THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Ngân hàng thương mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam được thành lập ngày
27 tháng 9 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1534/QĐ-UB do Uỷ ban
nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 04/09/1993, giấy phép hoạt động số
0040/ NH-GP do thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp ngày
06/08/1993, giấy phép kinh doanh số 055697 do Trọng tài kinh tế Hà Nội
(Nay là Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội) cấp ngày 07/09/1993. Tên gọi tắt là
Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, tên tiếng Anh là Vietnam Technological and
Commercial Join Stock Bank (viết tắt: Techcombank).
Ngày 27/09/1993, Ngân hàng thương mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam
được thành lập với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, nhằm mục đích trở thành
một trung gian tài chính hiệu quả, nối liền những nhà tiết kiệm với những
nhà đầu tư đang cần vốn để kinh doanh, phát triển nền kinh tế trong thời kỳ
mở cửa. Trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường kiệt
Năm 1995, vốn điều lệ được tăng lên 51,495 tỷ đồng. Gắn liềnvới sự kiện đó
là việc thành lập chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá
trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn.
Năm 1996, Chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng phòng giao dịch
Nguyễn Chí Thanh được thành lập tại Hà Nội, đồng thời phòng giao dịch
Thắng Lợi trực thuộc Techcombank Hồ Chí Minh cũng được chính thức khai
trương. Vốn điều lệ tiếp tục tăng lên 70 tỷ đồng.
Năm 1998, trụ sở chính được chuyển sang toà nhà Techcombank – 15 Đào
Duy Từ, Hà Nội. Với việc thành lập chi nhánh Techcombank Đà Nẵng, mạng
lưới giao dịch đã phủ khắp Bắc- Trung- Nam.
Năm 1999, Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng, đồng thời
khai trương phòng giao dịch số 3 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội.
Năm 2000, mạng lưới tiếp tục được mở rộng với phòng giao dịch Thái Hà.
Năm 2001, vốn điều lệ tăng lên 102,345 tỷ đồng, đồng thời ký kết hợp đồng
với nhà cung cấp hệ thống phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế
giới Temenos holding NV về việc triển khai hệ thống ngân hàng GLOBUS cho
toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của
khách hàng.
Năm 2002, thành lập liên tiếp chi nhánh Chương Dương và Chi nhánh Hoàn
Kiếm tại Hà Nội, chi nhánh Hải Phòng, chi nhánh Thanh Khê tại Đà Nẵng, chi
nhánh Tân Bình tại Thành phố Hồ Chí Minh. Techcombank tự tin là Ngân
hàng cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng nhất tại Hà Nội. Mạng lưới bao
gồm Hội sở chính và 9 chi nhánh cùng 4 phòng giao dịch tại các thành phố
lớn trong cả nước. Vốn điều lệ tăng lên 104,435 tỷ đồng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
+ Cơ cấu cổ đông và đại hội cổ đông: Hiện có 4 doanh nghiệp là quốc doanh
là cổ đông của Ngân hàng chiếm 6,6% vốn pháp định và hơn 150 thể nhân
chiếm 93,4% vốn pháp định. Đại hội cổ đông là cơ quan có quyền quyết định
về chiến lược phát triển của ngân hàng và bầu ra các cơ quan quản lý: Hội
đồng quản trị và Ban kiểm soát. Đại hội cổ đông tiến hành định kỳ hàng năm
và có thể tổ chức bất thường.
+ Hội đồng quản trị và hệ thống các uỷ ban trực thuộc:
Hội đồng quản trị có 8 thành viên. Thường trực Hội đồng quản trị gồm Chủ
tịch, Phó Chủ tịch thứ nhất, hai Phó chủ tịch và thành viên thường trực.
