Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠI VPBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.71 KB, 16 trang )

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠI
VPBANK
3.1.Định hướng phát triển DNVVN trong thời gian tới.
Thứ nhất, Đảng tại đại hội VI đã quán triệt quan điểm về phát triển
kinh tế. Đó là: “ thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành
phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu
thành quan trọng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu
dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.”
Thứ hai, Nhà nước tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách
thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển
bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước
kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển. Bằng cách tiếp tục
hoàn thiện khung khổ pháp lý, cải cách thủ tục hành chính và chính sách tài
chính theo hướng tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn
định, thông thoán cho DNVVN và dịch vụ phát triển kinh doanh.
Thứ ba, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo phương châm tích cực,
vững chắc, nâng cao chất lượng, phát triển về số lượng, đạt hiệu quả kinh tế,
góp phần tạo nhiều việc làm, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn xã
hội; phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với các mục tiêu quốc gia, các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa
phương, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền
thống; chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các vùng sâu, vùng xa,
vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; ưu tiên phát triển và hỗ trợ các
doanh nghiệp nhỏ và vừa do đồng bào dân tộc, phụ nữ, người tàn tật … làm chủ
doanh nghiệp; ưu tiên phát triển một số lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao.
Thứ tư, hoạt động trợ giúp của Nhà nước chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp
sang hỗ trợ gián tiếp để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Khuyến khích các DNVVN tham gia vào các liên kết ngành ở mọi cấp và hỗ trợ
phát triển các hiệp hội doanh nghiệp.
Thứ năm, nghiên cứu, ban hành các chính sách khuyến khích phát triển
các quỹ dành cho DNVVN, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín


dụng cho các DNVVN. Như quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN, quỹ đầu tư
mạo hiểm, phát triển lĩnh vực cho thuê và cho vay không cần thế chấp, phát
triển mô hình tài chính vi mô bền vững về mặt tài chính và được quản lý một
cách chuyên nghiệp theo hướng thị trường.
Thứ sáu, tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về vị
trí, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế - xã hội.
3.2. Quan điểm và định hướng mở rộng cho vay đối với các DNVVN của
Ngân hàng VPBank.
3.2.1. Quan điểm chung.
Mục tiêu của VPBank là trở thành một trong những ngân hàng
thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam trong mảng thị trường đã lựa chọn,
hoạt động đa năng, hiện đại, an toàn và hiệu quả.
DNVVN có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là thành phần
kinh tế đang được Nhà nước khuyến khích phát triển. Nhận thức được xu thế
phát triển của các DNVVN, VPbank đã chủ động tăng cường cho vay các
DNVVN thuộc mọi thành phần kinh tế. Mở rộng cho vay các DNVVN là một
trong những chủ trương của ngân hàng nhằm đóng góp vào việc hỗ trợ cho các
DNVVN phát triển hơn nữa. Chính vì vậy, Ngân hàng luôn tích cực đẩy mạnh
công tác huy động vốn cũng như công tác cho vay, công tác marketing…, mở
rộng đối tượng khách hàng, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ cần thực hiện trong
từng giai đoạn cụ thể.
Trong kế hoạch phát triển của ngân hàng giai đoạn 2004-2008,
Ngân hàng đã hoạch định rõ chiến lược cụ thể. Nhằm phát huy thế mạnh cũng
như nâng cao năng lực cạnh tranh, Ngân hàng đã xác định thị trường mục tiêu:
- Các doanh nghiệp có nghề truyền thống, có khả năng cạnh tranh với
thương hiệu đã được khẳng định.
- Các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, khả năng cạnh tranh cao và sử
dụng nhiều dịch vụ ngân hàng.
- Các doanh nghiệp dịch vụ, du lịch.
- Các doanh nghiệp tại khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Các doanh nghiệp cung cấp các thiết bị trong lĩnh vực y tế, giáo dục.
- Các doanh nghiệp độc quyền cung cấp, đại lý.
- Các doanh nghiệp mà cố đông sáng lập là các doanh nghiệp nhà nước có
tiềm lực.
Qua việc xác định thị trường mục tiêu, ta thấy hầu hết là các DNVVN. Vì
đây là những ngành nghề phù hợp và trở thành thế mạnh của DNVVN. Ngân
hàng đã định hướng tập trung vào nhóm khách hàng này và mở rộng cho vay
đối tượng này. Cho vay với số lượng doanh nghiệp đông đảo, tạo điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn nhưng vẫn phải kiểm soát khoản vay chặt
chẽ sẽ đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng.
Điều quan trọng của vấn đề mở rộng cho vay DNVVN là bản thân
ngân hàng chủ động tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này vay vốn.
Ngân hàng đã có những cải cách trong thủ tục cho vay sao cho đơn giản, nhanh
chóng mà hiệu quả. Thực hiện chính sách tín dụng: hạn mức, lãi suất, quy mô
và thời hạn tín dụng… linh hoạt và phù hợp với nhu cầu vay vốn của khách
hàng. Ngân hàng còn đi sâu vào tìm hiểu DNVVN nhằm tìm ra biện pháp giúp
đỡ các DNVVN tiếp cận vốn ngân hàng.
Cách thức tiếp cận DNVVN:
- Là khách hàng truyền thống, uy tín của VPBank làm trọng tâm mở rộng
đối tượng cho vay bằng cách rà soát lại những doanh nghiệp thường xuyên giao
dịch với Ngân hàng, uy tín của doanh nghiệp và thông qua hệ thống tài khoản.
- Tiếp cận các nhà cung cấp nhóm khách hàng này.
- Tiếp cận các nhà tiêu thụ của khách hàng này.
Với việc tiếp cận các DNVVN từ nhiều khía cạnh khác nhau, Ngân hàng
có cái nhìn tổng thể hơn về các doanh nghiệp này. Từ đó, mối quan hệ giữa
ngân hàng và DNVVN tốt đẹp hơn tạo điều kiện cho cả hai bên cùng hợp tác và
phát triển.
3.3.2. Kế hoạch phát triển trong những năm tới của VPBank ( giai đoạn 2007-
2010).
Trước hết trong năm 2007 , VPBank quyết tâm đạt nhưng mục tiêu cụ

