Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng công thương Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83 KB, 13 trang )

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Sở giao
dịch Ngân hàng công thương Việt nam
I - ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA SỞ GIAO
DỊCH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.
Trong hoạt động kinh doanh tín dụng của mình, được sự chỉ đạo của ngân
hàng nhà nước, SGD NHCT VN đang có biện pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu
đầu tư theo hướng nâng cao tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, nhằm đáp ứng
nhu cầu đầu tư cải tiến, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp nhanh chóng đuổi kịp trình độ phát triển khoa
học trên thế giới. Việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng theo các
hướng sau:
+ Trước hết: SGD sẽ lựa chọn cho vay những dự án vay vốn phù hợp với
chiến lược phát triển kinh tế của nước ta đến năm 2003 đối với các ngành kinh
tế, vùng và phù hợp với kế hoạch phát triển tổng thể của từng doanh nghiệp.
+ Trong khi xét duyệt các dự án đầu tư, SGD sẽ giành vốn tín dụng trung
và dài hạn cho những dự án đầu tư theo chiều sâu nhằm giúp cho các doanh
nghiệp khai thác được tối đa năng lực sẵn có và cho các dự án đầu tư có quy
mô vừa và nhỏ, nhất là những dự án nhằm giải quyết việc làm cho người lao
động, lao động trẻ có trình độ...
+ Tập trung vốn cho các dự án thuộc vùng kinh tế, ngành kinh tế trọng
điểm, mũi nhọn phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, khuyến
khích các dự án phát triển công nghệ chế biến, nông lâm, thuỷ sản... theo công
nghệ tiến tiến, tạo ra hàng hoá hoá chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu thay thế dần các mặt hàng nhập khẩu để giảm chi
ngoại tệ từ những sản phẩm nhập khẩu.
+ Không cho vay các dự án không đủ các điều kiện kinh tế và pháp lý.
Để thực hiện những định hướng trên đây, ngân hàng nhà nước đã đề ra
mục tiêu cụ thể là đến năm 2003 phấn đấu đạt 30%- 40% tín dụng trung và
dài hạn trong tổng dư nợ cho vay và đầu tư. Muốn vậy, công tác huy động vốn
cũng cần phải được chuyển đổi cơ cấu các nguồn vốn huy động theo hướng
nâng dần tỷ trọng huy động tiền gửi trung và dài hạn thì mới đáp ứng được


nhu cầu đầu tư.
Để có thể thực hiện được các định hướng trên thì Sở giao dịch chứng
khoán cần phải thực hiện nhiều biện pháp khả thi. Sau đây em xin nên ra một
số ý kiến đóng góp nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu để Sở giao dịch Ngân
hàng công thương Việt nam có thể thực hiện được các định hướng trên.
* Thứ nhất, về công tác nguồn vốn.
Nguồn vốn là cơ sở khởi điểm của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với một nguồn vốn ổn định và dồi dào nhất định các doanh nghiệp sẽ chủ động
hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đạt kết quả hoạt động cao hơn.
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn, mấy năm qua Sở giao dịch
Ngân hàng công thương Việt nam rất chú trọng đến việc tạo sự ổn định cho
nguồn vốn huy động bằng cách nâng dần tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn
của dân cư và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế... trong nền kinh tế. Tuy
nhiên, do tác động của nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan đã ảnh
hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn trung và dài hạn. Các
nguyên nhân chủ yếu đó là:
Lãi suất; tâm lý của người gửi tiền; Sở giao dịch chưa thực sự tạo điều
kiện thuận lợi cho người gửi tiền.
Như vậy, về vấn để tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi tiền, sở giao dịch nên
rút ngắn hơn thời gian giao dịch với khách hàng; đơn giản hoá các thủ tục rút
tiền, gửi tiền; đẩy nhanh việc thực hiện dịch vụ gửi tiền một nơi, rút tiền nhều
nơi.
Về vấn đề lãi suất, nói chung là chưa có sự hấp dẫn lắm bởi lẽ lãi suất
huy động ngắn hạn và lãi suất huy động trung và dài hạn không nhiều. Dân
chúng có xu hướng gửi ngắn hạn nhiều hơn là trung và dài hạn vì như thế an
toàn hơn và đồng vốn quay vòng nhanh hơn. Vì vậy trong thời gian tới, sở giao
dịch Ngân hàng công thương Việt nam nên đưa ra cơ chế lãi suất hấp dẫn hơn
với việc nới rộng khoảng cách giữa lãi suất huy động ngắn hạn với lãi suất huy
động trung và dài hạn. Sở giao dịch Ngân hàng công thương Việt nam cũng
nên áp dụng cơ chế lãi suất điều chỉnh đối với việc huy động vốn trung và dài