Các uỷ ban trực thuộc Hội đồng quản trị: Ban kiểm soát, uỷ ban quản trị rủi
ro, hội đồng tín dụng và uỷ ban quản lý tài sản nợ - tài sản có
Đại hội cổ đông
Ban kiểm
soát
Hội đồng
quản trị
Uỷ ban kiểm
soát rủi ro
Ban Tổng giám
đốc
Các công
ty thành
viên
Các chi
nhánh
Giao dịch
& kho quỹ
Dịch vụ
NH doanh
nghiệp
Dịch vụ
NH bán
lẻ
Khối giao
dịch, tiếp thị
khách hàng
Tài chính kế
toán
Thông tin
điện toán
Kiểm soát
nội bộ
Nhân sự
Văn
phòng
Nguồn vốn
Marketing &
quan hệ đại
chúng
Xử lý nợ
Dịch vụ NH
quốc tế
Quản lý tín
dụng
Khối nghiệp vụ,
hỗ trợ kinh doanh
phát triển sản
phẩm
Khối hỗ trợ
điều h nhà
tổng hợp
Hội đồng tín
dụng
Uỷ ban quản lý tài
sản nợ- tài sản có
2.1.3. Các sản phẩm và dịch vụ cung cấp
2.1.3.1. Các sản phẩm tiền gửi dành cho dân cư
- Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn: Dành cho quý khách hàng có nhu cầu sử
dụng dịch vụ thanh toán tiên tiến không dùng tiền mặt thông qua tài khoản
ngân hàng. Bên cạnh đó, số dư tiền gửi trên tài khoản này vẫn được hưởng lãi
suất không kỳ hạn theo công bố của Techcombank. Bản sao kê các giao dịch sẽ
được gửi đến khách hàng hàng tháng hoặc bất cứ khi nào khách hàng yêu cầu,
sẽ giúp khách hàng dễ dàng kiểm tra và theo dõi trên tài khoản của mình. Tiên
tiến hơn, khách hàng có thể đăng ký dịch vụ truy vấn tài khoản tại nhà hoàn
toàn miễn phí với dịch vụ ngân hàng tại gia.
- Tiết kiệm có kỳ hạn: Techcombank cung cấp các loại sản phẩm tiết kiệm
với lãi suất hấp dẫn, cạnh tranh và đa dạng về kỳ hạn, từ ngắn hạn tới trung
hạn và dài hạn. Ngoài ra còn có hình thức “tiết kiệm theo thời gian thực gửi” sẽ
giúp khách hàng có nhu cầu gửi rút thường xuyên có thể tận dụng tối đa được
thời gian sinh lời của tiền gửi. Khách hàng có thể lựa chọn hình thức trả lãi
trước, trả lãi hàng tháng, hàng quý, hoặc trả lãi cuối kỳ. Toàn bộ tiền gửi của
khách hàng sẽ luôn được đảm bảo an toàn bằng khả năng bảo toàn vốn và
trách nhiệm bảo hiểm tiền gửi của khách hàng.
- Tiết kiệm định kỳ: Là sản phẩm đặc biệt dành cho những khách hàng có kế
hoạch cho một khoản mua sắm, chi dùng lớn trong tương lai. Thời hạn tiết
kiệm định kỳ có thể kéo dài từ 1 đến 15 năm, tuỳ theo kế hoạch của khách
hàng, ngân hàng sẽ tư vấn để khách hàng lựa chọn số tiền tiết kiệm mỗi kỳ,
định kỳ nộp và thời hạn tiết kiệm phù hợp nhất. Khi kết thúc kỳ hạn, nếu khách
hàng có nhu cầu, Techcombank sẵn sàng cho vay tới 75% tổng số chi phí mà
khách hàng dự định để giúp giấc mơ của khách hàng sớm thành hiện thực.
2.1.3.2. Tín dụng dành cho cá nhân
Với sự tinh thông về nghiệp vụ có được trong suốt quá trình từ khi thành
lập đến nay, với nền tảng khách hàng rộng lớn và sự chuyên nghiệp cùng kinh
nghiệm của đội ngũ nhân viên, Techcombank là một trong số những Ngân
hàng thương mại cổ phần hàng đầu trong lĩnh vực tín dụng bằng việc cung
cấp đa dạng các sản phẩm tín dụng dành cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng cũng như kinh doanh.
- Cho vay kinh doanh hộ gia đình: Dành cho các gia đình có nhu cầu vay vốn
để kinh doanh phát triển kinh tế, phục vụ cho đời sống.
