Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và tác động của nó đến tương lai của chủ nghĩa xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.94 KB, 4 trang )

Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015

20

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƢ BẢN
VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN TƢƠNG LAI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
ThS. Lê Thị Mến
Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt: Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại, lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản có tính xã hội hóa
cao đã mang tính chất toàn cầu ngày càng mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư
nhân tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn đó chỉ có thể giải quyết bằng một cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa, thiết lập hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
với quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa nhằm mở đường cho lực lượng sản xuất
phát triển.
Từ khoá: Chủ nghĩa tư bản (CNTB), chủ nghĩa xã hội (CNXH), chủ nghĩa
cộng sản, lực lượng sản xuất, khoa học - công nghệ.

1. Đặt vấn đề
Chủ nghĩa tư bản phát triển qua hai
giai đoạn là CNTB tự do cạnh tranh và
CNTB độc quyền mà giai đoạn tột cùng
của nó là CNTB độc quyền nhà nước.
Sự ra đời, tồn tại và phát triển của
CNTB đã đem lại những thành tựu nhất
định cho xã hội loài người. Tuy nhiên,
bên cạnh đó, CNTB cũng đã gây ra
những tiêu cực mang tính toàn cầu.
CNTB hiện đại ngày nay đã tự điều
chỉnh để thích nghi với điều kiện, tình
hình mới của thế giới. Tuy vậy, những


yếu tố bất ổn định trong bản thân nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫn còn nguyên
vẹn. Điều đó có ảnh hưởng và tác động
rất lớn cho sự ra đời của CNXH - với tư
cách là một xã hội tốt đẹp hơn so với
CNTB - trên phạm vi toàn thế giới.
2. Sự phát triển của CNTB và tác
động của nó đến tƣơng lai của chủ
nghĩa xã hội
Trước hết, hãy xem xét những mặt
tích cực của CNTB đối với sự phát triển của
sản xuất xã hội. Những thành tựu đó là:
Thứ nhất, về phát triển lực lượng
sản xuất. Quá trình phát triển của CNTB

đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển
mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công
nghệ ngày càng cao: từ kỹ thuật thủ
công lên kỹ thuật cơ khí, sang tự động
hóa, tin học hóa và công nghệ hiện đại.
Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và
công nghệ là quá trình giải phóng sức
lao động, nâng cao hiệu quả khám phá
và chinh phục thiên nhiên của con
người, đưa kinh tế nhân loại bước vào
thời đại của kinh tế tri thức.
Thứ hai, chuyển nền sản xuất nhỏ
thành nền sản xuất lớn hiện đại. Sự ra
đời của CNTB đã giải phóng loài người
thoát khỏi đêm trường trung cổ của xã

hội phong kiến, đoạn tuyệt với nền kinh
tế tự nhiên, chuyển sang phát triển kinh
tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa. CNTB ra
đời chưa được 100 năm mà đã tạo ra
được đống của cải vật chất khổng lồ
bằng tất cả các xã hội trước cộng lại.
Thứ ba, thực hiện xã hội hóa sản
xuất. CNTB đã thúc đẩy nền sản xuất
hàng hóa phát triển mạnh và đạt tới mức
điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó
là quá trình xã hội hóa sản xuất cả về
chiều rộng lẫn chiều sâu. Đó là sự phát


Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015

triển của quá trình phân công lao động
xã hội, sản xuất tập trung với qui mô
hợp lý, chuyên môn hóa sản xuất và hợp
tác lao động sâu sắc, mối liên hệ kinh tế
giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực
ngày càng chặt chẽ,…Tất cả làm cho các
quá trình sản xuất phân tán, nhỏ lẻ được
liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau
thành một hệ thống, một quá trình sản
xuất xã hội.
Tuy nhiên, những thành tựu của
CNTB đạt được trong sự vận động đầy
mâu thuẫn. Điều đó thể hiện ở hai xu
hướng trái ngược nhau là xu thế phát

