giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm góp phần phát triển kinh tế hộ
sản xuất
I. Định hướng về hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất
1. Chính sách tín dụng đối với hộ sản xuất của Nhà nước :
Với quan điểm khẳng định kinh tế hộ gia đình luôn có vị trí quan trọng,
Đảng và Nhà nước ta có rất nhiều chính sách ưu đãi cho nông nghiệp, nông
thôn nói chung và hộ sản xuất nói riêng. Các chính sách ưu đãi này được cụ thể
hóa trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực Ngân hàng có chính sách
tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Chính sách này được quy
định tại Điều 8 - Luật các tổ chức tín dụng "Nhà nước có chính sách tín dụng
tạo điều kiện về vốn, lãi suất, điều kiện, kỳ hạn vay vốn đối với nông nghiệp,
nông thôn và nông dân nhằm góp phần xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ
tầng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, phát triển sản
xuất hàng hoá , thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn
Sau đó, Thủ trướng chính phủ đã ban hành quyết định số 67/ 1999/ QĐ -
TTg về một chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và
nông thôn. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản số 320/ NHNN14
giao cho NHNo & PTNT Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện. NHNo &
PTNT Việt Nam ban hành văn bản số 791/ NHNP - 06 cụ thể hoá nội dung thực
hiện chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
và nông dân nhằm góp phần cùng các ngành, lĩnh vực khác thực hiện chủ
trương của Đảng và Nhà nước về CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn và phát
triển kinh tế các hộ sản xuất trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
2. Định hướng chung của NHNo & PTNT Việt Nam :
Để thực hiện hướng đầu tư và chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn do Chính phủ đề ra, đồng thời căn cứ định
hướng của Thống đốc NHNN, NHNo & PTNT Việt Nam đưa ra định hướng :
Tăng cường năng lực tài chính, nâng cao năng lực quản lý điều hành, tăng
cường quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm để thực hiện tốt vai trò
chủ lực và chủ đạo trong hệ thống tín dụng nông nghiệp, nông thôn và nâng
cao chất lượng kinh doanh, giảm thiểu rủi ro tín dụng, đa dạng hoá và hiện đại
hoá các hoạt động dịch vụ Ngân hàng.
Đồng thời NHNo & PTNT Việt Nam cho vay các đối tượng chủ yếu sau :
- Ưu tiên cho cây trồng, vật nuôi theo hướng sản phẩm hàng hoá, vùng
chuyên canh tập trung. Đối với ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống cho
vay theo hướng tập chung, có thị trường ổn định trong và ngoài nước.
- Ưu tiên những vùng sản xuất hàng hoá tập trung, vùng sinh thái nuôi
trồng đặc sản, trong đó đồng bằng sông Hồng là lương thực, rau quả, chăn
nuôi lợn, gà, trâu bò.
- Hộ gia đình là khách hàng chủ yếu, khuyến khích phát triển loại hình
kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác.
3. Định hướng phát triển kinh tế tỉnh Hà Tây :
Từ nay đến hết năm 2001 Hà Tây vẫn là một tỉnh nông nghiệp. Mục tiêu
đề ra là đạt cơ cấu kt : Nông nghiệp 40 %, Công nghiệp và xây dựng 30 %, du
lịch và dịch vụ 30 %. Định hướng cụ thể là
Phát triển nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH đồng thời tiến hành
đồng bộ các yếu tố cơ bản sau :
+ Vật liệu sản xuất nông nghiệp : thông qua thành tựu và tác động của
công nghệ sinh học, hoá học tạo ra giống mới có năng xuất, chất lượng cao.
+ Đổi mới động lực, công cụ sản xuất nông nghiệp : tập chung chủ yếu
vào những ngành và công đoạn có nhu cầu cấp thiết mà lao động thủ công làm
không có hiệu quả như bơm nước, bảo vệ thực vật, làm đất chế biến, bảo quản,
vận chuyển... trước hết vào những vùng nông nghiệp tập trung, thâm canh sản
xuất nhiều nông sản cho nhu cầu xuất khẩu.
Phát triển mạnh mẽ các ngành nghề nông nghiệp nông thôn. Công
nghiệp nông thôn được xác định bắt đầu bằng các ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp được hình thành và tồn tại trong các làng xã chuyên làm nông nghiệp
với vị trí là nghề phụ và trong các làng nghề truyền thống. Khuyến khích các
thành phần kinh tế mở ra nhiều loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh đa
dạng.
Cải tạo, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thông ;
xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, nâng cấp phát triển giao thông
nông thôn, lưới điện, y tế, giáo dục...
