Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại các trạm y tế xã huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.05 KB, 6 trang )

VIỆN

S

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH
CỦA NGƯỜI DÂN TẠI CÁC TRẠM Y TẾ XÃ
HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN
Nguyễn Thị Lan Anh1, Thăng Thị Hồng Nhung1, Phạm Thị Ngọc Vân1

TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu cho người đọc có được cái nhìn tổng
quát về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực tại các
trạm y tế xã; tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh
(KCB) của người dân tại các trạm y tế xã huyện Bạch Thông,
tỉnh Bắc Kạn năm 2015. Nghiên cứu được tiến hành trên 250
hộ dân trên địa bàn huyện. Kết quả cho thấy đa số người dân
đến khám tại các trạm y tế là nữ, trình độ học vấn còn hạn
chế. Họ chủ yếu đến khám và tư vấn về chăm sóc sức khỏe
và kế hoạch hóa gia đình hoặc điều trị ngoại trú những bệnh
mạn tính của người cao tuổi. Các trạm y tế xã cơ bản đã đáp
ứng yêu cầu về khám chữa bệnh ban đầu của nhân dân, tuy


nhiên, cơ sở vật chất, đặc biệt là danh mục thuốc và đội ngũ
cán bộ y tế còn cần cải thiện.
Từ khóa: Dịch vụ, chất lượng dịch vụ, khám chữa bệnh,
tram y tế xã.
SUMMARY
The research result will show the overall picture about
the situation of using health treatment services at commune
health centers in Bach Thong district, Bac Kan province
related to the process of health treatment at commune health
centers, health facility... The research was conducted on 250
household. The result showed that almost people come to
commune health center is female, with quite low educational
level in order to get advices about health care and breeding
plan. They choose outpatient treatment of chronic diseases,
especialy the elderly. People relatively satisfy with quality
of health services. Anyway, the drug list and health staff are
not really met their needs and expectation and need further
improvement.
Keywords: Service, service quality, health treatment,

commune health centers.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, hệ thống y tế nước ta đã được
kiện toàn mạng lưới tổ chức từ Trung ương đến địa phương,
đảm bảo thực hiện công bằng trong khám chữa bệnh cho đối
tượng nghèo, trẻ em và nhân dân vùng sâu, vùng xa. Tuy
nhiên, tình hình KCB tại các TYT vẫn không khả quan, tỷ lệ
người dân đến KCB tại TYT phường xã còn thấp. Trong khi
đó tại các cơ sở y tế tuyến trên, thì số người đến KCB ngày
càng đông, gây nên tình trạng quá tải làm ảnh hưởng tới chất

lượng CSSK.
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi ở sâu trong nội địa nên gặp
nhiều khó khăn trong thương mại; hệ thống giao thông, công
nghệ thông tin còn chưa phát triển. Chính những khó khăn về
địa hình đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế
xã hội của toàn tỉnh, trong đó có chất lượng cung ứng khám
chữa bệnh của người dân. Tỉnh có diện tích tự nhiên khoảng
4.859,4 km²; dân số có 301.000 người (tính đến năm 2012),
trong đó có 7 dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Sán Chay,
Dao, Mông, Hoa. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 là 20,39%, có 2
huyện nghèo 30A và 58 xã thuộc diện 135. Các chỉ số về y
tế tại Bắc Kạn ở mức trung bình thấp: số lượng bác sỹ năm
2012 là 351 người, tỷ lệ dược sỹ đại học/1 vạn dân là 0,76%
(so với mức của cả nước là 1,3); tỷ lệ giường bệnh/1 vạn dân
là 35,01%; có 54,1 % số trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y
tế và 58,2 % số trạm y tế có bác sỹ. Theo số liệu tính đến cuối
năm 2015, toàn tỉnh Bắc Kạn có 96/122 xã đạt Chuẩn quốc
gia về y tế. Trong tổng số 122 trạm y tế đã có 17 trạm xuống
cấp trầm trọng, cần được xây mới.
Huyện Bạch Thông là địa bàn còn khó khăn, tỷ lệ hộ
nghèo còn cao, tỷ lệ người bệnh tham gia khám và điều trị