- Cho vay cổ phần hoá: Đáp ứng nhu cầu của cán bộ công nhân viên của các
doanh nghiệp nhà nước đang trong quá trình cổ phần hoá có thể có được số
vốn cần thiết để mua được lượng cổ phần mong muốn của doanh nghiệp mình.
- Cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm và chứng từ có giá: Là một cách thuận
tiện và nhanh chóng giúp khách hàng có gửi tiết kiệm tại Techcombank có
được lượng tiền bằng 100% giá trị sổ tiết kiệm trong ngắn hạn.
2.1.3.3. Dịch vụ ngân hàng dành cho cá nhân
- Thanh toán không dùng tiền mặt: Thông qua các công cụ Séc, Ngân phiếu,
Uỷ nhiệm thu, Uỷ nhiện chi
- Chuyển tiền nội địa: Với hệ thống mạng lưới các chi nhánh rộng khắp tại
các trung tâm đô thị lớn, đồng thời là thành viên của tất cả các hệ thống thanh
toán trong nội địa cũng như toàn cầu và thanh toán điện tử, Techcombank
cung cấp dịch vụ chuyển tiền nội địa an toàn, nhanh chóng và hết sức thuận
tiện.
Ngoài ra, Techcombank còn cung cấp các dịch vụ như mua bán ngoại tệ,
chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền phi mậu dịch quốc tế và dịch vụ thẻ.
2.1.3.4. Các sản phẩm tiền gửi dành cho doanh nghiệp
- Dịch vụ thẻ: Các thẻ thanh toán nội địa sẽ sớm được đưa vào sử dụng. Các
thẻ tín dụng quốc tế và nội địa sẽ được phát hành vào năm 2003.
- Tài khoản tiền gửi thanh toán bằng nhiều loại tiền tệ sẽ giúp khách hàng
gửi tiền thực hiện các hoạt động thanh toán qua ngân hàng dồng thời vẫn
mang lại một khoản lãi theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Dịch vụ cho vay
thấu chi có thể được thoả thuận trước để nâng cao tính thanh khoản. Để nắm
được thông tin giao dịch trên tài khoản của mình, khách hàng sẽ được cung
cấp các bảng sao kê tổng hợp hàng tháng hoặc bất cứ khi nào khách hàng yêu
cầu.
- Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn: Khi có nhu cầu gửi tiền, khách hàng có thể
liênhệ với Techcombank và thoả thuận ký kết hợp đồng tiền gửi phù hợp với kỳ
hạn tiền gửi mong muốn.
2.1.3.5. Tín dụng doanh nghiệp
- Cho vay ngắn hạn: Đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động đảm bảo cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ. Đặc
biệt, ngân hàng có tín dụng ưu đãi tài trợ cho hoạt động xuất khẩu và các
doanh nghiệp xuất khẩu.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Đối với các doanh nghiệp có nhu cấu vốn
thường xuyên và tương đối ổn định, ngân hàng có thể cung cấp hình thức cho
vay theo hạn mức tín dụng, giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và có
thể sử dụng vốn vay có hiệu quả nhất.
- Cho vay trung/ dài hạn và tài trợ cho các dự án: Phục vụ cho nhu cầu
trung và dài hạn của các doanh nghiệp, Techcombank nhận tài trợ cho các dự
án đầu tư, giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ
sở hạ tầng bằng nguồn vốn của Techcombank hoặc cho vay hợp vốn.
2.1.3.6. Dịch vụ ngân hàng trọn gói
- Dịch vụ bảo lãnh: Techcombank cung cấp các nghiệp vụ bảo lãnh theo yêu
cầu của khách hàng, quy trình nhanh gọn, mức phí cạnh tranh.
- Dịch vụ thanh toán quốc tế: Techcombank là một trong những ngân hàng
thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam về khối lượng giao dịch và chất lượng
của dịch vụ thanh toán quốc tế cho các doanh nghiệp. Techcombank có nhiều
tài khoản của nhiều loại ngoại tệ tại các ngân hàng hàng đầu trên thế giới, với
mạng lưới hơn 300 ngân hàng đại lý trên toàn cầu, Techcombank đảm bảo hồ
sơ thanh toán của khách hàng sẽ được chuyển trực tiếp tới bất cứ đâu.
