BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
QUÁCH THỊ SEN
PHÁT TRIỂN TƢ DUY THỐNG KÊ
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH DƢỢC
TRONG DẠY HỌC TOÁN - THỐNG KÊ Y DƢỢC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
QUÁCH THỊ SEN
PHÁT TRIỂN TƢ DUY THỐNG KÊ
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH DƢỢC
TRONG DẠY HỌC TOÁN - THỐNG KÊ Y DƢỢC
Chuyên ngành: LL và PPDH bộ môn Toán
Mã số: 9.14.01.11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS Lê Tuấn Anh
2. TS Trần Mạnh Cƣờng
HÀ NỘI - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu của luận án là trung thực, chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công
trình nghiên cứu khoa học nào.
Tác giả luận án
Quách Thị Sen
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy giáo hƣớng dẫn khoa học là TS Lê
Tuấn Anh và TS Trần Mạnh Cƣờng đã tận tình hƣớng dẫn và giúp tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu và đồng nghiệp tại trƣờng Đại
học Dƣợc Hà Nội, nơi tôi đang công tác đã động viên, cổ vũ và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng sau đại học, Ban chủ
nhiệm Khoa Toán - Tin, Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học bộ môn Toán
trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành
chƣơng trình nghiên cứu của mình.
Tôi xin cảm ơn TS Đỗ Thị Phƣơng Quỳnh, trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình thực nghiệm sƣ
phạm.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và các bạn đồng nghiệp đã luôn động viên, chia
sẻ và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Tác giả luận án
Quách Thị Sen
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..............................................................................................x
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ xi
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .....................................................7
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ......................................................................7
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về giảng dạy Xác suất và Thống kê ......................7
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về tƣ duy thống kê ...............................................12
1.2. Tƣ duy và tƣ duy thống kê ..............................................................................16
1.2.1. Tƣ duy ......................................................................................................16
1.2.2. Tƣ duy thống kê .......................................................................................20
1.3. Tƣ duy thống kê trong dạy học Toán - Thống kê Y Dƣợc .............................25
1.3.1. Tầm quan trọng của việc phát triển tƣ duy thống kê cho sinh viên đại học
ngành Dƣợc ........................................................................................................25
1.3.2. Biểu hiện tƣ duy thống kê mà sinh viên đại học ngành Dƣợc cần đạt đƣợc
và mức độ tƣơng ứng..........................................................................................27
1.3.3. Đặc điểm tâm sinh lý và trình độ nhận thức của lứa tuổi sinh viên .........33
1.3.4. Quan niệm về dạy học phát triển tƣ duy thống kê cho sinh viên ngành
Dƣợc .................................................................................................................34
1.4. Thực trạng về việc giảng dạy học phần Toán - Thống kê Y Dƣợc và phát
triển tƣ duy thống kê của sinh viên ở các trƣờng đại học ngành Dƣợc .................35
1.4.1. Mục đích của việc khảo sát......................................................................35
1.4.2. Đối tƣợng khảo sát ...................................................................................35
iv
1.4.3. Phƣơng pháp khảo sát ..............................................................................36
1.4.4. Phân tích kết quả khảo sát .......................................................................36
1.5. Kết luận chƣơng 1 ...........................................................................................50
CHƢƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TƢ DUY THỐNG KÊ CHO
SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH DƢỢC TRONG DẠY HỌC TOÁN - THỐNG KÊ
Y DƢỢC ...................................................................................................................51
2.1. Định hƣớng phát triển tƣ duy thống kê cho sinh viên Đại học ngành Dƣợc
trong dạy học học phần Toán - Thống kê Y Dƣợc ................................................51
2.2. Một số biện pháp phát triển tƣ duy thống kê cho sinh viên đại học ngành
Dƣợc trong dạy học Toán - Thống kê Y Dƣợc ......................................................54
2.2.1. Biện pháp 1: Phát triển tƣ duy thống kê cho sinh viên thông qua tổ chức
hoạt động đọc hiểu dữ liệu thống kê ..................................................................54
2.2.2. Biện pháp 2: Luyện tập cho sinh viên tổ chức và thu gọn, biểu diễn dữ
liệu thống kê .......................................................................................................59
2.2.3. Biện pháp 3: Rèn luyện cho sinh viên đại học ngành Dƣợc tính đƣợc và
giải thích đƣợc ý nghĩa của các số đặc trƣng thống kê ......................................71
2.2.4. Biện pháp 4: Tăng cƣờng luyện tập cho sinh viên rút ra các kết luận có ý
nghĩa thống kê qua hoạt động phân tích dữ liệu và đọc kết quả thống kê .........80
2.2.5. Biện pháp 5: Chú trọng khai thác các bài toán thống kê có chứa nội dung
gắn với thực tiễn của ngành Y Dƣợc ................................................................105
2.2.6. Biện pháp 6: Thiết kế những dự án học tập nhằm phát triển tƣ duy thống
kê cho sinh viên Đại học ngành Dƣợc..............................................................117
2.3. Kết luận chƣơng 2 .........................................................................................127
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ...........................................................129
3.1. Mục đích thực nghiệm ..................................................................................129
3.2. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm....................................................................129
3.2.1. Một số căn cứ lựa chọn nội dung dạy thực nghiệm sƣ phạm .................129
3.2.2. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm .............................................................129
3.3. Tổ chức thực nghiệm ....................................................................................130
v
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm ......................................................................134
3.4.1. Đánh giá kết quả định lƣợng .................................................................134
3.4.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu một số trƣờng hợp ...................................137
3.4.3. Đánh giá kết quả định tính .....................................................................140
3.5. Kết luận chƣơng 3 .........................................................................................145
KẾT LUẬN .............................................................................................................146
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ..................................................148
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................149
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Cụm từ đầy đủ
STT
Cụm từ viết tắt
1
Đại học
ĐH
2
Đối chứng
ĐC
3
Giảng viên
GV
4
Nhà xuất bản
5
Sinh viên
6
Sinh viên đại học
7
Thống kê
TK
8
Thực nghiệm
TN
9
Thực nghiệm sƣ phạm
10
Toán – Thống kê Y Dƣợc
11
Tƣ duy thống kê
12
Trang
Tr.
