Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.5 KB, 20 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA
I. VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC ĐỐNG ĐA
1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương khu vực
Đống Đa.
Ngân hàng Công thương Việt Nam là một trong bốn Ngân hàng Thương
mại quốc doanh, hoạt động trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp,với đăng
ký kinh doanh là : Hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ có liên
quan đến hoạt động tài chính, tiền tệ Ngân hàng.
Trước năm 1998 Ngân hàng Công thương Đống Đa là Ngân hàng Nhà
nước quận Đống Đa trực thuộc Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội từ
tháng7/1998 được đổi thành Ngân hàng Công thương quận Đống Đa.Từ năm
1993 Ngân hàng Công thương Đống Đa được đổi thành Chi nhánh Ngân hàng
Công thương khu vực Đống Đa trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam .
Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Công thương Đống Đa là huy động tiền
nhàn rỗi trong dân cư của các tổ chức kinh tế , thực hiện cho vay đối với các đối tượng
thuộc mọi thành phần kinh tế, ngoài ra Ngân hàng còn đáp ứng các dịch vụ như thanh
toán họ qua Ngân hàng, kinh doanh ngoại hối, dịch vụ tư vấn, bảo lãnh trong nước và
nước ngoài.
Ngân hàng Công thương Đống Đa là một chi nhánh của Ngân hàng Công
thương Việt Nam, có quan hệ đại lý với hơn 450 Ngân hàng và 40 nước và khu vực. Là
thành viên của hệ thống tài chính viễn thông liên Ngân hàng toàn cầu (SWIFT) nên
Ngân hàng Công thương Đống Đa có khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và dịch vụ
quốc tế một cách nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả nhất với các phương tiện, công
nghệ hiện đại nhất.Trong suốt quá trình hoạt động Ngân hàng Công thương Đống Đa
luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và an toàn.
Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa nằm trên một quận lớn của Thủ đô,
giữa các trung tâm kinh tế - văn hoá của cả nước nên có rất nhiều thuận lợi cả về nhiều
mặt song cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng quốc doanh
khác, các Ngân hàng cổ phần và các chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam cùng đóng
trên địa bàn quận.Tuy vậy trong những năm gần đây, Ngân hàng Công thương khu vực


Đống Đa đã chú trọng và tìm mọi biện pháp nhằm thu hút và lôi kéo khách hàng là các
doanh nghiệp Nhà nước về mở tài khoản tiền gửi và giao dịch với Ngân hàng Công
thương Đống Đa.
Quận Đống Đa là một quận có địa bàn rộng với tổng số 26 phường và dân và
dân số khoảng 30 vạn ngươì, là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp chủ chốt của Trung
ương và địa phương. Bên cạnh đó, còn có nhiều công ty TNHH, các tổ chức sản xuất,
các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp và các hệ thống công thương. Trên khu vực quận
cũng có nhiều điểm thương mại lớn nên khách hàng của Ngân hàng Công thương khu
vực Đống Đa rất phong phú, đa dạng. Với địa bàn rộng lớn, khách hàng đa dạng Ngân
hàng Công thương khu vực Đống Đa có lợi thế rất lớn trong việc quan hệ giao dịch
thường xuyên với khách hàng.
Qua 10 năm đổi mới và trưởng thành, từ chỗ mới chập chững bước vào làm
quen với cơ chế thị trường trong khi những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp vẫn còn đeo bám gây nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh, đến
nay Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa đã từng bước vương lên khẳng định
chỗ đứng vững chắc của mình, ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, đóng góp một
phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế của Thủ đô. Đạt được kết quả như vậy
ngoài sự giúp chỉ bảo sát sao của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Banh Lãnh đạo Ngân
hàng Công thương Việt Nam, của chính quyền địa phương và các cơ quan, ban ngành
có liên quan thì công tác chủ yếu là sự cố gắng lớn laop của tập thể cán bộ công nhân
viên Ngân hàng Công thươg khu vực Đống Đa, một mặt phát huy những lợi thế sẵn có,
mặt khác tìm mọi cách vượt qua những khó khăn trở ngại để tạo nên thế chủ động, hội
nhập với thị trường, đứng vững trong cạnh tranh. Những nỗ lực đó đã được đền đáp
bằng phần thưởng cao quý năm 1995 được Chủ tịch nước thưởng Huân chương Lao
động hạng Ba và Huân chương Lao động hạng Hai được chủ tịch nước tặng năm 1998.
Vinh dự to lớn này là sự cổ vũ động viên và ghi nhận và động viên của Đảng và Nhà
nước về kết quả kinh doanh của Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa trong sự
nghiệp đổi mới hoạt động Ngân hàng , góp phần tích cự vào công vuộc đổi mới đất
nước.Tuy nhiên không tự bằng lòng với kết quả đạt được, Ngân hàng Công thương
khu vực Đống Đa sẽ tiếp tục phát huy phấn đấu cao hơn nữa chất lượng hoạt động kinh

