Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Quản lý nhà nước về bảo trì, duy tu và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn thành phố sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.06 KB, 37 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của các đô thị là cơ sở hạ tầng kỹ thuật . Hầu hết các nội dung cơ bản của cơ sở hạ
tầng kỹ thuật đô thị đều do Nhà nước đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng vào mục
đích công. Vấn đề quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một bộ phận quan
trọng trong công tác quản lý đô thị, có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển
của mỗi đô thị, mỗi quốc gia.
Thành phố Sóc trăng là tỉnh lỵ- trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa- xã
hội của tỉnh Sóc trăng. Những năm qua, Thành phố đã tập trung đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng kỹ thuật với chất và tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình
đô thị hóa còn nhiều tồn tại yếu kém, như là việc quy hoạch thiếu đồng bộ, thiếu
tính chiến lược, quy hoạch “treo”, quản lý đầu tư thiếu chặt chẽ, hiệu quả thấp,
nhiều công trình kém chất lượng, thất thoát` vốn đầu tư,đầu tư phát triển chưa gắn
với giải quyết môi trường sinh thái đảm bảo tính bền vững… tốc độ cao, đóng góp
tích cực cho sự phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống vật
Trước thực tiễn đó, đặt ra một vấn đề cấp thiết cho quản lý nhà nước về đô
thị đó là nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật , trong đó vấn đề bảo
trì, duy tu và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị có vai trò quan trọng vì đây là
công tác thường xuyên cần thiết để duy trì tuổi thọ, bảo đảm hiệu quả sử dụng cơ
sở hạ tầng và tiết kiệm chi phí cũng như đáp ứng những thay đổi trong quá trình
phát triển của đô thị.
Xuất phát từ những yêu cầu cần thiết đó, em chọn đề tài: “Quản lý nhà
nước về bảo trì, duy tu và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn
thành phố Sóc Trăng” để nghiên cứu. Đồng thời em lựa chọn phòng quản lý đô
thị thành phố Sóc Trăng là nơi thực tập vì phòng quản lý đô thị thành phố Sóc
Trăng là cơ quan nhà nước có chức năng quản lý về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị
trên địa bàn thành phố Sóc Trăng qua đó em có thể tiếp cận những nguồn thông tin,
tài liệu và quan sát tình hình hoạt động quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng kỹ thuật
đô thị để từ đó thu thập kiến thức và hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình. Bên
cạnh đó, phòng quản lý đô thị là phòng ban hoạt động theo hướng hiện đại, đổi
mới, năng động nếu được tham gia vào em sẽ có thể tiếp cận phương thức làm việc


công nghiệp- hiện đại, được thể hiện sự chủ động sáng tạo của bản than để từ đó có
thể tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm cho công việc sau này./.

1


I.BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC TẬP
Địa điểm thực tập: Phòng Quản lý đô thị thành phố Sóc Trăng
Thời gian thực tập: từ ngày 10/02/2014 đến ngày 04/04/ 2014
Quá trình thực tập
Thời gian
Tuần 1-tuần 2

Nội dung
Trình cơ quan nội dung, kế hoạch thực tập
Tìm hiểu cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nội quy
của cơ quan thực tập
Tìm hiểu quy trình thủ tục hành chính và các văn bản Nhà nước, các
quy định có liên quan của cơ quan thực tập
Thực hiện các công việc được giao tại cơ quan thực tập

Tuần 3-tuần 4

Thực hiện các công việc được giao tại cơ quan thực tập
Thu thập tài liệu số liệu lien quan đến đề tài

Tuần 5-tuần 6

Thực hiện các công việc được giao tại cơ quan thực tập
Tiếp tục viết báo cáo, đánh giá thực trạng , tìm kiếm các giải pháp,

hoàn chỉnh báo cáo.

Tuần 7-tuần 8

Thực hiện các công việc được giao tại cơ quan thực tập
Xin ý kiến của cán bộ quản lý chuyên ngành về chuyên đề
Xin ý kiến nhận xét của lãnh đạo cơ quan về báo cáo thực tập và quá
trình thực tập.

Kết quả thực tập:
Nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các mối quan hệ của cơ quan thực tập.
Nắm bắt một số quy trình công vụ của cơ quan thực tập
Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ quản lý hành
chính nhà nước
Rèn luyện kỹ năng soạn thảo văn bản, xử lý thông tin- tài liệu, hành chính văn phòng,
giao tiếp ứng xử…

II. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
2


PHẦN 1:TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
1.Vị trí, chức năng
1.1. Phòng quản lý đô thị la cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Sóc
Trăng, có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố Sóc trăng thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về: xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật ; phát
triển đô thị; nha ở và công sở; vật liệu xây dựng; giao thong vận tải và các lĩnh vực khác
được giao theo quy định của pháp luật trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.
1.2. Phòng quản lý đô thị có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý
về tổ chức, biên chế và công tác của UBND, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm

tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng
và giao thông vận tải của Sở Xây dựng và Sở Giao thông Vận tải tỉnh Sóc Trăng.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
2.1. Trình UBND
a) Ban hành các quyết định, chỉ thị; các quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, 5
năm và hàng năm; các chương trình, dự án đầu tư xây dựng trong các lĩnh vực quản lý
nhà nước thuộc ngành xây dựng và chương trình phát triển giao thông vận tải trên địa bàn
thnàh phố; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính
nha nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng và giao thong vận
tải.
b) Dự thảo chương trình, giải pháp huy động, phối hợp liên ngành trong thực hiện
công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn .
c) Các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thong trên địa bàn theo sự
phân cấp của UBND tỉnh.
d ) Dự thảo quyết định của UBND về phân loại đường, phường theo quy định của
pháp luật.
2.2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, quy
hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các văn bản khác về giao thông vận tải và xây
dựng sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng; giao thong vận tải
và các dịch vụ công trong lĩnh vực giao thông vận tải.
2.3. Về lĩnh vực xây dựng:
2.3.1 Giúp và chịu trách nhiệm trước UBND trong việc tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ về quản lý đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý vât
liệu xây dựng theo quy định của pháp luật và phân công phân cấp của UBND .

3


2.3.2 Giúp UBND thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chình, thu hồi giấy phép xây

dựng công trình và kiểm tra việc xây dựng công trình theo giấy phép được cấp trên địa
ban thành phố theo sự phân công, phân cấp của UBND .
2.3.3 Tổ chức thực hiện việc giao nộp va lưu trữ hồ sơ, tài liệu khảo sát xây dựng,
thiết kế xây dựng, hồ sơ, tài liệu hoàn công công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản
lý của UBND theo quy định của pháp luật.
2.3.4 Tổ chức lập, thẩm định, trình UBND phê duyết, hoặc tổ chức lập để UBND
trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng trên địa
bànthành phố theo quy định của pháp luật.
2.3.5 Tổ chức lập, thẩm định Quy chế quản lý kiến trúc đô thị cấp II để UBND
trình UBND tỉnh phê duyệt hoặc UBND phê duyệt theo phân cấp.
2.3.6 Hướng dẫn. kiểm tra việc xây dựng các công trình theo Quy chế quản lý
kiến trúc đô thị. Quy hoạch xay dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chúc công
bố, công khai các Quy chế quản lý kiến trúc đô thị, quy hoạch xây dựng; cung cấp thông
tin về kiến trúc, quy hoạch xây dựng; quản lý các mốc giới, chỉ giới xây dưng, cốt xây
dựng trên địa bàn thành phố theo phân cấp.
2.3.7 Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc xây dựng mới, cải tạo, sửa
chữa, duy tu, bảo trì, quản lý, khai thác, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa
bàn thành phố theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND tỉnh, thành
phố.
2.3.8 Giúp UBND trong việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về nhà ở
và công sở; quản lý quỹ nhà ở và quyền quản lý sử dụng công sở trên địa bàn thành phố
theo phân cấp của UBND tỉnh; tổ chức thực hiện công tác điều tra, thống kê, đánh giá
định kỳ về nhà ở và công sở trên địa bàn thành phố.
2.3.9 Giúp UBND tổ chức thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
ở, quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND
tỉnh; tổng hợp tình hình đăng ký, chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công
trình xây dựng trên địa bàn thành phố.
2.3.10 Giúp UBND quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư
nhân và hướng dẫn hoạt động đối với các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các
lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng trên địa bàn thành phố theo quy định

của pháp luật.
2.3.11 Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực quản lý của Phòng đối
với các công chức chuyên môn nghiệp vụ về Địa chính-Xây dựng thuộc UBND cấp
phường.
2.3.12 Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thogn6
tin, dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của
Phòng.
4


2.3.13 Chủ trì, phối hợp với các cơ quan lien quan kiểm tra, thanh tra đối với tổ
chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật thuộc ngành xây dựng, báo cáo UBND xử lý
hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm; giải quyết các tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo, thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí trong ngành xây dựng theo
quy địnhcủa pháp luật và phân công của UBND .
2.4. Về giao thông vận tải:
2.4.1 Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mạng lưới
công trình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa địa phương đang khai thác do thành
phố chịu trách nhiệm quản lý.
2.4.2 Quản lý hoạt động vận tải trên địa bàn theo quy định của pháp luật và
hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.4.3 Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành
vi xâm phạm công trình giao thông, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông; phối hợp với
các cơ quan có liên quan trong việc giải tỏa lấn chiếm hành lang an toàn giao thông trên
địa bàn theo hướng dẫn của sở giao thông vận tải và chỉ đạo của UBND .
2.4.4 Làm nhiệm vụ thương trực Ban An toàn giao thông thành phố Sóc Trăng;
phối hợp với các cơ quan có lien quan triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn đường bộ,
đường thủy nội địa xảy ra trên địa bàn thành phố.
2.4.5 Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về giao thông vận tải cho cán bộ công
chức phường trên địa bàn thành phố.

