Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.98 KB, 35 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT KHẨU BẰNG PHƯƠNG
THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM
I – NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ
1 . Tổng quan về ngân hàng ngoại thương Việt Nam –VCB
a. Quá trình hình thành và phát triển
S au thời kỳ khôi phục và cải tạo kinh tế ở miền bắc Việt Nam, đi
đôi với việc mở rộng tổ chức và hoạt động của hệ thống Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam với nước ngoài, từ yêu cầu cấp thiết đó Ngân
hàng ngoại thương Việt Nam đã ra đời vào 1/4/1963, cho đến nay đã
tròn 37 năm phấn đấu để xây dựng và trưởng thành. Ngân hàng ngoại
thương đã đóng góp xuất sắc cho thắng lợi chung của dân tộc trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Điểm lại những hoạt động của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, ta
nhận thấy rằng có lúc thăng, lúc trầm nhưng nhìn chung Ngân hàng ngoại
thương Việt Nam đã đạt được bước tiến rõ rệt.
Giai đoạn đầu từ năm 1963 cho đến 1975, Ngân hàng ngoại thương
Việt Nam hoạt động trong tình trạng chống Mỹ và còn lệ thuộc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam như một chi nhánh của ngân hàng này và tách biệt hẳn
với hệ thống ngân hàng thế giới. Sự phát triển về kỹ thuật ngân hàng có thể
nói là rất chậm.
Giai đoạn từ 1975 đến 1989 là giai đoạn quá độ, bắt đầu có sự tiếp xúc
trực tiếp với các ngân hàng trên thế giới và tiếp thu dần các phương tiện kỹ
thuật thanh toán của ngân hàng tư bản trên thế giới. Mặc dù Ngân hàng
ngoại thương Việt Nam vẫn còn là một vệ tinh của Ngân hàng nhà nước Việt
Nam nhưng hoạt động được nới rộng hơn, hiệu quả hơn và đã đóng góp một
phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Giai đoạn từ 1990 đến 1994, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam theo
Pháp lệnh ngân hàng đã trở thành một ngân hàng thương mại quốc doanh
độc lập, bắt đầu theo một chính sách đổi mới hoạt động để tồn tại trong cơ


chế thị trường có nhiều ngân hàng trong nước và ngoài nước cạnh tranh. Có
thể nói đây là giai đoạn chuẩn bị cất cánh của Ngân hàng ngoại thương Việt
Nam, ngân hàng đã tăng dần tốc độ phát triển về mọi mặt để có thể đuổi kịp
các ngân hàng khác trên thée giới về tầm cỡ cũng như về trình độ nghiệp vụ
chuyên môn. Mọi cố gắng đều tập trung vào trang bị kỹ thuật ngân hàng càng
hiện đại hơn để trở thành một ngân hàng có đầy đủ uy tín trên bình diện quốc
tế.
Giai đoạn từ 1995 đến 2001 là thời kỳ mà Ngân hàng ngoại thương Việt
Nam đã có những bước tiến dài về mọi mặt đó là:
Năm 1996 và 1997, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã trở thành
thành viên chính thức của tổ chức thẻ VISA và MASTERCARD. Cho đến nay
Ngân hàng ngoại thương là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận
thanh toán 4 loại thẻ thông dụng nhất thế giới MASTER, VISA, AMEX, JCB
đồng thời Ngân hàng ngoại thương cũng là ngân hàng có bề dày kinh nghiệm
nhất về cung cấp dich vụ thẻ tín dụng với mạng lưới cơ sở tiếp nhận thẻ lớn
(khoảng 1500). Tuy nhiên số lượng thẻ đã phát hành còn thấp, kém xa so với
kế hoạch đề ra.
Chỉ sau vài năm, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã đuổi gần kịp với các
ngân hàng khác trên thế giới về mặt kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, được
trang bị một hệ thống máy vi tính hiện đại và hệ thống liên lạc với các ngân hàng
trên thế giới nhanh chóng hơn trước nhiều lần, phục vụ đắc lực cho khách hàng
trong và ngoài nước.
Đặc biệt những năm 1998, 1999 do cuộc khủng hoảng kinh tế ở các
nước châu Á cộng với thiên tai, lũ lụt làm cho toàn bộ nền kinh tế Việt Nam đã
bị ảnh hưởng mạnh, các chỉ số kinh tế đều đạt tỷ lệ tăng trưởng thấp. Trong
bối cảnh đó, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam có nhiều nỗ lực để duy trì
được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn với mức trên 30%. Hoạt động tín dụng
được cải thiện nhiều mặt. Vì vậy Ngân hàng ngoại thương Việt Nam vẫn tìm
được dự án khả thi để mở rộng đầu tư, đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn
đối với các dự án thuộc các tổng công ty mạnh của nhà nước. Với thế mạnh về