hạn, phù hợp với tình hình biến động chung. Theo cơ chế này, giữa ngân hàng
và khách hàng có một sự thoả thuận về việc tăng giảm lãi suất theo yêu cầu
tiền tệ trên thị trường hoặc căn cứ vào sự tăng giảm mức độ lạm phát để điều
chỉnh lãi suất sao cho phù hợp. Như thế sẽ loại bỏ rủi ro cho cả ngân hàng và
khách hàng.
Về vấn đề tâm lý thì đây là một vấn đề nan giải. Tâm lý của người Việt
nam hiện nay là thường dùng USD để đo giá trị hàng hoá, tài sản có giá trị lớn
hoặc đồ tiêu dùng cao cấp, hoặc dùng USD để thanh toán, chi trả hoặc biếu
tặng lẫn nhau. Chính điều đó đã hình thành nên xu hướng coi trọng hoá đồng
USD hơn là đồng VND. Do vậy, sở giao dịch cần phải đưa ra các hình thức huy
động vốn trung và dài hạn được đảm bảo bằng USD (chủ yếu là huy động tiền
gửi bằng trái phiếu ngân hàng có bảo đảm bằng USD) theo đó khi khách hàng
mua trái phiếu, số vốn gốc và lãi sẽ được quy ra USD tại thời điểm mua trái
phiếu. Đến khi đáo hạn trái phiếu, khách hàng có thể yêu cầu được thanh toán
bằng USD hay VND.
Mặt khác, thái độ hoài nghi của khách hàng về nền kinh tế cũng góp
phần vào việc làm giảm khả năng huy động tiền gửi trung và dài hạn của sở
giao dịch Ngân hàng công thương Việt nam. Họ chưa tin tưởng vào sự phát
triển khả quan của nền kinh tế, do đó sự trượt giá của đồng tiền luôn làm họ lo
lắng khi gửi trung và dài hạn. Do vậy một giải pháp an toàn mà họ thường
chọn là gửi tiền ngắn hạn hay đầu tư vào các tín phiếu, kì phiếu trái phiếu kho
bạc ngắn hạn. Muốn giải quyết tình trạng này thì việc áp dụng cơ chế lãi suất
hấp dẫn (càng dài hạn thì càng cao và càng cách xa lãi suất huy động ngắn
hạn) hay cơ chế lãi suất điều chỉnh trở nên cần thiết. Điều đó sẽ góp phần tích
cực vào việc tăng dần tỷ trọng tiền gửi trung và dài hạn tại sở giao dịch Ngân
hàng công thương Việt nam.
* Thứ hai về công tác cho vay, thu nợ
Khâu đầu tiên và là cơ sở để ngân hàng phát tiền là khâu thẩm định tín
dụng. Đối với việc cho vay các dự án sản xuất kinh doanh trung và dài hạn thì
công tác thẩm định tín dụng càng trở nên khó khăn và phức tạp. Công việc đó

