Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phương pháp nghiên cứu tổn thất và lãng phí thời gian làm việc trong xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 4 trang )

Thông báo Khoa học và Công nghệ
Số 1/2016

Information of Science and Technology
No. 1/2016

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TỔN THẤT VÀ LÃNG PHÍ
THỜI GIAN LÀM VIỆC TRONG XÂY DỰNG
ThS. Trịnh Văn Cần
Khoa Kinh tế, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung

Tóm tắt
Một trong những nguồn dự trữ quan
trọng để tăng năng suất lao động trong xây
dựng là cải thiện việc sử dụng thời gian làm
việc của công nhân, máy móc và các thiết bị cơ
giới khác bằng cách rút ngắn tới mức tối đa
những tổn thất và lãng phí thời gian.
Trên cơ sở tiến hành điều tra chuyên
môn có thể xác định được số lượng và nguyên
nhân của những tổn thất và lãng phí thời gian
làm việc. Phân tích các nguyên nhân đó sẽ dự
thảo và áp dụng các biên pháp sản xuất để trừ
bỏ chúng, nhờ đó năng suất lao động sẽ nâng
cao không ngừng.

Từ khóa

1. Phân loại các tổn thất và lãng phí
thời gian trong xây dựng
Tình hình sử dụng thời gian lao động


của công nhân trong một năm được thể
hiện qua sơ đồ sau:
Như vậy thời gian tổn thất trong quá
trình sử dụng thời gian lao động của công
nhân bao gồm:
- Tổn thất trọn ca
+ Ngày vắng mặt không có lý do
chính đáng;
+ Ngày tổn thất trọn ca.
- Thời gian tổn thất (tổn thất nội bộ
ca)
+ Tổn thất thấy rõ;hông th

Tổn thất, lãng phí, công nhân, máy thi công,
năng suất lao động.

Sơ đồ về tình hình sử dụng thời gian của công nhân trong một năm

Như vậy thời gian tổn thất trong quá
trình sử dụng thời gian lao động của công
nhân bao gồm:
- Tổn thất trọn ca

+ Ngày vắng mặt không có lý do
chính đáng;
+ Ngày tổn thất trọn ca.
- Thời gian tổn thất (tổn thất nội bộ ca)

41



Thông báo Khoa học và Công nghệ
Số 1/2016

+ Tổn thất thấy rõ;
+ Tổn thất không thấy rõ.
Trong thực tế những thời gian tổn
thất này khó có thể tránh khỏi, song nếu
biết tổ chức sản xuất và lao động hợp lý,
đúng đắn thì có thể hạn chế và giảm bớt
chúng xuống mức tối thiểu và như vậy sẽ
nâng cao hiệu suất công tác.
Để thực hiện mục đích này ta sẽ đi
sâu phân tích các phương pháp nghiên
cứu cho từng loại thời gian tổn thất và tìm
biện pháp để giảm bớt chúng.
2. Phương pháp nghiên cứu cho từng
loại tổn thất thời gian
2.1. Phương pháp nghiên cứu tổn thất
thời gian trọn ca
2.1.1. Nghiên cứu tổn thất thời gian
trọn ca được thược hiện trên cơ sở sau
- Bảng chấm công;
- Các tài liệu kiểm tra định kỳ tại
chỗ, bằng cách đối chiếu bảng danh sách
của công nhân với số lượng thực tế trong
kỳ đi kiểm tra;
- Các chỉ tiêu kế hoạch về sử dụng
thời gian hàng năm (nghỉ phép, học tập,
hội họp, ốm đau);