1. Trường ĐH Kinh tế & QTKD - ĐH Thái Nguyên; Email: , ĐT: 0964527886
Ngày nhận bài: 02/08/2016

46

SỐ 34 - Tháng 9+10/2016
Website: yhoccongdong.vn


Ngày phản biện: 06/08/2016

Ngày duyệt đăng: 12/08/2016


2016

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

TYT còn thấp, chất lượng nguồn nhân lực y tế chưa cao,
TYT chưa thực sự phát huy hết được vai trò chăm sóc sức
khỏe ban đầu cho người dân. Trạm y tế thị trấn Phủ Thông
nằm ngay giữa trung tâm huyện, nhưng bao nhiêu năm nay
cũng không có nguồn đầu tư, hiện chỉ có 04 phòng làm việc,
chật trội, không đủ diện tích và thiếu phòng làm việc theo
chuẩn. Trạm y tế xã Đôn Phong tuy không xa trung tâm
nhưng đường vào rất khó khăn... Xuất phát từ thực tế trên,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tình hình khám chữa bệnh
tại các trạm y tế xã huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là
hoạt động khám chữa bệnh tại các trạm y tế xã huyện Bạch
Thông, tỉnh Bắc Kạn.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Bài viết tập trung phân tích hoạt
động khám chữa bệnh tại các trạm y tế xã huyện Bạch Thông,
tỉnh Bắc Kạn.
Phạm vi về không gian: Tại các trạm y tế xã huyện Bạch
Thông, tỉnh Bắc Kạn.
Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập

trong giai đoạn 2011-2014 số liệu sơ cấp được thu thập thông
qua phỏng vấn trực tiếp người dân năm 2015.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp về tình hình khám chữa bệnh tại y tế cơ
sở bao gồm: cơ sở vật chất y tế phục vụ KCB, năng lực đội
ngũ cán bộ y tế, việc tổ chức KCB tại cơ sở y tế… được tổng
hợp từ cơ sở dữ liệu của tổng cục thống kê về các chỉ tiêu
đầu vào, đầu ra của hệ thống y tế các cấp và của sở y tế tỉnh
Bắc Kạn.
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Tác giả thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp điều tra
hộ, gồm các bước sau:
Chọn điểm điều tra: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu,
địa điểm điều tra phải đại diện cho vùng nghiên cứu trên
phương diện các cơ sở y tế, đặc điểm trình độ tay nghề cán
bộ y tế và đặc điểm tình hình khám chữa bệnh của người dân
của vùng. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể các trạm y tế xã của
huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
Chọn đối tượng điều tra: Đối tượng điều tra là người dân
sử dụng dịch vụ y tế tại các trạm y tế xã được chọn của huyện
Bạch Thông.
Quy mô mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu như sau:
n = (Z*Z) *(p*(1-p))/(e*e)
Trong đó: Z là trị số thống kê phân phối chuẩn Z (ở mức
95% là 1.96)

p: Là tỷ lệ hộ gia đình lựa chọn dịch vụ KCB tại TYT (tỷ
lệ lựa chọn p = 54%).
e: Khoảng tin cậy (mức độ sai số: 5%), e = 0,05.

Theo đó, n = 381 (hộ). Tác giả đã tiến hành điều tra và thu
được n = 250 (sau khi đã loại bỏ phiếu không đạt tiêu chuẩn).
Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên.
Phạm vi chọn mẫu: Tại 3 xã Quang Thuận, Đôn Phong,
Dương Phong thuộc huyện Bạch Thông, mỗi xã thu thập
80-85 phiếu. Đây là những xã có số lượng đồng bào dân tộc
thiểu số trên 50%, hoạt động khám chữa bệnh của các trạm y
tế xã tại đây còn nhiều khó khăn. Với đặc điểm về địa lý có
địa hình thấp, thung lũng chân núi kéo dài, có hệ thống giao
thông phát triển với tuyến quốc lộ 3, tỉnh lộ 257, 251 chạy
qua. Đây là nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số như Tày,
Dao, Nùng, Hoa.
Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp người đại diện
của hộ bằng mẫu phiếu điều tra được lập sẵn. Nội dung phiếu
điều tra bao gồm các thông tin về tình hình cơ bản của người
dân như họ tên, tuổi, dân tộc, giới tính, trình độ chuyên môn,
tình hình sử dụng dịch vụ y tế, mức độ khám chữa bệnh.
Những thông tin về tình hình khám chữa bệnh tại trạm y tế xã
của bệnh nhân như các yếu tố cơ sở y tế, năng lực đội ngũ cán
bộ y tế, tình hình tổ chức KCB tại cơ sở y tế. Những thông
tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó khăn của
bệnh nhân. Số liệu thu thập dược phân nhóm theo mục đích
nghiên cứu và tính toán các chỉ tiêu cần thiết. Thống kê xử lý
số liệu bằng phần mềm bảng tính Excel, phân tích bằng phần
mềm SPSS 20.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm chung của người dân đến khám chữa
bệnh ở các xã điều tra
Theo kết quả điều tra khảo sát, đa số các bệnh nhân thuộc
hộ trung bình (chiếm đến 66,67%), còn lại là hộ khá giả.