- Dịch vụ chuyển tiền nội địa: Với mạng lưới chi nhánh tại các đô thị lớn
cùng mối quan hệ đại lý với tất cả các ngân hàng trong cả nước, Techcombank
cung cấp dịch vụ chuyển tiền nội địa đáp ứng các nhu cấu thanh toán trong
nước của các khách hàng với thời gian nhanh nhất, đảm bảo chính xác, an
toàn và mức phí dịch vụ hợp lý.
Bên cạnh các dịch vụ trên, Techcombank còn cung cấp các dịch vụ dành cho
các định chế tài chính như dịch vụ trên thị trường liên ngân hàng, dịch vụ ngân
hàng đại lý và các dịch vụ ngân hàng đầu tư như dịch vụ uỷ thác, dịch vụ tư
vấn đầu tư…
2.1.4. Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng đạt được qua một số năm
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Năm
Chỉ tiêu
1997 1998 1999 2000 2001 2002
Tổng doanh thu hoạt
động
76.32 70.74 80.47 80.19 149.03 200.48
Lợi nhuận trước thuế,
dự phòng rủi ro
1.7 9.84 5.45 5.84 17.50 45.55
Lợi nhuận hoạt
động/Tài sản có(%)
0.31 1.14 0.5 0.39 0.73 1.12
Lợi nhuận hoạt
động/Vốn chủ sở
hữu(%)
2.24 12.85 6.21 6.62 16.04 30.17
Vốn huy động 340.8 529 571 1378.57 2229.92 3907.36
Tổng tài sản có 568.3
8
861.97 1038.38 1496.05 2388.20 4082.43
Vốn điều lệ và các quỹ
dự trữ
78.53 76.59 87.69 88.10 109.09 150.98
Hoạt động tín dụng 329 401 526.6 850.73 1421.85 1987.62
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2002)
Hai năm hoạt động 1997,1998 thực sự là những năm tháng khó khăn đối
với Techcombank, một mặt phải hứng chịu hậu quả của khủng hoảng tài
chính- tiền tệ trong khu vực, mặt khác phải đương đầu với tình trạng thiếu vốn
hoạt động do mới thành lập được vài năm, lúc đó công chúng chỉ quen với tên
của những ngân hàng có bề dày hoạt động, như các ngân hàng thương mại
quốc doanh, một số ngân hàng cổ phần và ngân hàng nước ngoài được thành
lập trước. Đứng trước tình hình đó, ban lãnh đạo Techcombank đã đưa ra
những kế hoạch mang tính chiến lược, lâu dài với mục tiêu tập trung vào nâng
cấp hệ thống máy móc, trang thiết bị, đào tạo đội ngũ cán bộ, chuyển hướng
chiến lược kinh doanh sang phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và thể nhân.
Kết quả là, sau 2 năm (2000,2001) vừa hoạt động, vừa xây dựng trong bối
cảnh nền kinh tế- xã hội đất nước có nhiều thuận lợi cơ bản: chủ trương,
đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, môi trường pháp lý
không ngừng được hoàn thiện, sự quan tâm giúp đỡ của Ngân hàng nhà nước,
năm 2002 thực sự đã đánh đấu bước chuyển mình lớn, cơ bản và toàn diện của
Techcombank. Ngân hàng đã khắc phục được đà suy giảm tốc độ tăng trưởng
và hiệu quả thấp, trở thành một ngân hàng tăng trưởng mạnh, hiệu quả cao
nhưng vẫn an toàn và kiểm soát được. Tất cả các chỉ tiêu tài chính đều tăng
mạnh trong đó doanh thu hoạt động đã tăng từ 149.03 tỷ đồng năm 2001 lên
200.48 tỷ đồng năm 2002 (tăng 34.52%), lợi nhuận trước thuế và dự phòng
rủi ro tăng từ 17.50 tỷ đồng năm 2001 lên 45.55 tỷ đồng năm 2002
(tăng160.29%), vốn huy động tăng từ 2268.54 tỷ đồng năm 2001 lên 3907.36
tỷ đồng năm 2002 (tăng 72.24%) để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của
các doanh nghiệp và cá nhân. Hoạt động tín dụng cũng tăng trưởng mạnh, từ
1424.73 tỷ đồng năm 2001 lên 1987.62 tỷ đồng năm 2002 (tăng 39.51%), cơ
cấu tăng phù hợp với mục tiêu của Techcombank là tập trung cho vay đối với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các cá nhân.