- Các báo cáo thống kê tháng trước
và trong tháng tiến hành kiểm tra. Tổn
thất thời gian làm việc trọn ca được xác
định bằng đơn vị: người.ca.
* Bao gồm các thành phần sau:
(1) Ngừng việc trọn ca do tổ chức
sản xuất kém: Xác định căn cứ vào bảng
chấm công, tài liệu thống kê hoặc chỉ tiêu
trung bình nhận được từ các liệu kiểm tra
định kỳ tại chỗ;
(2) Nghỉ phép quá tiêu chuẩn quy
định: Cách xác định như mục (1).
(3) Vi phạm kỷ luật lao động: Cách
xác định như mục (1).
(4) Nghỉ do ốm (vượt quá chỉ tiêu kế
hoạch quy định): Xác định bằng số chênh
lệch giữa chỉ tiêu thực tế nhận được với
chỉ tiêu kế hoạch quy định.
* Ví dụ 1: Số ngày nghỉ ốm cho mọi
người theo kế hoạch là 4 ngày/năm, tổng
số ngày làm việc trong năm là 286 ngày
thì chỉ tiêu nghỉ ốm hàng năm là:

Information of Science and Technology
No. 1/2016

. Nếu như trong tháng
điều tra số ngày công thực tế là 3.200
người/ca và không đi làm vì nghỉ ốm là
115 người.ca thì trị số về tổn thất do nghỉ

ốm sẽ là:
người/ca.
(5) Không có mặt vì thực hiện nghĩa
vụ đối với nhà nước và xã hội: Cách xác
định như mục (4).
(6) Không có mặt vì những nguyên
nhân khác: Cách xác định như mục (4).
2.1.2. Chỉ tiêu tổng hợp tổn thất thời
gian làm việc trọn ca của công nhân
Tính bằng % theo công thức sau:

Trong đó:
+ Ptrọn ca: là % tổn thất làm việc trọn ca;
+ p: Số lượng tổn thất thời gian tính
theo người.ca (tính như 6 chỉ tiêu trên);
+ A: Tổng số người/ca đã thực hiện
trong tháng điều tra.
2.2. Phương pháp nghiên cứu tổn thất
thời gian làm việc không trọn ca
2.2.1. Tổn thất thời gian làm việc thấy

Được nghiên cứu chủ yếu bằng
phương pháp chụp ảnh ngày làm việc. Đối
tượng nghiên cứu là các loại nghề và máy
móc thi công chủ yếu ở công trường.
Khoảng thời gian quan sát phải bằng
thời gian của một ca. Nếu công trường
làm việc theo chế độ 2 ca thì chụp ảnh
ngày làm việc cũng tiến hành cho tất cả
các ca đó. Đồng thời được tiến hành lặp đi

lặp lại nhiều lần. (Phương pháp chụp ảnh
ngày làm việc đã được trình bày rất kỹ
lưỡng trong tài liệu [1], [2]).
Trong trường hợp nếu tiến hành
quan sát để tính chỉ tiêu trung bình về sử
dụng thời gian hay lãng phí thời gian cho
đồng thời nhiều loại nghề và máy móc thi
công thì phải áp dụng phương pháp số
bình quân gia quyền có tính đến tỷ trọng
các loại nghề và máy móc thi công tham
gia vào mỗi lần quan sát chiếm trong toàn
bộ công trình.

42


Thông báo Khoa học và Công nghệ
Số 1/2016

Đối với công nhân: Theo tỷ trọng
công nhân thuộc nghề nghiệp nào đó
trong thành phần ghi trong danh sách của
công nhân tham gia trong tháng điều tra.
Đối với máy thi công: Theo tỷ trọng
máy thuộc một loại nào đó trong tổng số máy
chính đã hoạt động trong tháng điều tra.
Tổn thất làm việc thấy rõ bao gồm
các loại sau:
- Công tác thừa: Làm lại những phần
thi công hỏng do lỗi của công nhân, cán bộ