doanh, góp phần xây dựng , phát triển kinh tế Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung
với mục tiêu: ”Kinh tế phát triển, an toàn vốn thực hiện đúng pháp luật”.
2. Mô hình, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa:
Mục tiêu phát triển kinh doanh dịch vụ tiền tệ của Ngân hàng là “phát triển an
toàn và hiệu quả”.
Ngân hàng có một đội ngũ lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, có năng lực và
nhiệt tình công tác, ý thức được tầm quan trọng của trìh độ cán bộ đối với sự phát triển
của Ngân hàng, Ban Giám đốc Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa đã chú
trọng đến công tác đào tạo cán bộ. Ngân hàng đã có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo và
công nhân viên giầu chuyên môn và nhiệt tình công tác.
Với những thành tích trong kinh doanh dịch vụ tiền tệ Ngân hàng, năm 1995
Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa đã vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng
Huân chương Lao động hạng Ba, năm 1998 lại một lần nữa được Nhà nước tặng
thưởng Huân chương Lao động hạng Hai và nâng cấ là doanh nghiệp loại I, quy mô và
phạm vi hoạt động bao gồm:
1. Trụ sở chính.
2. Phòng giao dịch tại phương Cát Linh và Phường Kim Liên.
Hệ thống nhận tiền gửi của khách hàng và 14 quỹ tiết kiệm tại 14 phường.
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công thương khu vực Đông Đa hiện nay có 228
cán bộ công nhân viên nhiệm vụ với 10 phòng ban nghiệp vụ.
Ban giám đốc gồm: 01 Giám đốc, 02 Phó giám đốc.
Các phòng nghiệp vụ gồm có:
1. Phòng kinh doanh đối nội.
2. Phòng kinh doanh đối ngoại.
3. Phòng kế toàn tài chính.
4. Phòng tiền tệ kho quỹ.
5. Phòng thông tin điện toán.
6. Phòng nguồn vốn.
7. Phòng giao dịch cát linh.
8. Phòng giao dịch Kim Liên.

9. Phòng kiểm soát.
10. Phòng tổ chức - hành chính.
Mô hình tổ chức nhân sự:
NG N H NG CÔNG THÂ À ƯƠNG KHU VỰC ĐỐNG ĐA
BAN L NH Ã ĐẠO
P. Kinh doanh p. Kho quỹ
P. Kinh tế đối ngoại P. Nguồn vốn
P. Kế toán P. Tổ chức h nh chínhà
P. Kiểm tra P. Thông tin điện toán
Quỹ TK
số 29
Quỹ TK
số 30
Quỹ TK
số 32
Quỹ TK
số 33
PHÒNG GIAO DỊCH
KIM LIÊN
PHÒNG GIAO DỊCH
C T LINHÁ
Quỹ TK
số 34
Quỹ TK
số 35
Quỹ TK
số 36
Quỹ TK
số 37
Quỹ TK

số 38
Quỹ TK
số 39
Quỹ TK
số 41
Quỹ TK
số 42
Quỹ TK
số 43
Quỹ TK
số 46
3.Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian gần đây:
Ngân hàng Công thương Đống Đa là một Ngân hàng có danh số hoạt
động lớn trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam. Hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa không ngừng phát triển cả về quy
mô và chất lượng, đã tạo cho Ngân hàng một vị trí vững chắc trên thị trường
kinh doanh tiền tệ đối với khách hàng trong cả nước.
Nhìn lại kết quả 10 năm thành lập và đổi mới cho thấy Ngân hàng Công
thương khu vực Đống Đa đã gặt hái nhiều thành quả đáng khích lệ từ công tác
đào tạo cán bộ đến kết quả hoạt động kinh doanh.
Tính đến31/12/2001 tổng nguồn vốn huy động (bao gồm cả VNĐ và
ngoại tệ) đạt 1.847 tỷ đồng, tăng so với 31/12/2000 là 329 tỷ đồng, tốc độ tăng
21,7% so với kế hoạch tăng 7,3%.Trong đó:
- Tiền gửi VNĐ đạt1.379 tỷ đồng bằng 113,7% so với cuối năm 2000
tăng 167 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 75% tổng nguồn vốn.
- Tiền gửi ngoại tệ (quy đổi) đạt 468 tỷ đồng bằng 152,6% so với cuối
năm 2000 chiếm tỷ trọng 25% tổng nguồn vốn, tăng 161 tỷ đồng.
- Tiền gửi doanh nghiệp đạt 649 tỷ đồng, bằng 163,8% so với cuối năm
2000 tăng 221 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35% tổng nguồn vốn.
- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt1.198 tỷ đồng, bằng 103% so với cuối

