Tải bản đầy đủ (.pdf) (280 trang)

Tài liệu hướng dẫn dạy học các hoạt động giáo dục lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.96 MB, 280 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY HỌC
CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
LỚP

9

(SÁCH THỬ NGHIỆM)

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM


LỜI NÓI ĐẦU
Thay cho sách giáo khoa hiện hành, học sinh học theo mô hình Trường học mới Việt Nam sử dụng
sách Hướng dẫn học, được thiết kế dựa trên chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng
chương trình giáo dục phổ thông mới. Bộ sách gồm 8 môn học : Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên
(Vật lí, Hoá học, Sinh học), Khoa học xã hội (Lịch sử và Địa lí), Giáo dục công dân, Công nghệ, Tin học,
Hoạt động giáo dục (Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật). Mỗi bài học trong sách Hướng dẫn học được biên
soạn trên cơ sở sắp xếp lại nội dung sách giáo khoa hiện hành, giải quyết tương đối trọn vẹn một vấn
đề để có thể tổ chức dạy học theo tiến trình sư phạm của các phương pháp dạy học tích cực. Từ vấn
đề cần giải quyết đặt ra ở hoạt động “Khởi động”, học sinh có nhu cầu “Hình thành kiến thức” để giải
quyết vấn đề ; “Luyện tập” để thông hiểu và phát triển các kĩ năng ; “Vận dụng” vào thực tiễn và
“Tìm tòi mở rộng”. Mỗi hoạt động học của học sinh được thiết kế theo một kĩ thuật dạy học tích cực.
Khi tổ chức dạy học trên thực tế, căn cứ vào điều kiện thực tiễn, giáo viên cần vận dụng một cách
linh hoạt, sáng tạo : Cần linh hoạt, chủ động thay đổi tình huống/câu hỏi/lệnh/nhiệm vụ học tập trong
hoạt động “Khởi động” phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tiễn của nhà trường, đảm
bảo gần gũi với kinh nghiệm sống của học sinh (kết thúc hoạt động này, giáo viên không chốt về nội
dung kiến thức mà chỉ giúp học sinh phát biểu được vấn đề để học sinh chuyển sang các hoạt động
tiếp theo) ; Giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng mới theo yêu cầu của chương trình giáo
dục phổ thông hiện hành trong hoạt động “Hình thành kiến thức” (kết thúc hoạt động này, trên cơ sở


kết quả hoạt động học của học sinh thể hiện ở các sản phẩm học tập mà học sinh hoàn thành, giáo
viên cần chốt kiến thức mới để học sinh chính thức ghi nhận và vận dụng) ; Giúp học sinh củng cố,
hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được trong hoạt động “Luyện tập” (kết thúc hoạt động này,
nếu cần, giáo viên có thể lựa chọn những vấn đề cơ bản về phương pháp, cách thức giải quyết các
câu hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề để học sinh ghi nhận và vận dụng) ; Đối với hoạt động “Vận dụng”
và “Tìm tòi mở rộng”, cần tập trung giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học để phát
hiện và giải quyết các tình huống/vấn đề trong cuộc sống ở gia đình, địa phương... ; khuyến khích học
sinh tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài lớp học (các hoạt động này không cần tổ chức ở trên
lớp và không đòi hỏi tất cả học sinh phải tham gia. Tuy nhiên, giáo viên cần quan tâm, động viên để có
thể thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tự nguyện ; khuyến khích những học sinh có sản phẩm
chia sẻ với các bạn trong lớp).
Khi tổ chức dạy học, cần lưu ý rằng việc chia nhóm phải linh hoạt, tuỳ theo nội dung bài học,
điều kiện lớp học và cơ sở vật chất, đảm bảo tất cả học sinh được hoạt động học tích cực, tự lực,
hiệu quả ; không nhất thiết phải chia nhóm ở tất cả các bài học. Trong trường hợp phòng học không
đủ diện tích để bố trí cho học sinh ngồi học theo nhóm, có thể bố trí học sinh ngồi như lớp học truyền
thống để thực hiện các bài học với các hình thức hoạt động học cá nhân, cặp đôi, toàn lớp.
Trong quá trình biên soạn và triển khai thử nghiệm, các tác giả đã tiếp thu nhiều ý kiến phản hồi và
đã hết sức cố gắng chỉnh sửa, hoàn thiện. Tuy nhiên, bộ sách chắc chắn không thể tránh khỏi những
điểm còn hạn chế, thiếu sót cần được tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung. Các tác giả bộ sách trân trọng cảm
ơn và mong nhận được những ý kiến đóng góp của đông đảo giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và
những người quan tâm để bộ sách ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục, đào tạo.
CÁC TÁC GIẢ

2


PHẦN MỞ ĐẦU
Mô hình Trường học mới Việt Nam thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ
thông hiện hành. Nội dung các bài học theo Mô hình Trường học mới Việt Nam