triển nhanh chóng và xu thế trì trệ của
nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Sỡ dĩ như
vậy là do yêu cầu nội tại và xu hướng
tăng nhanh tốc độ phát triển lực lượng
sản xuất do sự tác động của cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ. Ngoài ra,
còn phải kể đến sự thống trị của độc
quyền tư bản chủ nghĩa đã gây ra những
nhân tố ngăn cản của sự tiến bộ kỹ thuật
và phát triển của sản xuất.
Sự tồn tại song song hai xu thế đó
trong CNTB, một mặt nói lên rằng
CNTB hiện đại ngày nay vẫn còn sức
sống, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
vẫn còn có thể tự điều chỉnh và trong
giới hạn nhất định, nó còn có thể thích
ứng với nhu cầu phát triển của lực lượng
sản xuất và thúc đẩy xã hội tư bản phát
triển. Song, mặt khác điều đó cũng nói
lên rằng, CNTB đang vấp phải những
giới hạn nhất định. Giới hạn này bắt
nguồn từ mâu thuẫn cơ bản của CNTB,
đó là mâu thuẫn giữa trình độ phát triển,
xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất
với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa về tư liệu sản xuất. Mặc dù CNTB
đã có những điều chỉnh nhất định trong

21


quan hệ sở hữu, tổ chức - quản lý và
phân phối, nhưng về cơ bản mâu thuẫn
này vẫn chưa được giải quyết. Biểu hiện
cụ thể của những mâu thuẫn đó như sau:
Một là, mâu thuẫn giữa CNTB và
CHXH. Mâu thuẫn này tồn tại xuyên
suốt trong thời đại quá độ từ CNTB lên
CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Biểu
hiện trong các mưu đồ của thế lực đế
quốc, trong diễn biến hòa bình, âm mưu
lật đổ,…
Hai là, mâu thuẫn giữa tư bản và
lao động. Mâu thuẫn này thể hiện ở sự
phân cực giàu ngèo và tình trạng bất
công xã hội tăng cao. Cụ thể: bộ phận
các gia đình giàu có ở Mỹ chiếm 10%
dân số nhưng chiếm tới 86% tổng giá trị
cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, tài
chính khác.
Ba là, mâu thuẫn giữa các dân tộc
thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế
quốc. Ngày nay, biểu hiện của mâu
thuẫn này là giữa một bên là các nước
nghèo, kém phát triển với một bên là các
nước giàu, phát triển. Trong khi thu
nhập bình quân đầu người của các nước
giàu lên đến 40 - 50 nghìn USD thì con
số này ở các nước nghèo, kém phát triển
chỉ là vài trăm đến vài nghìn USD.
Bốn là, mâu thuẫn giữa các nước

CNTB với nhau. Chủ yếu ở các trung
tâm kinh tế chính trị hàng đầu thế giới
và giữa các tập đoàn tư bản xuyên quốc
gia, thể hiện thông qua các cuộc chiến
tranh thương mại, chiến tranh về đầu tư
kỹ thuật, tài chính,…
Bên cạnh đó, trong quá trình phát
triển, CNTB cũng đã gây ra những hậu
quả nặng nề cho nhân loại, như hai cuộc
chiến tranh thế giới đẫm máu, hàng trăm


Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015

cuộc chiến tranh cục bộ khác; chạy đua vũ
trang, ô nhiễm môi trường; nạn đói nghèo
và bệnh tật của hàng trăm triệu người,…
nhất là ở các nước chậm phát triển.
Như vậy, mặc dù CNTB còn có
những hạn chế chưa thể khắc phục
được, song, có thể nói rằng, CNTB lại
vượt qua được những cuộc khủng
hoảng, mà có lúc hầu hết các đảng
cộng sản và công nhân trên thế giới
cho rằng không có lối thoát, để vươn
lên giành chiến thắng trong cuộc chiến
tranh lạnh. Sỡ dĩ CNTB làm được điều
đó vì CNTB đã biết biến đổi để thích
nghi và tồn tại, phát triển trong điều
kiện lịch sử mới. Có thể thấy sự biến