2.5.Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm và đột xuất về tình hình
thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND , Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng và các cơ
quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
2.6.Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ
luật, đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và các chế độ, chính sách khác đối với
cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp
luật và phân cấp của UBND .
2.7. Quản lý tài chính, tải sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phân
công, phân cấp của UBND .
2.8.Thực hiện các nhiệm vụ khác về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành
giao thông và xây dựng theo sự phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của UBND và theo
quy định của pháp luật.
3. Cơ cấu tổ chức, biên chế
a) Cơ cấu lãnh đạo
- Phòng Quản lý đô thị có Trưởng phòng, các phó Trưởng phóng và cán bộ công
chức.
- Trưởng phòng là người đúng đầu phòng chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ
tịch UBND và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng và việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5


- Phó trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về
nhiệm vụ được phân công, khi Trưởng phòng vắng mặt, một phó Trưởng phòng được
Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của phòng.
- Chủ tịch UBND quyết định việc bổ nhiệm Trưởng phòng và Phó trưởng phòng
theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do UBND tỉnh ban hành theo quy định pháp luật.
-Việc miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và
thực hiện các chế độ chính sách từ chức đối với Trưởng phòng và Phó trưởng phòng do
Chủ tịch UBND quyết định theo quy định của pháp luật.

b) Cơ cấu tổ chức
- Bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của phòng
- Đội Trật tự Đô thị
- Đội duy tu sửa chữa các công trình giao thông
c) Biên chế
-Biên chế của phòng Quản lý đô thị do UBND quyết định trên tổng số biên chế
hành chính của thành phố được UBND tỉnh giao.
-Biên chế sự nghiệp của đơn vị trực thuộc phòng Quản lý đô thị do UBND quyết
định theo mức biên chế và theo quy định của pháp luật.
-Việc bố trí cán bộ, công chúc của phòng phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức
danh, tiêu chuẩn cơ cấu ngạch công chức, viên chức nhà nước theo quy định.
4. Chế độ làm việc, trách nhiệm của trưởng phòng
a) Chế độ làm việc
- Phòng Quản lý đô thị làm việc theo chế độ thủ trưởng
- Căn cứ các quy định của pháp luật và phân công của UBND , Trưởng phòng
Quản lý đô thị ban hành quy chế làm việc, chế độ thông tin báo cáo và theo dõi, kiểm tra
việc thực hiện những quy định này.
b) Trách nhiệm
- Trưởng phòng Quản lý đô thị chịu trách nhiệm về việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Quản lý đô thị và những công việc được UBND , Chủ
tịch UBND phân công hoặc ủy quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách
nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, gây thiệt hại trong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý
của phòng Quản lý đô thị.
- Trưởng phòng Quản lý đô thị chịu trách nhiệm báo cáo với Sở Giao thông- Vận
tải, Sở Xây dựng, UBND , Chủ tịch UBND , về tổ chức và hoạt động của phòng Quản lý
đô thị; xin ý kiến về những vấn đề vượt quá thẩm quyền và báo cáo công tác trước HĐND
và UBND khi có yêu cầu; phối hợp THủ trưởng phòng, ban ngành, Chủ tịch UBND
phường và người đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội cùng cấp để giải quyết các vấn đề lien
quan đến chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của phòng Quản lý đô thị.
6



5.Mối quan hệ công tác:
5.1. Đối với UBND thành phố:
- Phòng quản lý đô thị chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của UBND
thành phố về toàn bộ công tác theo chức năng, nhiệm vụ của phòng; thực hiện báo cáo
định kỳ, đột xuất với Thường trực UBND thành phố về các mặt công tác đã được phân
công và đề xuất các biện pháp giải quyết công tác chuyên môn trong quản lý nhà nước
thuộc lĩnh vực liên quan.
5.2. Đối với các phòng, ban chuyên môn của quận:
Thực hiện mối quan hệ phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ nhằm đảm bảo hoàn
thành chỉ tiêu kinh tế - xã hội và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Trong phối hợp giải
quyết công việc thuộc lĩnh vực phụ trách, nếu các ý kiến giữa các phòng, ban chuyên môn
chưa đạt được sự thống nhất chung thì trình Thường trực UBND thành phố xem xét,
quyết định.
5.3. Đối với Ủy ban nhân dân phường:
Phòng quản lý đô thị có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp
vụ ngành nhằm giúp Ủy ban nhân dân phường chỉ đạo thực hiện tốt chủ trương, chính
sách, chế độ về quy hoạch phát triển đô thị trong phạm vi quản lý cấp phường theo qui
định pháp luật.
5.4. Đối với Ủy ban Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức xã hội trên địa
bàn thành phố Sóc Trăng:
Phối hợp thực hiện các hoạt động theo kế hoạch chung của thành phố và các đề
xuất của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức xã hội trên địa bàn quận thuộc chức
năng, nhiệm vụ của quản lý đô thị .
6. Một số quy trình thủ tục hành chính của cơ quan:
Thủ tục: QUY TRÌNH CUNG CẤP THÔNG TIN QUY HOẠCH
Mã số: QT10/QLĐT
a. Thành phần, số lượng hồ sơ: : 01 bộ hồ sơ
1. Đơn xin cung cấp thông tin quy hoạch;

2. Bản vẽ sơ đồ vị trí thửa đất cần cung cấp thông tin;
3. Bản sao giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (có công chứng).
b. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
c. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
d. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Quản lý đô thị
e. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
f. Lệ phí: Không
g.Quy trình xử lý công việc
7


TT

Trình tự

B1

Tiếp nhận hồ sơ và ghi biên nhận.
Chuyển hồ sơ cho Phòng Quản lý đô
thị kèm theo phiếu kiểm soát quá
trình xử lý công việc
Thẩm định hồ sơ:
- Trường hợp HS không đáp ứng yêu
cầu hoặc cần giải thích và bổ sung
thêm: thông báo cho TC, CN bằng
VB nêu rõ lý do.
- Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu:
tiến hành thẩm định hồ sơ và trình
lãnh đạo cơ quan xem xét.
Trình lãnh đạo cơ quan xem xét,

quyết định
- Thu lệ phí
- Trả kết quả cho TC, CN và đánh giá
quá trình xử lý thủ tục hành chính.

B2

B3

B4
B5

Trách
nhiệm

Thời
gian

BPTN&HT

0,5 ngày

Biểu
mẫu/
Kết quả
M07- STCL
M01- STCL

Phòng
Quản lý đô 03 ngày

thị

Lãnh đạo

01 ngày

không

BPTN&HT

0,5 ngày không

Thủ tục: QUY TRÌNH CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH,
NHÀ Ở RIÊNG LẺ ĐÔ THỊ
Mã số: QT01/QLĐT
a. Thành phần, số lượng hồ sơ: : 01 bộ hồ sơ
1) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng, (theo mẫu )
2) Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử
dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
3) Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:
- Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công
trình;
- Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 1/200;
- Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ
đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50
- 1/200.
b. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không
kể thời gian lấy ý kiến của các cơ quan khác
c. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
d. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

-Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện, thị xã, thành phố.
-Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý đô thị thành phố
e. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép xây dựng.
8


f. Lệ phí:
- Đối với công trình khác: 100.000đ
- Đối với nhà ở riêng lẻ :
+ 50.000đ đối với nhà có tổng diện tích sàn 250 m2 trở lên hoặc 03 tầng trở lên
+ 30.000đ đối với các trường hợp còn lại
g.Quy trình xử lý công việc
TT
B1

B2

Trình tự

Trách nhiệm

Thời gian

Tiếp nhận hồ sơ và ghi biên nhận, hẹn
ngày theo biễu mẫu M07- STCLBiên nhận hồ sơ

Biểu
mẫu/
Kết quả
M07-STCL


Chuyển hồ sơ cho Phòng Quản lý đô BPTN&HT
thị kèm theo biểu mẫu M01-STCL:
phiếu kiểm soát quá trình xử lý công
việc

0,5 ngày
M01-STCL

Thẩm định hồ sơ:

B3

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng
yêu cầu hoặc cần giải thích và bổ
sung thêm: thông báo cho TC,CN
Phòng Quản lý
bằng văn bản nêu rõ lý do.
04 ngày
đô thị
- Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu:
tiến hành thẩm định hồ sơ và trình
lãnh đạo cơ quan xem xét, lập tờ trình
trình UBND thành phố xem xét;

M01-STCL

Phòng chuyển sang văn phòng
UBND thành phố thẩm tra lần 02.


