THỰC TRẠNG THANH TOÁN BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TẠI NHĐT & PT HÀ NỘI
2.1. Khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế tại NHĐT&PT Hà Nội
Đầu những năm 1990, hai pháp lệnh về Ngân hàng được ban hành tách
chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh ra làm hai phần riêng
biệt. Đó là dấu ấn lịch sử cho sự thay đổi về chất hoạt động của các Ngân hàng
nói chung và NHĐT&PT Hà Nội nói riêng
Thời kỳ từ năm 1990-1995, hoạt động thanh toán quốc tế của NHĐT&PT
Hà Nội chưa phát triển, nghiệp vụ chủ yếu là thực hiện giải ngân nguồn vốn
ODA từ các dự án của Nhà nước.
Cho đến những năm 1995 trở lại đây, hoạt động của NHĐT&PT Hà Nội
chuyển sang kinh doanh đa năng, tổng hợp phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực đầu
tư phát triển trên địa bàn Hà Nội. Trong guồng máy đó, hoạt động thanh toán
quốc tế của NH mới thực sự phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu, rất nhiều các
phương thức thanh toán quốc tế được xác lập như phương thức chuyển tiền,
tín dụng chứng từ, thanh toán nhờ thu, bảo lãnh, thanh toán thẻ, séc du lịch,
chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ với Ngân hàng nước ngoài...và gần đây áp
dụng nghiệp vụ giao dịch quyền chọn(option) trong các giao dịch ngoại hối
nhằm giảm thiểu tổn thất cho khách hàng trong khâu thanh toán trong trường
hợp tỉ giá hối đoái thay đổi.
Bảng 1: Doanh số thanh toán quốc tế của NHĐT&PT Hà Nội giai đoạn 1998-2002
Đơn vị: Triệu USD
Năm
1998 1999 2000 2001 2002
Doanh số L/C xuất 0.18 0.21 0.31 1.68 5.38
Doanh số L/C nhập 17.53 27.45 56.68 85.03 102.5
Chuyển tiền điện 3.2 5.11 8.22 12.48 16.5
Thanh toán nhờ thu 1.2 1.5 2 4.5 5.5
Doanh số thanh toán quốc
tế 22.11 34.17 67.21 103.7 129.9
Phí dịch vụ ( USD) 36713 52332 116240 216920 255323
(* Nguồn: Theo báo cáo của Phòng Nguồn Vốn kinh doanh NHĐT&PT Hà Nội)
Theo số liệu bảng trên Tổng doanh số thanh toán quốc tế tăng bình quân
thời kỳ 1998-2002 là 51,9%. Xu hướng chung của tất cả các thành phần trong
Tổng doanh số thanh toán quốc tế đều tăng trưởng với tỷ lệ khá cao.
Phí dịch vụ thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng tăng.
Năm 2002 đạt doanh số 255.323 USD nhiều nhất từ trước tới nay, tốc độ tăng
trung bình khoảng 52,7% mỗi năm. Chứng tỏ số lượng và chất lượng của các
dịch vụ thanh toán quốc tế, đặc biệt là mở L/C xuất và nhập khẩu tăng( do biểu
phí thanh toán quốc tế được niêm yết công khai và áp dụng linh hoạt trong
từng thời kỳ, đồng thời khống chế mức phí tối đa, mở một L/C nhập khẩu phí
thu tối đa là 200USD).
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, NHĐT&PT Hà Nội đã thực hiện kết nối
vào mạng thanh toán quốc tế, tham gia SWIFT, giúp cho Ngân hàng tăng tốc độ
xử lý công việc, truyền tin, xử lý điện báo chính xác, giảm thiểu rủi ro, tiết kiêm
thời gian và tiền bạc. Quan trọng hơn là gia nhập với hiệp hội Ngân hàng thế
giới qua cổng SWIFT quốc tế. Do vậy, phương thức chuyển tiền có doanh số cao
thứ hai sau doanh số thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng
từ. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 50% trong giai đoạn 1998-2002.
Tuy nhiên mức tăng tuyệt đối của phương thức này rất nhỏ bé so với phương
thức tín dụng chứng từ, chỉ đạt khoảng 4 triệu USD mỗi năm.