ngoại tệ, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng ngoại thương Việt
Nam vẫn giữ được vị trí hàng đầu tại thị trường, các sản phẩm ngân hàng
mới của ngân hàng có chất lượng cao cũng được duy trì và phát triển.
Trong những năm đổi mới hoạt động, Ngân hàng ngoại thương Việt
Nam đã dần ý thức được trách nhiệm ngày càng cao của mình và chính điều
này đã góp phần bảo vệ và nâng cao uy tín của Ngân hàng ngoại thương Việt
Nam, chiếm được cảm tình và lòng tin của người dân, nhiều doanh nghiệp
quốc doanh và tư nhân Việt Nam. Mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt giữa các
ngân hàng thương mại trong nước và ngoài nước nhưng Ngân hàng ngoại
thương Việt Nam vẫn là ngân hàng quen thuộc của đông đảo các hãng xuất
nhập khẩu lớn nhỏ. Đồng thời Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã tiến một
bước khá dài trên con đường hội nhập với môi trường thanh toán và cộng
đồng ngân hàng quốc tế, xứng đáng trở thành ngân hàng quốc tế có tầm cỡ.
Chắc chắn rằng với phưong châm đổi mới và phát triển, với ý thức
đầy bản lĩnh của một ngân hàng thương mại đối ngoại quốc gia, Ngân
hàng ngoại thương Việt Nam sẽ đáp ứng được đòi hỏi khắt khe của giai
đoạn mới, thích ứng với tình huống mới, tham gia vào tiến trình đổi mới
hệ thống ngân hàng Việt Nam, góp phần quan trọng vào sự phát triển
kinh tế của đất nước Việt Nam.
b. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Nắm bắt được tầm quan trọng của hoạt động tổ chức, trong thời gian
qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã triển khai mô hình tổ chức mới
theo loại hình doanh nghiệp nhà nước theo loại hình Doanh nghiệp Nhà nước
đặc biệt và sắp xếp lại tổ chức nội bộ để thực hiện các đề án hiện đại hoá công
nghiệp ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng Ngoại thương còn có kế hoạch cụ
thể về đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực điều hành của
cán bộ quản lý, cán bộ kinh doanh và đội ngũ kĩ thuật viên ở trong và ngoài
nước nhằm đáp yêu cầu của công nghệ mới đang được áp dụng vào hệ thống
ngân hàng.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC



Trụ sở chính
Phòng Kiểm tra nội bộPhòng Tổng hợp thanh toán
Phòng Quản lý Tín dụng
Phòng Tổng hợp $
Phân tích Kinh tế
Hội đồng
Quản trị
Phòng đầu tư $ chứng Phòng Vốn
Phòng Công nợ Phòng Quan hệ Quốc tế
Phòng Quản lý Liên doanh
v Và ăn phòng đại diện
Phòng Khách h ngà
Ban Kiểm
soát
Phòng Kế toán T i chínhà Phòng Tín dụng Quốc tế
Ban Tổng
Giám đốc
Phòng Kế toán Quốc tế Phòng Tổ chức
cán bộ $ Đ o tà ạo
Phòng Quản lý thẻ
Văn phòng
Hội đồng
Tín dụng
Trung tâm Thanh toán
Phòng Quản trị
Phòng Báo chí
Trung tâm Tin học
Phòng Pháp chế