được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ
của Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, đồng thời phù hợp với việc thực
hiện các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực
học sinh (HS).
Tiến trình bài học trong Mô hình Trường học mới Việt Nam được thiết kế thành
các hoạt động học theo tiến trình sư phạm của các phương pháp dạy học tích
cực như : dạy học giải quyết vấn đề, dạy học tìm tòi nghiên cứu, phương pháp
“Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn… Tuy có những
điểm khác nhau nhưng tiến trình sư phạm của các phương pháp dạy học tích
cực đều tuân theo con đường nhận thức chung là : từ vấn đề cần giải quyết –
HS phải học kiến thức mới, kĩ năng mới để giải quyết vấn đề - vận dụng, mở rộng
kiến thức, kĩ năng mới vào thực tiễn. Vì vậy, mỗi bài học trong Mô hình Trường
học mới Việt Nam đều được thiết kế theo 5 hoạt động : Khởi động, Hình thành
kiến thức, Luyện tập, Vận dụng, Tìm tòi mở rộng. Giáo viên (GV) cần hiểu đúng
bản chất của từng hoạt động trong mỗi bài học, trong đó hoạt động cốt lõi là
Hình thành kiến thức và Luyện tập để đảm bảo cho tất cả HS phải học được kiến
thức mới, luyện được kĩ năng mới theo mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ
thông hiện hành. Cụ thể như sau :
Hoạt động khởi động nhằm tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS ý thức được
nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. GV sẽ tạo tình huống học tập dựa trên
việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân HS, làm bộc lộ “cái” HS đã
biết, giúp HS bộc lộ quan niệm của mình về vấn đề sắp học để nhận ra “cái” chưa
biết và muốn biết. Vì vậy, các câu hỏi / nhiệm vụ trong hoạt động khởi động là
những câu hỏi / vấn đề mở, không cần và không thể có câu trả lời hoàn chỉnh.
Kết thúc hoạt động này, GV không cần chốt về nội dung kiến thức mà chỉ giúp
HS phát biểu được vấn đề để HS chuyển sang các hoạt động tiếp theo nhằm bổ
sung những kiến thức, kĩ năng mới, qua đó tiếp tục hoàn thiện câu trả lời hoặc
giải quyết được vấn đề.

3



Hoạt động hình thành kiến thức nhằm giúp HS chiếm lĩnh được kiến thức,
kĩ năng mới thông qua việc nghiên cứu tài liệu ; tiến hành thí nghiệm, thực hành ;
hoạt động trải nghiệm sáng tạo,... Kết thúc hoạt động này, trên cơ sở kết quả hoạt
động học của HS thể hiện ở các sản phẩm học tập mà HS / nhóm HS hoàn thành,
GV cần chốt kiến thức mới để HS chính thức ghi nhận và vận dụng.
Hoạt động luyện tập nhằm giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng
vừa lĩnh hội được thông qua yêu cầu áp dụng trực tiếp kiến thức vào giải quyết
các câu hỏi / bài tập / tình huống / vấn đề trong học tập. Kết thúc hoạt động này,
nếu cần, GV có thể lựa chọn những vấn đề cơ bản về phương pháp, cách thức
giải quyết các câu hỏi / bài tập / tình huống / vấn đề để HS ghi nhận và vận dụng,
trước hết là vận dụng để hoàn chỉnh câu trả lời / giải quyết vấn đề đặt ra trong
“Hoạt động khởi động”.
Hoạt động vận dụng nhằm giúp HS vận dụng được các kiến thức, kĩ năng
đã học để phát hiện và giải quyết các tình huống / vấn đề trong cuộc sống ở gia
đình, địa phương. GV cần gợi ý cho HS về những hoạt động, sự vật, hiện tượng
cần quan sát trong cuộc sống hằng ngày, mô tả yêu cầu về sản phẩm mà HS cần
hoàn thành để HS quan tâm thực hiện.
Hoạt động tìm tòi mở rộng nhằm tạo thói quen cho HS không bao giờ dừng
lại với những gì đã học và hiểu rằng ngoài những kiến thức được học trong nhà
trường còn rất nhiều điều có thể và cần phải tiếp tục học, ham mê học tập suốt
đời. GV cần giúp HS tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài
học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết
bằng những cách khác nhau.
“Hoạt động vận dụng” và “Hoạt động tìm tòi mở rộng” không cần tổ chức ở
trên lớp và không đòi hỏi tất cả HS phải thực hiện như nhau. GV cần quan tâm,
động viên để có thể thu hút nhiều HS tham gia một cách tự nguyện, khuyến khích
những HS có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp.
Mỗi hoạt động học của HS trong tiến trình trên phải được tổ chức một cách linh

hoạt giữa hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm nhỏ và toàn lớp. Không nên bố trí
HS ngồi theo các nhóm cố định mà phải chia nhóm theo yêu cầu của hoạt động
học. Nghĩa là các nhóm học tập nói chung đều được hình thành một cách linh
hoạt theo từng nội dung học tập. Nếu là hoạt động cá nhân, cặp đôi và toàn lớp
thì không cần và không nên bố trí HS ngồi thành nhóm, nhất là trong điều kiện lớp

