Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Một số định hướng cơ bản để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.15 KB, 4 trang )

Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 1-2013

22

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN ĐỂ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN
ThS. Nguyễn Thành Đạo
Khoa Lý luận Chính trị, trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt: Để hiện thực hóa việc đào tạo, phát triển con người toàn diện trong chiến lược
con người ở nước ta hiện nay, cần phải tập trung các nguồn lực để phát triển mạnh sự
nghiệp giáo dục, đào tạo, giải quyết tốt hơn nữa mối quan hệ giữa dạy ''chữ'', dạy ''nghề''
với dạy ''người''. Có thể nói, đây là biện pháp chủ yếu và có hiệu quả nhất để đào tạo cho
đất nước một nguồn nhân lực mới với chất lượng cao, đủ sức đưa dân tộc Việt Nam vững
bước tiến vào thế kỷ XXI.
Từ khóa: phát triển con người toàn diện

1. Kết hợp chặt chẽ giữa dạy “chữ”, dạy
“nghề” với dạy “người” trong giáo dục,
đào tạo
Thế hệ những người Việt Nam sinh ra
cùng thời với Hồ Chí Minh, được Người đào
tạo, bồi dưỡng về mọi mặt trở thành những
con người mới, đã hoàn thành sứ mệnh vẻ
vang của mình, đưa nước ta từ một nước nô
lệ thành một nước độc lập, tự do, có vị thế
trên thế giới. Những thế hệ cách mạng nối
tiếp trong thời đại Hồ Chí Minh được giáo
dục, đào tạo, phát triển một cách toàn diện
cũng tỏ ra xứng đáng với vị trí con người mới
xã hội chủ nghĩa, đã hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ của mình và hiện nay họ đang giữ


vai trò quyết định trong sự nghiệp đổi mới,
đưa nước ta bước vào con đường công nghiệp
hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Các thế hệ cách mạng nối tiếp liệu có
bảo vệ và phát huy được những thành quả
cách mạng mà các thế hệ cha anh để lại hay
không, điều này không thể xem là việc tất
nhiên hay chắc chắn nếu chúng ta không tiếp
tục sự nghiệp “trồng người”, giáo dục, đào
tạo, phát triển con người theo quan điểm
toàn diện của Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu quy luật hình thành và
phát triển con người mới ở nước ta, chúng ta
thấy rõ vai trò vô cùng to lớn của giáo dục,
đào tạo. Đây là nhân tố cơ bản, tác động
mạnh mẽ và có hiệu quả nhất đến sự hình
thành và phát triển các phẩm chất, năng lực
của con người toàn diện Việt Nam. Nó thể
hiện sâu sắc tính chủ động của Đảng, Nhà
nước và nhân dân ta trong sự nghiệp "trồng
người", bồi dưỡng các thế hệ cách mạng cho
dân tộc Việt Nam.
So với các ngành khác, trong lĩnh vực
phát triển con người toàn diện, giáo dục, đào
tạo có ưu thế hơn, bởi hoạt động của nó liên
quan trực tiếp đến sự phát triển mọi mặt của
con người, góp phần quyết định hình thành
nên các phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân.

Vì vậy, để xây dựng và phát triển con người
mới ở nước ta hiện nay nhất thiết phải quan
tâm đến giáo dục, đào tạo, phải đề ra được
nội dung, chương trình giảng dạy và học tập
thật sự khoa học, trong đó việc dạy chữ, dạy
nghề và dạy người phải được kết hợp chặt
chẽ, hài hòa, cân đối. Có như vậy chúng ta
mới đào tạo được những người thừa kế xây
dựng xã hội chủ nghĩa “vừa hồng, vừa
chuyên" như Hồ Chí Minh đã từng căn dặn.


Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 1-2013

Con người vừa là khởi nguyên, vừa là
điểm kết thúc đồng thời lại là yếu tố trung
tâm quyết định mọi quá trình xã hội, còn
giáo dục đào tạo là công cụ cơ bản và trực
tiếp nhất để hình thành nên các phẩm chất,
năng lực con người. Nhận thức được tầm
quan trọng của giáo dục, đào tạo đối với sự
hưng vong của dân tộc, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã xác định: "Giáo dục, đào tạo là quốc
sách hàng đầu" [2, tr. 59] của nước ta hiện
nay. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn đó, Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta hết sức quan tâm,
chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, đào
tạo của nước nhà. Nhờ vậy, trên lĩnh vực
trọng yếu này của đất nước, chúng ta đã đạt
được những thành tựu to lớn, phẩm chất, năng