4. Định hướng về hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của
NHNo & PTNT huyện Từ Liêm :
Thứ nhất, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, Ngân
hàng chủ động kịp thời nắm bắt nhu cầu đầu tư, dự án đầu tư, đối tượng đầu
tư ở từng vùng, từng xã để thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế , thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp , nông
thôn.
Mục tiêu phấn đấu tổng dư nợ đạt 1.236 tỷ đồng, trong đó dư nợ trung -
dài hạn là 600 tỷ đồng.
Thứ hai: Gắn tín dụng với đầu tư phát triển nông thôn qua quá trình liên
kết các thành phần kinh tế , áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, khép kín đầu tư từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản
phẩm và xuất khẩu. Cụ thể là :
+ Tập trung vốn tín dụng cho sản xuất , mua giống lúa mới có năng suất
và chất lượng cao; xây dựng các công trình thủy lợi nội đồng ; mua phân bón,
hoá chất, thiết bị công tác.
+ Tiếp tục cho vay phát triển chăn nuôi theo chương trình dự án nhằm
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
+ Đầu tư khôi phục hiệu quả ngành nghề truyền thống, mạnh dạn phát
triển những ngành nghề mới nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho
người nông dân.
+ Nghiên cứu đầu tư phát triển mô hình kinh tế trang trại nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn, lao động, đất đai.
Thứ ba : Giảm thấp nợ quá hạn và nợ có vấn đề theo phương châm "An
toàn để phát triển, phát triển phải an toàn". Mục tiêu là tỷ lệ nợ quá hạn hàng
năm là dưới 1 %.
II. Một số giải pháp cơ bản :
Để nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng nhằm phát triển kinh tế hộ
sản xuất phải đảm bảo hài hoà tất cả các chỉ tiêu chất lượng tín dụng đối với
hộ sản xuất. Do vậy Ngân hàng phải kết hợp đồng bộ các giải pháp cơ bản.
1. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất :
a. Cho vay tập trung, có trọng điểm
Đầu tư vốn tập trung, có trọng điểm đối với khách hàng thuộc những
ngành, vùng có tiềm năng lớn và triển vọng phát triển bền vững. Một nguyên
tắc quan trọng để tránh rủi ro của Ngân hàng khi thực hiện cho vay đối với
khách hàng là "đòi hỏi phải tiến hành kinh doanh một cách thận trọng", vì vậy
Ngân hàng phải chọn lọc khách hàng một cách kỹ lưỡng.
Trước mắt Ngân hàng cần tiếp tục đầu tư vào các tiểu ngành hoạt động
có hiệu quả là chăn nuôi lợn, gà, gia cầm, trâu bò, trồng cây ăn quả, chế biến
nông sản... Khôi hục và phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền
thống là một định hướng lớn trong chính sách kinh tế của tỉnh, do vậy Ngân
hàng cần trú trọng đầu tư cho các hộ làm nghề.
Các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp làm ra có giá trị cao, tuy nhiên còn
nhiều khó khăn về khâu nguyên liệu, giá vật tư đầu vào, tìm kiếm thị trường
tiêu thụ... nên sự phát triển còn chậm, do đó cần cẩn trọng khi vay.
b. Đẩy mạnh cho vay hộ sản xuất qua tổ nhóm tương trợ (tổ tín chấp).
Tổ tương trợ là mô hình do cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập, dưới
sự chỉ đạo của chính quyền xã hay các tổ chức, đoàn thể chính trị, xã hội được
UBND xã công nhận và cho phép hoạt động. Hoạt động của tổ tương trợ là
nhằm giúp đỡ nhau giữa các thành viên và giải quyết tốt các vấn đề sau :
Thứ nhất : Tổ là nơi sản xuất và đánh giá nhu cầu vay vốn của hộ sản
xuất bảo đảm công khai, chuẩn xác, kịp thời. Nhờ đó Ngân hàng giải ngân
nhanh mà vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng
Thứ hai : Việc hình thành tổ tín chấp vay vốn có quy ước riêng là điều
kiện cần thiết, thực hiện vai trò kiểm tra, đôn đốc, giám sát sử dụng vốn vay,
trả nợ đúng hạn của hộ vay vốn.
Thứ bai : Tổ cũng là nơi để các hộ sản xuất tương trợ nhau, không
những về nhu cầu tín dụng mà còn về kiến thức kỹ thuật sản xuất , về nguyên
vật liệu đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
Thứ tư : Cho vay qua tổ tín chấp sẽ khắc phục được khó khăn về tài sản
thế chấp của hộ xin vay mà vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng. Bởi lý do tài sản
thế chấp gần như không có khả năng phát mại do tập quán của người Việt
Nam không muốn mua lại các tài sản này.