năm 2000, tăng 45 tỷ đồng , chiếm tỷ trong 65% tổng nguồn vốn. Nhìn vào số
liệu Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa đã đạt được kết quả trên là do:
+ Mạng lưới huy động tiền gửi của dân cư được mở rộng, có 14 quỹ tiết
kiệm trên địa bàn dân cư, có nhiều quỹ tiết kiệm đạt số dư từ trên 100 tỷ đến
150 tỷ mặc dù lưu lượng khách hàng rất đông nhưng các quỹ tiết kiệm vẫn đảm
bảo thu, chi kịp thời, chính xác.
+ Tổ chức thu lưu động ở những đơn vị có tiền mặt lớn như thường xuyên
có một tổ thu tiền mặt tại Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu, tổ chức thu nhận tiền mặt
vào ngày nghỉ thứ bẩy cho các đơn vị có nguồn tiền mặt lớn, tạo được tâm lý
yên tâm và tin tưởng gửi tiền vào Ngân hàng đáp ứng nhu cầu mở tài khoản của
khách hàng được giải quyết nhanh chóng, kịp thời.
Năm 2001, nguồn vốn của chi nhanh không ngừng tăng trưởng,đáng kể là
tiền gửi của một số doanh nghiệp mới mở tài khoản có hoạt động lớn. Tiền
gửidn tăng 13% so với năm trước, chiếm tỷ trong 35% tổng nguồn vốn
(năm2000 tỷ lệ này là 22,7%).Do vậy đã có sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn có
lợi thế cho hoạt động kinh doanh.
Trong khi đó tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm dân cư năm 2000 là7,5% nămnay
chỉ có 6,5% (giảm10%). Nguồn vốn và sử dụng vốn tăng lên đáng kể, nhưng
nguồn vốn mới chỉ sửng dụng hết 54,2% số vốn, trừ tỷ lệký quỹ còn lại chuyển
về Ngân hàng Công thương Việt Nam để điều hoà trong hệ thống, nhưng do lãi
suất điều hoà vốn thấp, mặt khác tiền gửi tiết kiệm phần lớn là tiền gửi có kỳ
hạn lãi suất cao nên bất lợi trong kinh doanh tiền tệ cho chi nhánh, nhất là trong
điều kiện cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh gắn liền với an toàn vốn, Ngân hàng
Công thương khu vực Đống Đa hết sức quan tâm đến công tác thanh tra, kiêm
tra nội bộ.Với tinh thần kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại và thiếu
sót cũ, ngăn chặn phát sinh những sai sót mới, nâng cao chất lượng công tác
trong mọi nghiệp vụ Ngân hàng nhất là công tác tín dụng, chi tiêu nội bộ và bảo
quản kho quỹ
Trong công tác tín dụng dễ phát sinh rủi ro do môi trường pháp lý chưa