13
Xác suất
XS
14
Xác suất thống kê
NXB
SV
SVĐH
TNSP
TTKYD
TDTK
XSTK
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Biểu hiện và mức độ của TDTK đối với SV ngành Dƣợc ......................28
Bảng 1. 2. Bảng Glucoza trong máu của 50 ngƣời ...................................................31
Bảng 1. 3. Bảng tần số Glucoza trong máu của 50 ngƣời .........................................32
Bảng 1. 4. Trọng lƣợng của 100 trẻ em 6 tuổi ..........................................................32
Bảng 1. 5. Kết quả khảo sát GV (với ni: tần số; fi: tần suất (%)) ..............................38
Bảng 1. 6. Kết quả khảo sát SV (với ni: tần số; fi: tần suất (%)) ..............................42
Bảng 1. 7. Kết quả khảo sát doanh nghiệp (với ni: tần số; fi: tần suất (%)) ..............46
Bảng 2. 1. Kết quả xét nghiệm máu ..........................................................................55
Bảng 2. 2. Bảng tần số ứng với các giá trị của mẫu ..................................................57
Bảng 2. 3. Trọng lƣợng của 50 trẻ em 7 tuổi ............................................................60
Bảng 2. 4. Bảng mô tả mẫu thu gọn ..........................................................................60
Bảng 2. 5. Bảng thu gọn (dạng tần số) trọng lƣợng của 50 trẻ em 7 tuổi .................60
Bảng 2. 6. Hàm lƣợng của 100 viên thuốc ................................................................61
Bảng 2. 7. Bảng mô tả mẫu thu gọn dạng khoảng ....................................................62
Bảng 2. 8. Bảng thu gọn dạng khoảng hàm lƣợng của 100 viên thuốc ....................62
Bảng 2. 9. Kết quả thử nghiệm trên chuột lang ........................................................63
Bảng 2.10. Bảng tần số về liều độc x và thời gian y của 45 con chuột thí nghiệm. .63
Bảng 2. 11. Cân nặng của thân thể trẻ sơ sinh ..........................................................65
Bảng 2. 12. Bảng trọng lƣợng của 38 trẻ em 3 tuổi ..................................................66
Bảng 2. 13. Bảng tần suất của 38 trẻ em 3 tuổi.........................................................66
Bảng 2. 14. Chiều cao của 100 thanh niên nam ........................................................68
Bảng 2. 15. Bảng tính tần suất về chiều cao của 100 thanh niên nam ......................68
Bảng 2. 16. Lƣợng Glucoza trong máu của 100 ngƣời .............................................69
Bảng 2. 17. Bảng lƣợng Glucoza dạng khoảng ........................................................70
Bảng 2. 18. Áp lực tâm trƣơng động mạch phổi (xi ) ở 19 ngƣời bình thƣờng ........72
Bảng 2. 19. Doanh thu/tháng của 139 nhà thuốc bán lẻ ở thành phố A....................78
Bảng 2. 20. Bảng tính các bƣớc tính số đặc trƣng ....................................................79
Bảng 2. 21. Lƣợng Nitrogen trong nƣớc tiểu 24h của 275 SV .................................82
viii
Bảng 2. 22. Hàm lƣợng của 76 viên Vitamin B1.......................................................86
Bảng 2. 23. Tác dụng làm tim đập chậm của hai thuốc A và B thử trên 9 con mèo 90
Bảng 2. 24. Bảng tính hiệu di ....................................................................................91
Bảng 2. 25. Màu mắt và màu tóc của 6800 ngƣời Pháp ...........................................93
Bảng 2. 26. Bảng tính các tần số lý thuyết ................................................................94
Bảng 2. 27. Chiều cao (cm) và cân nặng (kg) của 12 thanh niên .............................95
Bảng 2. 28. Lƣợng hóa chất (X) và thời gian sống sót (Y) tƣơng ứng của 7 con
chuột ..........................................................................................................................98
Bảng 2. 29. Bảng tính tổng các giá trị của X và Y....................................................99
Bảng 2. 30. Bảng kết quả nghiên cứu trên 8 bệnh nhân .........................................101
Bảng 2. 31. Bảng tính tổng giá trị X và Y. .............................................................102
Bảng 2. 32. Hàm lƣợng thuốc viên tại các thời điểm..............................................103
Bảng 2. 33. Bảng tính tổng các thời điểm và hàm lƣợng ........................................104
Bảng 2. 34. Đƣờng kính của của 50 viên thuốc Medrol .........................................107
Bảng 2. 35. Huyết áp tâm thu của 10 bệnh nhân trƣớc và sau khi dùng thuốc .......110
Bảng 2. 36. Hàm lƣợng của 50 viên thuốc Vitamin B1 loại 50mg/viên .................111
Bảng 2. 37. Doanh thu hàng tháng của 40 nhà thuốc bán lẻ tại thành phố Hà Nội 111
Bảng 2. 38. Chiều cao của 100 SV nam của trƣờng ĐH A.....................................112
Bảng 2. 39. Kết quả theo dõi về số bệnh nhân loãng xƣơng...................................113
Bảng 2. 40. Tình trạng cúm của 4 phân xƣởng A, B, C và D .................................113
Bảng 2. 41. Calcium huyết (mg/l huyết thanh) của 96 ngƣời bình thƣờng ............115