2.2. Hoạt động của hội sở Ngân hàng thương mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt
Nam
2.2.1. Hoạt động huy động vốn
Sau những khó khăn chung ban đầu của toàn hệ thống, được sự chỉ đạo
đúng đắn, kịp thời của ban lãnh đạo cùng với nỗ lực không ngừng của toàn thể
cán bộ công nhân viên, tất cả các mặt hoạt động của hội sở Techcombank đều
đạt kết quả khả quan, các cá nhân và doanh nghiệp tìm đến hội sở ngày một
đông, không chỉ có các cá nhân và tổ chức kinh tế trong nước mà còn có cả các
cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài. Kết quả huy động vốn của hội sở
Techcombank đạt được qua một số năm như sau:
Đơn vị: tỷ VNĐ
Năm
Chỉ tiêu
2000 2001 2002
- Theo đối tượng
+Từ dân cư 441.462 726.635 1077.922
+Từ các tổ chức
kinh tế
311.275 543.754 728.272
- Theo loại tiền
+Bằng VND 496.381 806.742 1010.053
+Ngoại tệ quy đổi 256.356 464.067 796.141
Tổng 752.737 1806.194
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động hội sở Techcombank)
Nguồn vốn huy động của Techcombank được hình thành chủ yếu từ tiền gửi
thanh toán của các tổ chức kinh tế và cá nhân, tiền gửi tiết kiệm, các khoản ký
quỹ giữ hộ, bảo lãnh, tiền gửi của các tổ chức tín dụng.
Nhìn vào bảng trên có thể thấy: Nguồn vốn huy động của hội sở trong thời
gian qua không ngừng tăng chứng tỏ chiến lược mà Techcombank đưa ra là
hợp lý nên đã tạo được uy tín trong lòng người dân. Tổng số vốn huy động
được trong năm 2002 là 1270.389 tỷ đồng, tăng 68.77% so với năm 2000, và
tổng số vốn huy động được trong năm 2002 là 1806.194 tỷ đồng, tăng 42.76%
so với năm 2001. Sở dĩ, tỷ lệ tăng vốn huy động của hội sở năm 2002 thấp hơn
tỷ lệ tăng của năm 2001 là do quyết định thành lập 5 chi nhánh của ban lãnh
đạo Techcombank, trong đó có 3 chi nhánh đặt tại Hà Nội, nên một số khách
hàng đã tìm đến các chi nhánh này để gửi tiền. Vì vạy, số tiền huy động của hội
sở không tăng lên nhiều song xét trên toàn hệ thống thì số vốn huy động được
lại tăng đáng kể.
Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, Hội sở đã có nhiều cố gắng để bổ sung
các sản phẩm huy động mới nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng của
khách hàng. Các sản phẩm như “Tiết kiệm dài hạn” bằng USD và EURO tuy mới
được đưa ra thị trường nhưng đã thành công ở mức nhất định, góp phần điều
chỉnh cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng lành mạnh hơn.
Mặt khác, trong thời gian vừa qua, các phòng ban của hội sở đã tạo được
mối quan hệ tốt với các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nên đã đẩy được
tổng lượng tiền phát sinh trên tài khoản thanh toán và tiền gửi vốn chuyên
dùng của các tổ chức kinh tế và cá nhân đạt khoảng 400 tỷ vào năm 2002, tăng
1.7 lần so với năm 2001 và tăng gần 2.5 lần so với năm 2000. Sự tăng trưởng
về hoạt động thanh toán đã góp phần không nhỏ đưa nguồn huy động từ tài
khoản thanh toán không kỳ hạn tăng mạnh, với tổng số dư đạt 199.64 tỷ đồng
năm 2002, tăng 40.8% so với năm 2001. Cùng với nguồn huy động từ tiền gửi
thanh toán, nguồn tiền gửi ký quỹ thanh toán và bảo lãnh cũng đóng góp 72 tỷ
VNĐ vào năm 2002.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên, hội sở Techcombank cũng phải
đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Sự kiện 11/9 tại Mỹ làm lãi suất ngoại
tệ liên tục giảm nhanh đã ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ huy động vốn của
ngân hàng, đặc biệt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (hiện nay cơ cấu vốn
của Techcombank vẫn đang trong tình trạng thiếu ngoại tệ), quyết định của
Ngân hàng nhà nước về việc áp dụng lãi suất thoả thuận một mặt tăng tính
chủ động cho các ngân hàng nhưng mặt khác cũng làm cạnh tranh lãi suất
giữa các ngân hàng diễn ra mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy, trong năm 2002,
nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế của hội sở chỉ đạt 97% so
với kế hoạch và so với sự tăng trưởng tín dụng thì chưa tương xứng. Trong 2
năm tới, nếu không tăng nguồn vốn từ thị trường này,
Techcombank sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong việc phát triển các hoạt động
nhất là hoạt động tín dụng.