đồng bộ, môi trường kinh tế không ổn định, tính chất khách hàng phức tạp nhất
là cho vay đối với lĩnh vực kinh tế quốc doanh. Do vậy Ngân hàng hết sức quan
tâm và thận trọng đối với mảng nghiệp vụ này, từ khâu tiếp nhận chọn lọc khách
hàng đến khâu thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của người vay. Để
thực hiện chặt chẽ chế độ thể lệ tín dụng và quy trình nghiệp vụ, trên cơ sở hạn
chế tẩu thoát vốn tín dụng. Ngoài ra Ngân hàng thường xuyên phối hợp và nhận
được sự giúp đỡ hỗ trợ của Công an,Viện kiểm soát quận, thành phố và chính
quyền địa phương cũng là yếu tố hết sức quan trọng để bảo toàn vốn tín dụng,
chống kẻ lừa đảo.
Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa không chịu bó tay với bất kỳ
khó khăn nào, bằng ý chí vươn lên từ nội lực của gần 300 cán bộ công nhân
viên chức, có sự chỉ đạo chặt chẽ của Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân
hàng Nhà nước thành phố Hà Nội từng bước Ngân hàng công thương khu vực
Đống Đa lập lại thế chủ động, hoà nhập với cơ chế thị trường, nâng cao năng
lực cạnh tranh, đứng vững và ngày càng phát triển ổn định trong kinh doanh
dịch vụ tiền tệ - Ngân hàng góp phần trong công cuộc Công nghiệp hoá - hiện đại
hoá Thủ đô.
Chi nhánh kịp thời đào tạo lại kiến thức kinh doanh dịch vụ tiền tệ Ngân hàng
trong tình hình mới, gắn với đổi mới công nghệ từng bước hiện đại hoá Ngân
hàng.Với tư tưởng chỉ đạo “Bằng trí tuệ” và tâm đức của nghề kinh doanh dịch vụ
tiền tệ để thực hiện mục tiêu kinh doanh mà chi nhánh đề ra từ nhiều năm là : “Phát
triển,an toàn và hiệu qủ” với phương châm tiếp tục đổi mới, nâng cao trách nhiệm,
phục vụ tốt khách hàng”.
Kết quả hoạt động kinh doanh :
Biểu 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương khu vực
Đống Đa.
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
Tổng thu nhập
- Lãi tiền gửi.

- Lãi tiền vay
- Lãi khác
Tổng chi phí
- Lãi tiền gửi
- Lãi tiềnvay
- Lãi khác
Lợi nhuận
9,85
44,3
49,4
4,8
81,2
15,2
52,0
14
17,3
85,1
39,9
41,7
3,5
66,1
10,0
44,1
12,0
19,0
105,0
42,0
60,1
2,9
83,0

15,0
55,0
13,0
22,0
Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - Ngân hàng Công thươngkhu vực Đống Đa
Qua bảng trên ta có thể thấy do có hướng đi đúng đắn hợp lý nên kết quả hoạt
động kinh doanh và dịch vụ của Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa ngày
càng ổn định và phát triển, do đó trích nộp Ngân sách ngày càng cao, đời sống cán
bộ công nhân viên ngày một cải thiện. Một điều đáng lưu ý là năm 2000 do tách chi
nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân ra, các chỉ tiêu khác đều giảm nhưng
chỉ tiêu lợi nhuận vẫn tăng mạnh đạt tỷ lệ 22 tỷ so với năm 2000 điều này chứng tỏ
Ngân hàng hoạt động rất chất lượng.
Hơn 10 năm thành lập và đổi mới kể từ đó đên nay Ngân hàng Công thương
khu vực Đống Đa đã không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, trở
thành một chi nhánh hiện đại,có hiệu quả cao trong hệ thống Ngân hàng Công
thương Việt Nam .Để kịp thời hoà nhập sự nghiệp đổi mới kinh tế, đổi mới hoạt
động toàn ngành Ngân hàng, tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên chi nhánh
Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa đã không ngừng quyết tâm phấn đấu,
thực hiẹn có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ mà Ngân hàng cấp trên giao phó.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG KHU VỰC ĐỐNG ĐA
1. Tình hình huy động vốn:
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào,vấn đề tạo vốn để đảm bảo hoạt động
luôn luôn chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt là với hoạt động Ngân hàng, nó là tiền
đề cho các hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng, cũng như việc mở rộng quy mô hoạt
động. Nếu thu hút được nguồn vốn đầu tư vào sẽ tạo thuận lợi cho Ngân hàng trong
các hoạt động sử dụng vốn tín dụng, tăng thêm lợi nhuận của Ngân hàng đồng nghĩa
với việc nâng cao chất lượng hoạt động của tín dụng.
Nhận thức được điều này, Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa đã có
những biện pháp, giải pháp và phương thức hợp lý để huy động nguồn vốn từ các

thành phần kinh tế, đảm bảo cho hoạt động của mình như mở rộng các quỹ tiết
kiệm, phòng giao dịch trên địa bàn của mình cũng như trên địa bàn Thủ đô để có thể
huy động được vốn, đồng thời đổi mới tác phong làm việc, thai độ phục vụ của các
cán bộ thực hiện chính sách ưu đãi khách hàng cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh
nền kinh tế mới. Các số liệu sau đây sẽ cho ta thấy được tình hình huy động vốn của
Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa qua các năm như sau:
Biểu 2; Tình hình hoạt động vốn tại Ngân hàng
Đơn vị : Tỷ đồng
Hình thức huy
động
Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
Số tiền Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng

×