Sau nhiều lần tham khảo và điều chỉnh biểu phí cho các nghiệp vụ thanh
toán quốc tế dựa trên các văn bản hướng dẫn của NH Nhà nước Việt Nam và
theo quyết định số 527/NHĐT-TTQT có hiệu lực từ ngày 04/04/1998,
NHĐT&PT Hà Nội đã thống nhất đưa ra biểu phí phù hợp với những qui định
của cơ quan cấp trên và phù hợp với đặc thù của Ngân hàng mình để sao cho
vừa bảo đảm nguồn thu đồng thời mang tính cạnh tranh cao hơn trong việc
thu hút khách hàng trên địa bàn thủ đô.
Ngày 01/09/2001 Qui trình thanh toán quốc tế có MS: QT-TQ-02 có hiệu
lực thi hành và được ban hành thống nhất trong toàn hệ thống. Đó là những
bước đi đầy hiệu quả của NHĐT&PT Việt Nam trong tiến trình hội nhập với
nền thương mại, tài chính - ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Thực
hiện qui trình một cách khoa học và sáng tạo NHĐT&PT đã tạo được cho
mình một phong cách làm việc khoa học, hiệu quả. Các phòng ban trong Ngân
hàng có sự độc lập và phối hợp với nhau nhịp nhàng trong công việc. Đó cũng
là một trong những nguyên nhân làm nên sự tăng trưởng doanh số hoạt động
thanh toán quốc tế của NHĐT&PT Hà Nội. Doanh số của phương thức thanh
toán nhờ thu tuy có giá trị thấp song mức tăng hàng năm khá cao trung bình
từ 20% đến 30%. Duy chỉ có năm 2001 tăng 2,5 triệu USD(tăng 125% so với
năm 2000).
2.2. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại NH
Trong thời gian 5 năm trở lại đây, thanh toán quốc tế bằng TDCT( kể cả
xuất khẩu và nhập khẩu, thường xuyên chiếm tỉ trọng lớn( khoảng 80%) trên
tổng doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế. Mặc dù trên địa bàn Hà Nội
có khá nhiều các NH lớn trong và ngoài nước, NHTM quốc doanh, NHCP, NH
nước ngoài...Nhưng NHĐT&PT Hà Nội vẫn là một trong những Ngân hàng đi đầu
trong các hoạt động như tín dụng, bảo lãnh...Nằm trong thành công đó, hoạt
động thanh toán quốc tế bằng TDCT ở NHĐT&PT Hà Nội không ngừng phát
triển cả về quy mô, số lượng, chất lượng các dịch vụ thanh toán quốc tế, đặc
biệt là hoạt động thanh toán quốc tế thông qua TDCT.
2.2.1. Thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C.
Bảng 2: Tỷ trọng thanh toán L/C nhập khẩu so với tổng doanh thu TTQT
Năm 1998 1999 2000 2001 2002
Doanh số L/C xuất(%) 0.81 0.61 0.46 1.62 4.14
Doanh số L/C nhập(%) 79.29 80.10 84.33 82.00 78.92
Chuyển tiền điện(%) 14.47 14.91 12.23 12.04 12.70
Thanh toán nhờ thu(%) 5.43 4.38 2.98 4.34 4.23
(* Nguồn: Theo báo cáo của Phòng Nguồn vốn kinh doanh NHĐT&PT Hà Nội)
Quan sát Bảng 2 về tỷ trọng thanh toán L/C nhập khẩu trong tổng doanh thu
từ hoạt động thanh toán quốc tế. Giai đoạn 1998 - 2002 vừa qua hoạt động thanh
toán quốc tế bằng TDCT, mở L/C nhập khẩu chiếm tỉ lệ rất cao chiếm khoảng
trên 80% trong tổng doanh số đạt được từ hoạt động thanh toán quốc tế của
NHĐT&PT Hà Nội. Trong năm 2000 tỉ lệ mở L/C nhập khẩu đạt 84,33%, năm
2001 đạt 82%, năm 2002 ở mức 78,96 %.