2.2.3. Công tác sử dụng vốn
Được coi là một trong những mặt hoạt động quan trọng nhất của ngân
hàng, hoạt động sử dụng vốn luôn được lãnh đạo Techcombank quan tâm, theo
dõi và đưa ra biện pháp kịp thời trong trường hợp cần thiết. Do đó, doanh số
cho vay không ngừng tăng trong khi tình trạng nợ quá hạn vẫn kiểm soát
được:
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Năm
Chỉ tiêu
2000 2001 2002
Doanh số cho vay 652.373 965.521 1669.285
Doanh số thu nợ 431.05 710.631 1326.201
Tổng dư nợ 221.323 476.213 819.27
1. Theo thời gian
+Ngắn hạn 102.528 174.883 369.993
+Trung, dài hạn 118.795 301.330 449.277
2. Theo loại tiền
+VNĐ 142.037 284.775 514.063
+Ngoại tệ quy đổi ra
VNĐ
79.286 191.438 305.207
3. Theo thành phần
kinh tế
+Doanh nghiệp nhà
nước
52.23 112.361 143.706
+Doanh nghiệp tư
nhân, cổ phần, trách
nhiệm hữu hạn
115.088 248.953 447.272
+Doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước
ngoài
8.853 18.554 42.126
+Cá nhân 44.323 96.345 186.166
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh- Hội sở Techcombank, 2002)
Theo các số liệu trên, cơ cấu cho vay trong những năm qua của hội sở có sự
thay đổi:
+ Nếu xét theo thời gian thì dư nợ cho vay trung và dài hạn có xu hướng
tăng nhanh trong khi vốn huy động phần lớn là ngắn hạn, điều này đòi hỏi hội
sở phải tìm cách tự cân đối giữa cơ cấu huy động và cho vay để đảm bảo sự
lành mạnh, an toàn cho hoạt động của mình.
+ Nếu xét theo thành phần kinh tế thì cho vay đối với khu vực doanh nghiệp
tư nhân, cổ phần, trách nhiệm hữu hạn tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng dư nợ (vì mục tiêu của Techcombank là hướng vào nhóm các doanh
nghiệp vừa và nhỏ). Đây là một hướng mới vì trước đây, hầu hết các ngân
hàng đều tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước, nhưng từ sau
quá trình cơ cấu lại, số lượng các doanh nghiệp được cổ phần hoá tăng, số
lượng các doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm hữu hạn được cấp giấy phép
hoạt động cũng tăng (thủ tục đơn giản hơn) thì Techcombank thấy rằng đây là
thị trường tiềm năng lớn nhưng chưa được các tổ chức tín dụng quan tâm
đúng mức nên đã xác định đây sẽ là thị trường để Techcombank khai thác
trong hiện tại và tương lai.
Như vậy, nếu xét theo từng khía cạnh có thể thấy cơ cấu dư nợ tăng không
đồng đều nhưng nếu xét trên tất cả các mặt, hoạt động cho vay của hội sở
trong thời gian qua có mức tăng trưởng nhanh, nguyên nhân là do: Đối với
dân cư, Techcombank đã triển khai một loạt các sản phẩm mới như “chương
trình nhà mới”, “chương trình ô tô xịn”, cho vay cổ phần hoá, cho vay cầm cố sổ
tiết kiệm, cho vay du học…. Các sản phẩm này đã góp phần xoá đi những vùng
trắng thiếu vắng sản phẩm của Techcombank tại các phân đoạn đang phát
triển. Đối với doanh nghiệp, Techcombank thực hiện chuyển đổi cơ cấu cho vay,
tăng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong khi vẫn
duy trì tổng dư nợ cho vay gần như không đổi đối với doanh nghiệp nhà nước.