Bảng 2. 42. Hàm lƣợng Tetracyclin loại 50mg của 107 viên thuốc .......................115
Bảng 2. 43. Tình trạng bệnh của 3 nhóm bệnh nhân ..............................................116
Bảng 2. 44. Số tiền chi vào quảng cáo (X triệu) và tổng doanh thu (Y chục triệu) 117
Bảng 2. 45. Đƣờng kính của thuốc viên do máy A và B dập..................................124
Bảng 3. 1. Lớp TN và đối chứng (ĐC) ...................................................................130
Bảng 3. 2. GV dạy TN ............................................................................................131
Bảng 3. 3. Tình trạng cúm của 450 ngƣời ...............................................................132
Bảng 3. 4. Số vi khuẩn Y sinh sản sau X giờ trên 7 mẫu vi khuẩn .........................133
ix
Bảng 3. 5. Bảng điểm kiểm tra thu gọn của lớp TN và ĐC đợt 1 (ni là tần số của lớp
ĐC, mi là tần số của lớp TN)...................................................................................134
Bảng 3. 6. Bảng điểm kiểm tra thu gọn của lớp TN và ĐC đợt 2 (ni là tần số của lớp
ĐC, mi là tần số của lớp TN)...................................................................................135
Bảng 3. 7. Bảng phân tích TK .................................................................................136
Bảng 3. 8. Danh sách kết quả của 5 SV ..................................................................137
Bảng 3. 9. Kết quả khảo sát SV sau TN (với ni: tần số; fi: tần suất (%)) ................142
x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 1. Biểu đồ tần suất của mẫu (Nguồn: [9]) ...............................................57
Biểu đồ 2. 2. Mạch của 246 SV ................................................................................58
Biểu đồ 2. 3. Cân nặng các thành phần của thân thể trẻ sơ sinh ...............................65
Biểu đồ 2. 4. Đa giác tần suất về trọng lƣợng của 38 trẻ em ....................................67
Biểu đồ 2. 5. Đa giác tần suất về chiều cao của 100 thanh niên nam .......................69
Biểu đồ 2. 6. Biểu đồ tán xạ về chiều cao và cân nặng của 12 thanh niên ...............96
Biểu đồ 2. 7. Biểu đồ tán xạ về mối liên hệ giữa X và Y .......................................100
Biểu đồ 3. 1. Biểu đồ về điểm của lớp ĐC và lớp TN đợt 1 ...................................135
Biểu đồ 3. 2. Biểu đồ về điểm của lớp ĐC và lớp TN đợt 2 ...................................136
xi
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Quá trình tƣ duy ........................................................................................ 20
Hình 1.2. Mức độ TDTK của sinh viên đại học ngành Dƣợc ................................... 27
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Sự cần thiết phát triển tư duy cho sinh viên ở các trường đại học
Nâng cao chất lƣợng dạy và học ở đại học (ĐH) là một vấn đề có tính thời sự
về giáo dục ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng
8 khóa XI đã nêu rõ:
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp dạy và học theo hƣớng hiện đại;
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng
của ngƣời học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Tập trung cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
ngƣời học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực.
Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng...
Điều này cho thấy quyết tâm của Đảng, Nhà nƣớc trong việc đổi mới căn bản
và toàn diện giáo dục và đào tạo.
Việc tìm tòi phƣơng pháp dạy học thích hợp cho mỗi bài học là hoạt động
sáng tạo liên tục của ngƣời giảng viên (GV). Nhƣng việc tìm tòi sáng tạo đó phải
trên cơ sở hiểu biết đầy đủ về một hệ phƣơng pháp tích cực, lấy ngƣời học làm
trọng tâm. Phƣơng pháp giảng dạy của GV ảnh hƣởng trực tiếp đến phƣơng pháp
học, kiến thức của sinh viên (SV). Trong quá trình dạy học, GV hƣớng dẫn SV
chiếm lĩnh tri thức mới nhƣ thế nào, thì cách học, kiến thức và sự hình thành kĩ
năng của SV sẽ đƣợc hình thành nhƣ thế. Nếu GV truyền đạt kiến thức một chiều.
thì ở SV sẽ hình thành cách học thụ động, sẽ không nắm vững kiến thức. Ngƣợc
lại, nếu GV thƣờng xuyên sử dụng các phƣơng pháp dạy học hƣớng dẫn và kích
thích SV cách chiếm lĩnh tri thức, tạo điều kiện cho SV suy nghĩ, thực hiện tự tìm ra
kết quả, tìm ra cách giải quyết các nhiệm vụ học tập, cách liên hệ với thực tiễn
ngành nghề thì dần dần sẽ hình thành đƣợc ở SV cách học chủ động, năng động,
tích cực và sáng tạo. Trên cơ sở đó sẽ hình thành đƣợc ở SV cách học phù hợp với
bản thân, với những yêu cầu, nội dung học tập ở trƣờng. Hơn thế nữa trong thời đại
bùng nổ công nghệ thông tin theo hƣớng ngày càng hiện đại hóa, để sử dụng các
2
phƣơng tiện khoa học kĩ thuật hiện đại thì đòi hỏi con ngƣời phải có năng lực suy
luận, tƣ duy và sáng tạo để giải quyết vấn đề. Do vậy, dạy học theo hƣớng phát triển
tƣ duy cho SV ở trƣờng ĐH càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa.