4


học không cho phép. Các hình thức làm việc trong nhóm được thay đổi thường
xuyên căn cứ vào yêu cầu của bài học và việc thiết kế hoạt động của GV. Nhìn
chung, quy trình tổ chức mỗi hoạt động học như sau :
– Làm việc cá nhân : Trước khi tham gia phối hợp với bạn, cá nhân phải tự lĩnh
hội kiến thức, chuẩn bị ý kiến tham gia thảo luận. Tần suất của các hoạt động cá
nhân rất lớn và chiếm ưu thế hơn so với các hoạt động khác.
– Làm việc theo cặp hoặc theo nhóm : Sau khi học cá nhân, HS cần được
hướng dẫn thảo luận với bạn về nội dung học tập. Tuỳ điều kiện cụ thể của lớp
học và nội dung học tập, GV quyết định giao cho HS thảo luận theo cặp hoặc
theo nhóm để hoàn thành sản phẩm học tập được giao. Để hoạt động nhóm đạt
hiệu quả, mỗi nhóm chỉ nên có 4 HS.
– Làm việc cả lớp : Trong mỗi hoạt động học, sau khi HS làm việc cá nhân, cặp
đôi, nhóm, GV tổ chức làm việc chung cả lớp để HS được trình bày, thảo luận
về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập ; nhận xét, đánh giá về sản phẩm học tập
của HS ; định hướng hoạt động học tiếp theo ; chốt kiến thức, kĩ năng mới để HS
chính thức ghi nhận và vận dụng.
Việc lựa chọn hình thức hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm hay toàn lớp phụ
thuộc vào yêu cầu của các loại hình hoạt động và luyện tập. Tài liệu Hướng dẫn
giáo viên chỉ là một gợi ý cho việc tổ chức các hình thức hợp tác này, GV không
nên luôn tuân theo một cách máy móc thiết kế có sẵn của tài liệu. Tuỳ vào tình
hình thực tế, GV có thể điều chỉnh một cách linh hoạt, tạo hứng thú cho HS trên

nguyên tắc đảm bảo mục tiêu bài học.
Khi tổ chức hoạt động học của HS, GV cần chú ý giao nhiệm vụ học tập cho
các nhóm một cách cụ thể và rõ ràng ; đứng ở vị trí thuận lợi để dễ dàng quan
sát các nhóm HS làm việc và có thể hỗ trợ kịp thời cho từng HS và cả nhóm ;
hướng dẫn HS ghi tóm tắt kết quả hoạt động cá nhân và kết quả thảo luận nhóm
vào vở ; không được đọc cho HS ghi bài, không yêu cầu HS chép lại toàn bộ nội
dung bài học. Khi giúp đỡ HS, GV cần gợi mở để HS tự lực hoàn thành nhiệm vụ ;
khuyến khích để HS hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong việc giải quyết nhiệm vụ học
tập ; kết hợp nhận xét, đánh giá bằng lời nói. Trong mỗi giờ học, GV cần tranh thủ
ghi nhận xét, đánh giá, có thể cho điểm vào vở học của một số HS và luân phiên
để mỗi HS được ghi từ 2 – 4 lần trong mỗi học kì thay cho việc kiểm tra miệng,
15 phút, 45 phút trước đây.

5


Phần thứ nhất
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỚP 9
TRONG MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI
VIỆT NAM

6


Hoạt động giáo dục (HĐGD) là một bộ phận quan trọng của chương trình giáo
dục trong Mô hình Trường học mới Việt Nam, đó là con đường để gắn học với
hành, lí thuyết với thực tiễn, giáo dục nhà trường với gia đình và xã hội, hình
thành những phẩm chất và năng lực cần thiết cho HS.
HĐGD có tác dụng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách

toàn diện, hài hoà cho HS.
Mỗi nội dung, hình thức HĐGD đều tiềm tàng trong đó những khả năng giáo
dục nhất định. Thông qua các HĐGD phong phú, đa dạng, việc giáo dục HS
được thực hiện một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sinh động và hấp dẫn, không áp
đặt, khô khan, cứng nhắc.
HĐGD tạo cơ hội cho HS phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác trong
học tập.
Các lĩnh vực HĐGD lớp 9 bao gồm :
– Âm nhạc
– Mĩ thuật
– Thể dục
– Hoạt động theo chủ đề (trước đây gọi là Hoạt động ngoài giờ lên lớp)
Trong phạm vi tài liệu này, chúng ta chỉ tập trung vào các lĩnh vực Âm nhạc,
Mĩ thuật và Thể dục.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
HĐGD Âm nhạc nhằm thực hiện mục tiêu môn Âm nhạc lớp 9 bao gồm các
nội dung : Học hát, Nhạc lí, Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức – dựa trên cơ
sở chương trình và sách giáo khoa (SGK) môn Âm nhạc lớp 9 hiện hành. Theo
đó, tài liệu được biên soạn lại thành 4 chủ đề chính, mỗi chủ đề có 4 bài (mỗi bài
học trong 1 tiết). Cuối học kì dành một số bài để ôn tập, kiểm tra, tập biểu diễn.
Tổng cộng có 16 bài.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MĨ THUẬT
HĐGD Mĩ thuật nhằm thực hiện mục tiêu môn Mĩ thuật lớp 9, trên cơ sở của
chương trình và SGK môn Mĩ thuật lớp 9 hiện hành với các nội dung : Vẽ theo
mẫu, Vẽ trang trí, Vẽ tranh theo đề tài và Thường thức mĩ thuật.