Bảng 3: Biến động của doanh số L/C nhập khẩu theo thời gian(1998-
2002)
Năm 1998 1999 2000 2001 2002
Thanh toán L/C nhập khẩu 17.53 27.45 56.68 85.03 102.5
Lượng tăng giảm tuyệt đối so với năm
trước(triệu USD)
- +9.92 +29.23 +28.35 +17.47
Lượng tăng giảm tương đối so với năm
trước(%)
- +56.59 +106.48 +50.02 +20.55
Tăng giảm so với kỳ gốc năm
1998(lần) - 1.57 3.23 4.85 5.85
Tỷ trọng L/C nhập khẩu trong tổng
doanh thu từ thanh toán quốc tế(%) 79.29 80.10 84.33 82.00 78.92
(* Nguồn: Theo báo cáo của Phòng Nguồn Vốn kinh doanh NHĐT&PT Hà Nội)
Quan sát bảng và đồ thị trên ta thấy: Kim nghạch L/C nhập khẩu liên
tục tăng từ năm 1998 đến 2002. Năm 2000 trị giá L/C nhập khẩu tăng về mặt
doanh số tương đối nhiều nhất đạt 29,23 triệu USD( tăng 106,48%) so với
năm 1999, doanh số L/C nhập khẩu của năm 2001 nhiều hơn doanh số từ L/C
nhập khẩu năm 2000 là 28,35 triệu USD (tăng 50,2%), doanh số của năm 2002
lớn hơn doanh số năm 2001 khoảng 17,47 triệu USD( tăng 20,55%) và gấp
5,85 so với năm1998.
Số liệu trên chứng tỏ:
◊ Tính ưu việt mà phương thức tín dụng chứng từ đem lại cho các bên
trong giao dịch thương mại quốc tế qua NHĐT&PT Hà Nội.
◊ Thể hiện đặc điểm nhập siêu của cán cân thương mại nước ta. Đây là
một tất yếu khách quan trong quá trình tiến lên của các nước đang phát
triển như Việt Nam hiện nay. Thời kỳ 1998 - 2002 cán cân thương mại
nước ta thường thâm hụt khoảng 2 đến 3 tỷ USD mỗi năm. Theo số liệu
của Thời báo kinh tế Việt Nam( TBKTVN) số 1/2003 cho biết : Trong
năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của nước ta ước đạt 16.530 triệu USD,
Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 19.300 triệu USD, nhập siêu khoảng 2.770
triệu USD. Tỉ lệ nhập siêu chiếm khoảng 16,8% khá cao so với thời kỳ
1998-2002
◊ Khối lượng thanh toán L/C nhập khẩu qua NHĐT&PT Hà Nội rất lớn
phản ánh phần nào uy tín của Ngân hàng đối Người nhập khẩu, Ngân
hàng nước ngoài và các bên khác có liên quan. Hoạt động thanh toán
quốc tế, hiện nay, tồn tại 3 phương thức thanh toán phổ biến là phương
thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu và phương thức thanh toán
bằng tín dụng chứng từ. Cả ba phương thức đều có những mặt mạnh,
mặt yếu khác nhau đối với từng bên tham gia vào các giao dịch. Thật
vậy, Quyền lợi và nghĩa vụ của nhà xuất khẩu và nhập khẩu thay đổi theo
từng phương thức thanh toán nhưng thanh toán bằng L/C là đảm bảo
quyền lợi cho người xuất khẩu nhất. Cho nên nhiều nhà nhập khẩu Việt
Nam đã tin tưởng chọn NHĐT&PT Hà Nội là nơi phát hành L/C của họ.
Theo tổng kết của NHĐT&PT Hà Nội (Bảng2), tuy trong năm 2002 tỉ lệ
L/C nhập khẩu trong tổng nguồn thu từ thanh toán quốc tế có giảm đi chút ít,
song lại được đánh giá là một năm thành công với doanh số thu được lớn nhất
từ khi có hoạt động thanh toán quốc tế tới nay, khoảng 102,5 triệu USD. Trong
năm 2002 NHĐT&PT Hà Nội được NHĐT&PT Việt Nam đánh giá là Ngân hàng
hàng đầu trong hoạt động thanh toán bằng chứng từ trong hệ thống Ngân
hàng đầu tư.