1.2. Sự cần thiết phải phát triển tư duy thống kê ở các trường Đại học ngành
Dược
Hằng năm, ngành Y học đƣợc biết đến qua hàng triệu căn bệnh khác nhau,
các phƣơng pháp chữa trị khác nhau, bên cạnh những thành công trong việc chữa
trị thì cũng không ít trƣờng hợp thầy thuốc chẩn đoán nhầm bệnh do phƣơng
pháp chuẩn đoán chƣa chính xác,... Việc phân tích các số liệu, chuẩn đoán các
phƣơng pháp trong Y học yêu cầu phải có độ chính xác cao. Thống kê (TK) là
một ngành khoa học, một công cụ hỗ trợ đắc lực cho những nghiên cứu trong các
lĩnh vực Y học. TK giúp các dƣợc sĩ trong tƣơng lai có cái nhìn mới về khoa học,
có khả năng ứng dụng đƣợc Toán học vào học tập, nghiên cứu và ngành nghề
trong tƣơng lai của họ. Điều này khẳng định TK là một phần quan trọng không thể
thiếu đối với các nhà nghiên cứu Dƣợc. Vì vậy, đòi hỏi các nhà nghiên cứu Y học
phải có kiến thức, có trình độ và tƣ duy về TK. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu này của
ngành Dƣợc thì tƣ duy thống kê (TDTK) là điều không thể thiếu đối với các nhà
nghiên cứu Dƣợc.
Để đào tạo đội ngũ dƣợc sĩ có năng lực sáng tạo, cần có phƣơng pháp dạy học
để khơi dậy và phát huy đƣợc tƣ duy sáng tạo của ngƣời học. Việc phát triển TDTK
cho SV tại các trƣờng ĐH ngành Dƣợc là một việc làm quan trọng và cần thiết
nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo và tăng cƣờng tính ứng dụng thực tiễn của học
phần trong ngành nghề Dƣợc.
1.3. Cần thiết phải dạy học học phần Toán - Thống kê Y Dược theo hướng phát
triển tư duy thống kê cho sinh viên các trường đại học ngành Dược
Để thực hiện tốt mục tiêu đào tạo SV trình độ ĐH của các trƣờng ĐH ngành
Dƣợc, trong chƣơng trình đào tạo sinh viên đại học (SVĐH) ngành Dƣợc, có nhiều
học phần có thể phát triển TDTK nhƣng học phần Toán – Thống kê Y Dƣợc
(TTKYD) là học phần có ƣu thế phát triển TDTK hơn các học phần khác.
3
Đối với học phần khó nhƣ TTKYD, là học phần có liên hệ mật thiết với thực
tiễn và đƣợc ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học, công
nghệ, nếu giảng dạy chỉ dừng lại ở việc truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc sẽ khiến cho SV dễ hiểu sai và mắc sai lầm khi làm bài tập và áp dụng vào
thực tiễn. Với nội dung TK đƣợc giảng dạy cho SVĐH ngành Dƣợc: Khái niệm
TK, đặc trƣng của thống kê mô tả, mẫu và phân bố mẫu, ƣớc lƣợng điểm và ƣớc
lƣợng khoảng, kiểm định giả thuyết, so sánh các mẫu quan sát, phân tích hồi qui
tƣơng quan, cách lấy mẫu và xử lý số liệu thống kê trong các nghiên cứu về y
dƣợc. Dạy học TTKYD theo hƣớng phát triển TDTK giúp SV có khả năng nhận
biết, hiểu đƣợc tập dữ liệu, từ đó có khả năng tổ chức, thu gọn, có thể so sánh hai
mẫu TK, có thể kiểm định TK, có thể phân tích xử lý số liệu và đƣa ra các kết luận
có ý nghĩa TK, đặc biệt có khả năng vận dụng TK vào thực tiễn nghề nghiệp. Vì
vậy để SVĐH ngành Dƣợc nắm vững đƣợc kiến thức cơ bản về TK và có khả
năng vận dụng TK vào thực tiễn nghề nghiệp thì cần phải dạy học phần TTKYD
theo hƣớng phát triển TDTK.
Với mong muốn góp phần phát triển TDTK cho SV các trƣờng ĐH ngành
Dƣợc trong dạy học phần TTKYD, đề tài luận án đƣợc chọn là:
“Phát triển tƣ duy thống kê cho sinh viên đại học ngành Dƣợc trong dạy
học Toán - Thống kê Y Dƣợc”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất đƣợc những biện pháp cần thiết nhằm hình thành và phát triển TDTK
cho SV các trƣờng ĐH ngành Dƣợc thông qua dạy học phần TTKYD, góp phần
nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng và giúp SV ngành Dƣợc đƣa ra những
quyết định hiệu quả hơn về nghề nghiệp khi họ học TK.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu rèn luyện các thành tố của TDTK cho SV trong quá trình dạy học
TTKYD theo các biện pháp đã đề xuất trong luận án thì SV vừa có kết quả học tập
TTKYD tốt hơn, vừa góp phần phát triển đƣợc TDTK.