Phòng Quản lý các Đề án
Công nghệ
Phòng Thông tin Tín dụng
MẠNG LƯỚI TRONG NƯỚC
Sở Giao dịch
Các chi nhánh
Các công ty
MẠNG LƯỚI NGO I NÀ ƯỚC
Công ty T i chínhà
( Hong Kong )
Văn phòng đại diện
(Paris,Moscow,Singapore)
c. Các lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hiện nay đang hoạt động trong những lĩnh vực
sau đây :
• Cung cấp các dịch vụ tư vấn về tiền tệ, tín dụng thanh toán và ngân hàng
đối ngoại.
• Huy động vốn bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ với mọi hình thức: vay của
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Vay vốn và tái chiết khấu tại
Ngân hàng Nhà nước .
• Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh và dịch vụ .
• Kinh doanh ngoại tệ, làm các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán và các dịch
vụ ngân hàng đối ngoại .
• Thực hiện chiết khấu các thương phiếu, tín phiếu kho bạc, mua bán chứng
khoán, các loại giấy tờ có giá.
• Bảo lãnh các khoản vay và thanh toán của các pháp nhân trong nước và
ngoài nước .
• Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài hệ thống Ngân hàng
Ngoại thương .

• Liên doanh với các tổ chức tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trong và ngoài
nước .
• Thực hiện các nhiệm vụ khác do Nhà nước và Thống đốc Ngân hàng nhà
nước giao
2. Tình hình hoạt động thanh toán Xuất nhập khẩu của Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam trong những năm gần đây
Thanh toán quốc tế là một trong những thế mạnh của Ngân hàng Ngoại
thương Việt nam. Với mạng lưới các chi nhánh rộng khắp trong cả nước cùng
với nhiều đại lý được mở ở các Ngân hàng trên thế giới. Hoạt động thanh toán
Xuất nhập khẩu của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam (VCB) ngày càng không
ngừng phát triển và mở rộng.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã tham gia vào hệ thống thanh toán toàn
cầu, là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu á, thành viên uỷ ban buôn bán
Việt-úc, thành viên các tổ chức thẻ quốc tế . Do đó, có thể nói rằng vị thế và uy
tín của VCB ngày càng được nâng cao.
Trong cơ chế mới, do có sự tham gia của nhiều Ngân hàng thương mại vào hoạt
động thanh toán quốc tế ,VCB đứng trước sự cạnh tranh, tuy thị phần thanh
toán của VCB có bị giảm sút song giá trị tuyệt đối của kim ngạch thanh toán
vẫn tăng và duy trì ở mức tăng trưởng ổn định. VCB vẫn là Ngân hàng dẫn đầu
về thanh toán quốc tế .Có được như vậy là do VCB có cơ sở vật chất và kỹ thuật
hoàn thiện và hiện đại, đội ngũ thanh toán viên có trình độ nghiệp vụ chuyên
môn cao, đặc biệt là đã được các bạn hàng tín nhiệm thông qua việc mở các tài
khoản tiền gửi, thanh toán và sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Và coi đó là một
trung tâm thanh toán bù trừ của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam .
Trong những năm qua hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu của Việt Nam có
những bước thăng trầm do có sự biến động về thị trường và khủng hoảng của
nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Tổng giá trị kim ngạch Xuất nhập
khẩu của cả nước chỉ tăng trưởng ở mức thấp. Chính vì vậy nó ảnh hưởng rất
lớn tới tổng kim ngạch thanh toán Xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam vẫn phát huy được thế mạnh truyền thống của mình

trong lĩnh vực thanh toán Xuất nhập khẩu đặc biệt trong lĩnh vực tài trợ
thương mại.
Một số kết quả thanh toán Xuất nhập khẩu của Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam trong một vài năm gần đây được biểu thị dưới biểu số liệu sau:
Bảng 1: Tổng giá trị kim ngạch Xuất nhập khẩu thực hiện qua Ngân
hàng Ngoại thương trong một số năm gần đây so với tổng kim ngạch thanh
toán xuất nhập khẩu của cả nước:
Đơn vị: 1 triệu USD
NĂM
Tổng kim ngạch
Xuất nhập khẩu
cả nước
Xuất nhập khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương
Tổng kim
ngạch
Tốc độ tăng
trưởng (%)
Tỷ trọng so với
cả nước (%)
± Tỷ trọng
(%)
1996 13926 5401.72 11.9 38.3 -21.3
1997 18405 5748.00 6.4 31.2 -7.1
1998 20250 5855.00 1.9 28.9 -2.3
1999 20003 5998.00 2.4 30.0 1.1
2000 23489 6577.00 9.6 28 -2.0
2001 29501 9175.00 39.4 31.1 2.1
Theo nguồn: Annual Report Vietcombank từ năm 1996 đến năm
2001
Qua bảng số liệu trên ta thấy việc thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu

qua VCB là tốt, doanh số thường xuyên đạt mức cao và liên tục tăng qua các
năm: năm 1996 tăng 11.9% so với năm 1995, năm 1997 tăng 6.4%, năm 1998
tăng 1.9%, năm 1999 tăng 2.4%, năm 2000 tăng 9,6% và đặc biệt là năm 2001
tăng 39,4%. Tuy doanh số thường xuyên tăng nhưng thị phần
thanh toán xuất nhập khẩu của VCB so với cả nước lại giảm dần: như năm
1995 thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của VCB chiếm 59,6% thì năm 1996
chỉ còn 38,9% giảm 21,3%; năm 1997 thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của
VCB lại tiếp tục giảm 7,1% chiếm 31,2% thị phần thanh toán của cả nước; năm
1998 tiếp tục giảm còn 28,9%; năm 1999 thị phần Thanh toán quốc tế của VCB
tăng 1,1% so với năm 1998 đạt 30% tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập
khẩu của cả nước; năm 2000 thị phần thanh toán của VCB lại giảm 2% chỉ còn
28% và năm 2001 thị phần thanh toán đạt 31,1% tăng 2,1% so với năm 2000.
Hiện tượng này là do từ năm 1994 cho đến nay nhà nước liên tục cấp phép cho
các ngân hàng thương mại khác được phép thanh toán xuất nhập khẩu (bao
gồm các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng nội địa) nên thị phần bị chia xẻ
ngoài ra VCB luôn chủ động ngừng cho vay tài trợ nhập khẩu đối với các mặt
hàng có nguy cơ bị tồn đọng và những mặt hàng trong nước có thể sản xuất
được. Tuy nhiên, với thị phần thanh toán xuất nhập khẩu luôn ở trên mức 28%
của Ngân hàng Ngoại thương thì đây là một thành quả đáng tự hào.
Doanh số thanh toán Xuất nhập khẩu qua VCB năm 2000-2001
Tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua Ngân hàng Ngoại
thương năm 2001 đạt 9.175 triệu USD, tăng 39,4% so với năm 2000, và chiếm
thị phần 31,1% trong thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước - vượt chỉ tiêu
so với kế hoạch đầu năm đề ra là giữ thị phần thanh toán 28%.
Bảng doanh số và thị phần thanh toán xuất nhập khẩu qua VCB:
Đơn vị: tr USD
Chỉ tiêu
Doanh số thanh toán
Tăng/giảm
%