Phần lớn các hộ dân đi khám chữa bệnh đều thuộc các hộ dân
tộc thiểu số, các bệnh nhân được điều tra tại trạm y tế xã hầu
hết là nữ giới và là những người có độ tuổi từ 40 tuổi đến 75
tuổi và có mắc phải các bệnh mạn tính và bệnh không mạn
tính. Số lượng bệnh nhân thuộc các hộ dân ở tại xã đều đi tới
trạm y tế để khám chữa bệnh, có một số bệnh nhân khác đi
cơ sở tư nhân, một số trường hợp nặng hơn thì được chuyển
lên tuyến trên bệnh viện của huyện để đảm bảo được điều trị
tốt hơn.
Tỷ lệ nhóm tuổi trên 60 đến KCB tại TYT là cao nhất
(48%). Nguyên nhân là do ở các vùng nông thôn xã, đa số
người dân đi làm xa quê, nên phần lớn những người ở lại là
phụ nữ và cha mẹ già yếu. Những người trong độ tuổi từ 1659 tuổi thỉnh thoảng mới về vùng xa nên ít đi đến các TYT
SỐ 34 - Tháng 9+10/2016
Website: yhoccongdong.vn

47


VIỆN

S

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
để khám và điều trị.
Bảng 1. Trình độ học vấn của người dân đến khám
Học vấn

Số lượng (người)

Tỷ lệ
(%)

Mù chữ

57

22,8

Tiểu học, THCS

143

57,2

THPT, CĐ, ĐH

50

20

Tổng cộng


250

100

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Tỷ lệ người bệnh bị mù chữ là 22,8 %, tỷ lệ người bệnh
học tiểu học và THCS lớn nhất đạt 57,2%, còn tỷ lệ người
học trên cấp 3 đạt 20%. Do ở các vùng thôn, xã số người cao
tuổi sinh sống nhiều, họ trước đây không có điều kiện đi học,
còn số học THPT,CĐ, ĐH còn khá thấp vì phần lớn do hoàn
cảnh khó khăn nên họ bỏ học để đi làm giúp đỡ gia đình.
Chính do hạn chế về trình độ học vấn của người dân nơi đây
nên công tác tư vấn, vận động người dân tới cơ sở y tế KCB
rất cần được các cấp chính quyền quan tâm và thực hiện một
cách nghiêm túc.
3.2. Đội ngũ cán bộ y tế xã
Do các cơ sở trạm y tế xã ở mỗi xã có quy mô nhỏ, vì vậy
số lượng bác sỹ cũng ít, chỉ đáp ứng nhu cầu quy mô của mỗi
trạm. Số lượng bác sỹ tại các trạm y tế xã của huyện chiếm
38%, còn lại là y tá, nữ hộ sinh. Bên cạnh đó thì các bác sĩ, y
tá ở các tuyến huyện trên cũng được điều về hỗ trợ cho một
số ca điều trị tại trạm y tế xã. Nhiều bác sĩ tại trạm đã làm
việc lâu năm, có nhiều kinh nghiệm điều trị, cũng như đã có
thêm một số các bác sĩ, y tá mới vào ngành làm việc tại trạm.
Theo kết quả điều tra, trình độ đội ngũ cán bộ y tế xã
của người dân, hiện tại đội ngũ y bác sĩ tại các trạm y tế xã
của huyện Bạch Thông mới chỉ đảm bảo đủ trình độ để chữa
được những bệnh thông thường (69,7%), trong khi đó đối
với những bệnh phức tạp thì khả năng khám chữa bệnh của