B4

- Nếu phù hợp thì trình lãnh đạo phê
duyệt
Lãnh đạo

02 ngày

M01-STCL

0,5 ngày

Giấy phép

- Nếu chưa phù hợp thì yêu cầu TC,
CN sửa đổi bổ sung bằng văn bản nêu
rõ lý do.
- Thu lệ phí
B5

- Trả kết quả cho TC, CN và đánh giá
quá trình xử lý thủ tục hành chính.

BPTN&HT

9


PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRÌ,

DUY TU CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
1.Một số khái niệm:
1.1Đô thị: là điểm dân cư tập chung có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế
của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng thích hợp, có quy mô dân sô, có mật độ dân
số, tỷ lệ dân số phi nông nghiệp theo các quy định trong Nghị định số 42/2009/
NĐ - CP ngày 07 tháng 05 năm 2009 về việc phân loại đô thị, tổ chức lập,thẩm định
đề án và quyết định công nhận loại đô thị.
1.2 Kết cấu hạ tầng: là tài sản vật chất và các hoạt động hạ tầng có liên quan
dùng để phục vụ các nhu cầu kinh tế xã hội của cộng đồng dân cư. Kết cấu hạ tầng bao
gồm: hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật (Hạ tầng kỹ thuật ).
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm: hệ thống giao thông, thông tin liên lạc,
cung cấp điện, chiếu sáng công cộng, cấp thoát nước, cây xanh công viên và các công
trình khác. Đây là những cơ sở vật chất,thiết bị kỹ thuật, những công trình phục vụ
các hoạt động sản xuất và cuộc sống hàng ngày của người dân trong đô thị, nó là
những công trình mang tính dịch vụ công cộng nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất và
tinh thần của cộng đồng dân cư và bảo vệ môi trường sống ở đô thị.
2. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị
Sản phẩm đầu ra của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị đều là sản phẩm hàng hoá hoặc
dịch vụ công cộng. Do đó những sản phẩm này vừa mang những đặc điểm của các sản
phẩm dịch vụ vừa có những đặc điểm của các hàng hoá công cộng. Chính yếu tố
này quy định phương thức và hình thức đầu tư, quản lý các công trình cơ sở hạ tầng kỹ
thuật . Nhìn chung, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị có các đặc điểm chủ yếu sau:
Đặc điểm cơ bản nổi bật nhất của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là tính hệ thống
đồng bộ của nhiều “nhánh” khác nhau trong quan hệ tổng thể. Nếu một khâu nào đó
trong hệ thống không được thiết kế xây dựng sẽ ảnh hưởng đến vận hành toàn bộ,
thậm chí gây ách tắc, chẳng hạn một đô thị có đầy đủ các điều kiện thuận lợi về giao
thông vận tải (như hệ thống cảng biển, sân bay, đường bộ, đường sắt...) nhưng cũng
không thể khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp nếu như không có đủ nguồn
điện hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Do vậy tính hệ thống đồng bộ là đặc điểm đặc biệt
của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Tính hệ thống đồng bộ đặt ra cho công tác quản lý nhà

nước của các cấp chính quyền đô thị là phải kết hợp một cách đồng bộ và chặt chẽ giữa
các cơ quan quản lý chuyên ngành trên các lĩnh vực nhằm nâng cao hiệu quả, hạn chế
thấp nhất lãng phí khi xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật .
Đặc điểm thứ hai của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là tính định hướng. Đặc điểm
này xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau của vị trí hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
như vốn đầu tư cao, thời gian sử dụng lâu dài, là yếu tố mở đường cho các hoạt động
kinh tế- xã hội... đặc điểm này đòi hỏi mỗi quốc gia phải có quy hoạch dài hạn,
10


chiến lược, quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết bố trí hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ
thuật . Cách làm chắp vá đến đâu hay đến đấy, sẽ hạn chế phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
, thậm chí gây ách tắc, cản trở phát triển kinh tế- xã hội của đô thị.
Đặc điểm thứ ba của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là tính chất vùng và địa
phương: việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị phụ thuộc nhiều yếu tố
như địa lý, địa hình, trình độ phát triển, tập quán văn hóa, kiến trúc... vì thế hệ thống cơ
sở hạ tầng kỹ thuật mang tính chất vùng, địa phương rất rõ nét. Yêu cầu này đặc ra cho
công tác quản lý là trong việc xác định hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và thiết kế
đầu tư, sử dụng nguyên vật liệu vừa đặt trong hệ thống chung của quốc gia, vùng lãnh
thổ vừa phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Đặc điểm thứ tư là cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị có tính chất dịch vụ và tính
cộng đồng cao, hầu hết các sản phẩm của cơ sở hạ tầng kỹ thuật là sản phẩm trung gian,
cung cấp các dịch vụ để ngành khác tạo ra sản phẩm cuối cùng. Vì thế việc đánh giá
hiệu quả của quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng kỹ thuật rất phức tạp.
Hơn nữa nhiều loại cơ sở hạ tầng kỹ thuật là những dịch vụ, hàng hóa công cộng,
phục vụ chung cho nhiều ngành, nhiều người. ví dụ như ngành cấp nước vừa kinh doanh
nước sạch nhưng vừa đảm bảo yêu cầu phục vụ nước sinh hoạt cho tất cả mọi người dân.
Đặc điểm này đòi hỏi phải giải quyết quan hệ giữa yêu cầu kinh doanh và phục vụ mang
tính phúc lợi và đảm bảo mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
3.Nội dung bảo trì, duy tu và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị

3.1 Quy hoạch xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật
Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật phải bảo đảm phù hợp với yêu cầu của từng loại quy
hoạch và tính chất đặc thù của từng địa phương.
- Quy hoạch giao thông phải xác định quỹ đất dành cho xây dựng và phát triển
giao thông; vị trí, quy mô các công trình đầu mối; tổ chức mạng luới giao thông đô thị
(bao gồm trên mặt đất, dưới mặt đất và trên cao). Xác định phạm vi bảo vệ và hành
lang an toàn giao thông;
- Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng phải xác định các khu vực thuận lợi
xây dựng; khu vực cấm và hạn chế xây dựng; cao độ xây dựng; mạng lưới thoát nước
mưa và các công trình đầu mối;
- Quy hoạch cấp nước phải xác định nhu cầu; lựa chọn nguồn; xác định vị trí,
quy mô các công trình cấp nước (bao gồm mạng lưới tuyến truyền tải và phân phối,
nhà máy, trạm làm sạch); phạm vi bảo vệ nguồn nước và hành lang bảo vệ các công
trình cấp nước;
- Quy hoạch thoát nước thải phải xác định tổng lượng nước thải; vị trí và quy mô
các công trình thóat nước (bao gồm mạng lưới tuyến ống thoát, nhà máy, trạm xử lý
nước thải); khoảng cách ly vệ sinh và hành lang bảo vệ các công trình thóat nước thải;
- Quy hoạch cấp năng lượng và chiếu sáng phải xác định nhu cầu sử dụng năng
lượng, chiếu sáng; nguồn cung cấp; yêu cầu bố trí địa điểm, quy mô các công trình đầu
11


mối; mạng lưới truyền tải, mạng lưới phân phối; hành lang an toàn và phạm vi bảo vệ
các công trình;
- Quy hoạch xử lý chất thải rắn phải xác định tổng lượng chất thải; vị trí, quy
mô các điểm trung chuyển, các cơ sở xử lý chất thải rắn, các công trình phụ trợ,
khoảng cách ly vệ sinh của các cơ sở xử lý chất thải rắn;
- Quy hoạch thông tin liên lạc phải xác định tuyến truyền dẫn thông tin, vị trí,
quy mô trạm vệ tinh, tổng đài và các công trình phụ trợ kèm theo.
3.2. Công tác bảo trì đường bộ

Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín
hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, dải phân cách, cột cây số, tường,
kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị
phụ trợ đường bộ khác.
Công tác bảo trì đường bộ là tập hợp các hoạt động nhằm duy trì hoạt động bình
thường và đảm bảo an toàn sử dụng công trình. Công tác bảo trì đường bộ bao gồm công
tác bảo dưỡng thường xuyên; sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất.
+Bảo dưỡng thường xuyên là công việc hằng ngày hoặc theo định kỳ hang tuần
hoặc hang tháng, hàng quý, nhằm theo dõi tình trạng đường bộ, đưa ra giải pháp ngăn
chặn hư hỏng, sửa chữa kịp thờinhững hư hỏng nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng đường bộ,
duy trì tình trạng làm việc bình thường của đường bộ để đảm bảo giao thông an toàn,
thông suốt.
+Sửa chữa định kỳ là công tác sửa chữa hư hỏng đường bộ theo thời hạn quy định,
kết hợp khắc phục một số khuyết tật của đường bộ xuất hiện trong quá trình khai thác,
nhằm khôi phục tình trạng kỹ thuật ban đầu và cải thiện điều kiện khai thác của đường bộ.
công tác sửa chữa định kỳ bao gồm sửa chữa vừa và sửa chữa lớn; giữa hai kỳ sửa chữa
lớn có ít nhất một lần sửa chữa vừa.
+Sửa chữa đột xuất là sửa chữa các sự cố hư hỏng đường bộ do thiên tai lũ lụt, bão
hoặc các sự cố bất thường khác gây ra. Đơn vị quản lý đường bộ trực tiếp phải chủ động
lập phương án, khẩn trương huy động mọi lực lượng về nhân lực, thiết bị, vật tư để tổ
chức phân luồng, khắc phục đảm bảo giao thông và báo cáo nhanh về cơ quan quản lý
đường bộ để được hỗ trợ.
3.3. Công tác cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hệ thống cấp- thoát nước
Hệ thống cấp nước là một hệ thống bao gồm các công trình khai thác, xử lý
nước, mạng lưới đường ống cung cấp nước sạch đến khách hàng sử dụng nước và các
công trình phụ trợ có liên quan.
Hệ thống thoát nước là tập hợp các công trình thu nhận, vận chuyển (cống,
kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hoà) và xử lý nước thải trước khi xả vào
nguồn nước (trạm bơm, nhà máy xử lý, cửa xả và các công trình phụ trợ khác).
Công tác cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hệ thống cấp- thoát nước là tập hợp các hoạt

động nhằm duy trì hoạt động bình thường và đảm bảo an toàn sử dụng hệ thống cấp thoát
12


nước trên địa bàn thành phố . Công tác cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hệ thống cấp- thoát
nước cũng bao gồm công tác bảo dưỡng thường xuyên; sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột
xuất như công tác bảo trì đường bộ .
3.4. Công tác bảo trì, duy tu vỉa hè
Chỉnh trang, nâng cấp, xây mới vỉa hè, lề đường, cải tạo miệng thu nước hầm ga,
thanh bồn cây xanh….
3.5. Công tác bảo trì,duy tu hệ thống cung cấp điện, chiếu sáng công cộng
Công tác bảo trì,duy tu hệ thống cung cấp điện, chiếu sáng công cộng gồm lắp đặt,
sửa chữa hệ thống chiếu sáng công cộng, di dời hạ tầng kỹ thuật …
3.6. Công tác bảo trì, duy tu và phát triển hệ thống cây xanh
Công tác bảo trì, duy tu và phát triển hệ thống cây xanh bao gồm việc tăng cường
các mảng xanh đô thị ( công viên, tiều đảo); sửa chữa, xây dựng các bồn hoa, cây xanh
dọc các tuyến đường…
4. Vai trò của bảo trì, duy tu cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế- xã
hội cũng như đáp ứng các nhu cầu trong đời sống của người dân đô thị. Cơ sở hạ tầng kỹ
thuật đảm bảo cho mọi hoạt động của đô thị được vận hành suôn sẻ, tạo điều kiện cho mọi
người dân được sống, đi lại, lao động….
Trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, cơ sở hạ tầng kỹ thuật là
đông lực, là điều kiện cho sự phát triển và ảnh hưởng đến mọi hoạt động của nền kinh tế,
tạo sự thu hút đối với các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đầu tư phát triển
kinh tế đất nước.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị có chất lượng tốt sẽ giúp cho các giá trị xã hội được
phát huy, tạo cho người dân một môi trường song trong sạch, lành mạnh, công tác an ninh
xã hội đảm bảo, làm tăng vẻ đẹp, nâng tầm văn hóa của thành phố.
Những năm gần đây, do tình hình kinh tế- xã hội có những thay đổi, mật độ dân cư

ngày càng đông tạo áp lực đối với cơ sở hạ tầng cũng như áp lực đối với quản lý đô thị,
ví dụ như tình trạng môi trường xuống cấp đi cùng với hậu quả biến đổi khí hậu, thời tiết
thay đổi thất thường, tình trạng ngập úng xảy ra gây trở ngại cho việc đi lại của người
dân, ảnh hưởng trật tự mỹ quang đô thị. Vì vậy việc bảo trì , duy tu, phát triền cơ sở hạ
tầng trở thành vấn đề thường xuyên, quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đô
thị.
Bảo trì , duy tu, phát triền cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị giúp duy trì tuổi thọ, chất
lượng phục vụ của cơ sở hạ tầng, tăng cường chức năng quản lý của nhà nước, tránh tình
trạng lãng phí cơ sở vật chất kỹ thuật, tài sản của nhà nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của xã hội trong thời kỳ mới.
Sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là một trong những điều kiện tiên quyết
cho sự phát triển nền kinh tế và các phúc lợi xã hội khác. Nó là yếu tố mở đường, là bộ
phận cấu thành của phát triển KT-XH. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn là
13


một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá trình độ phát triển, trình độ hội nhập của một
quốc gia hay một địa phương.bên cạnh đó, vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật rất
lớn. vì vậy, nếu không thực hiện công tác bảo trì , duy tu, phát triền cơ sở hạ tầng kỹ
thuật đô thị thì sẽ gây nên sự lãng phí và thiệt hại to lớn đến sự phát triển của địa phương
và đất nước.
5. Sự cần thiết khách quan phải quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng kỹ
thuật đô thị
Nhà nước đảm bảo cung cấp đầy đủ hệ thống các cơ sở hạ tầng kỹ thuật để đảm
bảo nhu cầu cuộc sống của nhân dân, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất và làm dịch vụ
của các tổ chức và cá nhân, đảm bảo sao cho dịch vụ đó có được một cách kịp thời, đủ số
lượng và chất lượng cần thiết với giá cả thích hợp, đồng thời phù hợp với các yêu cầu
khách quan của nền kinh tế thị trường. Nhà nước tác động trực tiếp vào khâu quản lý để
điều tiết nền kinh tế phát triển bền vững trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Ví dụ: Chính quyền đô thị là nơi lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng hoặc

nâng cấp các nhà máy nước để sản xuất nước sạch cho các hoạt động của đô thị, đảm
bảo cho người tiêu dùng có đủ nước với giá thành hợp lý và đảm bảo chất lượng, nhưng
vẫn đảm bảo tính chủ động trong các hoạt động có tính chất kinh doanh của ngành cấp
nước. Trong công tác quản lý cấp nước của các chính quyền đô thị phải cung cấp nước
đầy đủ về số lượng, chất lượng và đặc biệt là phải tuân thủ nghiêm ngặt Luật bảo vệ
nguồn nước. Các nhà máy nước phải xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền
phê duyệt. Các đối tượng dùng nước phải ký hợp đồng với cơ quan chuyên trách.
Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và củng cố hoàn thiện hệ
thống pháp luật, cơ chế chính sách nhằm tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, thuận
lợi để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị như: Luật khuyến khích đầu tư, Luật
đường bộ, Luật đường sông, Luật bảo vệ tài nguyên nước, Luật bảo vệ môi trường, Luật
Đất đai, Nghị định ban hành điều lệ quản lý quy hoạch đô thị; hay chính sách hỗ trợ phát
triển ngành công nghiệp-dịch vụ, cho phép hình thành quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển đô
thị... Trên cơ sở đó, các cơ quan chức năng và các địa phương đề lập quy hoạch, kế hoạch
và thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở địa phương mình, đồng thời có
trách nhiệm tuyên truyền giáo dục để mọi tổ chức cá nhân hiểu và tổ chức thực hiện đạt
kết quả cao nhất.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật có tính hệ thống, đồng bộ, giữa các lĩnh vực có mối quan
hệ mật thiết với nhau cả về mặt kết cấu kỹ thuật, hiệu quả sử dụng, nhưng mỗi lĩnh vực
thường được giao cho một ngành chức năng quản lý, như các tuyến đường giao thông
đối nội do chính quyền đô thị quản lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đi cùng như hệ thống cấp
nước do công ty cấp nước quản lý, cấp điện do điện lực quản lý, cáp quang do bưu điện
quản lý... gây rất nhiều khó khăn trong quá trình đầu tư xây dựng cũng như trong quản
lý sử dụng. Do vậy, Nhà nước phải quản lý chặt chẽ và chỉ đạo các cơ quan này thực
hiện một cách đồng bộ, thống nhất trong quá trình phát triển các công trình cơ sở hạ tầng
14


kỹ thuật , đồng thời phân công nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể cho từng ngành, nhằm hạn
chế thấp nhất tình trạng đầu tư thiếu đồng bộ gây lãng phí, kém hiệu quả trong đầu tư.

