cổ phần hoá. Qua vai trò cổ đông, Ngân hàng sẽ nắm
được tình hình sản xuất kinh doanh của DN tạo điều kiện thúc đẩy quá trình
sản xuất có hiệu quả hơn vì lợi ích DN bao gồm cả lợi ích của NH.
2)Áp dụng phương pháp phát hành chứng khoán hợp lý.
Phương pháp phát hành có tác dụng rất lớn trong việc phân phối tới
người đầu tư một cách nhanh chóng, thu hồi vốn tốt.
Đối với trái phiếu, tốt hơn cả là tín phiếu kho bạc nên được phát hành
toàn bộ qua đấu thầu tại NH nhà nước, còn trái phiếu kho bạc có thể do kho
bạc NN trực tiếp bán.
Trái phiếu doanh thì có thể bán dưới nhiều hình thức bảo lãnh phát hành
theo NĐ 48/CP.
Cổ phiếu của DN có vốn điều lệ lớn hơn 10 tỷ đồng khi phát hành phải
tuân theo NĐ 48/CP.
Các DN có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng cũng được phép tự phát hành
cổ phiếu với sự đồng ý của Uỷ ban CK Nhà nước.
II-/ XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG LUẬT PHÁP. CÓ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
KIÊN QUYẾT ĐỐI VỚI NHỮNG TRƯỜNG HỢP LÀM TRÁI LUẬT PHÁP:

1)Đảm bảo sự quản lý của NN đối với TTCK.
Bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận của nó TTCK còn có nhiều
khuyết tật hạn chế có thể dẫn đến tổn thất to lớn như khủng hoảng kinh tế,
tiền tệ có tính chất khu vực và thế giới. Những quản lý nhằm tạo điều kiện cho
các chủ thể tham gia các quan hệ TTCK, khai thác được tốt những đặc tính ưu
việt, những thế mạnh của TT và hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực
của nó. Nhà nước có thể quản lý việc hình thành và phát triển TTCK bằng
nhiều công cụ dưới nhiều hình thức khác nhau như: ban hành luật để thực
hiện các chính sách của nhà nước về tài chính, tiền tệ, lãi suất, đầu tư và thuế
khoá... hoặc thông qua việc kiểm tra, giám sát các pháp nhân và thể nhân tham
gia TTCK một cách thường xuyên nhằm ngăn chặn, xử lý những sai phạm theo
luật định.
Uỷ ban CK quốc gia trực thuộc Chính phủ có chức năng quản lý các mặt
hoạt động liên quan đến phát hành và kinh doanh CK. UBCKQG sẽ chịu trách

×