Thị phần
Năm 2000 Năm 2001 2000 2001
Tổng doanh số thanh
toán xuất nhập khẩu 6 580 9 175 39,4% 28,4% 31,1%
- Doanh số thanh toán XK 3 263 4 163 27,6% 28,3% 29,1%
- Doanh số thanh toán NK 3 317 5 012 51,1% 28,5% 33,0%
Nguồn: Annual Report Vietcombank năm 2000- 2001
Thanh toán xuất khẩu
Doanh số thanh toán xuất khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương năm 2001 đạt 4.163 tr USD,
tăng 27,6 % so với năm 2000, đưa thị phần của VCB trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
cả nước tăng từ 28,3% năm 2000 lên 29,1% năm nay. Như vậy, Ngân hàng Ngoại thương
vẫn duy trì và phát triển được thị phần của mình trong công tác thanh toán xuất.
Một số mặt hàng xuất khẩu có tỷ trọng cao trong doanh số thanh toán qua VCB
trong năm 2001 là dầu thô (2.221 tr USD), hải sản (384 tr USD), gạo (196 tr USD).
Chi nhánh HCM và Vũng Tàu có tỷ trọng thanh toán lớn trong hệ thống, tương ứng
là 52,1 % và 22,8 %. Trong năm 2001, Chi nhánh Vũng Tàu đạt tốc độ tăng trưởng doanh
số thanh toán xuất khẩu cao nhất, tăng 116,9% so với năm 2000, với mặt hàng dầu thô
chiếm tỷ trọng tới 98% trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất của chi nhánh.
Thanh toán nhập khẩu
Doanh số thanh toán hàng nhập qua Ngân hàng Ngoại thương năm 2001 đạt 5.012 triệu
USD, tăng 51,1 % so với năm 2000, cao hơn nhiều so với tốc tộ tăng kim ngạch nhập khẩu
năm 2001 của cả nước (30,8 %), dẫn đến thị phần thanh toán hàng nhập khẩu của VCB
tăng lên 33,0 % từ 28,5 % năm 2000.
Doanh số thanh toán nhập khẩu một số mặt hàng chính trong năm 2001 của VCB là
xăng dầu (1.289 tr USD), máy móc thiết bị phụ tùng (465 tr USD), sắt thép (246 tr USD).
Sở giao dịch và Chi nhánh HCM có tỷ trọng thanh toán cao trong hệ thống tương ứng là
46,9 % và 26,5%. Trong năm 2001, Sở giao dịch đạt tốc độ tăng trưởng 67,1 %, và Vũng
Tàu đạt 79,7 %.
Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận rằng, một trong những yếu tố tác động làm
tăng mạnh doanh số thanh toán Xuất nhập khẩu qua VCB là sự tăng vọt giá cả một số mặt

hàng chủ yếu, đặc biệt là xăng dầu - mặt hàng chủ lực trong thanh toán XNK qua Ngân
hàng Ngoại thương .
II. THỰC TRẠNG THANH TOÁN XUẤT KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM- VCB
1. Quy trình thanh toán Xuất khẩu bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB)
Trong quy trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ , Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam là Ngân hàng thông báo, và giữ vai trò là người thay
mặt đơn vị xuất khẩu (trong nước) đòi tiền đơn vị nhập khẩu ở nước ngoài.
Toàn bộ các nghiệp vụ này do phòng thanh toán Xuất khẩu đảm nhận và nghiệp
vụ cơ bản của phòng đó là :
- Nhận L/C từ Ngân hàng phát , thông báo L/C cho người hưởng lợi trong
nước và thông báo sửa đổi L/C
- Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ và đòi tiền.
Mọi nghiệp vụ tiếp nhận L/C từ nước ngoài đến, nhận tin đến và truyền tin đi ..
của phòng thanh toán Xuất đều được thực hiện thông qua hệ thống mạng
thông tin điện tử được kết nối trong hệ thống Ngân hàng. và chủ yếu các nghiệp
vụ nhận L/C từ nước ngoài của Ngân hàng Ngoại thương đều được thực hiện
thông qua hệ thống truyền tin điện tử SWIFT . và hoạt động về SWIFT ta có thể
hiểu như sau : “ Người truyền tin , ví dụ một hợp đồng thanh toán, đưa thông
tin vào hệ thống (hệ thống Swift). để làm việc đó thông tin đưa vào được sử
dụng theo mẫu chuẩn quy định . Mọi thông tin Swift đưa vào đều được mã hóa
mà chỉ các thanh toán viên với nghiệp vụ của mình mới tiếp nhận được và
thông tin Swift được truyền tới trung tâm điều hành SWIFT quốc tế và từ đó
được chuyển tới địa chỉ cần giao dịch của Swift .
Có thể khái quát nghiệp vụ thanh toán xuất bằng L/C theo sơ đồ sau :
(2)
(3) (1)
(6) (3)