các cán bộ y tế tại đây còn hạn chế (83% người dân cho rằng
đội ngũ cán bộ y tế tại các TYT xã huyện Bạch Thông không
chữa được các bệnh phức tạp). Nguyên nhân là do chủ yếu
người dân đến trạm để khám các bệnh nhẹ, thường gặp nên
nhìn chung trình độ cán bộ y bác sĩ mới chỉ đáp ứng được
nhu cầu khám những bệnh này. Còn những bệnh nặng hơn
thì người dân tại đây chủ yếu tới các bệnh viện tuyến trên.
3.3. Cơ sở vật chất y tế
Do cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế còn hạn chế tại các
trạm y tế xã nên tình trạng thiếu giường bệnh, quá tải cho
bệnh nhân tới khám chữa bệnh tại trạm vẫn còn tồn tại. Tổng
số giường bệnh là 325 chiếc, trong đó có khoảng 70 giường
hộ sinh. Tại TYTX huyện Bạch Thông, cơ sở hạ tầng nhìn

48

SỐ 34 - Tháng 9+10/2016
Website: yhoccongdong.vn

chung là ở mức độ bình thường, còn sử dụng tương đối tốt,
khối nhà được xây dựng đủ để phục vụ người dân đến KCB
tại TYTX và xã đang phấn đấu đạt Chuẩn quốc gia về y tế
xã. Tuy nhiên, còn khối nhà dân số chưa được sạch đẹp, đang
xuống cấp, cần phải có vốn đầu tư nâng cấp, sửa chữa.
Bảng 2. Đánh giá về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế
Chất lượng cơ sở hạ tầng
Tỉ lệ (%)
Quá cũ, xuống cấp
12,5
Bình thường

62,5
Tốt, hiện đại
25
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Một số trang thiết bị TYTX cũng được đánh giá là tốt và
hiện đại. Tuy nhiên vẫn còn một số máy móc thiết bị chưa
được thay thế và nâng cấp để phục vụ người dân KCB. Do
người dân tới các TYTX chủ yếu để khám các bệnh thường
thức nên số lượng trang thiết bị về cơ bản đã đáp ứng đủ nhu
cầu khám sức khỏe ban đầu của người dân, chỉ còn thiếu
khoảng 12,5% theo đánh giá của dân cư các xã được điều tra.
3.4. Việc tổ chức khám chữa bệnh tại cơ sở y tế được
điều tra
Do người dân nơi đây thường tới các TYTX để khám
những bệnh nhẹ, thường gặp nên việc tổ chức khám chữa
bệnh tại đây bao gồm thủ tục và thời gian thăm khám khá
nhanh. Một lý do nữa là do địa bàn xã là vùng sâu xa, tỷ lệ
người đến thăm khám trong ngày không nhiều nên không bị
quá tải dẫn đến việc KCB diễn ra nhanh chóng.
Bảng 3. Thời gian thăm/khám bệnh tại TYTX
Thời gian thăm/khám
bệnh tại TYTX
Rất lâu, mất nhiều thời gian
Thủ tục lâu, thăm khám nhanh
Thủ tục nhanh, thăm khám lâu
Thủ tục nhanh, thăm
khám nhanh

Tỷ lệ (%)
0

2
3
95

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Khi được hỏi về việc sẽ sử dụng dịch vụ y tế nào khi y
tế xã quá tải thì đến 75% người dân trả lời sẽ đến bệnh viện
huyện, 25% số người được hỏi lựa chọn đến khám tại các cơ
sở y tế tư nhân vì theo họ thủ tục sẽ nhanh gọn hơn và giảm
bớt được thời gian chờ đợi. Trong quá trình KCB tại TYTX
vẫn còn gặp một số trường hợp vì thiếu TTBYT nên việc
KCB không thể tiến hành tốt. Do vậy mà nhiều bệnh nhân đã
quyết định chuyển lên tuyến cơ sở y tế huyện để được KCB.
Hầu hết trong các gia đình đều đã tham gia khá nhiều
dịch vụ KCB tại TYT xã, mỗi dịch vụ KCB lại mang đến
chất lượng khám chữa bệnh khác nhau. Đa số người dân đến