kỹ thuật hoặc do các nguyên nhân khác.
- Ngừng việc ngoài quy định:
+ Do tổ chức lao động và sản xuất
không tốt: Vận chuyển vật liệu không kịp
thời đến nơi làm việc; Thiếu công cụ lao
động hoặc công cụ lao động không tốt;
Cung cấp thiếu hay không kịp thời năng
lượng, nhiên liệu; Cán bộ kỹ thuật không
chỉ dẫn kịp thời;…
+ Do các nguyên nhân ngẫu nhiên
không phụ thuộc vào công nhân hay cán
bộ như: bị cắt điện, nước đột ngột…
+ Do vi phạm kỷ luật lao động: Đi
muộn, về sớm, nghỉ giải lao quá giờ.
Khi nghiên cứu về chế độ của máy
xây dựng và các phương tiện cơ giới hóa
thì ngoài những tổn thất thời gian làm
việc, còn phải phân thời gian làm việc có
ích của máy thành chất tải đầy đủ và
không đầy đủ và ghi thành một mục riêng
trong bảng cân đối thời gian để tính hệ số
sử dụng máy theo công suất trong thời
gian làm việc của máy. Hệ số này được
xác định bằng tỷ số giữa sức tải thực tế so
với sức chịu tải tiêu chuẩn của máy (công
suất thiết kế của máy).
2.2.2. Tổn thất thời gian làm việc
không thấy rõ
Được xác định căn cứ vào các lần
kiểm tra định kỳ tại chỗ. Khi nghiên cứu

cần phải so sánh những điều kiện tổ
chức, biện pháp thi công giữa thực tế so
với điều kiện tiêu chuẩn và với phương
pháp tiên tiến để tìm ra bất hợp lý và
lãng phí thời gian.
Cuối cùng sau thời kỳ quan sát cần
thu thập các bản giao khoán công tác cho

Information of Science and Technology
No. 1/2016

các đội và tách tất cả công tác thừa. Hao
phí lao động cho công tác thời này là tổn
thất thời gian làm việc không thấy rõ và
được đưa vào trong tính toán số % tổn
thất thời gian.
% tổn thất thời gian làm việc không
thấy rõ nhận được bằng cách chia số thời
gian tổn thất không thấy rõ trong kỳ quan
sát với thời gian thực tế đã làm.
Tổn thất thời gian làm việc không
thấy rõ được phân như sau:
- Vì tổ chức lao động và sản xuất
không tốt:
+ Do bố trí và sắp xếp vật liệu, kết
cấu không đúng quy định nên phải vận
chuyển bổ sung;
+ Vi phạm trình tự thi công đã quy
định trong thiết kế;
+ Dùng các phương pháp thi công ít

hiệu quả;
+ Sử dụng vật liệu không phù hợp
với yêu cầu thiết kế hoặc chất lượng
không tốt;
+ Chất lượng của các khâu trước
không tốt ảnh hưởng đến khâu sau phải
làm bổ sung.
- Tổn thất vì vi phạm kỷ luật sản
xuất:
+ Sửa chữa kết cấu xây dựng do
công nhân nghề khác làm hỏng;
+ Sửa chữa phế phẩm do lỗi của
công nhân.
- Tổn thất do sai sót trong bản vẽ thi
công.
Việc chỉnh lý kết quả nghiên cứu tổn
thất thời gian làm việc nội bộ ca được tiến
hành theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Chỉnh lý kết quả của
từng lần chụp ảnh ngày làm việc của công
nhân hay máy thi công;
- Giai đoạn 2: Tổng hợp kết quả điều
tra theo từng khu vực quan sát, nghiên
cứu và áp dụng các biện pháp trừ bỏ
nguyên nhân gây ra mất mát;
- Giai đoạn 3: Tổng hợp kết quả nghiên
cứu trên phạm vi toàn công trình. Trình
bày các kết quả bằng hình vẽ, biểu đồ hay
đồ án.