đổi đó trong thực tế của CNTB, như sự
biến đổi về chất của lực lượng sản
xuất, sự đẩy nhanh quá trình quốc tế
hóa phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa, sự thích ứng của giới kinh
doanh, những cải biến trong các tầng
lớp xã hội,…Với chiến lược điều chỉnh
để thích nghi đó đã chuyển hướng nền
kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa trở
nên năng động, có hiệu quả rõ rệt, đặc
biệt, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã
thích nghi được và đang tìm cách
chung sống hòa bình với những căn
bệnh đã thành mãn tính. Đây chính là
sự thích nghi bên trong của nền kinh tế.
Còn với bên ngoài, CNTB đã lợi dụng
quá trình toàn cầu hóa để mở rộng thị
trường, áp đặt các nước kém phát triển
với những điều kiện ngày càng có lợi
cho các nước phát triển. Điều này đã
đem lại cho CNTB một sự chiến thắng
trong cuộc chiến tranh lạnh. Và dù sao
thì, hiện tại, CNTB vẫn là chế độ xã
hội phát triển và giàu nhất hiện nay.

22

Rõ ràng là với những thành tựu của
CNTB, đó là sự chuẩn bị tốt nhất những
điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của

CNXH - với tư cách là một xã hội tốt
đẹp hơn so với CNTB - trên phạm vi
toàn thế giới. Đây chính là những tiền đề
vật chất đầy đủ và tiền đễ xã hội chín
muồi cho sự ra đời xã hội chủ nghĩa
trong bối cảnh của thời đại ngày nay, đó
là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH
trên phạm vi toàn thế giới. Các nước đi
lên CNXH có thể quá độ trực tiếp hay
gián tiếp phụ thuộc hoàn cảnh lịch sử cụ
thể của từng nước, nhưng dù quá độ kiểu
nào đi chăng nữa thì cũng dựa trên
những tiền đề của CNTB đã tạo ra.
Thực chất chế độ CNXH ở Việt
Nam là: thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong văn
kiện đại hội lần thứ IX của Đảng ta nhấn
mạnh: con đường đi lên của nước ta là
sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua
việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ
sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản
chủ nghĩa, nhưng tiếp thu kế thừa những
thành tựu mà nhân loại đạt được dưới
chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về
khoa học và công nghệ, để phát triển
nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền
kinh tế hiện đại. Thực tiễn cũng cho
thấy, việc nước ta quá độ lên CNXH bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một tất

yếu khách quan, là hoàn toàn phù hợp
với xu thế của thời đại, với đăc điểm lịch
sử - cụ thể của cách mạng Việt Nam,
đáp ứng đúng khát vọng của nhân dân ta.
3. Kết luận
Như vậy, xét đến cùng, với những
thành tựu và hạn chế của CNTB hiện
đại ngày nay, C.Mác và Ph.Ăngghen


Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015

đã rút ra kết luận rằng: hình thái kinh
tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa sẽ thay
thế hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ
nghĩa, đây là tất yếu khách quan, phù
hợp với yêu cầu của quy luật quan hệ
sản xuất - lực lượng sản xuất. Sự thay
thế đó là phù hợp với quy luật tiến hóa
của lịch sử xã hội loài người. Bởi lẽ,
những yếu tố bất ổn trong bản thân nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫn còn
nguyên vẹn, những mâu thuẫn về kinh
tế - chính trị vẫn còn tiềm ẩn, những
căn bệnh mãn tính vẫn chưa có phương

23

thuốc cứu chữa, quan trọng hơn là mâu
thuẫn cơ bản của bản thân CNTB vẫn

chưa được giải quyết. Mâu thuẫn đó
chỉ có thể giải quyết bằng một cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa, thiết lập
hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa với quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa nhằm mở đường cho lực lượng
sản xuất phát triển. Vì thế, dù gọi là
CNTB hiện đại ngày nay thì bản chất
của nó vẫn là CNTB để tiến lên một xã
hội cao hơn, đó là CNXH và chủ nghĩa
cộng sản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2012. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam. 2001. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[3] Trần Thị Vinh. 2011. Chủ nghĩa tư bản thế kỷ XX và thập niên đầu thế kỷ XXI-một
cách tiếp cận từ lịch sử, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
[4] Michel Beand, (Người dịch: Hương Giang). 2002. Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ
1500 đến 2002, NXB Thế giới.
[5] Đỗ Thanh Bình (Chủ biên), Nguyễn Công Khanh, Ngô Minh Oanh, Đặng Thanh
Toán. 2008. Lịch sử thế giới hiện đại, quyển 1, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.



×