Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNDD TẠI VIB ĐỐNG ĐA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.91 KB, 18 trang )

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNDD TẠI VIB
ĐỐNG ĐA
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNDD.
3.1.1. Quan điểm mở rộng tín dụng đối với các DNDD.
Mở rộng tín dụng là sự đáp ứng ngày càng tăng của khách hàng về quy mô tín dụng hay nói cách
khác đó là việc làm tăng tỷ trọng tín dụng trong tổng tài sản của Ngân hàng.
Mở rộng tín dụng được thể hiện dưới các góc độ sau :
+ Đối với các DNDD : Tín dụng phải thoả mãn được tối đa các yêu cầu
hợp lý của doanh nghiệp về khối lượng tín dụng cung cấp.
+ Đối với NHTM : Mở rộng tín dụng đồng nghĩa với việc tăng dư nợ, tăng
doanh số cho vay, đẩy nhanh vòng quay vốn tín dụng để hoạt động tín dụng
luôn được coi là mặt trận hàng đầu, là khâu then chốt và chiếm tỷ trọng lớn
trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
+ Đối với sự phát triển kinh tế – xã hội: Mở rộng tín dụng chính là việc
đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu bức xúc về vốn cho nền kinh tế, để tín
dụng Ngân hàng trở thành kênh dẫn vốn gián tiếp quan trọng nhất trong việc
chuyển dịch một khối lượng lớn các nguồn lực tài chính, trợ giúp Ngân sách
Nhà nước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước.
Dù xét trên góc độ nào thì tín dụng phải phản ánh khả năng đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng về vốn và các loại hình bảo lãnh, dịch vụ cho nền kinh
tế theo cơ cấu hợp lý, phù hợp với tốc độ phát triển của xã hội trong từng thời
kỳ. Qua đó cho thấy sự tăng trưởng và phát triển của Ngân hàng trong từng
quá trình cạnh tranh.
Mở rộng tín dụng là vấn đề quan tâm của bất cứ Ngân hàng nào.Tuy
nhiên mỗi Ngân hàng tuỳ theo từng địa bàn hoạt động cũng như đặc điểm
riêng về quy mô vốn và lĩnh vực hoạt động mà có quan điểm riêng về mở rộng
tín dụng.Quan điểm mở rộng tín dụng của VIB Đống Đa:
- Mở rộng tín dụng đối với các DNDD phải đi đôi với việc đảm bảo chất
lượng tín dụng. Muốn vậy, mở rộng tín dụng phải hướng đến những DNDD sản
xuất kinh doanh có hiệu quả, có sản phẩm phù hợp với định hướng phát triển


của đất nước cũng như của địa bàn thành phố. Bên cạnh đó khi mở rộng tín
dụng Chi nhánh cũng chủ trương là mở rộng nhưng phải nằm trong khả năng
quản lý và kiểm soát của mình. Có như vậy mới nâng cao được chất lượng tín
dụng.
- Mở rộng tín dụng phải đảm bảo nhu cầu và lợi ích của khách hàng, lợi
nhuận và an toàn cho ngân hàng và phải đúng pháp luật.
- Mở rộng tín dụng phải phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
và định hướng của Ngân hàng Nhà nước.
3.1.2. Phương hướng mở rộng tín dụng đối với các DNDD tại VIB
Đống Đa.
3.1.2.1. Mở rộng về đối tượng khách hàng.
Tính đến 31/12/2003 số khách hàng là doanh nghiệp của VIB Đống Đa
có quan hệ tín dụng là các công ty TNHH , các công ty cổ phần. Mở rộng tín
dụng cũng có nghĩa là tăng số lượng khách hàng mới đặc biệt là DNDD sản
xuất kinh doanh ngành nghề có hướng phát triển tốt, có nguồn thu ngoại tệ
hoặc sử dụng các sản phẩm dịch vụ của VIB . Có chính sách ưu đãi hợp lý và lãi
suất, phí, thủ tục giao dịch đối với DNDD có tiềm năng nhằm xây dựng đội ngũ
khách hàng lâu dài ổn định và hiệu quả đặc biệt là các DNDD hoạt động trong
lĩnh vực xuất nhập khẩu.Từ đó làm tăng tính đa dạng trong thành phần khách
hàng là DNDD của VIB Đống Đa.
3.1.2.2. Mở rộng về loại hình tín dụng .
VIB Đống Đa sẽ cố gắng đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu về cho
vay. Ngoài ra Chi nhánh cần có phương án kinh doanh trong các loại hình tín
dụng còn lại như chiết khấu, bảo lãnh... để khi có văn bản hướng dẫn cụ thể
của VIB cũng như Ngân hàng Nhà nước thì Chi nhánh không khỏi bỡ ngỡ mà
có thể bắt tay đi vào hoạt động luôn mà không phải lúc bấy giờ mới xây dựng
phương hướng hoạt động cho mình. Điều này sẽ giúp Ngân hàng tăng doanh
thu và đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả.
3.1.2.3. Mở rộng về quy mô của các khoản tín dụng .
Các khoản tín dụng đối với các DNDD thường có quy mô nhỏ, nhiều khi

chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thậm chí còn phụ thuộc vào tài
sản đảm bảo. Do đó, mở rộng quy mô các khoản tín dụng cũng có nghĩa Chi
nhánh một cách kỹ lưỡng đến nhu cầu của doanh nghiệp xin vay, tính khả thi
của dự án, khả năng đáp ứng nguồn vốn của Chi nhánh để quyết định quy mô
khoản vay. Và một điều quan trọng hơn là xem giá trị của tài sản đảm bảo chỉ
là một nhân tố ảnh hưởng chứ không phải là nhân tố quyết định .
3.1.2.4. Mở rộng về hình thức cho vay.
Với nghị định 178 về vấn đề bảo đảm tiền vay và thông tư 06 hướng dẫn thi hành nghị định trên
là cơ sở pháp lý để Ngân hàng lựa chọn vấn đề cho vay có tài sản đảm bảo hay không có tài sản đảm bảo.
Trong thực tế, khi cho các DNDD vay chi nhánh luôn yêu cầu phải có tài sản đảm bảo và điều này thực sự
gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Mở rộng hình thức tín dụng theo các hình thức cho vay, Chi nhánh có
thể lựa chọn các DNDD làm ăn có hiệu quả, quan hệ vay mượn song phẳng để tiến hành cho vay không có
tài sản đảm bảo. Tuy nhiên việc xem xét này đòi hỏi Chi nhánh phải cực kỳ thận trọng. Bởi Ngân hàng tự
chịu trách nhiệm với chính quyết định cho vay không có tài sản đảm bảo của mình.
3.1.2.5. Mở rộng về các phương thức cho vay.
Chi nhánh cần xem xét nhu cầu vay của DNDD cũng như đặc điểm chu kỳ
sản xuất kinh doanh của họ và mối quan hệ của họ với Ngân hàng để quyết
định phương thức cho vay phù hợp. Như vậy, Chi nhánh sẽ mở rộng việc cho
vay theo hướng cấp hạn mức tín dụng hay cho vay trung dài hạn để các DNDD
đầu tư chiều sâu vào máy móc thiết bị công nghệ, cùng với phương thức trả
gốc lãi linh hoạt phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Theo
hướng này sẽ giúp Ngân hàng thuận tiện hơn trong việc kiểm tra, giám sát và
thu hồi nợ, mặt khác lại có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNDD TẠI VIB ĐỐNG ĐA.
3.2.1. Đa dạng hoá hình thức đảm bảo tiền vay
Tài sản đảm bảo đã trở thành một trở ngại lớn nhất cho các DNDD trong việc tiếp cận nguồn
vốn ngân hàng. Tuy rằng theo nghị định 178/1999/NĐ- CP và thông tư 06/2000/TT-NHNN1 hướng dẫn
thi hành nghị định này thì tổ chức tín dụng có thể chủ động trong việc cho vay có tài sản đảm bảo và
không có tài sản đảm bảo, song số DNDD được lựa chọn để cho vay không có tài sản đảm bảo là rất ít. Đó
cũng là điều hợp lý khi tổ chức tín dụng phải lựa chọn giữa DNDD và doanh nghiệp nhà nước để phân