4
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học nội dung TK trong học phần
TTKYD tại trƣờng ĐH ngành Dƣợc.
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phát triển TDTK cho SVĐH ngành Dƣợc
trong dạy học TTKYD.
5. Phạm vi nghiên cứu
Chƣơng trình, nội dung TK trong học phần TTKYD ở các trƣờng ĐH ngành
Dƣợc.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, những nhiệm vụ nghiên cứu đƣợc đặt
ra là:
(1) Tổng quan về tƣ duy, TDTK, tầm quan trọng của việc phát triển TDTK
cho SVĐH ngành Dƣợc.
(2) Điều tra thực trạng về việc học tập phần TK và việc phát triển TDTK của
SV các trƣờng ĐH ngành Dƣợc.
(3) Đề xuất những biện pháp nhằm phát triển TDTK cho SVĐH ngành Dƣợc,
giúp SV không những đƣợc phát triển TDTK mà còn giúp SV có khả năng vận
dụng đƣợc vào ngành nghề Dƣợc.
(4) Thực nghiệm sƣ phạm (TNSP) nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của
những biện pháp đề xuất trong luận án.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu và phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa,… những
vấn đề về lí luận liên quan đến đề tài định hƣớng cho việc nghiên cứu.
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thực hiện nhiệm vụ (1) và (3).
- Phương pháp khảo sát - điều tra:
Thu thập và phân tích các dữ liệu thông qua điều tra, quan sát quá trình dạy
học học phần TTKYD của SVĐH ngành Dƣợc để tìm ra những kết luận khoa học
cần thiết.
5
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thực hiện nhiệm vụ (2).
- Phương pháp TNSP:
Triển khai TNSP tại một số trƣờng ĐH ngành Dƣợc nhằm kiểm định tính khả
thi và hiệu quả của những biện pháp đề xuất trong luận án.
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thực hiện nhiệm vụ (4).
8. Các luận điểm đƣa ra bảo vệ
- Ngoài việc trang bị tri thức, kĩ năng cho SV cần thiết phải phát triển TDTK
cho SV.
- Những mức độ của TDTK đƣợc đề xuất trong luận án là có cơ sở khoa học.
- Những biện pháp sƣ phạm có tính khả thi và hiệu quả.
9. Những đóng góp của luận án
Về mặt lí luận
- Hệ thống một số quan niệm về TDTK và đề xuất quan niệm về TDTK.
- Đề xuất 5 biểu hiện và 5 mức độ TDTK mà SVĐH ngành Dƣợc cần đạt
đƣợc.
- Làm rõ tầm quan trọng của việc phát triển TDTK đối với SVĐH ngành
Dƣợc.
- Trình bày 6 định hƣớng và đề xuất 6 biện pháp sƣ phạm nhằm phát triển
TDTK cho SVĐH ngành Dƣợc trong dạy học TTKYD nhằm góp phần nâng cao
chất lƣợng dạy và học học phần TTKYD tại các trƣờng ĐH có đào tạo ngành Dƣợc.
Về mặt thực tiễn
- Bƣớc đầu tìm hiểu về thực trạng của việc học TK và phát triển TDTK của
SVĐH ngành Dƣợc
- Sáu biện pháp đề xuất trong luận án đƣợc kiểm nghiệm tính khả thi và tính
hiệu quả, có thể đƣợc vận dụng vào thực tiễn dạy học TTKYD ở các trƣờng ĐH đào
tạo ngành Dƣợc, góp phần nâng cao chất lƣợng học tập học phần tại các trƣờng ĐH
ngành Dƣợc.
- Các nội dung trong luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các GV
giảng dạy học phần TTKYD và SV tại các trƣờng ĐH đào tạo ngành Dƣợc.
6
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án đƣợc bố
cục 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chƣơng 2. Một số biện pháp phát triển tƣ duy thống kê cho sinh viên Đại
học ngành Dƣợc trong dạy học Toán - Thống kê Y Dƣợc
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm
7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về giảng dạy Xác suất và Thống kê
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trong những năm gần đây có rất nhiều nhà nghiên cứu ngoài nƣớc đã nghiên
cứu về giảng dạy Xác suất thống kê (XSTK) nhƣ:
Aquailonius B. C. (2005) [54] với đề tài: SV cao đẳng sẽ lập luận như thế nào
về kiểm định giả thuyết trong các khóa học nhập môn TK, SV phải học phần kiểm
định giả thuyết trong TK, kiểm định giả thuyết TK đóng vai trò quan trọng trong
hầu hết các lĩnh vực, các chuyên ngành mà SV theo học. Aquailonius B. C. đã TK
và khảo sát các hoạt động học tập của SV, tác giả đã phân tích những khó khăn, sai
lầm của SV gặp phải trong khi học phần kiểm định giả thuyết trong TK và tập trung
phân tích các vấn đề nghiên cứu: SV hiểu về khái niệm mẫu và tổng thể trong nội
dung kiểm định giả thuyết nhƣ thế nào? SV hiểu về trị số p trong kiểm định giả
thuyết nhƣ thế nào? SV lập luận câu trả lời cho các câu hỏi kiểm định giả thuyết
nhƣ thế nào?
