Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.09 KB, 13 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1 HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1 Ngân hàng thương mại:
1.1.1 Định nghĩa:
NHTMlà một tổ chức kinh doanh mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên
của nó là nhận tiền gửi của khách hàng (không kỳ hạn, có kỳ hạn, phát hành
séc), về trách nhiệm là phải hoàn trả số tiền đó và sử dụng số tiền đó để: đầu
tư, cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của NHTM(hay còn gọi là nghiệp vụ):
Bao gồm 3 lĩnh vực nghiệp vụ: Nghiệp vụ nợ, nghiệp vụ có và nghiệp vụ môi
giới trung gian. Đó là các nghiệp vụ nằm trong bảng tổng kết tài sản, ngoài ra
còn có các dịch vụ khác không tổng kết trên bảng tài sản như bảo lãnh, cho
thuê két sắt, tư vấn …
Ba nghiệp vụ trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau để hình
thành hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế. Khi NHTM đi vào
hoạt động ổn định, các nghiệp vụ được xen kẽ lẫn nhau trong suốt quá trình
hoạt động, tạo thành một chỉnh thể thống nhất.
*Nghiệp vụ nợ (nghiệp vụ tạo lập vốn): Đây là nghiệp vụ khởi đầu tạo điều
kiện cho sự hoạt động của ngân hàng. Về sau khi NHTM đã ổn định các nghiệp
vụ của nó được xen kẽ lẫn nhau trong suốt quá trình hoạt động. Huy động các
nguồn vốn khác nhau (tài sản nợ) trong hoạt động là lẽ sống quan trọng nhất
của các NHTM. Một ngân hàng không thể hình thành, lớn mạnh và phát triển
mà lại không đặt vấn đề huy động vốn lên hàng đầu. NHTM là người đi vay, tài
sản nợ bao gồm những khoản mà nhân dân gửi vào (ký thác) cho ngân hàng,
hay ngân hàng đi vay các đối tượng trong nền kinh tế như ngân hàng trung
ương(NHTW), các ngân hàng hay tổ chức tài chính khác, chính quyền, nước
ngoài, các doanh nghiệp …
- Tài sản nợ của NHTM tập trung vào 5 nhóm phổ biến: 1) Vốn pháp định
hay vốn điều lệ, 2) Tiền gửi không kỳ hạn, 3) Tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm, 4)
Các khoản vay trên thị trường tiền tệ, 5) Các khoản vay của các ngân hàng


khác hoặc NHTW. Vốn pháp định là điều kiện bắt buộc ban đầu trước khi ngân
hàng được phép khai trương (hay còn gọi là vốn điều lệ) và được ghi rõ trong
điều lệ hoạt động của NHTM. Vốn điều lệ ít nhất phải bằng mức vốn pháp định
do ngân hàng Nhà nước công bố vào đầu mỗi năm tài chính. Vốn điều lệ quy
định cho một ngân hàng nhiều hay ít tuỳ thuộc vào quy mô và phạm vi hoạt
động. Vốn điều lệ sẽ được bổ sung và tăng dần dưới các hình thức: huy động
thêm vốn từ các cổ đông, ngân sách cấp lợi nhuận bổ sung … Vốn này chủ yếu
được dùng để mua sắm bất động sản, động sản, trang thiết bị … cho hoạt động
ngân hàng, ngoài ra còn được dùng để góp vốn liên doanh, cho vay, mua cổ
phần của các Công ty khác. Không được dùng vốn điều lệ để chia lợi tức, lập
quỹ phúc lợi khen thưởng. Như vậy đến khi hoạt động, vốn điều lệ của ngân
hàng có thể đã nằm dưới dạng trụ sở, văn phòng, kho bãi, xe cộ, trang thiết bị,
dự trữ hay ký quỹ tại NHTW, hoặc đã đầu tư vào một thương vụ nào đó.
Ở Việt Nam để thành lập một NHTM trước hết phải có đủ vốn pháp định
theo mức quy định của ngân hàng Nhà nước. Nguồn vốn pháp định của mỗi
ngân hàng do tính chất sở hữu của ngân hàng quyết định, nghĩa là nguồn vốn
này có thể do Nhà nước cấp hoặc có thể do huy động trong xã hội. Việt Nam ta
quy định như sau:
* Nếu là NHTM thuộc sở hữu Nhà nước, vốn pháp định do ngân sách Nhà
nước cấp 100% vốn ban đầu.
* Nếu là NHTM cổ phần, vốn pháp định (vốn điều lệ) do sự đóng góp của
các cổ đông dưới hình thức phát hành cổ phiếu.
* Nếu là NHTM liên doanh, vốn pháp định là vốn đóng góp cổ phần của các
ngân hàng tham gia liên doanh.
Ngoài vốn pháp định (vốn điều lệ), NHTM còn có các quỹ dự trữ buộc phải
trích lập trong quá trình tồn tại và hoạt động của ngân hàng: Quỹ phát triển kỹ
thuật, quỹ khấu hao tài sản cố định, quỹ bảo toàn vốn, quỹ phúc lợi … Toàn bộ
các nguồn vốn này được gọi vốn tự có của ngân hàng, nhưng nó lại vô cùng
quan trọng vì qua đó mọi người có thể thấy được thực lực, quy mô của ngân
hàng và vì nó lại là cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác, là vốn khởi đầu tạo uy