Hình thức chuyển tải vốn tín dụng tới hộ sản xuất thông qua tổ tín chất
đem lại lợi ích cho cả hai phía : hộ vay vốn và Ngân hàng.
Đối với hộ gia đình họ có khả năng tiếp cận vốn tín dụng Ngân hàng mà
không mất nhiều chi phí giao dịch, đi lại. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì
hiện nay số tiền vay của đa phần các hộ gia đình còn nhỏ nên người dân dễ nảy
sinh tâm lý ngại đi vay ngân hàng mà vay mượn những người xung quanh, gây
tình trạng cho vay nặng lãi không có hiệu quả kinh tế - xã hội.
Đối với Ngân hàng, thông qua hình thức tổ tín chấp, việc cung cấp tín
dụng được thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn đồng thời đảm bảo an toàn cho vốn
vay. Kết quả thực hiện cho vay qua "nhóm" của NHNo huyện Từ Liêm đã cho
thấy tỷ lệ nợ quá hạn hàng năm rất thấp dưới 1%. Mặt khác, cho vay qua
"nhóm" giảm áp lực quá tải đối với cán bộ tín dụng. Với số tiền hộ sản xuất
vay hàng năm xấp xỉ 3 triệu đồng, nếu muốn tăng 25 % dư nợ phải chấp nhận
tăng thêm khoảng 26% số lượng khách hàng, như thế áp lực quá tải ngày càng
nặng nề làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Tuy nhiên với tổ tương trợ
thì các thành viên của tổ đưa đơn xin vay vốn và phương án kinh doanh cho tổ
trưởng. Việc hoàn thành thủ tục vay vốn do tổ trưởng đảm nhiệm.
Với kinh nghiệm những năm qua Ngân hàng có thể áp dụng hình thức
này sâu rộng hơn nữa. Tuy nhiên để chất lượng tínd ụng ngày càng được nâng
cao và cho vay qua "nhóm" ngày càng có hiệu qủa thì Ngân hàng cần được thực
hiện tốt một số vấn đề sau :
- Thứ nhất : Ngân hàng phối hợp tốt với các tổ chức chính tị xã hội đặc
biệt là Hội nông dân, Hội phụ nữ và Hộ cựu chiến binh. Đây là các tổ chức
chính trị thích hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
- Thứ hai : Ngân hàng tổ chức các lớp bồi dưỡng cho trưởng n hóm kiến
thức cơ bản về quản lý, về nghiệp vụ tín dụng. ..
- Thứ ba : Ngân hàng nên triển khai thí điểm cho vay hộ sản xuất qua
HTX. Điều này cũng tương tự như cho vay quá nhóm nhưng trước mắt giúp
Ngân hàng giải quyết được hạn chế liên quan đến tư cách pháp nhân của
nhóm.
- Thứ tư : Về lâu dài, trong quá trình sàng lọc Ngân hàng nên chuyển một
số tổ tín chấp có đủ điều kiện sang thể chế tài chính vi mô.
c. Thực hiện cho vay không phải thế chấp
Theo quy định hiện nay những hộ vay vốn sản xuất kinh doanh đến 10
triệu đồng thì không phải thế chấp hoặc cầm cố tài sản. Quy định này tạo điều
kiện cho nhiều hộ sản xuất nhỏ, thu nhập thấp tiếp cận đến vốn tín dụng Ngân
hàng , nhưng mặt khác cũng làm phát sinh nguy cơ có hàng ngàn món vay nhỏ
bị mất an toàn. Do đó, thường Ngân hàng vẫn yêu cầu khách hàng phải kê khai
tài sản thế chấp. Để giải quyết vấn đề này, Ngân hàng cần thực hiện một số
giải pháp :
- Thứ nhất : Ngân hàng nên bỏ thông lệ yêu cầu người vay kê khai tài
sản và coi tài sản kê khai là tài sản thế chấp. Danh sách tài sản nên được sử
dụng là thông tin cần thiết cho cán bộ tín dụng và chỉ được sử dụng trong quá
trình thẩm định món vay đồng thời khẳng định tính nghiêm túc của mục đích
vay vốn.
- Thứ hai : Để giải quyết vấn đề về tài sản thếp chấp của người xin vay
và không bỏ lỡ cơ hội thiết lập quan hệ tín dụng với các hộ có tiềm năng cán bộ
tín dụng có thể tham khảo phương pháp cho điểm tín dụng : Phương pháp này
nhằm xác định rủi ro tín dụng theo những khía cạnh đánh giá khác nhau.
Phương pháp sử dụng 3 tiêu thức cơ bản về người vay để đánh giá là : tư cách,
năng lực, vốn (hay khả năng tài chính).