Liu Y. (2005) [80] với đề tài: Sự hiểu biết của GV về Xác suất (XS) và suy
luận TK và ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển nghề nghiệp, tác giả chỉ ra XS
và suy luận TK có vai trò quan trọng và đƣợc ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh
vực. Luận án này phân tích các khái niệm về XS và suy luận TK với mục đích
nghiên cứu và phân tích những hiểu biết của giáo viên về XS và suy luận TK, từ đó
xây dựng khung lý thuyết cho sự hiểu biết của GV.
Miles S., Price G. M., Swift L., Shepstone L. and Leinster S. J. (2010) [83] với
bài báo: Giảng dạy TK ở trường y: Quan điểm của bác sĩ thực hành, nghiên cữu đã
điều tra quan điểm của bác sĩ lâm sàng và kết quả chỉ ra rằng hầu hết các bác sĩ đều
không sử dụng đƣợc kiến thức về XS và TK mà họ đã đƣợc học ở ĐH vào ngành
nghề của họ, nhƣng thực tế, XS – TK có vai trò quan trọng và ứng dụng nhiều trong
ngành y tế, đặc biệt là về chuyên ngành Lâm sàng. Hơn nữa, nhu cầu đào tạo TK
cho bác sĩ đã thay đổi do những tiến bộ trong công nghệ thông tin và tầm quan
8
trọng của phƣơng pháp y học dựa trên chứng cứ. Tác giả đã khuyến cáo phải cải
thiện giảng dạy ĐH trong các lĩnh vực, bao gồm cả nghiên cứu thực tế và đảm bảo
sự liên quan, tích hợp với thực hành lâm sàng.
Bakker A. (2004) [55], với đề tài luận án: Thiết kế nghiên cứu trong giáo dục
TK: trên biểu tượng và trên công cụ của máy tính, nghiên cứu đƣợc trình bày trong
luận án này là một phần của một dự án nghiên cứu về vai trò của công nghệ thông
tin trong giáo dục TK trung học. Tác giả giới thiệu về giáo dục TK, thiết kế nghiên
cứu, biểu tƣợng và các công cụ máy tính và đƣa ra các bối cảnh nghiên cứu: Giáo
dục toán học gắn với thực tiễn, các xu hƣớng nghiên cứu giáo dục TK và đƣa ra hai
câu hỏi nghiên cứu: (1) Làm thế nào để những SV có nền tảng TK ít có thể phát
triển một khái niệm về phân phối? (2) Làm thế nào để quá trình phát triển kí hiệu
hóa khi SV học cách suy luận về phân phối?
Marnich M. A. (2008) [82] với luận án: Sơ đồ kiến thức về khái niệm trung
bình số học: Mối quan hệ giữa khái niệm thống kê và khái niệm toán học, Tác giả
đƣa ra giả thuyết việc sử dụng các các khái niệm hóa cho các lĩnh vực toán học và
kiến thức TK về trung bình cộng. Bằng các phƣơng pháp TK, tác giả đã chỉ ra mối
quan hệ giữa các khái niệm hóa TK và các khái niệm toán học.
Canada D. L. (2004) [60] với luận án tiến sĩ: Khái niệm về biến của giáo viên
tập sự, nghiên cứu cách giáo viên tập sự suy nghĩ nhƣ thế nào về sự biến thiên trong
ba bối cảnh lấy mẫu, số liệu, đồ thị và tính huống XS. Đề tài đã tiến hành khảo sát
trên ba mƣơi khóa học toán của giáo viên tập sự, khóa học bao gồm ba can thiệp
nhằm thúc đẩy, thăm dò sự biến thiên một trong ba ngữ cảnh trên. Sau đó tiến hành
khảo sát và phỏng vấn SV cả nƣớc và can thiệp lớp học, phỏng vấn trƣớc và sau khi
tham gia khóa học của sáu SV. Từ đó mô tả các thành phần của một khuôn khổ phát
triển hữu ích cho việc kiểm tra quan niệm của giáo viên tập sự về sự biến thiên.
Burrill G., Camden M. (2004) [59] xuất bản cuốn sách với tựa đề: Phát triển
giáo trình giáo dục thống kê, cuốn sách là tổng hợp bài viết, báo cáo của nhiều tác
giả trong Hiệp hội quốc tế về giáo dục TK (IASE). Từ 28 tháng 6 đến ngày 03 tháng
7 năm 2004, Hiệp hội quốc tế về giáo dục TK (IASE) đã tổ chức Hội nghị bàn tròn
9
về phát triển ngoại khóa trong giáo dục TK ở Lund, Thụy Điển. Bàn tròn này cung
cấp một diễn đàn cho 26 học viên đến từ chín quốc gia để xem xét các khía cạnh
của chƣơng trình đào tạo TK từ bậc tiểu học đến bậc ĐH và trên các khóa học trong
TK, toán học, chuẩn bị giáo viên, và các quy trình ngẫu nhiên. Các cuộc thảo luận
dao động từ sự phát triển của một chƣơng trình giảng dạy TK các vấn đề chung và
các giải pháp đầy hứa hẹn cho những câu hỏi làm thế nào để xây dựng tốt nhất quỹ
đạo học tập mà sẽ cho phép tất cả học sinh hiểu ý nghĩa của dữ liệu và áp dụng lý
luận TK khi đƣa ra quyết định dựa trên dữ liệu. Các câu hỏi thảo luận đều xoay
quan vấn đề làm thế nào để phát triển Giáo dục TK.