chia số dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo (được tính theo tỷ lệ % trên tổng dư nợ của ngân hàng),
thì đương nhiên là các doanh nghiệp nhà nước với bề dày hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thâm
niên quan hệ với ngân hàng sẽ là người được lựa chọn. Song thực tế là nếu không tháo gỡ được các khó
khăn về tài sản đảm bảo cho các DNDD thì việc mở rộng tín dụng với khu vực này là rất khó. Do đó mà
Chi nhánh cần phải tiến hành đa dạng hoá hình thức đảm bảo tiền vay của khách hàng, tạo điều kiện
thuận lợi cho DNDD. Cụ thể là:
- Với các DNDD đã có quan hệ lâu dài với ngân hàng, có tình hình sản
xuất kinh doanh ổn định làm ăn liên tục có lãi trong 2 năm trở lại đây, với các
phương án khả thi Chi nhánh có thể xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo.
- Với các DNDD có quy mô vốn nhỏ, chưa đáp ứng được các tỷ lệ yêu cầu
về an toàn vốn cho các khoản vay lớn, thời gian dài, Chi nhánh có thể mở rộng
về quy mô cho vay theo hướng cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn
vay. Phương pháp này chỉ áp dụng với các dự án vay vốn trung dài hạn cho
đầu tư phát triển. Các DNDD để được vay theo phương pháp này cần phải có
sự tín nhiệm đối với Chi nhánh, có phương án khả thi, có khả năng tài chính ổn
định và mức vốn tự có tham gia vào dự án tối thiểu là 50% tổng mức vốn đầu
tư vào dự án (hoặc vốn tự có cộng các biện pháp đảm bảo tiền vay bằng cầm
cố, thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba tối thiểu đạt 50% vốn đầu tư của dự án).
áp dụng hình thức này sẽ giúp Chi nhánh cũng như DNDD có thể mở rộng tín
dụng theo hướng quy mô của khoản vay và thời gian cho vay. Song điều quan
trọng nhất vẫn là tính khả thi của phương án .
- Với một số lượng dư nợ không có tài sản đảm bảo hạn hẹp của Chi
nhánh, Chi nhánh nên phân phối đều cho các DNDD
bằng cách tăng số lượng vay có tài sản đảm bảo bù vào đó là tăng số lượng
vay không có tài sản đảm bảo.Thực tế cho thấy các DNDD có bề dày hoạt động,
có năng lực tài chính, không gặp nhiều khó khăn về tài sản đảm bảo như các
DNDD mới đi vào hoạt động, năng lực tài chính còn hạn chế. Các DNDD thường
có tài sản cố định là các dây chuyền, máy móc, nhà xưởng và giá trị quyền sử
dụng đất lớn và đầy đủ các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục công chứng.
- Với các DNDD lần đầu tiên có quan hệ với Chi nhánh, mà Chi nhánh

không nắm rõ các thông tin về quan hệ vay mượn trước kia của doanh nghiệp
(có thể do doanh nghiệp mới thành lập, chưa có quan hệ với bất cứ ngân hàng
nào), cũng như tình hình sản xuất kinh doanh thì việc đảm bảo vốn vay bằng
tài sản là cần thiết. Song điều mà Chi nhánh nên chú ý là chú trọng phương án
sản xuất kinh doanh có khả thi hay không, và đổi mới phương pháp định giá
tài sản, coi giá trị của tài sản chỉ là một yếu tố tác động chứ không phải quyết
định mức cho vay, và nên hạn chế tối đa việc cho vay với thời hạn nhỏ hơn thời
hạn cần thiết của phương án khả thi.
3.2.2. Tăng cường hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc mở rộng tín
dụng. Ngân hàng chỉ có thể mở rộng tín dụng khi có nguồn vốn đáp ứng đủ cho
nhu cầu tín dụng của các khách hàng. Xuất phát từ thực tế là nguồn vốn huy
động trên địa bàn ở tình trạng không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách
hàng, do đó để mở rộng tín dụng Chi nhánh cần phải tập trung, nỗ lực, bằng
nhiều biện pháp để tăng nguồn huy động tại chỗ của mình. Cụ thể là:
- Mở rộng mạng lưới huy động vốn, tại mỗi địa điểm cần phải xây dựng
được trụ sở khang trang, trang bị các máy móc hiện đại cần thiết và đội ngũ
nhân viên luôn niềm nở, lịch sự, tận tình để đạt được niềm tin của khách hàng,
đồng thời Chi nhánh cũng nên thực hiện việc bố trí giờ giao dịch sao cho phù
hợp với đặc điểm của khách hàng tại nơi đặt trụ sở.
- Thu hút tiền gửi không kỳ hạn của các cá nhân và doanh nghiệp bằng
cách nâng cao tốc độ và chất lượng của dịch vụ thanh toán không dùng tiền
mặt, tính toán biểu phí thanh toán hợp lý, có thể giảm phí hoặc miễn phí thanh
toán với các đơn vị có lượng tiền gửi lớn, lãi suất không kỳ hạn ưu đãi với các
đơn vị có số dư tiền gửi lớn (đạt một mức quy định nhất định của ngân hàng),
thực hiện các dịch vụ đi kèm miễn phí như hoạt động tư vấn cho dự án. Có thể
đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp liên doanh thông qua việc mở tài khoản
cho cán bộ nhân viên của doanh nghiệp và thực hiện phát lương không thu phí
với các doanh nghiệp có số lượng công nhân viên vừa phải.
- Tiếp tục phát huy chính sách khuyến mại với các khách hàng là cá nhân có lượng tiền gửi lớn,