(4)
(1) (6)
(5)
 Nhận và thông báo L/C , thông báo sửa đổi L/C
Bước (1) : L/C sau khi mở, được chuyển từ Ngân hàng phát hành sang
Ngân hàng thông báo (VCB), bộ phận chứng từ tại Ngân hàng làm nhiệm vụ
tiếp nhận thông qua hệ thống mạng vi tính ,thanh toán viên kiểm tra và xác
nhận mã đúng ( nếu L/C được chuyển bằng Telex) hoặc các mẫu điện
MT700,MT701 và MT707 (nếu bằng hệ thống SWIFT) , Kiểm tra mẫu chữ ký
được uỷ quyền của Ngân hàng đại lý ( trong trường hợp L/C được chuyển đến
bằng thư ).(Thông thường lần nhận L/C đầu tiên chỉ mang tính chất thông báo
của Ngân hàng phát hành về việc mở L/C cho người hưởng lợi biết và VCB
Thanh toán viên
Bộ phận nhận
chứng từ
Người hưởng lợi
( trong nước)
Trưởng/phó
phòng thanh toán
Ngân h ngphát h nh L/C à à
(nước ngo i)à
mang bộ L/C này mang tính chất thông báo sơ bộ và trên L/C có ghi “ L/C thông
báo – không có khả năng thanh toán)
Trong trường hợp kiểm tra mà L/C chưa có xác nhận mã ( nếu bằng Telex)
hoặc L/C không đúng với các mẫu điện MT700,MT701 và MT707 theo mạng
truyền tin SWIFT. Hoặc chưa xác định được mẫu chữ ký (nếu bằng thư) , thì
thanh toán viên thông qua người phụ trách và thông báo ngay cho Ngân hàng
phát hành L/C biết về bộ L/C đó mà không thông báo cho khách hàng (người
hưởng lợi trong nước). Trường hợp khách hàng có yêu cầu thông tin thì chỉ
giao cho khách hàng bản sao của L/C hoặc bản sao sửa đổi L/C và trên bản L/C

đó có đóng dấu “không có khả năng thanh toán – Non Negotiable’’ của Ngân
hàng và Ngân hàng không chịu trách nhiệm gì về việc cung cấp thông tin đó.
Sau khi kiểm tra xác nhận mã, mẫu điện hoặc mẫu chữ ký đúng và hợp lệ thì
thanh toán viên lập một L/C thông báo theo mẫu quy định gửi tới cho người
hưởng lợi , đồng thời phải xoá khoá mã điện trên điện nhằm bảo vệ thông tin.
Việc kiểm tra và xác nhận này nhằm đảm bảo tính chất pháp lý của L/C, xem xét
việc mở L/C có đúng với quy định hay không đồng thời xác định rõ trách nhiệm
của các Ngân hàng tham gia trong nghiệp vụ thanh toán . Nếu L/C quy định
dẫn chiếu của UCP 500 thì thanh toán viên phải làm đúng theo những quy định
đó , nếu có những quy định khác thì phải thông báo cho khách hàng .
Bước (2) : Sau khi kiểm tra thanh toán viên tiến hành lập bộ hồ sơ và ghi
vào sổ theo dõi thanh toán , đưa số liệu vào máy tính : nhập số hiệu L/C , địa chỉ
của người trả tiền, Ngân hàng mở L/C , số tiền ... và lập một L/C mang tính chất
thông báo gửi cho người hưởng lợi. Ngân hàng nhận được thư tín dụng như
thếo nào thì xác báo bằng văn bản y như vậy . Để đảm bảo được tính chân thật
bề ngoài của việc xác báo này , theo quy định hiện hành Ngân hàng chỉ chịu
trách nhiệm chuyển nguyên văn bức điện mà mình đã nhận . Vì người hưởng
lợi (người xuất khẩu ) trong nước thường kiểm tra kỹ nội dung và các điều
khoản của L/C để từ đó lập ra bộ chứng từ để giao hàng hoá, và khi đó mới tiến
hành giao hàng cho người mua. Trong văn bản xác báo của L/C gửi cho người
hưởng lợi Ngân hàng ngoại thương đã ghi chú về việc miễn trách của mình “
Xin lưu ý chúng tôi không có bất cứ một sự lỗi lầm hay thiếu xót nào khi thông
báo bức điện này”.
Những bức điện mở L/C hoặc sửa đổi L/C từ Ngân hàng đại lý gửi đến có xác
nhận mã đúng( nếu bằng Telex) hớc theo mẫu điện MT700,MT701 và MT707
(Nếu bằng SWIFT) được coi là văn bản thực hiện . Nếu có xác nhận bằng văn
bản gửi đến thì xác nhận đó không có giá trị, Ngân hàng Ngoại thương với chức
năng là Ngân hàng thông báo cho người hưởng lợ không có trách nhiệm kiểm
tra nội dung các văn bản xác nhận đối với các L/C hoặc sửa đổi L/C đã gửi
bằng điện .