đòi hỏi khả năng phân tích, đánh giá và dự báo một cách chính xác của cán bộ
thẩm định tín dụng về dự án đầu tư hay phương án sản xuất kinh doanh. Một
sự đánh giá sai về dự án đầu tư của cán bộ tín dụng sẽ làm ngân hàng phải
gánh chụi rủi ro tín dụng hay làm mất đi cơ hội đầu tư vào các dự án có khả
năng đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. trong khâu thẩm định tín dụng,
cán bộ thẩm định tín dụng không chỉ đóng vai tròlà người phân tích đánh giá
mà còn là nhà tư vấn đầu tư dầy dạn kinh nghiệm để có thể đưa ra những lời
khuyên hữu ích về dự án đầu tư cho các doanh nghiệp vay vốn. Điều đó vừa
mang lại lợi ích cho chủ đầu tư vừa đảm bảo an toàn cao nhất cho đồng vốn
tín dụng ngân hàng. Do vậy, trong quy trình cho vay thì việc làm tốt công tác
thẩm định tín dụng mang tính chất quyết định tới chất lượng khoản tín dụng.
Trong những năm qua, sở giao dịch Ngân hàng công thương Việt nam
đã thực hiện khá tốt khâu thẩm định tín dụng nên tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng
dư nợ luôn luôn được khôngs chế ở mức thấp. Tuy nhiên việc thẩm định tín
dụng mới chỉ dừng lại ở việc thẩm định tính hiệu quả của dự án đầu tư hay
phương án sản xuất kinh doanh thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả
kinh tế. Một mảng khác rất quan trọng vẫn chưa được quan tâm đúng mức đó
là thẩm định các chỉ tiêu định tính đối với BGD của doanh nghiệp vay vốn. Các
chỉ tiêu đó thường là năng lực, trình độ chuyên môn, khả năng quản lý, tổ chức
điều hành, khả năng hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh, phẩm chất
đạo đức, tác phong uy tín.. của các thành viên trong BGD của doanh nghiệp. Để
có thể đánh giá được các chỉ tiêu này, cán bộ tín dụng cần phải đi thực tế khảo
sát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phỏng vấn trực tiếp các
thành viên của BGD, phỏng vấn các công nhân lao động, các bạn hàng, các đối
tác, tìm kiếm thêm các nguồn thông tin bổ sung khác qua báo chí, các cảnh báo
về việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.. về doanh nghiệp từ đó cán bộ tín
dụng rút ra các nhận xét đúng đắn về BGD của doanh nghiệp. Việc đánh giá về
năng lực của BGD doanh nghiệp trở nên rất quan trọng vì nó liên quan đến khả
năng điều hành và sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không.
Do đó trong thời gian tới, ngoài việc nâng cao hơn nữa trình độ thẩm

định của cán bộ thẩm định tín dụng thông qua việc bồi dưỡng nghiệp vụ, học
hỏi kinh nghiệm thẩm định trong và ngoài nước, sở giao dịch Ngân hàng công
thương Việt nam còn cần phải dành sự quan tâm chú trọng nhiều hơn đến các
chỉ tiêu định lượng và định tính. Sự hiệu quả của đồng vốn phụ thuộc rất nhiều
vào tính chất của BGD doanh nghiệp.
Ngoài ra, sở giao dịch Ngân hàng công thương Việt nam cũng nên mở
rộng phương thức cho vay theo hạn mức (trước mắt là cho vay theo hạn mức
tính cho mỗi quí). Bởi vì lượng vốn huy động của sở giao dịch rất lớn trong khi
hiệu suất sử dụng vốn chưa cao cho nên xảy ra tình trạng dư thừa vốn phải
điều chuyển đi nơi khác. Để tránh tình trạng lãng phí nguồn vốn, sở giao dịch
nên kí kết các hợp đồng tín dụng theo hạn mức với nhiều doanh nghiệp, kể cả
quốc danh và ngoài quốc doanh trong đó chú trọng hơn nữa đến lĩnh vực kinh
tế ngoài quốc doanh. Sau đó nâng dần thời hạn lên một năm, hai năm... và
nhiều hơn nữa nhưng nhất thiết phải áp dụng một mức phụ phí nhất định trên
khoản vốn thừa không sử dụng hết theo hợp đồng đã ký kết (tức là khách hàng
phải trả thêm chi phí cho khoản vốn đó - tối thiểu là bằng lãi suất tiền gửi
không kì hạn). Theo phương thức này khách hàng chỉ cần làm thủ tục xin vay

×