7


HĐGD Mĩ thuật lớp 9 được biên soạn lại thành 4 chủ đề, gồm các nội dung

gần nhau mang tính tích hợp. Mỗi chủ đề có 4 bài, trong đó có 3 bài dựa vào các
bài học trong chương trình, SGK hiện hành ; mục V : Hoạt động ôn tập, đánh giá
và phát triển năng lực nằm ở bài 4, quỹ thời gian cụ thể do GV quyết định.
Ngoài ra, cuối học kì còn có 1 bài để trưng bày, báo cáo kết quả học tập. Tổng cộng
có 16 bài.
Các chủ đề trong HĐGD Mĩ thuật lớp 9 được tổ chức xen kẽ giữa lí thuyết và
thực hành, tạo cho dạy và học không bị tách rời, HS có thể vận dụng ngay kiến
thức, kĩ năng vào bài học theo đặc thù môn Mĩ thuật ở tất cả các hoạt động.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ DỤC
HĐGD Thể dục nhằm thực hiện mục tiêu môn Thể dục lớp 9 hiện hành, bao gồm
các nội dung : Đội hình đội ngũ, Thể dục phát triển chung, Một số môn điền kinh
(Chạy nhảy), Các môn thể thao (Đá cầu, Bóng chuyền, Bóng đá mi ni).
Theo đó, tài liệu dựa trên sách giáo viên (SGV) Thể dục 9, được biên soạn
thành các chủ đề, mỗi chủ đề thời lượng tối thiểu là 2 bài hoặc nhiều hơn tuỳ theo
nội dung. Tổng cộng có 70 bài.
Phương pháp và hình thức tổ chức các HĐGD Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục lớp 9
phải phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác của HS trong quá trình hoạt
động, tăng cường khả năng tự khám phá và tự đánh giá của mỗi HS. Trong
việc tổ chức hoạt động, tuỳ từng thời điểm, HS có thể làm việc cá nhân, làm
việc cặp đôi, làm việc theo nhóm hoặc cả lớp. GV đưa ra các câu hỏi, các yêu
cầu cho HS tìm hiểu nội dung và đóng vai trò cố vấn, định hướng, hướng dẫn,
hỗ trợ cho các em thực hiện các hoạt động cụ thể và theo dõi sự điều hành
trực tiếp của các nhóm trưởng. Từ đó các em có thể tự khám phá và chiếm
lĩnh kiến thức một cách chủ động.
Thiết kế kế hoạch HĐGD thường có cấu trúc như sau :
Tên / Chủ đề hoạt động …….
(Thời lượng …)
I - MỤC TIÊU
Mục tiêu cần xác định cụ thể những kiến thức, kĩ năng, thái độ HS cần đạt
được sau các hoạt động trong toàn bộ chủ đề.


8


II - NỘI DUNG
Ghi những tiêu đề chủ yếu trong chủ đề.
III - CHUẨN BỊ
Ghi những tài liệu, phương tiện cần thiết của GV và HS phục vụ cho việc thực
hiện các nội dung của chủ đề.
IV - TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Tiến trình này được vận dụng vào mỗi chủ đề hoặc bài học. Nếu chủ đề có
nhiều bài học nhưng chia ra nhiều thời điểm thực hiện cũng vẫn vận dụng tiến
trình này.
Tiến trình hoạt động theo Mô hình Trường học mới Việt Nam bao gồm các
bước sau :
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động này nhằm giúp HS huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm
của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. GV nêu các
câu hỏi gợi mở hoặc yêu cầu HS đưa ra ý kiến nhận xét về các vấn đề liên quan
đến nội dung kiến thức trong chủ đề.
Cần hướng dẫn tiến trình hoạt động khởi động của HS thông qua hoạt động
cá nhân hoặc nhóm được tổ chức linh hoạt sao cho vừa giúp các em huy động
kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân, vừa xây dựng được ý thức hợp
tác, tinh thần học tập lẫn nhau trong HS. Việc trao đổi với GV có thể thực hiện
sau khi đã kết thúc hoạt động nhóm.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động này giúp HS tìm hiểu nội dung kiến thức của chủ đề, rèn luyện
năng lực nhận thức, cung cấp cho HS cơ sở khoa học của những kiến thức được

đề cập đến trong chủ đề.
Có thể đặt các loại câu hỏi để HS tìm hiểu kiến thức liên quan trực tiếp đến các
nội dung trong chủ đề hoặc câu hỏi sáng tạo khuyến khích các em tìm hiểu thêm
kiến thức liên quan ngoài nội dung trình bày trong chủ đề.