2016

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

khám và điều trị ngoại trú, hoặc để được tư vấn kế hoạch
hóa gia đình, khám thai, sinh đẻ. Các dịch vụ khác ít được sử
dụng. Điều này cũng phù hợp với chức năng tư vấn và CSSK
ban đầu của các trạm y tế xã.
Theo kết quả điều tra, tỷ lệ người bệnh chọn trạm y tế xã
để khám bệnh là cao nhất 54,4 %, kế đến là không đi khám
hoặc tự chữa ở nhà là 24,4 %, lựa chọn sử dụng dịch vụ y tế
tư nhân 15,2 % , đến bệnh viện là 10,0%. Do người dân mắc

các bệnh thông thường, nhẹ là phổ biến, trạm y tế xã cũng
là nơi đi lại gần, nhanh chóng nên mọi người thường có xu
hướng đó cho thuận tiện. Những ưu đãi về chi phí, dịch vụ
khám chữa bệnh tại TYT được thẻ bảo hiểm y tế chi trả cho
phần nào, mặc dù số lượng thuốc không đủ đáp ứng nhu cầu
của họ. Tuy nhiên có thể thấy, vẫn còn một tỷ lệ phần trăm
không nhỏ người dân không đi khám mà tự chữa ở nhà với
các bài thuốc dân gian gia truyền từ lá cây. Điều này cho thấy
cần phát huy hơn nữa công tác tuyên truyền để người dân
hiểu và sử dụng dịch vụ y tế cơ sở với tỷ lệ cao hơn.
3.5. Đạo đức nghề nghiệp
Nhìn chung thái độ y bác sĩ thân thiện và hòa nhã với
100% người dân khi được điều tra đồng ý. Lý do chủ yếu là
do khảo sát địa bàn gần TYT nên các y bác sĩ và người dân
đều có mối quan hệ thân thiết. Bên cạnh việc KCB trực tiếp
cho người dân tại các trạm y tế xã, các cán bộ y tế còn thực
hiện tư vấn khám chữa bệnh ngay tại nhà cho dân cư nơi đây.
Điều này giúp cho các cán bộ y tế có thể biết được tình hình
sức khỏe của người dân một cách nhanh nhất để có những
biện pháp hỗ trợ và chữa trị kịp thời.
Bảng 4. Mức độ thực hiện tư vấn sức
khỏe tại gia đình của y bác sĩ
Thực hiện tư vấn sức khỏe tại gia đình
của y bác sĩ
Không đến
Có thực hiện nhưng không thường xuyên
Thực hiện thường xuyên

Tỷ lệ (%)
15,3

84,7
0

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Qua số liệu điều tra có thể thấy tại huyện Bạch Thông,
các cán bộ y tế đã thực hiện tư vấn sức khỏe cho người dân
tại gia đình, tuy nhiên việc thực hiện này là chưa thường xuyên
(84,7%). Thông thường chỉ khi có các chương trình dự án
lớn, hoặc tùy theo mục đích của chương trình mà việc tư vấn
sức khỏe tại gia mới được thực hiện.
Chính do sự thiếu thường xuyên trong liên lạc nên những
thông tin về chăm sóc sức khỏe được người dân biết tới chủ
yếu lại từ phương tiện truyền thông (41,5%) và do cán bộ xã
vận động (44,2%). Trong khi đó nguồn thông tin tới từ các y

bác sĩ chỉ đạt 13%
Bảng 5. Nguồn tiếp nhận thông tin về
chăm sóc sức khỏe của người dân
Nguồn thông tin về chăm sóc
sức khỏe
Y bác sĩ tới nhà vận động tư vấn
Tờ rơi, áp phích
Phương tiện truyền thông
Cán bộ xã vận động