thể sau đây.
Bảng 3.1- Mục tiêu hoạt động của VPBank năm 2007
Đơn vị: triệu đồng
ST
T
Chỉ tiêu 2007
Tăng
thêm
% tăng
thêm
1 Vốn điều lệ cuối năm tối thiểu 1.750 750 149.0%
2 Tổng tài sản 14.222 4.063,6 40,0%
3 Số lượng điểm giao dịch 55 10 56.0%
4 Số công ty trực thuộc 2 2 -
5 Số lượng cán bộ nhân viên 1500 218 30.0%
Nguồn: Báo cáo thương niên năm 2006-VPBank.
Trong kế hoạch năm 2007, VPBank quyết tâm tăng vốn điều lệ nên 1.750
triệu đồng tăng thêm 149,0% so với năm 2006 .Tổng tài sản tăng lêm 14.222
triệu đồng tăng 40% sóng vơi năm 2006. Với sự phát triển ngày càng nhanh của
các VPBank , số lương công nhân viên ước tính sẽ đạt con số 1500 người tăng
30%. Số lượng điểm giao dịch sẽ là 55 điểm và số công ty trực thuộc sẽ là 2
công ty.
Trong những năm tiếp theo VPbank sẽ giữ vững các mục tiêu chiến lược,
trở thành 1 trong 5 ngân hàng TMCP lớn nhất cả nước và trở thành ngân hàng
bán lẻ hàng đầu. Về việc tài trợ cho các DNVVN , VPBank sẽ tiếp gia tăng quy
mô cho vay, khai thác những mảng thị trường tiềm năng, mở rộng hơn nữa đối
tượng cho vay . Đối với khách hàng cũ và đã có quan hệ tín dụng từ lâu,
VPBank sễ tực hiên chiến lược ưu đãi như ưu đãi về lãi suất , về thủ tục, về quy
mô vốn đề tiếp tục gia tăng uy tín ở thị trường xâm nhập .
Về mặt nhân lực và công nghệ Ngân hàng, VPBank tiếp tục theo đuổi