9


Cần nêu nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm để hoàn
thành nhiệm vụ. Kết thúc hoạt động, HS trình bày kết quả thảo luận với GV.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động này yêu cầu HS vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được ở
bước 2 (phần B) để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, qua đó GV xem HS đã
nắm được kiến thức hay chưa và nắm được ở mức độ nào.
Hoạt động này gồm : trình bày, luyện tập, thực hành,… giúp cho các em thực
hiện tất cả những hiểu biết ở trên lớp và biến những kiến thức thành kĩ năng.
Hoạt động luyện tập có thể thực hiện qua hoạt động cá nhân rồi đến hoạt động
nhóm để các em học tập lẫn nhau, tự sửa chữa, hỗ trợ cho nhau, giúp cho quá
trình học tập hiệu quả hơn.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động vận dụng nhằm tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức,
kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học để phát hiện và giải quyết các tình huống /
vấn đề trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng. Với hoạt
động này, HS có thể thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm, có thể thực hiện với
cha mẹ, bạn bè, thầy cô giáo, ở trong gia đình hoặc ngoài xã hội. Hoạt động này
không cần tổ chức ở trên lớp và không đòi hỏi tất cả HS phải tham gia. Tuy nhiên,
GV cần quan tâm, động viên tất cả HS tham gia một cách tự nguyện và khuyến
khích những HS có khả năng chia sẻ với các bạn khác trong lớp. Có những trường

hợp hoạt động vận dụng được thực hiện ngay ở lớp học hay trong nhà trường…
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Hoạt động này khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức,
nhằm giúp HS hiểu rằng ngoài kiến thức đã học trong nhà trường còn rất nhiều
điều cần phải tiếp tục tìm hiểu, học hỏi, khám phá.
GV giao cho HS những nhiệm vụ nhằm bổ sung kiến thức và hướng dẫn các
em tìm những nguồn tài liệu khác hoặc cung cấp cho HS nguồn sách tham khảo
và nguồn tài liệu trên mạng internet để HS tìm đọc thêm.
10


Phương thức hoạt động là làm việc cá nhân (hoặc theo nhóm), chủ yếu làm
ở nhà, đồng thời có thể yêu cầu HS làm các bài tập đánh giá năng lực.
Lưu ý :
Tiến trình 5 bước hoạt động nêu trên không nên cứng nhắc mà có thể được
thiết kế và thực hiện rất linh hoạt, mềm dẻo. Trong một số lĩnh vực / trường hợp,
các hoạt động có thể kết hợp với nhau hoặc bớt đi một, hai hoạt động tuỳ theo
đặc trưng của từng lĩnh vực giáo dục, của từng chủ đề / bài học, nhất là đối với
một số loại hình mang tính đặc thù như Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục. Trong các
bài hướng dẫn tổ chức hoạt động theo Mô hình Trường học mới Việt Nam ở phần
thứ hai của tài liệu này, GV tham khảo nhưng có thể vận dụng linh hoạt và sáng
tạo thêm.
VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC TẬP
Theo Mô hình Trường học mới Việt Nam, việc tổ chức cho HS tự đánh giá và
đánh giá lẫn nhau là rất quan trọng để phát huy tính tự lập, tự tin, kĩ năng tự nhận
thức, kĩ năng tư duy phê phán,… Thường thì sau khi kết thúc mỗi hoạt động có
việc đánh giá, các em tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, GV sẽ là người đưa ra
đánh giá cuối cùng.
Hình thức đánh giá rất phong phú, đa dạng. Tuỳ từng lĩnh vực HĐGD cụ thể

mà hình thức đánh giá có thể khác nhau song cần hết sức nhẹ nhàng và phù hợp
với khả năng của HS lớp 9. Thời điểm tổ chức cho HS đánh giá tốt nhất là sau
hoạt động luyện tập hoặc sau hoạt động vận dụng.
Như vậy, đánh giá năng lực của HS không chỉ đơn thuần là đánh giá kết quả
đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng mà phải đánh giá dựa trên năng lực đáp ứng các
hoạt động học tập trong và ngoài lớp học, ở trường và trong cộng đồng của mỗi
em, trong đó chú ý phần luyện tập và vận dụng.
Mức độ đánh giá có thể xếp thành 2 loại : Đạt – Chưa đạt (tương đương với 2
mức độ : Hoàn thành – Chưa hoàn thành).
Vào cuối học kì I, GV bộ môn đánh giá tổng hợp từng HS theo các mức :
– “Hoàn thành” hoặc “Có nội dung chưa hoàn thành”.
– “Đạt” hoặc “Còn hạn chế” hoặc “Cần rèn luyện thêm”.