Trong quá trình hoạch định chiến lược, lập quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở
hạ tầng kỹ thuật , Nhà nước phải nắm và phân tích các dữ liệu cần thiết, áp dụng thành
tựu khoa học công nghệ hiện đại để tìm ra những giải pháp phát triển hợp lý nhất. Ví dụ,
dự báo nhu cầu tương lai của nhân dân về dịch vụ công cộng, tính toán khả năng tiền vốn,
khả năng đầu tư từ đó xác định thứ tự ưu tiên trong đầu tư, phương thức đầu tư. Đặc biệt
phải chú ý tính toán các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả KT-XH của cơ sở hạ tầng kỹ
thuật nhằm xác lập quy hoạch, hoặc đưa ra các quyết định đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
kỹ thuật đạt hiệu quả cao nhất.
Thông qua quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật , Nhà nước có thể điều chỉnh được cơ
cấu kinh tế, tổ chức lại sản xuất, hoặc bố trí sắp xếp lại dân cư... theo các mục tiêu đã
được xác định. Đồng thời, thông qua đó, đảm bảo cho đô thị phát triển một cách có hệ
thống trong tổng thể phát triển của địa phương, vùng hoặc quốc gia; đảm bảo các yếu tố
về kỹ thuật, mỹ thuật, vệ sinh môi trường, tiến độ kế hoạch...
6. Nội dung quản lý nhà nước về bảo trì, duy tu và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật đô thị
6.1.Nội dung quản lý quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật
- Phân tích hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật , Tổng hợp, lưu trữ cơ sở dữ
liệu, cung cấp thông tin sử dụng trong kế hoạch, quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ
thuật ; báo cáo tình hình quản lý quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật với Ủy ban
nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định;
-Chủ trì, phối hợp các cơ quan chuyên môn có liên quan lập kế hoạch, quy hoạch
phát triển cơ sở hạ tầng, soạn thảo các văn bản quy định về quản lý sử dụng chung công
trình hạ tầng kỹ thuật trình Ủy ban nhân dân cấp thành phố ban hành theo thẩm quyền.
- Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất; bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật
- Dự kiến các hạng mục ưu tiên phát triển..
-Huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư xây dựng
công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
-Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực
theo quy định của pháp luật tham gia đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình hạ
tầng kỹ thuật sử dụng chung.

-Tổ chức phổ biến và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quy
hoạch phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn.
15


- Hướng dẫn, kiểm tra và xử lý vi phạm quy định về quy hoạch, quản lý sử dụng
công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn theo thẩm quyền.
6.2.Nội dung về bảo trì, duy tu hệ thống mạng lưới giao thông
Để đảm bảo cho lưu thông thông suốt, an toàn, chất lượng hệ thống giao thông
được ổn định, lâu bền, đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển, quản lý nhà nước cần có
các chính sách, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy tắc, quy định bảo trì, duy tu mạng lưới giao
thông hàng năm theo tình hình thực tế và theo phân cấp quản lý các công trình giao thông
trên từng địa bàn.
Các công trình giao thông đô thị chủ yếu gồm: mạng lưới đường, cầu, hầm, quảng
trường, bến bãi, kênh rạch, các công trình kỹ thuật đầu mối giao thông…
Nội dung quản lý về bảo trì, duy tu hệ thống mạng lưới giao thông gồm:
-Xây dựng, hoàn chỉnh các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý việc bảo trì,
duy tu hệ thống mạng lưới giao thông
-Tổ chức quản lý, duy tu sửa chữa, nâng cấp các tuyến giao thông theo danh mục
các tuyến giao thông được phân cấp quản lý cho từng địa phương để đảm bảo giao thông
thông suốt, an toàn theo đúng quy định hiện hành.
-Phân công và xây dựng cơ chế phối hợp trong tổ chức quản lý bảo trì, duy tu hệ
thống mạng lưới giao thông.
-Thống kê, cập nhập đầy đủ các số liệu cơ bản để làm cơ sở cho công tác quản lý
và xây dựng kế hoạch quản lý, duy tu, sửa chữa hàng năm.
-Tổ chức kiểm tra định kỳ, rà soát lại các tuyến giao thogn6, kịp thời phát hiện các
tuyến có dấu hiệu hư hỏng để lên kế hoạch nagn6 cấp, duy tu.
-Xây dựng các chính sách nhằm khai thác các tiềm năng, khuyến khích các thành
phần kinh tế tham gia đầu tư nâng cấp các công trình giao thông đô thị.
-Kiểm tra, xử lý các vi phạm trong việc cải tạo, nâng cấp mạng lưới giao thông.

6.3.Nội dung quản lý về bảo trì, duy tu hệ thống thoát nước
Thoát nước đô thị là một dịch vụ công cộng quan trọng nhằm bảo vệ sức khẻo
cộng đồng, đảm bảo cho các hoạt động sinh hoạt, đi lại, sản xuất kinh doanh diễn ra ổn
định, bền vững trong các đô thị.
Các công trình thoát nước đô thị chủ yếu gồm: hệ thống thoát nước tự nhiên là các
song, ao, hồ điều hòa, đê, đập; hệ thống thoát nước nhân tạo là các cống rãnh,kênh
mương, máng thoát nước, các trạm bơm cố định hoặc lưu động và các trạm xử lý nước
thải.
Nội dung quản lý về bảo trì, duy tu hệ thống thoát nước gồm:
-Quy định phạm vi bảo vệ các công trình thoát nước và các tiêu chuẩn quy phạm
về thoát nước tuân theo các quy định của Luật Bảo vệ Môi trương, Luật Tài nguyên nước
cũng như các tiêu chuẩn quy phạm về thiết kế quy hoạch xây dựng hệ thống thoát nước
đô thị.
16


-Tổ chức quản lý, bảo vệ, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp, xây dựng mở rộng
hệ thống thoát nước đô thị theo thẩm quyền dược phân cấp quản lý cho mỗi địa phương
để đảm bảo khả năng thoát nước theo đúng quy định hiện hành.
-Ban hành chế độ quản lý và xây dựng cơ chế phối hợp trong tổ chức quản lý bảo
trì, duy tu hệ thống thoát nước, lập và lưu trữ hồ sơ công trình tiêu thoát nước bẩn cho đô
thị.
-Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, thống kê đầy đủ mọi thay đổi của hệ thống
thoát nước để làm cơ sở cho công tác quản lý, khai thác, duy tu sửa chữa, nâng cấp hệ
thống hàng năm theo quy định.
-Định kỳ hàng năm báo cáo các số liệu về hệ thống cống thoát nước điều chỉnh, bổ
sung làm cơ sờ cho công tác quản lý và lên kế hoạch sửa chữa tiếp theo.
-Thanh tra, kiểm tra, xửa lý các dấu hiệu tiêu cực trong công tác bảo trì, duy tu hệ
thống thoát nước.
6.4. Nội dung quản lý về bảo trì, duy tu hệ thống cung cấp nước sạch đô thị

Nước sạch là một loại sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và dịch
vụ của mọi tầng lớp dân cư. Cung cấp nước sạch đểthỏa mãn nhu cầu cho xã hội, nhất là
tại các đô thị, các khu công nghiệp là nhiệm vụ của nhà nước và chính quyền địa phương,
đô thị. Vì vậy, việc bảo trì, duy tu hệ thống cung cấp nước sạch hết sức quan trọng.
Hệ thống công trình cấp nước đô thị chủ yếu gồm:
-Các nguồn cung cấp nước hoặc nước ngầm;
-Các công trình kỹ thuật sản xuất nước;
-Hệ thống phân phối nước ( đường ống, tăng áp và điều hòa)
Nội dung quản lý về bảo trì, duy tu hệ thống cung cấp nước sạch gồm:
-Có kế hoạch xây dựng, cải tạo và mở rộng hệ thống cung cấp nước sạch đô thị.
-Ban hành các quy định về bảo vệ và khai thác các nguồn nước, quy định về nâng
cấp các công trình cấp nước sạch trong đô thị.
-Giao cho các cơ quan chuyên trách Nhà nước quản lý haoc85 các công ty thuộc
các thành phần kinh tế khác đảm nhận việc cung cấp cũng như cải tạo, duy tu hệ thống
cung cấp nước sạch.
-Việc nâng cấp cải tạo hệ thống cấp nước phải tuân thủ theo quy hoạch chung đô
thị và dự án đầu tư khai thác được duyệt; đảm bảo sử dụng hệ thống lâu bền và có tính
đến tác động xấu tới môi trường và phải được phép cửa cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
-Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử phạt các vi phạm về nâng cấp, bảo dưỡng hệ thống
cung cấp nước sạch đô thị.
6.5. Nội dung quản lý về bảo trì, duy tu hệ thống cung cấp điện, chiếu sáng
công cộng
Các công trình cấp điện và chiếu sáng đô thị chủ yếu gồm: các nhà máy phát điện,
các trạm biến áp, tủ phân phối điện, hệ thống đường dây dẫn điện, cột và đèn chiếu sáng.
17


Việc cung cấp điện và năng lượng phục vụ yêu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân
dân và chiếu sang công cộng cũng như việc cải tạo, nâng cấp hệ thống này là nhiệm vụ
quan trọng và thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước.