2.2.4. Hoạt động dịch vụ
Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, các hoạt động dịch vụ ngân hàng
trong năm qua cũng đạt mức tăng trưởng tốt, nổi bật trong số đó là các dịch
vụ thanh toán và bảo lãnh. Với nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng
quan hệ thanh toán với các tổ chức tín dụng nước ngoài, việc chuyển đổi cơ
cấu tổ chức theo mô hình một cửa cũng đóng góp không nhỏ vào kết quả của
hoạt động thanh toán đối ngoại. Doanh thu từ thanh toán quốc tế năm
2001đạt 4.125 tỷ đồng, tăng 1.9 lần so với năm 2000, năm 2002 đạt 6.223 tỷ
đồng tăng 1.51 lần so với năm 2001. Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh cũng
đạt khoảng 765 triệu đồng vào năm 2001, tăng gấp 2.3 lần so với năm 2000 và
năm 2002 đạt khoảng 1.027 tỷ đồng, tăng 1.34 lần so với năm 2001. Cùng với
2 dịch vụ trên, dịch vụ thanh toán trong nước cũng đóng góp khoảng 1.828 tỷ
đồng vào doanh thu của hội sở và tăng 1.5 lần so với năm 2001.
2.2.5. Công tác quản lý nợ quá hạn
Trong năm qua, hội sở Techcombank đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm
hạn chế tối đa các khoản nợ quá hạn phát sinh mới và đẩy mạnh thu hồi các
khoản nợ tồn đọng, vì vậy cùng với kết quả mở rộng đầu tư, hỗ trợ doanh
nghiệp, chất lượng tín dụng cũng được nâng lên một bước. Mặc dù, dư nợ cuối
năm 2002 tăng so với năm 2001 nhưng nợ quá hạn đã giảm 3 tỷ đồng. Như
vậy, đến cuối năm 2002, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 8.49 % so với tỷ lệ
đầu năm là 13.24%. So với kế hoạch đã điều chỉnh giữa năm là đưa tỷ lệ nợ
quá hạn xuống dưới 8% thì mức dư nợ quá hạn hiện tại là hơi cao song khi
phân tích cơ cấu nợ quá hạn thì một phần không nhỏ là các khoản nợ lâu ngày
và cần phải có thời gian mới xử lý được.
Mặc dù, chất lượng tín dụng đã được cải thiện một bước song công tác xử
lý nợ quá hạn còn rất chậm. Bên cạnh nguyên nhân khách quan là cơ chế pháp
luật của nhà nước còn chưa cho phép ngân hàng hoàn toàn chủ động trong
vấn đề này, nhưng một nguyên nhân không kém quan trọng là bộ máy xử lý nợ
quá hạn còn chưa đủ mạnh và hoạt động còn chưa thực sự kiên quyết.
Công tác kiểm tra sau khi cho vay còn khá lỏng lẻo và hạn chế, công tác
giám sát khách hàng và đôn đốc thu hồi nợ chưa được chú trọng đúng mức,
hội sở vẫn xu hướng ưu tiên công tác cho vay hơn là thu hồi nợ.
Công tác quản lý, giám sát của các bộ phận chức năng còn hạn chế, mới chỉ
dừng ở mức kiểm soát số liệu nên chưa đánh giá được đầy đủ rủi ro để có biện
pháp xử lý kịp thời. Mặc dù hội sở đã thành lập phòng quản lý tín dụng chuyên
quản lý rủi ro nhưng hiện nay mới chỉ quản lý được trên số liệu, còn việc đi sâu
vào đánh giá chi tiết từng khách hàng, từng ngành nghề và từng khoản vay
chưa thực hiện được, do đó ngân hàng chưa có khả năng dự báo và phát hiện
sớm rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp xử lý hữu hiệu.