11


Phần thứ hai
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC
CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỚP 9
TRONG MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI
VIỆT NAM

12


I
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

ÂM NHẠC LỚP 9


13


CHỦ ĐỀ 1 : MÁI TRƯỜNG
(4 bài)
I - MỤC TIÊU
– HS hát đúng giai điệu, lời ca bài Bóng dáng một ngôi trường, biết hát kết hợp
gõ đệm, trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,…
– HS nắm được sơ lược về quãng, nêu được cấu tạo của giọng Son trưởng.
– HS đọc đúng tên nốt nhạc và giai điệu bài TĐN số 1 – Cây sáo, tập đọc nhạc
kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.
– HS nêu được đặc điểm ca khúc thiếu nhi phổ thơ, kể được tên một số bài
hát thiếu nhi phổ thơ, hát được 1 – 2 câu trong số các bài hát đó.
– Giáo dục HS tình yêu mái trường, tình cảm gắn bó với thầy, cô giáo và bạn bè.
II - NỘI DUNG
– Học hát : Bài Bóng dáng một ngôi trường.
– Nhạc lí : Giới thiệu về quãng.
– Tập đọc nhạc : Giọng Son trưởng – TĐN số 1.
– Âm nhạc thường thức : Ca khúc thiếu nhi phổ thơ.
III - CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV
– Hát, đàn thuần thục bài hát Bóng dáng một ngôi trường, bài TĐN số 1 – Cây sáo.
– Tranh ảnh và các tư liệu minh hoạ cho bài Bóng dáng một ngôi trường,
tư liệu về sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Lân, tư liệu về ca khúc thiếu nhi
phổ thơ.
– Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, đĩa nhạc.
2. Chuẩn bị của HS
– SGK môn Âm nhạc lớp 9, vở ghi bài.
– Nhạc cụ gõ : thanh phách, song loan, trống con,...
IV - TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG


14


Bài 1
HỌC HÁT : BÀI BÓNG DÁNG MỘT NGÔI TRƯỜNG

Bóng dáng một ngôi trường

15


HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Cả lớp nghe giai điệu và nhận biết tên một số ca khúc viết về mái trường như :
Chiều thu nhớ trường, Mái trường mến yêu, Mùa thu ngày khai trường,...
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, LUYỆN TẬP

– GV giới thiệu bài Bóng dáng một ngôi trường (tác giả, nội dung, tranh ảnh
minh hoạ).
– HS nghe bài hát Bóng dáng một ngôi trường (xem video hoặc GV trình bày),
nêu những hình ảnh mà mình thấy yêu thích hoặc nêu cảm nhận về bài hát.
– Cả lớp nghe GV đàn, khởi động giọng hát (do GV chọn hoặc có thể bằng
nét giai điệu sau) :

– Tập hát từng câu :
+ Tập hát câu thứ nhất : HS nghe GV đàn giai điệu hoặc hát mẫu, tập hát vài
lần hoà cùng với tiếng đàn. GV chỉ định một vài HS hát lại câu thứ nhất, hướng
dẫn các em hát đúng những tiếng hát có dấu luyến.
+ Tập hát câu thứ hai tương tự câu thứ nhất.

+ Hát nối tiếp câu thứ nhất với câu thứ hai.
+ Tập hát những câu tiếp theo tương tự.
Chú ý : Bài này có đoạn quay lại, đó là khi hát đến ... trong lòng chúng ta rồi
quay lại hát tiếp Hát tiếp những bài ca mới… Lòng ta ghi mãi bóng dáng ngôi
trường thì mới hết bài.
– Tập hát cả bài :
+ Các nhóm tự luyện tập bài hát.
+ GV giúp HS sửa chỗ hát sai.
+ GV hướng dẫn HS thể hiện tính chất sôi nổi, nồng nhiệt, tươi trẻ, trong sáng
của bài hát.
16


+ Một vài nhóm trình bày bài hát trước lớp. Các nhóm khác tham gia nhận xét,
đánh giá. GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận.
– Củng cố bài hát :
+ HS tập hát đối đáp và hoà giọng :
Người hát
HS nữ
HS nam
Cả lớp

Câu hát
Đã bao mùa thu ... ở chốn đây.
Những cánh chim ... trong lòng chúng ta.
Hát mãi bên dòng sông ấy ... bóng dáng ngôi trường.

+ HS tập hát nối tiếp và hoà giọng :
Người hát


Câu hát

Nhóm 1

Đã bao mùa thu ... ở chốn đây.

Nhóm 2

Những cánh chim ... trong lòng chúng ta.

Nhóm 3

Hát mãi bên dòng sông ấy … kí ức tuổi thơ.

Nhóm 4

Một khúc ca … nhớ đến bây giờ.

Cả lớp

Hát tiếp những bài ca mới … bóng dáng ngôi trường.

+ HS tập hát có lĩnh xướng :
Người hát

Câu hát

Lĩnh xướng 1

Đã bao mùa thu ... ở chốn đây.


Lĩnh xướng 2

Những cánh chim ... trong lòng chúng ta.

Cả lớp

Hát mãi bên dòng sông ấy ... bóng dáng ngôi trường.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

– HS học thuộc bài hát để hát trong các hoạt động ở trường, lớp.
– Hoạt động trong lớp : Các nhóm HS chọn một trong hai hoạt động sau :

17


+ Hát bài Bóng dáng một ngôi trường, kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách,
thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ ; hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp.
+ Hát bài Bóng dáng một ngôi trường, kết hợp vận động theo nhạc : tìm động
tác vận động phù hợp với từng câu hát ; tập hát kết hợp vận động theo nhạc.
– Hoạt động ngoài lớp : HS hát bài Bóng dáng một ngôi trường trong các sinh
hoạt của lớp, của trường và sinh hoạt văn hoá tại cộng đồng.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

HS về nhà tập vẽ tranh minh hoạ cho bài hát Bóng dáng một ngôi trường.