a) Nội dung quản lý về bảo trì, duy tu hệ thống cung cấp điện gồm:
-Có kế hoạch đầu tư, xây dựng, nâng cấp, mở rộng các công trình phát điện, đường
dây và hệ thống dẫn điện… để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng của
người dân.
-Ban hành chế độ quản lý việc cải tạo, nâng cấp các công trình cấp điện và chiếu
sáng đô thị. Giao cho Công ty điện hoặc các cơ quan nhà nước chuyên trách khác xây
dựng, vận hành, quản lý việc sửa chữa cải tạo, di dời hệ thống cấp điện.
-Cơ quan quản lý điện được thu tiền sử dụng điện, lệ phí và các khoản phụ thu
khác của khách hàng theo quy định của chính quyền địa phương và ngành tài chính để
thực hiện việc duy trì, bảo dưỡng công trình và đường dây cấp điện…
b) Nội dung quản lý về bảo trì, duy tu hệ thống chiếu sáng công cộng gồm:
-Ban hành các quy định, quy tắc, tiêu chuẩn bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống chiếu
sáng công cộng (hệ thống chiếu sáng đường phố, quảng trường, vườn hoa, công viên…)
-Giao cho một cơ quan chuyên trách giúp đỡ trong việc xây dựng, vận hành, bảo
dưỡng, nâng cấp hệ thống chiếu sang công cộng
-Cơ quan chuyên trách tiến hành lập và lưu trữ hồ sơ công trình, kiểm tra phát hiện
những hư hỏng và sửa chữa kịp thời để duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng.
-Thanh tra, kiểm tra, xử phạt các vi phạm trong công tác bảo trì, duy tu hệ thống
chiếu sáng công cộng
6.6.Nội dung quản lý về duy tu bảo dưỡng hệ thống cây xanh đô thị
Cây xanh đô thị tạo cảnh quang thiên nhiên hài hòa cho đô thị và tạo bầu không
khí trong lành, điều hòa, thanh lọc không khí, tạo không gian thoáng mát, môi trường tự
nhiên trong lành cho đô thị…
Hệ thống cây xanh đô thị gồm có cây xanh công viên và cây xanh trục đường.
Nội dung quản lý về duy tu bảo dưỡng hệ thống cây xanh đô thị gồm:
-Bảo dưỡng, duy tu, trồng mới hệ thống cây xanh đô thị theo định hướng phát triển
kiến trúc đô thị nói chung và cảnh quan đô thị nói riêng.
- Ban hành các chính sách, quy chế và kế hoạch đầu tư phát triển, duy tu hệ thống
cây xanh đô thị đảm bảo hiện đại văn minh, cảnh quang đô thị, đáp ứng nhu cầu hưởng
thụ của người dân.

-Giao việc quản lý, nâng cấp hệ thống cây xanh cho cơ quan chuyên trách quản lý.
-Cơ quan chuyên trách có trách nhiệm duy tu, cải tạo, chăm sóc và phát triển hệ
thống cây xanh đô thị.
- Cơ quan chuyên trách lập và lưu trữ hồ sơ công trình cây xanh đô thị, kiểm tra
phát hiện những dấu hiệu xuống cấp, sâu bệnh của hệ thống cây xanh để kịp thời có biện
18


pháp xử lý, chăm sóc cũng như cắt tỉa những nhánh cây mọc che khuất tầm nhìn giao
thông.
-Thanh tra, kiểm tra, xử phạt các vi phạm về nâng cấp, bảo dưỡng hệ thống cây
xanh.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRÌ, DUY
TU VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TP
SÓC TRĂNG
1.Tình hình cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tp sóc trăng
1.1.Hiện trạng mạng lưới giao thông
Thành phố Sóc Trăng thuộc Tỉnh Sóc Trăng. Thành phố có 10 đơn vị hành chính
cấp phường.
Thành phố có diện tích tự nhiên là 7.649ha , với 173.922 nhân khẩu, Địa giới hành
chính thành phố như sau: phía đông giáp huyện Long Phú ; phía tây giáp huyện Mỹ Tú và
huyện Châu Thành; phía nam giáp huyện Mỹ Xuyên và Trần Đề.
Thành phố Sóc Trăng với một vị trí địa lí thuận lợi có thể đi lại hầu hết các tỉnh
thành trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. , là đầu mối giao thông quan trọng trong
và ngoài tỉnh do nằm trên tuyến giao thông huyết mạch Quốc lộ 1A (đoạn từ Cần Thơ đi
Cà Mau) và Quốc lộ 60 (đoạn từ Sóc Trăng đi Trà Vinh, Bến Tre), đây cũng là tuyến lộ
quan trọng phục vụ cho kinh tế và quốc phòng.
Về mạng lưới giao thông đường bộ có 104 tuyến trong đó 74 tuyến nội ô còn lại là
vùng ven. Tổng chiều dài là 153 km. Các tuyến đường lớn ở TP Sóc Trăng gồm các
đường: Lê Lợi, Hai Bà Trưng, đường 30/04, Xô Viết Nghệ Tĩnh...và các đại lộ: đại lộ Phú

Lợi, đại lộ Trần Hưng Đạo và đại lộ Hùng Vương.
Một số tuyến vùng ven đóng vai trò quan trọng trong sự giao lưu gắn kết giữa
thành phố và các khu vực khác gồm các đường như: Bạch Đằng, kênh Hồ nước ngọt, Sóc
Vồ, Tỉnh lộ 8, đường giao thông nông thôn Phú Đức, Sà lang.
Toàn bộ hệ thống đường giao thông trên địa bàn thành phố được Ủy ban thành phố
sóc trăng giao cho phòng quản lý đô thị thự hiện công tác quản lý.
Đường thuỷ: sông Maspero tiếp giáp với sông Hậu đổ ra biển Đông thông qua 2
cửa: Trần Đề và Định An. Cảng hàng hoá và các bến tàu tập trung trên hai tuyến kênh
chính là Saintard và Maspero với tổng chiều dài 55 km.
1.2.Hiện trạng mạng lưới thoát nước
Hệ thống thoát nước là hệ thống chung cho nước mưa và nước thải. cống thoát
nước được xây dựng tương đối hoàn chỉnh dọc theo tất cả các trục đường gồm nhiều
chủng loại: cống tròn đường kính 400 đến đường kính 1200; cống vòm các loại A,M,K;
cống hộp( 1400x1600). Thủy đạo thoát nước chính của thành phố là kênh Hatex hiện
đang bị ô nhiễm do ý thức giữ gìn vệ sinh của người dân chưa cao, còn vứt rác bừa bãi
xuống kênh làm tắt nghẽn kênh giảm năng xuất thoát nước của kênh. Hiện tại phòng đô
thị đang có kế hoạch chuẩn bị nạo vét kênh để cải thiện tình trạng trên.
19


Hầu hết các hẻm lớn trên địa bàn thành phố đã được bê tong hóa và bố trí cống
thoát nước đường kính 300 đến 600. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hẻm vừa và nhỏ chưa được
bố trí tốt hệ thống thoát nước dẫn đến tình trạng ngập úng, sình lầy, gây mất mĩ quang và
ảnh hưởng đến đời sống dân cư.
Một số tuyến đường như: Lê Hồng Phong, Phú Lợi, Nguyễn Thị Minh Khai… còn
trong tình trạng thường xuyên bị ngập úng vào các đợt mưa lớn nguyên nhân chủ yếu là
do hệ thống cống rãnh bị ô nhiễm dẫn đến hiện tượng ngẹt tắt không thoát nước kịp.
1.3. Hiện trạng mạng lưới cấp nước
Thành phố Sóc Trăng là đô thị trung tâm của tỉnh, do vậy nguồn nước cấp sinh
hoạt là nguồn nước máy thành phố, thành phố Sóc Trăng có 6 nhà máy nước gồm:

-Nhà máy nước ngầm số I ( công suất Q = 14000m3/ ngày)
-Xí nghiệp cấp nước phú lợi ( công suất Q = 8000m3/ ngày)
-Nhà máy nước phường 7 ( công suất Q = 2000m3/ ngày)
- Nhà máy nước phường 8 ( công suất Q = 4000m3/ ngày)
- Nhà máy nướcSung Đinh( công suất Q = 2000m3/ ngày)
- Nhà máy nước khu công nghiệp An Nghiệp( công suất Q = 8000m3/ ngày)
Ngoài ra còn sử dụng nguồn nước ngầm từ 23 giếng chìm với tổng công suất là
37880m3.
Sử dụng tuyến ống cấp nước đường kính D60-D250.Tổng chiều dài đường ống cấp
nước là 330,19km
1.4. Hiện trạng mạng lưới điện
Hệ thống lưới điện quốc gia đã được phủ kín địa bàn thành phố Sóc Trăng, trong
đó:
- Nguồn điện 110 KV được cung cấp từ 2 trạm biến áp 220/110 KV Trà Nóc và
Bạc Liêu 2 qua 2 đường dây 110 KV Trà Nóc - Sóc Trăng và Bạc Liêu - Sóc Trăng. Năm
2010, tại địa bàn phường 2, thành phố Sóc Trăng sẽ có 01 trạm biến áp 220/110 KV.
- Hệ thống lưới điện 22 KV với 9 phát tuyến xuất phát từ Trạm trung gian 110/22
KV phủ kín địa bàn thành phố và đưa về cung cấp cho các huyện. Toàn bộ các phát tuyến
đều có mạch vòng liên kết với nhau tạo thành vòng kín vận hành hở và cũng là mạch
vòng kín để kết nối giữa các trạm trung gian 110/22 KV Sóc Trăng - Đại Ngãi - Trần Đề.
Hệ thống lưới điện hạ thế 220/380V cũng được phủ khắp và đưa sâu vào trong các ngõ
hẻm địa bàn thành phố.
Đến nay, toàn thành phố có 131,03 km đường dây trung thế, 129,05 km đường dây
hạ thế, 358 trạm biến áp với dung lượng 60.052,5 KVA. Tính đến cuối năm 2010 có 98%
hộ dân có điện sử dụng; cấp điện sinh hoạt đạt 1.438 KW/người/năm. Lượng điện tiêu
dùng chiếm 50% sản lượng điện toàn tỉnh.
Về cấp điện chiếu sáng đô thị hiện nay đã bố trí tuyến đường chính là 80/80 tuyến
bao gồm 1.578 đèn cao áp, 2.004 đèn neon, 403 đèn ngọn, đèn cầu.
1.5. Hiện trạng mạng lưới cây xanh
20



a) Cây xanh công viên
Tổng diện tích đất trồng cây xanh đô thị thành phố là 107,45 ha, đạt bình quân
2
8,06m /người, trong đó đất trồng cây xanh công cộng trong khu vực dân dụng là 71,45ha,
đạt bình quân 5,75m2/người.
Tiếp tục xây dựng và phát triển hệ thống công viên cây xanh trên địa bàn thành
phố như: khu du lịch - văn hoá lâm viên Bắc Tà Ky, khu chùa Mã Tộc, khu du lịch Bình
An, công viên Bạch Đằng, sân lễ công trường Giải phóng.…
b) Cây xanh trục đường
Dọc các trục đường giao thông thành phố như Hùng Vương, Phú Lợi, Trần Hưng
Đạo… có cây xanh 2 bên đường. các loại cây này đều trên 20 năm, cần có kế hoạch thay
thế những cây già bệnh và cắt tỉa những cành dài che khuất tầm nhìn giao thông.
Hầu hết các tuyến đường giao thông nội thị của thành phố đều có cây xanh,cần có
kế hoạch chăm sóc, cắt tỉa cây xanh, lập kế hoạch ươm trồng và tăng them các mảng xanh
cho đường phố để tạo vẻ mĩ quan và giữ gìn bầu không khí trong lành cho đô thị.
2. Tình hình QLNN về bảo trì, duy tu và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô
thị trên địa bàn Thành phố Sóc Trăng.
2.1 Tình hình bảo trì, duy tu và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trên
địa bàn Thành phố Sóc Trăng.
Theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ
quy định Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân
thành phố, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Nghị định 12/2010/NĐ. CP ngày 16
tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
14/2008/NĐ-CP, giúp Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà
nước trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật là Phòng quản lý đô thị. Phòng chức năng này có
nhiệm vụ:
Trình Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành các quyết định, chỉ thị; các quy hoạch
phát triển, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; các chương trình, dự án đầu tư xây

dựng trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn; chương trình,
biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong các lĩnh
vực quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật
Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa,
duy tu, bảo trì, quản lý, khai thác, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn
thành phố theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân
thành phố, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Về hệ thống mạng lưới giao thông: phòng quản lý đô thị thực hiện quản lý các
tuyến đường theo danh mục đính kèm quyết định số 219/2010/QĐ-UBND về việc phân
cấp quản lý các công trình đường bộ trên địa bàn thành phố.ngoài ra phòng quản lý đô thị
thực hiện quản lý tất cả các vỉa hè của tất cả các tuyến đường trên địa bàn thành phố.
21


Trong năm 2013, Phòng Quản lý đô thị chỉ đạo Đội Quản lý DTSC các CTGT triển
khai thực hiện công tác kiểm tra hệ thống biển báo hiệu đường bộ trên địa bàn thành phố.
Kết quả thực hiện như sau:
+ Thực hiện sửa chữa và lắp đặt biển báo rẽ trái, rẽ phải, cấm dừng, cấm đỗ theo
tiêu chuẩn, quy định mới trên các tuyến đường thuộc địa bàn thành phố;
+ Thực hiện gắn mới 68 bộ biển báo tải trọng cầu, bảng tên đường, biển phụ thời
gian cấm dừng; cắm mới 22 cột biển báo, biển cấm; thu hồi 02 cột biển báo; duy tu, sửa
chữa 07 cột; di dời biển báo tốc độ trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, thành phố
Sóc Trăng;
+ Thực hiện duy tu sửa chữa 22 cột và thu hồi 14 bộ biển bảo bị hư hỏng, xuống
cấp.
+ Thực hiện lắp đặt tiểu đảo trên đường Nguyễn Huệ; sơn kẽ 05 vòng xuyến trên
các tuyến đường Phú Lợi – Nguyễn Văn Linh, Trần Hưng Đạo – Phú Lợi, Mạc Đĩnh Chi
– Lê Duẩn, Lê Hồng Phong - Văn Ngọc Chính, Trần Hưng Đạo – Lê Hồng Phong;thực
hiện sơn 534 cột biển báo trên các tuyến đường nội ô; thực hiện sơn 5 vòng xuyến với
tổng diện tích là 211 m2; thực hiện sơn dãy phân cách, sơn tim đường, kẽ vạch dành cho

người đi bộ, vạch dừng xe tại các chốt đèn giao thông … với tổng diện tích 5.118 m2;
+ Hoàn thành việc hiện duy tu, dặm vá trên tuyến đường Kinh Xáng và những “ổ
gà” nguy hiểm trên 15 tuyến đường nội ô thành phố; thực hiện duy tu, dặm vá “ổ gà” và
vệ sinh mặt đường tại vòng xuyến Mạc Đĩnh Chi – Lê Duẩn, Xô Viết Nghệ Tĩnh – Lê
Lợi, ngã tư Lê Hồng Phong – Lê Duẩn; cầu 30/4, cải tạo vòng xuyến Pasteur;
+ Thực hiện mé nhánh cây che khuất tầm nhìn chốt đèn tín hiệu Trần Hưng Đạo –
Dương Minh Quan – Nguyễn Văn Linh; thực hiện phát hoang trên đường Lê Duẩn, Phạm
Hùng, Sương Nguyệt Anh; khảo sát các hố ga và rãnh thoát nước bị sụp, lún trên các
tuyến đường trong nội ô.
+ Thực hiện khai mương thoát nước vào mùa mưa trên các tuyến đường trong nội
ô thành phố.
Phòng quản lý đô thị quản lý các cảng hàng hóa, bến tàu trên địa bàn thành phố
Sóc Trăng.
Về hệ thống thoát nước: phòng quản lý đô thị thực hiện quản lý hệ thống thoát
nước trên địa bàn thành phố theo quyết định số 255/2012/QĐ-UBND về việc phân cấp
quản lý hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố.
Kết hợp với công ty TNHH MTV Công trình đô thị Sóc Trăng thực hiện nạo vét hố
ga, mương thoát nước chống ngập úng cục bộ trên các tuyến đường chính nội ô thành
phố.
Về hệ thống điện chiếu sáng công cộng: phòng quản lý đô thị thực hiện quản lý
hệ thống điệnchiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố theo quyết định số
22