tín của ngân hàng đối với khách hàng.
Theo đà phát triển, vốn này sẽ được gia tăng về số lượng tuyệt đối, song nó
vẫn luôn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong kết cấu nguồn vốn. Vốn tự có chỉ là
điểm xuất phát để tổ chức hoạt động ngân hàng. Ngày nay các nghiệp vụ kinh
doanh ngân hàng dựa trên cơ sở vốn vay mượn (nghiệp vụ kỹ thác, vay các
ngân hàng và các tổ chức tài chính khác, phát hành các giấy tờ có giá …) tỷ lệ
giữa vốn vay mượn và vốn tự có có thể từ 1/10 đến 1/100. Vốn tự có là điều
kiện pháp lý cơ bản, đồng thời là yếu tố tài chính quan trọng nhất trong việc
đảm bảo các khoản nợ đối với khách hàng. Chính vì vậy quy mô vốn là yếu tố
quyết định quy mô huy động vốn và quy mô tài sản có. Vốn tự có càng lớn, sức
chịu đựng của ngân hàng càng mạnh khi mà tình hình kinh tế và tình hình
hoạt động ngân hàng trải qua giai đoạn khó khăn. Vốn tự có càng lớn, khả
năng tạo lợi nhuận càng lớn vì có thể đa dạng hoá các nghiệp vụ ngân hàng có
nhiều cơ hội làm ra tiền hơn. Vốn tự có có 3 chức năng: Chức năng bảo vệ (sự
bảo đảm thanh toán cho người ký thác khi vỡ nợ, góp phần duy trì khả năng
trả nợ, bằng cách cung cấp một khoản tài sản dự trữ để ngân hàng khỏi bị đe
dọa bởi sự thua lỗ để có thể tiếp tục hoạt động); chức năng hoạt động (xây
dựng trụ sở, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng);
chức năng điều chỉnh (thoả mãn các cơ quan quản lý ngân hàng: xem xét cấp
giấy phép hoạt động, thiết lập các chi nhánh, giới hạn tín dụng đầu tư và mua
sắm tài sản của ngân hàng).
- Nghiệp vụ ký thác: Do khách hàng gửi vào và để lại trong tài khoản của
họ tại ngân hàng; theo 2 mục đích: hưởng các lợi ích của các phương tiện mà
ngân hàng có thể cung cấp cho họ, thứ hai là lấy lãi suất như các số tiền gửi
vào sổ tiết kiệm hay vào các tài khoản định kỳ (trong trường hợp này thì khách
hàng không còn quyền sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như dùng séc để
thanh toán chẳng hạn).
Ký thác của ngân hàng chủ yếu từ 2 nguồn: Từ doanh nhân và từ dân cư.
Luật pháp quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của ngân hàng khi nhận ký
thác và chính nghiệp vụ ký thác còn cung cấp một tiêu chuẩn để phân biệt giữa

ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian khác. Về phương diện pháp lý,
NHTM trở thành người bảo quản các số tiền gửi dưới bất kỳ hình thức nào và
được quyền sử dụng các số tiền đó trong các nhu cầu hoạt động chuyên môn
của mình, nhưng đồng thời cũng có trách nhiệm hoàn lại vốn trong các điều
kiện đã được quy định.
Các khoản tiền ký thác được phân loại thành: Tiền gửi có kỳ hạn và tiết
kiệm, tiền gửi không kỳ hạn.
- Nghiệp vụ đi vay: Sau khi đã sử dụng hết vốn nhưng vẫn chưa đáp ứng
nhu cầu vay vốn của khách hàng hoặc phải đáp ứng nhu cầu thanh toán và chi
của khách hàng, các NHTM có thể vay ở NHTW, ở các NHTM khác, vay ở thị
trường tiền tệ, vay các tổ chức nước ngoài … Vốn đi vay chỉ chiếm một tỷ trọng
có thể chấp nhận được trong kết cấu nguồn vốn, nhưng nó rất cần thiết và có
vị trí quan trọng để bảo đảm cho ngân hàng hoạt động kinh doanh một cách
bình thường.
* Nghiệp vụ có: Huy động được vốn rồi thì NHTM phải tìm cách để hiệu quả
hoá những tài sản này. Hầu như tất cả các khoản mục bên tài sản nợ của ngân
hàng đều là vốn vay, nghĩa là ngân hàng phải trả lãi suất cho nó đến từng giờ.
Do đó để khỏi bị thiệt hại, ngân hàng luôn luôn phải cho vay hoặc đầu tư ngay
số tài sản ấy vào những dịch vụ sinh lời, có thu được lãi ngân hàng sẽ trả lãi
cho vốn đã vay, thanh toán cho các chi phí trong hoạt động, phần còn lại sẽ là
lợi nhuận của ngân hàng.
Tài sản có cho biết những khoản nợ mà thị trường nợ ngân hàng hoặc là
những khoản mà ngân hàng cho thị trường vay. Ngân hàng là chủ nợ và các
đối tượng vay tiền của nó là con nợ. Ngân hàng có rất nhiều cách để đầu tư
tiền của nó. Sự khác nhau giữa các loại đầu tư này hình thành nên sự khác
nhau trong tài sản có của NHTM và thường được quy về các nhóm sau:
- Dự trữ tiền mặt bao gồm tiền mặt tại kho của ngân hàng và tiền mặt ký
gửi tại NHTW.
- Đầu tư vào chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu, hối phiếu)
- Cho vay

- Đầu tư vào các loại tài sản (như bất động sản, cơ sở hạ tầng trang thiết
bị …)
* Nghiệp vụ môi giới trung gian: Nền kinh tế càng phát triển, các dịch vụ
ngân hàng theo đó cũng phát triển theo để đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng
của công chúng. Thực hiện nghiệp vụ trung gian mang tính dịch vụ sẽ đem lại
cho các ngân hàng những chứng khoản thu nhập khá quan trọng. Các dịch vụ
ngân hàng sẽ giúp ngân hàng phát triển toàn diện. Hiện nay, để cạnh tranh với
nhau các NHTM không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, cung cấp tiện nghi cho
khách hàng, tạo thêm những hình thức dịch vụ mới, tạo sự phong phú đa dạng
hoạt động kinh doanh.Dịch vụ ngân hàng càng phát triển thể hiện xã hội càng
văn minh, nền công nghiệp càng phát triển.
Nghiệp vụ trung gian gồm rất nhiều loại dịch vụ ngân hàng khác nhau, chủ
yếu là các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt như sau:
- Dịch vụ chuyển khoản từ tài khoản này sang tài khoản khác cùng ở một
ngân hàng hay ở 2 ngân hàng khác nhau, thông qua các công cụ như séc, lệnh
chi, thẻ chi trả.
- Dịch vụ thu hộ và chi hộ cho khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán
tại ngân hàng. Việc chi hộ ngân hàng chỉ tiến hành khi có lệnh của chủ tài
khoản.
- Dịch vụ trả lương cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Đến tháng doanh
nghiệp chỉ cần gửi bảng lương qua ngân hàng, theo đó ngân hàng sẽ ghi nợ
vào tài khoản doanh nghiệp đó và tiến hành chi lương cho những người có tên
trong danh sách tiền lương.
- Dịch vụ chuyển tiền tự địa phương này sang địa phương khác.

×