2.2.2. Thanh toán hàng xuất khẩu bằng L/C
Ngược lại với thanh toán L/C nhập khẩu, thanh toán L/C xuất khẩu quá
nhỏ bé. Kim ngạch L/C xuất khẩu năm 2000 đạt 0,31 triệu USD, đến năm 2002
chỉ đạt 5,38 triệu USD( bằng 4,14% so với tổng doanh số thanh toán quốc tế)
Quan sát bảng ta thấy, Năm 1998 và 1999 giá trị L/C xuất khẩu rất bé thậm
chí năm 1999 doanh số còn giảm đi, luận giải về vấn đề này sẽ có rất nhiều
nguyên nhân khác nhau song về phương diện nào tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ trong khu năm 1997 có tác động tới Việt Nam. Đồng
tiền các nước Châu á mất giá đồng nghĩa với việc đồng Việt Nam lên giá, vì vậy
khi đồng tiền lên giá nó sẽ thúc đẩy hoạt động nhập khẩu hơn là xuất khẩu.
Bảng 4: Biến động của doanh số L/C xuất khẩu giai đoạn 1998-2002
Năm 1998 1999 2000 2001 2002
Doanh số L/C xuất khẩu(triệu USD) 0.18 0.21 0.31 1.68 5.38
Lượng tăng giảm tuyệt đối so với
năm trước (triệu USD) - 0.03 0.2 1.37 3.7
Lượng tăng giảm tương đối so với
năm trước(%) - 17.01 181.82 441.94 220.24
Lượng tăng giảm so với kỳ gốc năm
1998( lần) - 1.17 1.72 9.33 29.89
Tỷ trọng L/C xuất khẩu trong tổng
doanh thu từ thanh toán quốc tế(%) 0.81 0.61 0.46 1.62 4.14
(* Nguồn: Theo báo cáo của Phòng Nguồn Vốn kinh doanh NHĐT&PT Hà Nội)
Tuy nhiên khi ta quan sát biểu đồ thì xu hướng chủ đạo là gia tăng. Đặc
biệt trong năm 2002 thanh toán L/C xuất khẩu đạt mức kỉ lục 5,38 triệu USD
tăng 220% so với năm 2001, lượng tăng tuyệt đối là 3,7 triệu USD, tăng
khoảng 29,8 lần so với năm 1998 . Tuy năm 2001 có mức tăng trưởng 441,9%
song lượng gia tăng tuyệt đối chỉ là 1,37 triệu USD kém xa so với lượng tăng
của năm 2002.(Do năm 2000 doanh số thu được thấp)
Có được sự tăng trưởng thần kỳ đó do rất nhiều nguyên nhân khác
nhau, chẳng hạn do sự tăng trưởng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng,
mua bán ngoại tệ, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng vào
hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ, quy trình nghiệp vụ gọn nhẹ,
một cửa.... Tuy nhiên, ta có thể xem xét một nguyên nhân quan trọng đó là:
Do sự tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thời gian
qua từ 2000 - 2002.
Bảng 5: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu thời kỳ từ 2000-2002
Năm 2000 2001 2002
Dầu thô(nghìn tấn) 15.423,5 16731,6 16853
Dệt may(triệu USD) 1891,9 1975,4 2710
Thuỷ hải sản(triệu USD) 1478,5 1777,6 2024,1
Gạo ( nghìn tấn) 3476,7 3729,5 3241
Cà phê(nghìn tấn) 733,9 931,2 711
Chè(nghìn tấn) 55,6 68,2 75
Nguồn: Thời Báo kinh tế Việt Nam số 1 năm 2003
Các mặt hàng như gạo, cà phê tuy sản lượng có giảm nhưng bù lại giá cả
của các mặt hàng này tăng lên rất mạnh trong năm 2002. Cũng theo đánh giá
của TBKTVN số 1 năm 2003, giá gạo trên thị trường thế tăng 9% tới 16% sau
5 năm liên tục giảm. Giá gạo Việt Nam bán ở mức 187 USD/tấn( giá FOB, 5%
tấm) và 167 USD/tấn( FOB, 25% tấm) tăng 18% đến 20% so với năm 2001.
Đối với mặt hàng cà phê, chỉ trong 4 tháng cuối năm 2002 giá cà phê tăng mức
kỉ lục đạt 780USD/tấn, tính chung cho cả năm giá cà phê Robusta đạt 560 USD
tăng 9% so với năm 2001(đây là loại cà phê Việt Nam xuất khẩu). Thêm vào đó
các mặt hàng như dệt may tăng trưởng liên tục năm 2002 đạt hơn 2,7 tỷ USD,
tăng hơn 800 triệu USD so với năm 2001, thuỷ sản đạt mức hơn 2 tỷ USD( Khi
Việt Nam ký hiệp định thương mại Việt- Mỹ, riêng thị trường Mỹ kim ngạch dệt
may đạt tới hơn 975 triệu USD). Các mặt hàng dầu thô tăng giá do tâm trạng
lo ngại chiến tranh vùng Vịnh, các nước OPEC quyết định hạn chế sản xuất
dầu...