Bjornsdottir A. (2012) [57] với luận án tiến sĩ: Đánh giá hai mô hình thử
nghiệm hợp tác khác nhau trong một khóa học trực tuyến về nhập môn TK, Luận án
đã giới thiệu khóa học trực tuyến về nhập môn TK và hƣớng dẫn trực tuyến về nhập
môn TK. Mục đích của luận án này là tìm hiểu các việc sử dụng hai loại kiểm tra
hợp tác trong khóa học trực tuyến về nhập môn TK. Tác giả sử dụng phân tích định
lƣợng và định tính để làm sáng tỏ ba câu hỏi: (1) Sự khác biệt trong học tập của SV
giữa việc nhất trí hay không nhất trí kiểm tra hợp tác trong môi trƣờng trực tuyến là
gì? (2) Tác động của việc sử dụng sự nhất trí là gì và sự không nhất trí kiểm tra hợp
tác về thái độ của SV đối với TK? và (3) Việc sử dụng yêu cầu nhất trí về kiểm tra
hợp tác so với một cách tiếp cận không nhất trí ảnh hƣởng đến các cuộc thảo luận
nhóm nhƣ thế nào?
Hầu hết các nhà khoa học, các nhà giáo nƣớc ngoài đều tập trung nghiên cứu
thực trạng của việc học TK, các quan niệm về các nội dung TK và làm thế nào để
phát triển giáo dục TK cho học sinh, SV.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nhiều nhà khoa học, nhà giáo trong nƣớc đã quan tâm đến vấn đề dạy và học
XS – TK có hiệu quả ở trƣờng phổ thông và trƣờng ĐH. Đã có nhiều công trình
nghiên cứu về chủ đề dạy học XS – TK ở trƣờng phổ thông nhƣ:
Trần Kiều (1988) [22] với đề tài: ―Nội dung và phương pháp dạy thống kê mô
tả trong chương trình toán cải cách ở trường phổ thông cơ sở Việt Nam‖ đã nghiên
10
cứu mục đích yêu cầu cụ thể của việc đƣa TK mô tả vào trƣờng phổ thông cơ sở
Việt Nam, từ đó xác định những hình thức tổ chức giảng dạy thích hợp với thực tiễn
và dạy học toán ở Việt Nam.
Đỗ Mạnh Hùng (1993) [21] với đề tài: ―Nội dung và phương pháp dạy học
“một số yếu tố của lý thuyết xác suất‖ cho học sinh chuyên toán bậc phổ thông
trung học Việt Nam‖ đã tổng kết kinh nghiệm nghiên cứu của các nhà sƣ phạm
trong và ngoài nƣớc về giáo dục TK toán và lý thuyết XS ở trƣờng phổ thông,
phƣơng án về nội dung và phƣơng pháp dạy học ―một số yếu tố của lý thuyết xác
suất‖ cho học sinh chuyên toán bậc phổ thông trung học Việt Nam.
Liên quan đến bậc ĐH, có một số luận án tiến sĩ của các tác giả nhƣ Phạm Văn
Trạo (2009), Tạ Hữu Hiếu (2010), Phan Thị Tình (2011), Ngô Tất Hoạt (2011),
Trần Thị Hoàng Yến (2011), Hoàng Nam Hải (2013), Đào Hồng Nam (2014),
Nguyễn Thị Thu Hà (2014),…tập trung vào vấn đề dạy học XS – TK cho SV các
trƣờng cao đẳng và ĐH.
Phạm Văn Trạo (2009) [45] với đề tài: ―Xây dựng và thực hiện chuyên đề
chuẩn bị dạy học xác suất – thống kê ở trung học phổ thông cho sinh viên toán đại
học Sư phạm‖ đã nghiên cứu vai trò, tác dụng, mục đích, nguyên tắc, nội dung, cách
thức biên soạn và chuẩn bị tổ chức các tiên đề chuẩn bị tiềm năng dạy học XS – TK
cho SV toán ở trƣờng ĐH Sƣ phạm.
Tạ Hữu Hiếu (2010) [15] với đề tài: ―Dạy học môn thống kê toán học theo
hướng vận dụng trong nghiên cứu khoa học cho sinh viên các trường đại học thể
dục thể thao‖ đã làm sáng tỏ thực trạng dạy học môn TK toán học, nhu cầu sử dụng
và thực trạng vận dụng phƣơng pháp TK toán học trong các đề tài nghiên cứu khoa
học của GV, nghiên cứu sinh, học viên cao học và SV Thể dục thể thao, chỉ ra
những sai lầm cũng nhƣ nguyên nhân dẫn đến các sai lầm thƣờng mắc của SV khi
vận dụng phƣơng pháp TK toán học, đồng thời đề xuất một số biện pháp và TNSP
để kiểm tra tính khả thi của nó.
Phan Thị Tình (2011) [43] với đề tài: “Tăng cường vận dụng toán học vào
thực tiễn trong dạy học môn xác suất thống kê và môn quy hoạch tuyến tính cho
11
sinh viên toán đại học sư phạm” đã trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn đối với sự
phát triển của toán học và vấn đề giảng dạy toán cho SV, đã đề xuất các biện pháp
tăng cƣờng vận dụng toán học vào thực tiễn trong dạy học môn XS – TK và môn
quy hoạch tuyến tính cho SV toán ĐH Sƣ phạm.