thường xuyên thăm hỏi quan tâm đến các khách hàng để duy trì được một đội ngũ khách hàng truyền
thống của Chi nhánh.
- Đa dạng hoá các hình thức huy động tiết kiệm bằng ngoại tệ. Ngân
hàng có thể huy động tiền gửi ngoại tệ không chỉ bằng USD, EUR mà còn cả
ngoại tệ mạnh khác như JPY, DEM .
3.2.3. Bổ sung về sản phẩm dịch vụ Ngân hàng.
Tranh thủ sự hợp tác của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và hợp tác
với các Ngân hàng Cổ phần khác để triển khai nghiệp vụ thanh toán và phát
hành thẻ, trước mắt triển khai đại lý phát hành thẻ Mastercard dưới hình thức
thành viên phụ, phát hành các sản phẩm Ngân hàng điện tử : Homebanking,
Internetbanking... để hỗ trợ trong việc thanh toán của các DNDD.
Ngân hàng phát triển các dịch vụ: Tư vấn, môi giới, bảo hiểm, thanh
toán hộ cước điện thoại , hoá đơn điện nước của các doanh nghiệp, trả lương
cho cán bộ nhân viên các DNDD qua Ngân hàng.
3.2.4. Tăng cường hoạt động thu thập thông tin
Thông tin trong hoạt động tín dụng là một nhân tố rất quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến việc ra các quyết định về khoản tín dụng. Thông thường,
các ngân hàng thường gặp khó khăn khi muốn có thông tin tín dụng của khách
hàng đặc biệt là với các DNDD. Phần lớn các thông tin mà ngân hàng có được
là do các doanh nghiệp này cung cấp cho ngân hàng thông qua các báo cáo tài
chính. Khi có được các thông tin này, ngân hàng luôn phải luôn phải đặt một
dấu hỏi cho tính xác thực của thông tin. Chính vì vậy mà nhiều ngân hàng đã
yêu cầu DNDD muốn vay vốn của ngân hàng thì một trong những điều kiện để
được vay là báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được xác nhận của tổ
chức kiểm toán có uy tín. Điều này vô hình chung đã làm tăng đáng kể chi phí
vay mượn của doanh nghiệp. Mặt khác ít khi DNDD thực hiện được đầy đủ các
báo cáo tài chính và cung cấp các thông tin cần thiết đúng thời gian mà ngân
hàng yêu cầu. Do đó việc theo dõi, giám sát hoạt động của doanh nghiệp, ngân
hàng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Những khó khăn trên là các khó khăn thường gặp phải của ngân hàng

đối với khách hàng cũ. Trong việc mở rộng tín dụng, ngân hàng không chỉ quan
tâm đến việc duy trì các khách hàng cũ mà luôn phải mở rộng tìm đến các
khách hàng mới. Do đó mà việc thu thập các thông tin có liên quan đến DNDD
trên địa bàn là rất quan trọng trong kế hoạch mở rộng tín dụng với DNDD của
Chi nhánh. Nó không những giúp Chi nhánh định hình được thị trường DNDD
mà Chi nhánh cần xâm nhập, mà còn hạn chế được rủi ro tín dụng ngay từ
bước đầu tiên của quá trình cấp tín dụng.
Để thực hiện được công tác này, Chi nhánh cần huy động toàn bộ các
phương tiện vật chất cần thiết để thực hiện việc quan sát, phân tích và tổng
hợp các lĩnh vực cơ bản có liên quan đến DNDD trên địa bàn. Các thông tin về
DNDD có thể được thu thập từ trong nội bộ ngân hàng hay từ ngoài thị
trường, từ nơi DNDD đăng ký kinh doanh, từ các bạn hàng của DNDD hay từ
các ngân hàng mà trước kia DNDD có quan hệ. Ngoài ra Chi nhánh cần tăng

×