1. Tư cách + năng lực + vốn = điểm rủi ro tín dụng tốt
2. Tư cách + năng lực + vốn thiếu = điểm khá
3. Tư cách + vốn + năng lực thiếu = điểm khá
4. Tư cách khiếm khuyết + năng lực + vốn = điểm nghi ngờ
5. Tư cách + năng lực - vốn = điểm hạn chế
6. Tư cách - năng lực + vốn = điểm kém
7. Năng lực + vốn - tư cách = điểm nguy hiểm
8. Vốn - tư cách - năng lực = điểm đặc biệt xấu
9. Tư cách - năng lực - vốn = điểm kém
10. Năng lực - tư cách - vốn = tín dụng lừa đảo
+ Về tư cách người vay : Nhiều chuyên gai Ngân hàng xem đây là yếu tố
hàng đầu tạo ra sự thành công của một hợp đồng tín dụng. Đó là sự trung
thực, ý thức trách nhiệm cao đối với các cam kết trong hợp đồng vay vốn. Việc
điều tra tư cách người vay có thể thực hiện qua việc tiếp xúc trực tiếp, qua hồ
sơ lưu trữ tại Ngân hàng trong những lần vay trước, từ các nhà cung cấp
nguyên liệu đầu vào, họ được liệt kê khi khách hàng xin vay vốn. Khi đánh giá
khả năng tài chính của người vay ngoài đánh giá khả năng tài chính cần tính
đến thu nhập dự kiến tương lai của người xin vay.
Ngoài các biện pháp trên. Ngân hàng còn phải áp dụng các biện pháp tổ
chức và kiểm soát quá trình giải ngân để đảm bảo việc sử dụng vốn vay dúng
mục đích như thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
d. áp dụng các biện pháp phân tích tài chính kỹ thuật trong quy trình tín
dụng.
Cán bộ tín dụng tại NHNo huyện Từ Liêm thường sử dụng kinh nghiệm
truyền thống trong quy trình tín dụng, do đó chất lượng tín dụng không đảm
bảo. Để giải quyết vấn đề này Ngân hàng phải thực hiện các biện pháp sau :
- Thứ nhất : Ngân hàng phải nâng cao chất lượng thẩm định dự án hoặc
phương án sản xuất kinh doanh của hộ xin vay vốn, thực hiện nghiêm túc quá
trình thẩm định trước khi ra quyết định cho vay. Ngân hàng yêu cầu cán bộ tín
dụng sử dụng các phương pháp phân tích về tài chính cũng như về kỹ thuật để
thẩm định dự án. Cán bộ tín dụng phải thẩm định được khả năng sinh lời của
dự án để từ đó ra quyết định cho vay hay không cho vay.
- Thứ hai : Đối với những món vay nhỏ cần áp dụng thủ tục riêng để thẩm
định làm cho hoạt động phân tích trở nên đơn giản hơn.
- Thứ ba : Ngân hàng cải tiến thủ tục thẩm định món vay trung và dài
hạn. Ngân hàng soạn thảo các mô hình tài chính cho quá trình sản xuất, chăn
nuôi gia súc, gia cầm, trồng trọt... để giúp cán bộ tín dụng thẩm định món vay
cả về phương diện kỹ thuật và tài chính. Ngân hàng cần triển khai các lớp đào
tạo cán bộ tín dụng về các vấn đề này nhằm cần triển khai hoá các lớp đào tạo
cán bộ tín dụng về các vấn đề này nhằm nâng cao khả năng cũng như trình độ
thẩm định dự án của cán bộ tín dụng.
- Thứ tư : Khi quyết định thời hạn cho vay và định kỳ hạn nợ, Ngân hàng
yêu cầu cán bộ tín dụng phải sử dụng phương pháp phân tích dòng lưu chuyển
tiền tệ và gắn với chu kỳ sản xuất kinh doanh hơn là kinh nghiệm truyền thống.
Đồng thời Ngân hàng phải trợ giúp cán bộ tín dụng kiến thức về vấn đề này
thông qua các khoá đào tạo.
e. Thực hiện công tác thu nợ có hiệu quả, ngăn ngừa nợ quá hạn tiềm ẩn
và nợ quá hạn mới phát sinh :
- Chất lượng tín dụng cao còn thể hiện qua công tác thu nợ có hiệu quả.
Vì vậy, ngân hàng cần một hệ thống thu nợ để nhắc nhở những khoản nợ đến
hạn của khách hàng cũng như đôn đốc họ trả nợ. Hoạt động của hệ thống này
rất quan trọng vì chứng tỏ rằng Ngân hàng :
+ Có hiệu quả trong việc kiểm tra và quản lý tài sản vay
+ Nghiêm khắc trong hoạt động kinh doanh
+ Muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với khách hàng