lực mọi mặt của con người Việt Nam có sự
biến đổi ngày càng tốt đẹp hơn.
Trong mối quan hệ giữa dạy chữ, dạy
nghề, dạy người, mục đích cuối cùng của hoạt
động giáo dục, đào tạo ở nước ta là phải tạo ra
những con người Việt Nam phát triển về mọi
mặt. Đó là những con người đậm đà bản sắc
dân tộc: kiên định bảo vệ nền độc lập dân
tộc, tự hào với truyền thống văn hóa của đất
nước, quê hương, yêu nhân dân, yêu Tổ
quốc, thương đồng bào, sống nhân nghĩa,
thủy chung, có đạo đức cao cả “mình vì mọi
người", hiếu thảo với cha mẹ, tình nghĩa với
bạn bè, đồng chí, luôn tôn trọng và hướng
tới cái thiện, cái tốt, cái đẹp.
Đó là những con người biết tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại, nhân văn, nhân
ái, hòa bình, hữu nghị, hợp tác; có kiến thức
trình độ khoa học công nghệ, kỹ năng nghề
nghiệp tốt; biết khám phá, sáng tạo; khả
năng tự lập và thích nghi cao, làm việc có
hiệu quả.
Đó cũng là con người có lý tưởng sống
đúng đắn: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã

23

hội, lập trường giai cấp vững vàng, tinh thần
quốc tế trong sáng; có ý thức công dân,
sống, làm việc và hành động theo hiến pháp

và pháp luật; có thể lực, sức khỏe dồi dào,
biết chăm lo rèn luyện thân thể; quan tâm
giữ gìn và bảo vệ môi trường sống.
2. Đổi mới quan điểm đánh giá và tiêu
chuẩn tuyển chọn, sắp xếp đội ngũ cán bộ,
công chức.
Việc đổi mới quan điểm đánh giá
phẩm chất, năng lực, sự phát triển của con
người Việt Nam hiện nay để sắp xếp, bố trí
công tác cần lưu ý:
- Phải có cái nhìn tổng thể, phải đứng
trên quan điểm hệ thống khi xem xét, đánh
giá sự phát triển của con người. Thực tế cho
thấy, con người tồn tại và phát triển bao giờ
cũng là sự kết tinh của nhiều nhân tố: thể
lực, trí tuệ, lý tưởng, đạo đức, quan niệm
sống, trình độ, năng lực thẩm mỹ, là sự phát
triển hài hòa, cân đối giữa mặt sinh học và
xã hội. Vì vậy, xem xét, đánh giá con người
nhất thiết phải chú ý đến tính toàn diện trong
sự phát triển của nó, tìm ra những nhân tố
chủ yếu tác động đến sự phát triển của con
người. Có như vậy mới tránh tình trạng hời
hợt, phiến diện hoặc lẫn lộn giữa hình thức
với nội dung, hiện tượng với bản chất khi
nhìn nhận, đánh giá con người.
- Dân chủ, công khai và dựa vào tập
thể để đánh giá năng lực, bố trí công tác cho
phù hợp là yêu cầu đặc biệt quan trọng, cần
phải quán triệt trong việc đổi mới quan điểm

đánh giá phẩm chất, năng lực của con người.
Xem xét, đánh giá quá trình phấn đấu
rèn luyện của mỗi con người và những kết
quả mà họ đạt được trong quá trình phát
triển phẩm chất, năng lực cá nhân là vấn đề
phức tạp. Mỗi người từ sự hiểu biết, từ mối
quan hệ, thái độ, tình cảm... với đối tượng


Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 1-2013

mà có cách nhận xét, đánh giá khác nhau,
thậm chí trái ngược nhau trên cùng một con
người. Để tránh tình trạng này, cần phải dân
chủ, công khai khi xem xét tài năng, đạo
đức, nhân cách con người, phải dựa vào tập
thể, phải lấy ý kiến rộng rãi của mọi người,
của các đoàn thể, tổ chức nơi cá nhân đó
sống và làm việc. Những nhận xét, đánh giá
của các tầng lớp nhân dân sẽ cho phép chúng
ta tìm ra được kết luận chính xác, phù hợp,
tránh chủ quan, cá nhân chủ nghĩa khi nhìn
nhận, đánh giá trình độ, năng lực của mỗi
thành viên trong cộng đồng.
- Nhanh chóng xây dựng những tiêu
chuẩn mới, khoa học làm cơ sở để đánh giá
phẩm chất, năng lực của con người đang là
vấn đề cấp bách trong chiến lược con người
ở nước ta hiện nay.
Để đạt được mục tiêu đó, theo tôi cần

phải quán triệt các quan điểm của Đảng, của
Chủ tịch Hồ Chí Minh khi xem xét đánh giá
con người. Đây là căn cứ vững chắc nhất để
xây dựng tiêu chuẩn mới cho việc đánh giá
con người, tuyển chọn nhân lực cho các
ngành kinh tế, xã hội và bộ máy quản lý các
cấp ở nước ta.
Tiêu chuẩn mới phải bao quát được các
mặt trong chỉnh thể con người, phải thấy
được mối liên hệ, sự tác động qua lại giữa đạo
đức, lý tưởng, quan điểm sống với tài năng,
năng lực, sức khỏe trong việc hình thành nhân
cách con người. Tất nhiên, tùy vào điều kiện
cụ thể, có thể nhấn mạnh mặt này hoặc mặt
khác, song đó chỉ là thứ yếu, không nên lạm
dụng. Con người dù trong bất kỳ hoàn cảnh
nào đều tồn tại và hoạt động với tư cách là
một thực thể vẹn toàn với những phẩm chất,
đặc trưng riêng của nó. Vì thế, tiêu chuẩn mới
cần phải coi trọng cả mặt tài và đức trong đó
đức là gốc, nhưng không được xem nhẹ mặt