Bài 2
ÔN TẬP BÀI HÁT : BÓNG DÁNG MỘT NGÔI TRƯỜNG
NHẠC LÍ : GIỚI THIỆU VỀ QUÃNG

NỘI DUNG 1. ÔN TẬP BÀI HÁT : BÓNG DÁNG MỘT NGÔI TRƯỜNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV cho HS khởi động giọng hoặc tổ chức trò chơi (do GV chọn) cho HS trước
khi vào ôn bài hát.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

(Nội dung ôn tập, không có hoạt động hình thành kiến thức)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

– GV đệm đàn, HS trình bày bài hát, thể hiện tính chất sôi nổi, nồng nhiệt, tươi
trẻ, trong sáng của bài hát.
– Các nhóm tự trình bày bài hát theo cách hát nối tiếp và hoà giọng :

18


Người hát

Câu hát

HS 1

Đã bao mùa thu ... ở chốn đây.

HS 2

Những cánh chim ... trong lòng chúng ta.

HS 3


Hát mãi bên dòng sông ấy … kí ức tuổi thơ.

HS 4

Một khúc ca … nhớ đến bây giờ.

Cả nhóm

Hát tiếp những bài ca mới ... bóng dáng ngôi trường.

– HS trình bày bài Bóng dáng một ngôi trường, kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay
theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ ; hát kết hợp gõ đệm hoặc
vỗ tay theo nhịp.
– HS trình bày bài Bóng dáng một ngôi trường, kết hợp vận động theo nhạc.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

– GV chỉ huy cho các nhóm hát theo gợi ý sau :
Người hát

Hát với cường độ

Câu hát

Nhóm 1

Rất nhỏ, thì thầm

Nhóm 2


Hơi nhỏ

Nhóm 3

Trung bình

Hát mãi bên dòng sông ấy … nhớ đến bây giờ.

Nhóm 4

Hơi to

Hát tiếp những bài ca mới ... bóng dáng
ngôi trường.

Đã bao mùa thu ... ở chốn đây.
Những cánh chim ... trong lòng chúng ta.

Có thể để lần lượt từng nhóm hát cả bài, mỗi câu phải thể hiện loại cường
độ khác nhau, như gợi ý ở trên.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

– HS tìm thêm một vài bài hát viết về mái trường.
– Các nhóm giới thiệu bài vẽ tranh minh hoạ cho bài hát Bóng dáng một ngôi
trường đã chuẩn bị ở nhà.

19


NỘI DUNG 2. NHẠC LÍ : GIỚI THIỆU VỀ QUÃNG

Lưu ý : Khi dạy về quãng, không nên đi quá sâu vào lí thuyết và không cần
dạy về số lượng cung trong các quãng cũng như về quãng trưởng, thứ, đúng,
tăng, giảm mà HS chỉ cần biết thế nào là quãng và cách gọi tên các quãng.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV giới thiệu một ví dụ về một bài hát cụ thể để minh hoạ cho HS biết về
quãng. Chẳng hạn, giới thiệu nét giai điệu sau :

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi :
– Thế nào là quãng ?
– Nêu cách gọi tên quãng.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

– GV đàn ví dụ về quãng cho HS nghe để phân biệt các quãng khác nhau.
– HS nghe và có thể nói được các quãng đó.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

HS chỉ ra một số quãng trong bài hát vừa học.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

– HS viết ra một số quãng và đọc các quãng đó.
– HS về nhà tìm hiểu trước về ca khúc thiếu nhi phổ thơ.
20


Bài 3
TẬP ĐỌC NHẠC : GIỌNG SON TRƯỞNG - TĐN SỐ 1
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC : CA KHÚC THIẾU NHI PHỔ THƠ

NỘI DUNG 1. GIỌNG SON TRƯỞNG. TĐN SỐ 1

Cây sáo
(Trích)

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

– Luyện tập cao độ giọng Son trưởng :

21


– Luyện tập tiết tấu :

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, LUYỆN TẬP

HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi :
– Bài TĐN viết ở nhịp nào ?
– Bài TĐN có hình nốt nào ?
– Tìm các nốt nhạc trong bài TĐN để sắp xếp thành giọng Son trưởng theo
đúng thứ tự.
– GV đàn từng câu trong bài TĐN, cả lớp nghe và quan sát bản nhạc.
– Tập đọc từng câu (từng nét nhạc) :
+ GV chỉ từng nốt nhạc (theo đúng tiết tấu) trong câu 1 để cả lớp tập đọc (GV
có thể đàn giai điệu hỗ trợ).
+ Cả lớp luyện tập đọc câu 1, GV nghe (không đàn) để sửa chỗ sai cho HS.
+ Đọc câu tiếp theo tương tự.
– Tập đọc cả bài :
+ GV đàn giai điệu cả bài TĐN, HS đọc nhạc hoà theo.
+ HS đọc cả bài TĐN và gõ đệm theo phách. GV nghe để sửa chỗ sai cho HS.

+ Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm HS xung phong đọc cả bài, gõ đệm theo phách.
– Ghép lời ca :
+ GV đàn giai điệu, HS hát lời bài TĐN, vừa hát vừa gõ đệm theo phách.
+ Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm HS xung phong hát lời.
22


– Củng cố, kiểm tra :
+ GV đàn giai điệu, HS đọc nhạc rồi hát lời, kết hợp gõ đệm theo phách :
phách 1 gõ mạnh, phách 2 gõ nhẹ.
+ Các nhóm đọc nhạc, hát lời và gõ đệm theo phách.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Các nhóm tự chọn để trình bày :
– Tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách.
– Tập đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2 .
4
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

HS tập chép những nốt nhạc trong 4 ô nhịp cuối của bài TĐN số 1 – Cây sáo.
NỘI DUNG 2. ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC : CA KHÚC THIẾU NHI PHỔ THƠ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV cho HS nghe một số bài hát thiếu nhi phổ thơ đã học : Bụi phấn (Nhạc :
Vũ Hoàng – Thơ : Lê Văn Lộc), Tia nắng, hạt mưa (Nhạc : Khánh Vinh – Thơ : Lệ
Bình), Cho con (Nhạc : Phạm Trọng Cầu – Thơ : Tuấn Dũng),…
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HS tìm thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi : Thế nào là ca khúc phổ thơ ?
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


GV đệm đàn, HS hát một vài bài hát thiếu nhi phổ thơ.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

HS kể tên một số ca khúc phổ thơ khác mà mình biết.
23


HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

HS cho biết một số cách phổ nhạc từ các bài thơ khác nhau :
– Phổ nguyên bài thơ
– Phổ có thay đổi chút ít
– Thay đổi nhiều lời thơ, đảo lên đảo xuống, bớt hoặc thêm nhiều lời và có sự
tham gia khá nhiều của tác giả nhạc (gọi là phỏng thơ).

Bài 4
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1 : MÁI TRƯỜNG
I - HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP
HS trả lời hoặc thực hiện 1 – 2 câu hỏi và bài tập sau :
1. Câu hỏi
Câu hỏi 1. Trong những bài hát dưới đây, bài hát nào là sáng tác của nhạc sĩ
Hoàng Lân ?
A. Màu mực tím
B. Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác
C. Tre ngà bên Lăng Bác
D. Cánh én tuổi thơ
Hướng dẫn đánh giá : Đáp án B. Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác
Câu hỏi 2. Tính chất âm nhạc nào d­ưới đây phù hợp với bài Bóng dáng một
ngôi trư­ờng ?

A. Tươi trẻ, trong sáng
B. Mạnh mẽ, hào hứng
C. Trang nghiêm, hùng mạnh
D. Tha thiết, đằm thắm
Hướng dẫn đánh giá : Đáp án A. Tươi trẻ, trong sáng

24


Câu hỏi 3. Trong giai điệu d­ưới đây của bài Bóng dáng một ngôi trư­ờng,
quãng giữa hai nốt nhạc đứng cạnh nhau Đồ – Mi (làm ta) và quãng giữa hai nốt
nhạc đứng cạnh nhau Son – Đô (xao xuyến) là quãng mấy ?

Hướng dẫn đánh giá : Đáp án : Quãng giữa hai nốt Đồ – Mi (làm ta) là quãng 3.
Quãng giữa hai nốt Son – Đô (xao xuyến) là quãng 4.
Câu hỏi 4. Cao độ bài TĐN số 1 – Cây sáo có bao nhiêu âm ?
A. 3 âm

B. 4 âm

C. 6 âm

D. 7 âm

Hướng dẫn đánh giá : Đáp án D. 7 âm
2. Luyện tập
Các nhóm từ 4 – 6 HS trình bày một bài thực hành trong số những bài tập sau :
Bài tập 1. Hát bài Bóng dáng một ngôi trư­ờng, sử dụng cách hát đối đáp
và hoà giọng.
Bài tập 2. Hát bài Bóng dáng một ngôi trư­ờng, sử dụng cách hát nối tiếp

và hoà giọng.
Bài tập 3. Hát bài Bóng dáng một ngôi trư­ờng, sử dụng cách hát có lĩnh xướng.
Bài tập 4. Hát bài Bóng dáng một ngôi trư­ờng, kết hợp vận động theo nhạc.
Bài tập 5. Tập đọc nhạc bài TĐN số 1 – Cây sáo, kết hợp gõ đệm theo phách,
thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ.
Bài tập 6. Tập đọc nhạc bài TĐN số 1 – Cây sáo, kết hợp đánh nhịp 2 .
4
II - HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
1. HS tự đánh giá
Các nhóm tự đánh giá kết quả học tập bằng cách đánh dấu (×) vào một trong
bốn mức độ dưới đây :

25


×