Tỷ lệ (%)
13
1,3
41,5
44,2


(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
3.6. Chất lượng và giá dịch vụ khám chữa bệnh
Phần lớn người dân trong xã đều là những hộ dân trung
bình, nên thu nhập của họ cũng thấp, tỉ lệ mắc các bệnh
thông thường cao nên chi phí cho việc khám chữa bệnh từ
nguồn thu nhập không cao. Bên cạnh đó có nhiều hộ dân có
chính sách hỗ trợ 135 chi phí KCB còn được miễn hoàn toàn,
nhưng phần lớn là họ có thẻ BHYT hỗ trợ 60%-80% chi phí
KCB tại trạm y tế xã. Tại các xã điều tra, có đến 87,5% kinh
phí điều trị tại các trạm y tế được trích từ BHYT, chỉ có 12,5
% kinh phí từ thu nhập của người dân đến khám và điều trị.
Theo kết quả điều tra khảo sát về chất lượng của dịch vụ
KCB tại các TYTX, phần lớn là họ hài lòng với dịch vụ KCB
tại đây. 85,6% ý kiến hài lòng với dịch vụ KCB tại TYTX, tuy
nhiên do cơ sở hạ tầng và trang thiết bị yếu kém nên theo người
dân huyện Bạch Thông thì chất lượng KCB vẫn chưa cao.
Tình trạng kinh tế cũng ảnh hưởng đến chất lượng khám
chữa bệnh của người dân, các hộ có điều kiện chưa tốt cũng
có thể chỉ sử dụng những loại dịch vụ bình thường. Do vậy
điều kiện kinh tế của mỗi hộ dân ảnh hưởng trực tiếp cả tới
khả năng tiếp cận dịch vụ KCB tại trạm y tế xã.
Hiện nay tại các trạm y tế xã, đã đưa vào sử dụng các loại
thuốc có tính đảm bảo về chất lượng khám chữa bệnh, với số
lượng thuốc vừa đủ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh. Kèm
theo chất lượng thuốc đáp ứng đủ nhu cầu bệnh nhân, dẫn tới
chi phí cho các dịch vụ KCB tại trạm cũng ở mức trung bình
do được hưởng chính sách của thẻ BHYT hỗ trợ.
3.7. Tài chính y tế
BHYT được coi là một trong những giải pháp nhằm đảm

bảo tính công bằng trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức
khoẻ của nhân dân. Hiện nay Bắc Kạn cũng như các tỉnh
khác trong cả nước đều tiếp tục thực hiện Luật BHYT và
chính sách KCB cho người nghèo mua thẻ BHYT miễn phí
cho người nghèo. Qua thảo luận nhóm với cán bộ Sở Y tế và
bệnh viện huyện cho thấy tỷ lệ người dân có thẻ BHYT ở
huyện Bạch Thông là tương đối cao, người nghèo, học sinh
và trẻ em dưới 6 tuổi chiếm tỷ lệ lớn thì đều có thẻ BHYT. Tỷ
lệ phát thẻ BHYT cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, các
SỐ 34 - Tháng 9+10/2016
Website: yhoccongdong.vn

49


S
VIỆN

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
đối tượng chính sách hầu như các năm đều đạt gần 100% số
đối tượng. Chính sách mua thẻ BHYT cho người cận nghèo
cũng đã được nghe thấy nhưng chưa thấy triển khai tới người

cận nghèo chưa có thẻ BHYT. Đây là điều kiện thuận lợi
đảm bảo tính công bằng trong chăm sóc sức khoẻ, khi người
dân vùng sâu xa, người nghèo ốm đau đều được hưởng chế
độ KCB.
Nhìn chung, hoạt động của Trạm Y tế xã đã thay đổi đáng
kể, kết quả phỏng vấn cho thấy: "Trong năm 2015, so sánh
trước đạt chuẩn và sau khi đạt chuẩn quốc gia về y tế xã:
Công tác KCB thay đổi về tinh thần; người dân tin tưởng vào
KCB của TYTX; trang thiết bị tạm đủ cho KCB ban đầu;
thuốc tăng lên, kết quả điều trị cao hơn; các chương trình y
tế quốc gia tốt hơn, trạm y tế xã được chỉ đạo và quan tâm
sát sao hơn; công tác KCB người dân đến khám nhiều hơn,
cung cấp nhiều trang thiết bị y tế; trang thiết bị đầy đủ hơn.
Các cơ sở y tế xã, được đầu tư giúp cho người dân được
hưởng lợi ích từ các nội dung dầu tư này. Người dân trong xã
được hưởng lợi từ các dịch vụ KCB mới, các dịch vụ KCB
được củng cố và tăng cường nâng cao chất lượng góp phần
tăng cường tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của người dân,
tạo công bằng chăm sóc về y tế. Chương trình can thiệp đầu
tư cho cơ sở y tế xã và cho người dân góp phần giúp cho
người dân tin tưởng, hài lòng khi KCB, tạo niềm tin cho nhân
dân. Bên cạnh đó, nghiên cứu của chúng tôi còn cho kết quả
cách xử trí của người ốm theo tình trạng BHYT. Người ốm
có thẻ BHYT người nghèo, BHYT đối tượng chính sách đến
KCB tại TYTX, bệnh viện huyện, cơ sở tư nhân; BHYT trẻ
em dưới 6 tuổi đến KCB tại trạm y tế xã chiếm tỷ lệ cao nhất
so với các cơ sở y tế khác.
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Để nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh và
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân gắn với xã hội hóa