24

tài, phải trân trọng mọi kết quả phấn đấu
vươn lên hoàn thiện phẩm chất, năng lực của
các cá nhân.
Trong giai đoạn hiện nay, tiêu chuẩn
để đánh giá sự phát triển của con người Việt
Nam phải được đặt trên nền tảng chất lượng

mới, cao hơn. Việc xem xét phẩm chất, năng
lực của con người Việt Nam cần phải liên hệ
chặt chẽ với cách đánh giá chung của các
nước trong khu vực và trên thế giới, để thấy
được mặt mạnh, mặt yếu, trình độ phát triển
và năng lực của con người Việt Nam, trên cơ
sở đó xác định được tiêu chuẩn phù hợp,
không chỉ đánh giá đúng mà còn khuyến
khích và tạo điều kiện cho sự phát triển ngày
một cao hơn trí tuệ, đạo đức, sức khỏe, trình
độ thẩm mỹ của người Việt Nam. Trong tiêu
chuẩn mới để đánh giá sự phát triển mọi mặt
con người hiện nay, chúng ta nên chú trọng
đến cách thức “làm người”, trách nhiệm
công dân của các thành viên trong cộng
đồng. Đây là tiêu chuẩn cơ bản và hiện đại
để đánh giá mức độ phát triển của con người
trong thời đại hiện nay. Ý thức công dân tốt,
trách nhiệm xã hội cao là kết quả tác động
của nhiều yếu tố: lý tưởng, quan điểm sống,
đạo đức, trí tuệ, lòng nhân ái, tính cộng
đồng... của con người. Xây dựng một xã hội
trong đó mỗi người luôn thấy được nghĩa vụ,
trách nhiệm đối với công việc chung, mang
hết tài năng, sức lực của mình cống hiến cho
sự phát triển đất nước là mục tiêu quan trọng
của Đảng và nhân dân ta. Muốn đạt tới điều
đó, nhất thiết phải có những con người có lý
tưởng, quan điểm sống mới, cao đẹp: mình
vì mọi người; gian khổ đi trước, hưởng thụ

đi sau; luôn hành động vì hạnh phúc của
đồng bào, đồng chí như Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã từng nêu lên. Do đó, trong tiêu
chuẩn mới đánh giá sự phát triển của con


Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 1-2013

người, cần phải đặt lên rất cao vấn đề ý thức
trách nhiệm công dân.
Con người Việt Nam đậm đà bản sắc
dân tộc cũng là điều phải đặc biệt chú trọng
trong tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển con
người trong thời kỳ đổi mới ở nước ta. Coi
trọng những giá trị tốt đẹp trong truyền thống
dân tộc, tiếp thu, kế thừa tinh hoa văn hóa cha
ông để làm phong phú các năng lực của con
người Việt Nam đang là vấn đề lớn của chiến
lược con người, của việc xây dựng và phát
triển con người mới ở nước ta hiện nay. Sự
phát triển của con người toàn diện Việt Nam
không chỉ được đo bằng tri thức khoa học
hiện đại, ý thức công dân cao mà còn ở trình
độ hiểu biết, nắm bắt, tiếp thu các giá trị cao
đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc mà
cha ông ta đã tốn bao mồ hôi, xương máu để
tạo dựng nên. Trong xu thế hội nhập hiện nay
của thế giới, vấn đề có tính toàn cầu là làm
sao bảo vệ được bản sắc riêng của các dân
tộc, hội nhập thành công về kinh tế nhưng


25

không bị thôn tính, hòa tan về văn hóa. Kinh
nghiệm cho thấy, để giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa của các dân tộc trong thời đại
mới, trước hết phải có những con người biết
quý trọng những giá trị văn hóa của dân tộc
mình, biết kế thừa, nâng cao và làm tỏa sáng
những giá trị đó trong cộng đồng thế giới. Từ
rất sớm, trong chiến lược con người của Việt
Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh hết
sức coi trọng việc giáo dục những giá trị
truyền thống của dân tộc, của cách mạng cho
mọi người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ. Đây
là nét đẹp trong tâm hồn, tư tưởng của con
người Việt Nam mà chúng ta cần giữ gìn và
phát huy. Do đó trong tiêu chuẩn đánh giá sự
phát triển của con người Việt Nam hiện đại,
yếu tố truyền thống cần phải được hết sức coi
trọng. Đổi mới quan điểm xem xét, đánh giá
trình độ phát triển về mọi mặt của con người
Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới là
một đòi hỏi bức thiết, mang tính tất yếu
khách quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phạm Ngọc Anh. 1995. “Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa”. Nghiên cứu lý luận, tr. 13-15.
[2] Đảng cộng sản Việt Nam. 1996. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.



×