Trong bối cảnh đó các khách hàng xuất khẩu quen thuộc của NHĐT&PT
Hà Nội như Tổng công ty lương thực miền Bắc, tổng công ty chè, một số công
ty xuất nhập khẩu dầu mỏ...đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình khi thị
trường thế giới đầy thuận lợi. Tuy nhiên giá trị của các mặt hàng thường là
nông sản phẩm chưa qua chế biến nên giá trị của hàng hoá thấp. Bởi vậy, giá
trị thanh toán L/C cũng ở mức thấp mà thôi.
2.3. Những thành tích chủ yếu và hạn chế trong hoạt động thanh
toán quốc tế của NHĐT&PT Hà Nội.
2.3.1. Những thành tích
a - Hoạt động thanh toán quốc tế đã được NHĐT&PT Hà Nội quan tâm
đầu tư đúng mức, được NHĐT&PT Việt Nam thống nhất quá trình tổ chức phối
hợp công tác giữa các phòng ban và qui trình thanh toán quốc tế trong toàn hệ
thống. Trên cơ sở áp dụng tiêu chuẩn ISO9001 NHĐTPT Việt Nam. NHĐTHà
Nội đã có bước kế thừa phát triển hơn nữa quy trình trên. Thông qua việc sắp
xếp, tổ chức, kiện toàn lại cơ cấu một cách hợp lý, từ đó phát huy đủ khả năng
của từng người, từng phần tử trong hệ thống. Với việc đạt được mục tiêu “sử
dụng đúng người, giao đúng việc”, NHĐT&PT Hà Nội đã và đang tạo nên tính
"trồi " mạnh mẽ của mình, tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng đối với
các NHTM lớn khác trên địa bàn thủ đô.
Bảng 6 : Doanh số thanh toán quốc tế của NHĐT&PT Hà Nội giai đoạn 1998-
2002
Đơn vị : triệu USD
Năm 1998 1999 2000 2001 2002
Doanh số thanh toán L/C 17.11 27.56 56.99 86.71 108.88
Chuyển tiền điện 3.2 5.11 8.22 12.48 16.5
Thanh toán nhờ thu 1.2 1.5 2 4.5 5.5
Doanh số thanh toán quốc tế 22.11 34.17 67.21 103.7 129.9
(* Nguồn: Theo báo cáo của Phòng Nguồn Vốn kinh doanh NHĐT&PT Hà Nội)
Minh chứng cho điều đó, kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của
NHĐT&PT Hà Nội có được trong giai đoạn 1998-2002 là khả quan và hết sức
tự hào. Doanh số thanh toán quốc tế không ngừng tăng trưởng với quy mô và
tốc độ ngày càng tăng. Doanh thu tăng bình quân 26,94 triệu USD với tốc độ
bình quân rất cao là 51,9%. Tỉ lệ tăng trưởng cao hơn so với chỉ tiêu của toàn
hệ thống khoảng 25%.
b - Tạo được cơ sở lòng tin đối với khách hàng trong và ngoài nước
Có thể nói NHĐTPTHà Nội là một trong những NHTM quốc doanh lớn và
có uy tín của hệ thống NHĐT&PT Việt Nam so với các NHTM quốc doanh của
các hệ thống khác, cũng như của một chi nhánh NHĐT khác trên địa bàn thủ
đô.
Bảng 7: Biến động phí dịch vụ giai đoạn 1998-2002
Đơn vị : USD
Năm 1998 1999 2000 2001 2002
Phí dịch vụ 36713 52332 116240 216920 255323
Lượng tăng giảm tuyệt đối so
với năm trước 0 +15619 +63908 +100680 +38403
Lượng tăng giảm tương đối so
với năm trước(%) 100 +42.54 +122.12 +86.61 +17.70
(* Nguồn: Theo báo cáo của Phòng Nguồn Vốn kinh doanh NHĐT&PT Hà Nội)