chính sách nhân lực trẻ và có chất lượng cao đẻ đáp ứng tính linh hoạt của nền
kinh tế. Tuy nhiên VPBank sẽ có những chính sách riêng để đãi ngộ những
nhân viên lâu năm đã có kinh nghiệm như: Sẽ ưu đãi mua 1 số lượng lớn cổ
phần với giá thấp để khuyến khích sự gắn bó lâu dài của số lượng nhân viên
này. Về mặt công nghệ ngân hàng, VPBank sẽ tiếp tục phát triển những công
ngân hàng mới với phương châm : kinh tế, hiệu quả… Điều này có nghĩa là các
công nghệ ngân hàng mà VPBank lưa chọn sẽ đảm bảo tính hiệu quả và có lợi
ích thiết thực trong quản lý với chi phí tối ưu , duy trì và khai thác triệt để các
công nghệ cũ nhưng vẫn đem lại lợi nhuận .
3.3. Giải pháp mở rộng cho vay đối với các DNVVN tại Ngân hàng TMCP
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank).
Qua các năm tăng trưởng đáng khích lệ VPBank đã nâng cao năng lực
hoạt động và năng lực canh tranh cho Ngân hàng . Tuy nhiên , công tác cho vay
đối với các DNVVN của VPBank vẫn tỏ ra còn nhiều hạn chế. Từ thực trạng
cho vayDNVVN cũng như quan điểm mở rộng cho vay của VPBank, sau đay
em xin đưa ra một số giải pháp.
3.3.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với các DNVVN phù hợp với thực tế.
Mặc dù cho vay đối với các DNVVN của VPBank vẫn tăng đều đặn
trong 3 năm trở lại đây, tuy nhiên khối lượng cho vay vẫn còn chua cao, chưa
tương xứng với tiềm năng. Điều này một phần là do chính sách tín dụng của
ngân hàng vẫn chưa đạt hiểu quả cao nhất do khúc mắc về một số chính sách.
Vì vậy xây dưng một chính sách tín dụng linh hoạt, đồng bộ đáp ứng nhu tình
hình thực tế là rất cần thiết. Sau đây là một số kiến nghị về các chính sách của
VPBank.
3.3.1.1. Chính sách khách hàng.
Chính sách khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất nhằm
mở rộng hơn nữa công tác cho vay đối với các DNVVN., về cơ bản nó chi phối
toàn bộ hoạt động của VPBank trong lĩnh vực này. Qua các phân tích số liệu ở
trên đã thấy rằng VPBank đã mở rộng cho vay đối với các DNVVN thuộc mọi
thành phần kinh tế, tuy nhiên tỷ trọng cho vay đối với các DNVVN thuộc các

thành phần vẫn còn chưa cân xứng, điều này hạn chế doanh số cho vay đối với
các DNVVN.
Trước hết , VPBank phải luôn tăng cường khả năng tìm kiếm thông tin
về khách hàng tử nhiều nguồn, tuyệt đối không đua ra các quyết định tín dụng
chỉ dựa trên thông tin từ phía khách hàng. Về cơ bản Ngân hàng phải thường
xuyên phân chia , phân loại các DNVVN để có những chính sách riêng và phù
hợp với từng loại DN. Đối với khách hàng mới vay lần đầu, nếu có tình hình tài
chính ổn định, món vay lớn mà phương án lại khả thi hiệu quả thì ngân hàng có
thể đưa ra các mức lãi suất hợp lý hoặc là đưa ra các yêu cầu thủ tục ít hơn, tạo
điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn. Từ đó khiến khách hàng có ấn
tượng tốt về ngân hàng và khả năng mở rộng cho vay sau này.
3.3.1.2. Chính sách lãi suất.
Sau chính sách về khách hàng thì chính sách lãi suất là chính sách quan
trọng tiếp theo. Chính sách lãi suất của một ngân hàng ảnh hưởng tới tất các các
hoạt động tín dụng cũng như kết quả kinh doanh sau này của ngân hàng. Chính
vì vậy , xây dụng một chính sách lãi suất hiệu quả, đảm bảo sức cạnh tranh là
một điều hết sức cần thiết.
Chính sách lãi suất của VPBank hiện nay vẫn còn tỏ ra tương đối cứng
nhắc. Một số đối tượng khách hàng khác nhau, nhu cầu vay khác nhau nhưng
vẫn áp dụng chung một mức lãi suất . Vì vậy vấn đè đặt ra hiện nay là xây dựng
một chính sách lãi suất linh hoạt giúp các DNVVN tiếp cận vốn dễ dàng hơn.
Bởi một trong những điều quan tâm của DNVVN khi vay vốn là lãi suất ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận mang lại cho doanh nghiệp. Do vậy, mức lãi suất
phải hợp lý, hình thành trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng, hòa hợp lợi ích
giữa hai bên.
Không những thế , VPBank phải xây dưng một chính sách lãi suất tạo ra

×