lĩnh vực y tế cụ thể cần thực hiện tốt một số giải pháp như:
cần tăng cường phát triển xã hội hóa y tế để phát triển hệ
thống y tế; tiếp tục thực hiện chủ trương mở rộng và đa dạng
các hình thức liên kết đào tạo cán bộ y tế; thực hiện hiệu quả
các chính sách thu hút cán bộ y tế, nhất là thu hút các cán bộ
có chuyên môn giỏi, coi đây là giải pháp vừa tình thế vừa lâu
dài để xây dựng đội ngũ cán bộ ngành y tế; nâng cao năng
lực quản lý, điều hành của người đứng đầu TYT cũng như ý
thức trách nhiệm của từng cán bộ y tế; tổ chức thực hiện tốt
các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế liên quan trực tiếp đến
việc nâng cao chất lượng trạm y tế xã.
Căn cứ vào định hướng phát triển chung của y tế huyện
cùng với kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số giải
pháp cụ thể sau:

50

SỐ 34 - Tháng 9+10/2016
Website: yhoccongdong.vn

Về đội ngũ nhân lực y tế xã
Để nâng cao chất lượng cán bộ y tế cơ sở cần đầu tư đào
tạo, tập huấn nâng cao tay nghề cho cán bộ y tế trước hết,
phải tuyển chọn và cử người đi học theo chế độ cử tuyển.
Bậc học; đào tạo theo địa chỉ phù hợp với nhu cầu của từng
địa phương; gắn đào tạo với sử dụng Bắc Kạn tổ chức các
khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn và có chính sách thu hút cán
bộ y tế lên công tác. Cần củng cố, phát triển và nâng cao chất
lượng hoạt động của y tế thôn, bản, bảo đảm 100% thôn, bản
có nhân viên y tế hoạt động và thường xuyên được đào tạo,

tăng mức phụ cấp đối với y tế thôn, bản. Làm tốt công tác tổ
chức cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực, nhất là cán bộ y tế
chuyên khoa sâu; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đáp
ứng nhu cầu cơ bản và từng bước hiện đại; thực hiện tốt cơ
chế chính sách, chấp hành nghiêm túc các quy định, quy chế
của ngành; thường xuyên rèn luyện y đức, phát động phong
trào thi đua theo từng mục tiêu.
Một trong những vấn đề cấp thiết nhất là tới đây các trạm
y tế cần có kế hoạch cắt cử luân phiên cán bộ tham gia các
lớp đào tạo nâng cao trình độ nhằm đáp ứng các yêu cầu của
công việc và khai thác, sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị
được cấp vào công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe
nhân dân trên địa bàn. Để làm tốt các nhiệm vụ này, vai trò
của đội ngũ cán bộ, viên chức là quyết định. Vì vậy đi đôi với
công tác đào tạo, sử dụng, giám sát, đánh giá đúng thì việc
động viên, đãi ngộ, chăm lo tới đời sống cán bộ, viên chức
cần được các cấp lãnh đạo tích cực quan tâm.
Về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế
Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, mạng
lưới khám chữa bệnh trong tỉnh Bắc Kạn cũng phát triển theo
hướng chuyên sâu. Đội ngũ bác sỹ chuyên khoa phát triển cả
về chất và lượng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được quan
tâm đầu tư, nâng cấp. Nhiều mô hình y tế mới về chăm sóc
sức khỏe được triển khai. Việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong công tác quản lý bệnh phẩm và bệnh nhân được
triển khai tại tất cả các bệnh viện. Công tác cải cách thủ tục
hành chính được chú trọng giúp đổi mới quy trình khám chữa
bệnh, rút ngắn thời gian chờ đợi, giảm phiền hà cho nhân
dân. Bên cạnh đó, các bệnh viện huyện được củng cố, nâng
cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm số bệnh nhân chuyển

tuyến. Chính sách về bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh cho
người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của
Nhà nước được ngành Y tế phối hợp với sở, ngành liên quan
triển khai đầy đủ, đảm bảo quyền lợi của người dân.
Việc tổ chức khám chữa bệnh tại cơ sở y tế
Nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong thời
gian tới, ngành Y tế Bắc Kạn đã được triển khai thực hiện
theo những đề án mục tiêu, chỉ tiêu trọng tâm theo kế hoạch