Ngô Tất Hoạt (2011) [18] với đề tài: “Nâng cao hiệu quả dạy học Xác suất –
Thống kê ở trường đại học sư phạm kỹ thuật theo hướng bồi dưỡng một số thành tố
năng lực kiến tạo kiến thức cho sinh viên” đã nghiên cứu đặc điểm, thực tế của kiến
thức XS – TK ở Trƣờng ĐH Sƣ phạm Kỹ thuật và đề xuất một số biện pháp nhằm
bồi dƣỡng các thành tố năng lực kiến tạo kiến thức cho SV thông qua dạy học học
phần XS – TK.
Tác giả Trần Thị Hoàng Yến (2011) [53] với đề tài “Vận dụng dạy học theo
dự án trong môn Xác suất – Thống kê” ở trƣờng ĐH (chuyên ngành kinh tế kỹ
thuật), đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học theo dự án, đề xuất quy
trình, tổ chức và xác định các nội dung cụ thể khi dạy học theo dự án trong môn XS
– TK.
Đào Hồng Nam (2014) [31] với đề tài: “Dạy học Xác suất thống kê ở Đại học
Y” đã nghiên cứu việc dạy học XS – TK ở trƣờng ĐH Y và giới thiệu một số công
cụ lý thuyết của Didactic Toán, làm rõ các yếu tố thuộc đặc trƣng tri thức luận và
thể chế của một đối tƣợng tri thức quan trọng luôn hiện diện trong hoạt động nghề
nghiệp và nghiên cứu của bác sĩ .
Nguyễn Thị Thu Hà (2014) [10] với đề tài: “Dạy học Xác suất - Thống kê ở
trường Kinh tế - Kỹ thuật theo hướng tăng cường vận dụng toán học vào thực tiễn”
đã làm rõ ứng dụng của XS – TK trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và thực
trạng dạy học môn XS – TK ở các trƣờng ĐH Kinh tế - kĩ thuật hiện nay, đồng thời
đề xuất xây dựng một hệ thống những bài toán áp dụng XS – TK vào các lĩnh vực
kinh tế, kĩ thuật phù hợp với chƣơng trình, nội dung môn XS – TK ở các trƣờng ĐH
kinh tế - kĩ thuật hiện nay ở Việt Nam và đề ra đƣợc những biện pháp dạy học học
phần XS – TK theo định hƣớng tăng cƣờng áp dụng XS – TK vào các lĩnh vực kinh
tế, kĩ thuật cho SV.
12
Nguyễn Thanh Tùng (2016) [51] với đề tài: “Dạy học xác suất thống kê theo
hướng vận dụng vào nghiệp vụ y tế cho sinh viên ngành Y – Dược” đã làm rõ cơ sở
lí luận và thực tiễn của việc vận dụng XSTK vào nghiệp vụ y tế và đƣa ra một số
giải pháp nhằm tăng cƣờng vận dụng XSTK vào lĩnh vực y tế cho SV ngành Y –
Dƣợc.
Các tác giả trong và ngoài nƣớc đều nghiên cứu về tình hình dạy học XSTK ở
các trƣờng trung học, ĐH và làm thế nào để vận dụng XSTK vào ngành nghề, các
lĩnh vực của đời sống xã hội, đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao việc dạy học
XSTK và tăng cƣờng liên hệ thực tiễn của học phần này với ngành nghề mà SV
theo học.
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về tƣ duy thống kê
1.1.2.1.
Tình hình nghiên cứu ngoài nước
TK đƣợc khởi đầu từ thế kỷ thứ 17 và sự ra đời của TK có liên hệ trực tiếp với
việc giải quyết các bài toán về dân số và bệnh dịch học. Có thể nói, John Graunt là
ngƣời đầu tên đƣa ra những ý tƣởng về TK, ông đã nghiên cứu và tìm cách tạo ra
mối liên hệ giữa dữ liệu về số ngƣời tử vong trong xã hội với y tế công cộng bằng
cách lập các bảng kỳ vọng tuổi thọ. Năm 1662, Gruant đã xuất bản cuốn sách: Quan
sát tự nhiên và chính trị, ngay trong tựa đề, từ ―quan sát‖ đã cho thấy sự kế thừa
mang tính thực nghiệm (TN) của ngành TK, tức là thu thập và tổ chữ dữ liệu, tiến
hành phân tích qua những dữ liệu này. Cách tƣ duy mới của John Graunt trong phân
tích số sinh và tử ở Luân Đôn cho thấy John Graunt đã sử dụng một số yếu tố cơ
bản của TDTK trong phân tích của mình và cho thấy TDTK đã đƣợc hình thành và
phát triển từ lâu.
Về sau, TDTK đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đƣa ra những quan
niệm cụ thể nhƣ:
Wild C. & Pfannkuch M. (1999) [97] đã cố gắng mô tả TDTK trong điều tra
TN trong khuôn khổ bốn chiều. Khuôn khổ này đã đƣợc xây dựng trên lịch sử, quản
lý chất lƣợng, tâm lý học, dịch tễ học và ngôn ngữ giáo dục TK, cũng nhƣ các cuộc
phỏng vấn với các nhà TK và TK SV sau khi tốt nghiệp ĐH. Các tác giả đã chỉ ra