Trường hợp nhận được điện của Ngân hàng đại lý ghi rõ :” Các chi tiết đày đủ
gửi sau “ hay một câu có nội dung tương tự ,trên thông báo gửi khách hàng
phải ghi rõ : “ thông báo sơ bộ – chưa có hiệu lực thi hành”. Khi nhận được bản
L/C hặc sửa đổi chi tiết, thanh toán viên phải kiểm tra ,xác nhận mã ,mẫu điện
hoặc mẫu chữ ký như quy định ở trên .
Trường hợp VCB nhận được thông báo sửa đổi L/C , khi nhận được sửa đổi L/C
nếu Ngân hàng mở L/C yêu cầu thông báo lại ý kiến của khách hàng về việc sửa
đổi đó, tuỳ theo thời gian quy định trong sửa đổi L/C, trên thông báo gửi khách
hàng phải yêu cầu khách hàng có ý kiến lại bằng văn bản, khi nhận được trả lời
phải thông báo ngay cho Ngân hàng mở L/C biết. VCB sẽ không thông báo sửa
đổi L/C nếu VCB không phải là Ngân hàng thông báo gốc, đồng thời thông báo
ngay cho Ngân hàng mở L/C về việc thông báo đó.
Trường hợp Ngân hàng phát hành L/C yêu cầu Ngân hàng Ngoại thương xác
nhận L/C , tuỳ vào từng trường hợp cụ trình giám đốc xem xét việc xác nhận
hoặc không xác nhận, Yêu cầu Ngân hàng mở L/C ký quỹ hoặc không ký quỹ.
Nếu Ngân hàng Ngoại thương đồng ý xác nhận, trên thông báo phải ghi câu :’’
Chúng tôi thông báo L/C kèm theo sự xác nhận của chúng tôi- We hereby advise
this Credit without adding our confirmation” đồng thời phải thông báo ngay
cho Ngân hàng mở L/C biết.
Khi lập thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C, thanh toán viên đồng thời lập phiếu
thu phí thông báo, phí sửa đổi, phí xác nhận (Đối với L/C xác nhận) theo biểu
phí dịch vụ hiện hành của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam .
Cụ thể trên phiếu ghi : Nợ : Tài khoản khách hàng
Có : Tài khoản thgu thủ tục phí thông báo
Thư thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C được lập thành hai bản, một bản giao cho
khách hàng còn một bản lưu tạihồ sơ L/C . Thanh toán viên phải thông báo L/C
hoặc sửa đổi L/C gốc cho khách hàng và yêu cầu khách hàng ký nhận vào bản
lưu của Ngân hàng .
Trường hợp VCB trừ chối thông báo L/C thì phải thông báo ngay cho Ngân
hàng mở L/C biêt .

 Tiếp nhận, kiểm tra, gửi chứng từ và đòi tiền
Bước (3) : Sau khi hoàn tất thủ tục giao hàng ,người xuất khẩu trong
nước dựa vào nội dung yêu cầu của L/C và hợp đồng thương mại lập một bộ
chứng từ thanh toán và gởi tới Ngân hàng VCB, Thông thường bộ chứng từ
thanh toán bao gồm :
1. Thư yêu cầu thanh toán tiền hàng xuất khẩu bằng L/C
2. Hoá đơn thươngmại : 03 bản
3. Chứng từ vận tải (vận đơn) : 02 bản(01 bản gốc)
4. Bản kê chi tiết hàng hoá : 03 (Packing list)
5. Các loại giấy tờ về hàng hoá : - Giấy chứng nhận xuất sứ
- Giấy chứng nhận kiểm dịch
- Biên lai giao hàng
- ... Và các loại giấy tờ khác (nếu yêu cầu)
Tại bộ phận nhận chứng từ ,thanh toán viên tiến hành kiểm tra chứng từ
theo hai bước :
Bước đầu kiểm tra tính bề ngoài ngoài của chứng từ sau đó tiến hành đối
chiếu và kiểm tra cụ thể chi tiết từng loại chứng từ xem có phù hợp với nội

×