2016

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

năm 2016 là: Cải cách thủ tục hành chính và công chức tiếp
nhận hồ sơ và trả kết quả tại bộ phận một cửa; giảm tỷ lệ mắc
bệnh; tạo cơ hội để người dân tiếp cận, sử dụng các dịch vụ
y tế cơ bản; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao
trình độ chuyên môn cán bộ y tế, tăng cường giáo dục đạo
đức cho cán bộ ngành. Người dân cần được hỗ trợ thêm các
thông tin về tư vấn chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe
sinh sản, tư vấn vệ sinh phòng bệnh, về các chính sách y tế,
và kế hoạch hóa gia đình.
Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ y tế xã
Xây dựng hình ảnh đạo đức nghề nghiệp ngành Y đẹp
trong lòng người bệnh và nhân dân, thực sự “Lương y như
từ mẫu” là việc làm lâu dài, cần có sự chung tay của toàn xã
hội chứ không phải chỉ riêng ngành Y tế, bởi vì lương tâm,
đạo đức của con người nói chung và đạo đức nghề nghiệp
ngành Y tế nói riêng không chỉ hình thành trong quá trình

khám chữa bệnh của người thầy thuốc. Đạo đức nghề nghiệp
ngành y trước hết là lương tâm, đạo đức của một con người
được nâng cao mãi bởi tính chất nghề nghiệp đặc thù liên
quan đến cuộc sống, tính mạng của con người. Ngay từ khi
lựa chọn theo học ngành Y, mỗi người phải ý thức được vinh
dự và trách nhiệm cao quý của nghề là chăm sóc, bảo vệ và
nâng cao sức khỏe nhân dân.

KẾT LUẬN
Tỷ lệ người dân đến khám chữa bệnh tại các trạm y tế xã
tương đối cao (54,4,%) chứng tỏ y tế cơ sở đã đáp ứng được
cơ bản nhu cầu KCB của người dân tại huyện Bạch Thông.
Đa số họ là dân tộc thiểu số và sử dụng thẻ bảo hiểm chính
sách và tự nguyện. Lý do chủ yếu mà người dân lựa chọn sử
dụng dịch vụ KCB tại trạm y tế khi có nhu cầu là gần nhà, có
thẻ BHYT đăng ký ban đầu tại trạm y tế, đồng thời hầu hết
là các bệnh nhẹ, không cần thiết phải đến bệnh viện. Qua kết
quả khảo sát, hầu hết người dân đến cơ sở đều hài lòng với
thái độ phục vụ tận tình, chu đáo của đội ngũ cán bộ, bác sỹ,
không có trường hợp sai sót trong chuyên môn, nhất là không
để xảy ra tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, số
lượng và chất lượng thuốc điều trị chưa thực sự đáp ứng nhu
cầu, thiếu giường bệnh để điều trị nội trú, số bác sĩ còn thiếu
và trình độ chuyên môn chưa sâu, đa số là bác sĩ đa khoa.
Y tế cơ sở đã cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của
người dân, cần chú trọng đến công tác luân chuyển cán bộ,
kết hợp chặt chẽ với y tế thôn bản để hỗ trợ thêm các thông
tin về tư vấn chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh
sản, tư vấn vệ sinh phòng bệnh, về các chính sách y tế, và kế
hoạch hóa gia đình để làm tốt hơn nữa công tác khám chữa

bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ Y tế (2013), Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2013, Hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, Hà
Nội.
2. Bộ Y tế (2012), Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2012, Nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, Hà Nội.
3. Đàm Viết Cương (2005), Tiến tới thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân vấn đề và giải pháp, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Đỗ Nguyên Phương (2001), Một số vấn đề công bằng, hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khoẻ ở Vịêt Nam, Chăm
sóc sức khoẻ nhân dân theo hướng công bằng và hiệu quả, Nhà xuất bản Y học, tr.32, Hà Nội.
5. Trần Thị Mai Oanh (2012), Tình hình CSSK cho người nghèo tại 5 tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Viện Chiến
lược và Chính sách Y và Dự án HEMA (EC) năm 2006-2010.
6. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Báo cáo nghiên cứu "Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thu hút và duy
trì nhân lực y tế ở khu vực miền núi", 2012: Hà Nội.

SỐ 34 - Tháng 9+10/2016
Website: yhoccongdong.vn

51



×