252/2012/QĐ-UBND về việc phân cấp quản lý hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên
địa bàn thành phố.
Kết hợp với Điện lực thành phố Tiếp tục duy trì công tác kiểm tra sửa chữa hệ
thống đèn chiếu sáng công cộng, kể cả dây đèn trang trí, đèn cao áp tại công viên, quảng
trường, hoa viên, tượng đài; khảo sát, vận hành và điều chỉnh ánh sáng đảm bảo phù hợp
với cảnh quan đô thị và an ninh trật tự. Duy trì thường xuyên đèn chiếu sáng công cộng

và bảo trì trạm đóng mở chiếu sáng công cộng, bình biến thế.Lắp đặt, kiểm tra, sửa chửa
các đường dây điện trên địa bàn thành phố.
Về cây xanh đô thị: phòng quản lý đô thị thực hiện quản cây xanh đô thị trên địa
bàn thành phố theo quyết định số 252/2012/QĐ-UBND về việc phân cấp quản lý cây
xanh đô thị trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.
Phòng Quản lý đô thị kết hợp cùng với Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Sóc
Trăng và UBND 10 phường tiếp tục thực hiện kế hoạch quản lý công viên và cây xanh đô
thị, phát triển bền vững các loại cây đã được trồng trên các tuyến đường. tăng cường tỉa,
đốn, mé nhánh cây, làm cỏ dạy và quét vệ sinh công cộng để đảm bảo mỹ quan và vệ sinh
môi trường.
2.2 Đánh giá chung về thực trạng QLNN về bảo trì, duy tu và phát triển cơ sở
hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Thành phố Sóc Trăng.
2.2.1Những kết quả tích cực
Những năm qua, công tác quản lý và phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn
thành phố đạt nhiều kết quả tích cực, thúc đẩy các hoạt động về phát triển kinh tế- xã hội
trên địa bàn.
Hệ thống giao thông đô thị đã được phân cấp quản lý duy tu bảo dưỡng và được
đầu tư nâng cấp đưa vào sử dụng có iệu quả góp phần xây dựng bộ mặt đô thị mới . công
tác bảo đảm an toàn giao thông đô thị được chỉ đạo thường xuyên các đợt ra quân chống
lấn chiếm vỉa hè, hành lang giao thông, nhiều tuyến đường được kẻ phân luồng, lắp đặt
đèn tín hiệu, biển báo mới góp phần duy trì trật tự đô thị.
Hệ thống cấp nước đô thị được nâng cấp và đầu tư mở rộng, đáp ứng đủ nhu cầu
về cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn. Hệ thống thoát nước được duy tu, cải
tạo, đầu tư xây dựng mới, có kế hoạch nạo vét, vệ sinh kênh mương, cống rãnh đã góp
phần giảm thiểu tình trạng ngập úng vào mùa mưa lũ.
Công tác vệ sinh môi trường cũng được quan tâm thông qua việc tăng cường công
tác thu gom rác thải, tăng cường mảng xanh đô thị. Hệ thống cây xanh công viên và trục
đường được bảo dưỡng, trồng mới và chăm sóc thường xuyên. Thực hiện xanh hóa các
vỉa hè, dải phân cách. Qua đó góp phần tăng thêm mỹ quan đô thị, mang lại bầu không
khí trong lành.


23


Việc thi công và kiểm tra chất lượng công trình được thực hiện chặt chẽ và công
khai đến người dân và các tổ chức xã hội. nhiều tiêu chí kỹ thuật cũng đã được xây dựng
mới, tiếp cận dần với các tiêu chuẩn tiên tiến của thế giới.
Trong tổng nguồn vốn bảo trì, duy tu cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn có sự
đóng góp tích cực của người dân. Cho thấy sự quan tâm của người dân và vai trò tích cực
của nhà nước trong việc vận động người dân đóng góp vào công tác bảo trì duy tu và phát
triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn.
2.2.2Những điểm hạn chế
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được thì quản lý nhà nước về bảo trì, duy
tu và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng vẫn còn tồn tại những
hạn chế cần khắc phục như:
Thứ nhất, về công tác quy hoạch, kế hoạch: Một số hồ sơ qui hoạch chất lượng
thấp, thiếu nội dung so với yêu cầu, đặc biệt thiếu bản đồ bố cục kiến trúc cảnh quan, cây
xanh. Quy hoạch ngành còn thiếu, quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, lúng túng
(thành phố vẫn chưa xây dựng quy hoạch mạng lưới cấp nước, thoát nước...mà thường
đầu tư theo nhu cầu thực tế phát sinh); cá biệt vẫn có trường hợp quy hoạch ngành chưa
tuân thủ quy hoạch tổng thể mà còn mang tính chất cục bộ.
Thứ hai, các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhất là hệ thống giao thông,
cấp thoát nước, điện chiếu sáng công cộng và một số công trình công cộng khác còn
thiếu, chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển và tầm vóc của một thành phố tỉnh lỵ, nhiều
tuyến đường khá quan trọng còn quá chật hẹp, thiếu biển báo,đèn tín hiệu giao thông, biển
tên đường... Một số công trình rất cần thiết cho sự phát triển của thành phố chưa được đầu
tư kịp thời, như công viên cây xanh, nhà văn hoá thiếu nhi, bãi đỗ xe công cộng, hệ thống
xử lý nước thải, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu cho các khu - cụm công nghiệp, dịch vụ...
Thứ ba, trong quá trình xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị vẫn còn
thiếu đồng bộ, nhiều tuyến đường giao thông vừa mới hoàn thành đã bị đào lên, lấp xuống

nhiều lần để đặt các loại đường dây, đường ống (phục vụ cấp nước, cấp điện, cáp
quang...), gây lãng phí không nhỏ cho nhà nước và ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan
đô thị. Nhiều đoạn đường nội thị cột điện vẫn nằm trong lòng đường trong nhiều năm
liền. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật có thời gian thi công kéo dài, ảnh hưởng đến
chất lượng, tiến độ, vệ sinh môi trường, gây lãng phí và mất long tin trong nhân dân.
Thứ tư, việc thực hiện chính sách “xã hội hoá” trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
kỹ thuật đô thị tuy có nhiều chuyển biến đáng kể, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển của thành phố trong giai đoạn mới. Các dự án khai thác quỹ đất tuy được triển
khai nhiều nhưng sức mua thấp, giá trị khôngcao, không đủ bù đắp chi phí đầu tư hạ tầng.
Chủ trương “ Nhà nước và Nhân dân cùng làm” hay “Dân làm Nhà nước hỗ trợ” tuy phát
huy tác dụng khá tốt,nhưng cũng đã bộc lộ nhiều yếu điểm, như: chưa có quy định riêng
bài bản và có hệ thống, phù hợp cho từng đối tượng, từng địa bàn, nên quá trình thực hiện
đóng góp của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí không thể thực hiện được (ví dụ,
24


thu đóng góp xây dựng vỉa hè đường Phan Chu Trinh haythu đóng góp hạ tầng đường
Hùng Vương... Thành phố đã xây dựng phương án và triển khai đến các hộ dân nhưng
không thu được). Một bộ phận dân cư không có ý thực tự giác thực hiện phần đóng góp
của mình theo quy định mà có tư tưởng chây ỳ hoặc vi phạm quy định.
Thứ năm, công tác thanh tra kiểm tra việc đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng
kỹ thuật trên địa bàn thành phố Tam Kỳ mặc dù những năm gần đây đã được chú ý, quan
tâm của UBND thành phố và các ngành, các cấp có liên quan, song vẫn còn mang tính
hình thức, hiệu quả thấp và còn một số tồn tại, hạn chế đáng kể; Những sai phạm được
quần chúng phát hiện, tố giác nhất là tình trạng làm dối, làm ẩu, không đảm bảo tiêu
chuẩn kỹ thuật, công trình dễ hư hỏng... nhưng chưa được tổ chức thanh tra kịp thời, hoặc
có thanh tra nhưng chưa công bố rộng rãi kết quả thanh tra cho nhân dân biết, một số
trường hợp xử lý vi phạm thiếu kịp thời, nghiêm minh, gây dư luận không tốt trong nhân
dân.
Thứ sáu, Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ

thuật đô thị tuy có được cải cách một bước nhưng vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là các
thủ tục chuẩn bị đầu tư còn rườm rà, gây không ít phiền hà cho các tổ chức, cá nhân có
liên quan. Việc cải cách thủ tục hành chính theo hướng “một cửa” đã được triển khai,
nhưng thực hiện thiếu triệt để và cũng đã nảy sinh nhiều tồn tại, khuyết điểm.
2.2.3Nguyên nhân
Một là, Việc phân công, phân cấp quản lý và quy định chức năng, nhiệm vụ quyền
hạn chưa rõ rang, có tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa ngành ở tỉnh với Thành phố; Uỷ
ban nhân dân Thành phố phải gánh vác nhiều nhiệm vụ nặng nề, nhưng lại ít quyền hạn
để đảm đương trách nhiệm đó... Cán bộ làm quy hoạch còn hạn chế về năng lực, thiếu
“tầm nhìn xa”, trong khi chính quyền địa phương chưa huy động được đội ngũ chuyên gia
đầu ngành, hay công ty nước ngoài có uy tín tham gia quy hoạch, việc tổ chức lấy ý kiến
của cộng đồng dân cư không được thực hiện (chỉ thực hiện khâu công bố quy hoạch
nhưng vẫn mang tính hình thức,chiếu lệ) ; còn xem nhẹ ý kiến đóng góp của chính quyền
cơ sở, nhất là cấp xã phường.
Hai là, lãnh đạo thành phố chưa thật sự năng động trong việc huy động các nguồn
vốn cho đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Việc tranh thủ vốn ngân
sách Trung ương, ngân sách tỉnh chưa mạnh; chưa có cơ chế thông thoáng để thu hút các
nguồn vốn đầu tư khác từ bên ngoài. Trong khi đó, khả năng vốn Nhà nước còn hạn chế
nhưng đầu tư dàn trải, không có mục tiêu chính, không xác định được thứ tự ưu tiên hợp
lý. chưa có giải pháp hữu hiệu để huy động mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư trong nhân
dân, chưa xây dựng được hành lang pháp lý đồng bộ, thật sự thông thoáng, thuận lợi để
25


×