43


Thông báo Khoa học và Công nghệ
Số 1/2016

Quan trọng nhất trong tất cả các
công tác nghiên cứu tổn thất thời gian làm
việc là việc nghiên cứu các biện pháp cải
tiến việc sử dụng thời gian làm việc và áp
dụng chúng vào sản xuất.
Các biện pháp cần hướng vào việc
trừ bỏ những nguyên nhân gây ra mất
mát thời gian làm việc và trong trường
hợp cần thiết có kèm theo tính toán và
diễn giải.
Nội dung của các biện pháp được
thảo ra và các biện pháp vạch ra như trên
phải hoàn chỉnh cho cả 3 loại tổn thất.
Bao gồm:
- Tính chất và nguyên nhân tổn thất
thời gian làm việc;
- Nơi phát sinh tổn thất;
- Biện pháp trừ bỏ và thời gian áp dụng;
- Họ tên và chức vụ của người chịu
trách nhiệm áp dụng.
2.3. Tổng kết tổn thất và lãng phí thời
gian cho cả ba loại tổn thất
Công thức tính toán tổng hợp tổn
thất thời gian cho cả 3 loại tổn thất sau

quá trình nghiên cứu:

Trong đó:
+ P: Là % tổn thất thời gian chung cho
cả 3 loại;
+ P trọn ca: % tổn thất thời gian trọn ca;
+ Pthấy rõ: % tổn thất thời gian thấy rõ
trong nội bộ ca. Được tính bằng tỷ số so
sánh giữa tổn thất thời gian thấy rõ với
thời gian làm việc có ích;
+ P không thấy rõ: % tổn thất thời gian
không thấy rõ trong nội bộ ca. Được tính
bằng tỷ số so sánh giữa tổn thất thời gian
không thấy rõ với thời gian làm việc có ích.
* Ví dụ 2: Giả sử trên cơ sở điều tra vạch ra
những tổn thất thời gian làm việc như sau:
Tổn thất thời gian trọn ca: Ptrọn ca=
2%; Tổn thất thời gian thấy rõ trong nội

Information of Science and Technology
No. 1/2016

bộ ca: P thấy rõ= 14%; Tổn thất thời gian
không thấy rõ trong nội bộ ca: Pkhông thấy rõ
= 5%.
Trong trường hợp này tổn thất thời
gian cho cả 3 loại là:

Giả sử nhờ nghiên cứu xác định được
rằng, nhóm tổn thất trọn ca có thể giảm

bớt được 50%, nhóm tổn thất thời gian
thấy rõ trong nội bộ ca có thể giảm bớt
được 30% và nhóm tổn thất thời gian
không thấy rõ trong nội bộ ca có thể giảm
bớt được 20%. Thì tổn thất thời gian làm
việc có thể trừ bỏ được là:

Khi đó khả năng tăng năng suất lao
động (∆NSLao động) tính theo sản lượng sau
khi trừ bỏ ∆P=6,15% là:
∆NSLao động=
Ta thấy khi giảm trừ được thời gian
tổn thất thì sẽ làm tăng năng suất lao
động và gia tăng sản lượng góp phần tăng
hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp.
* Kết quả cuối cùng của công tác điều
tra cần phải lập thành một bản báo
cáo với nội dung chủ yếu như sau:
- Phần tổng hợp ghi thời kỳ điều tra,
khu vực và đơn vị tiến hành điều tra;
- Tính chất chung của công việc
quản lý xây dựng; Các số liệu về kế
hoạch năm; Số lượng công nhân; Kế
hoạch tăng năng suất lao động; Số
lượng ca làm việc và các số liệu khác để
có thể nhận thức đúng đắn về đối tượng
điều tra;
- Tổng hợp tổn thất thời gian làm
việc của công nhân và máy thi công;
- Những biện pháp trừ bỏ tổn thất

thời gian làm việc, tính toán về giá trị
giảm bớt và chỉ tiêu năng suất lao động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Văn Cần, 2016. Bài giảng học phần Định mức – Đơn giá trong xây dựng.
2. Nguyễn Bá Vỵ và Bùi Văn Yêm, 2007. Giáo trình Lập định mức xây dựng. NXB Hà Nội.

44



×