Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

TỔNG LUẬN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.4 KB, 26 trang )

TỔNG LUẬN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT, SỰ HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DICH VỤ THẺ
1.1- Sự hình thành và phát triển các hình thức thanh toán trong nền
kinh tế
1.1.1- Tính tất yếu khách quan của tổ chức thanh toán trong nền kinh tế và sự
phát triển các phương tiện thanh toán
Nền kinh tế nước ta phát triển trải qua nhiều giai đoạn, bắt đầu từ nền
kinh tế tự cấp tự túc. Sản xuất càng phát triển, chuyên môn hoá càng sâu sắc.
Trong khi đó nhu cầu của con người rất phong phú và đa dạng, thoả mãn nhu
cầu đó buộc con người phải trao đổi hàng hoá với nhau. Đầu tiên là trao đổi
trực tiếp ( hàng đổi lấy hàng). Tiếp đến là trao đổi gián tiếp qua vật trung gian
, dần dần ổn định thanh toán thông qua tiền tệ.
Chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ càng thể hiện rõ do có sự
khác biệt về thời gian, không gian giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa chu kì sản
xuất này với chu kì sản xuất khác nên trong quan hệ mua bán nảy sinh nhiều
mối quan hệ như mua chịu bán chịu, hay người mua và người bán không trực
tiếp thanh toán được với nhau...
Tái sản xuất ngày càng mở rộng làm xuất hiện nhiều mối quan hệ phức
tạp, quan hệ giữa người mua và người bán, giữa người chủ và người làm...
nên việc mua bán và trao đổi hàng hoá và tổ chức thanh toán trở nên bức
thiết.
1.1.2- Hạn chế của việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt với sự xuất hiện
của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt
Khi nền kinh tế chưa phát triển , Thanh toán chủ yếu là thanh toán bằng
tiền mặt, là việc trực tiếp sử dụng tiền chi trả cho các khoản hàng hoá dịch vụ
tiêu dùng. Trong phương thức , này sự vận động của hàng hoá gắn liền với sự
vận động cuả tiền tệ.
Lượng hàng hoá sản xuất ra ngày càng nhiều, khối lượng sản phẩm trao
đổi lớn, cần phải có lượng tiền lớn cho việc trao đổi , thanh toán trực tiếp bằng
tiền mặt bộc lộ những yếu điểm của nó trong việc vận chuyển, cất giữ, bảo
quản tốn kém chi phí in ấn, tốn thời gian, tiền của và nhân lực... ảnh hưởng


không tốt đến nền kinh tế.
Nền kinh tế phát triển trình độ cao hơn, trao đổi hàng hoá không còn bó
hẹp trong phạm vi quốc gia mà đã vượt khỏi biên giới của một nước. Trao đổi
không chỉ giữa địa phương này với địa phương khác, giữa vùng này với vùng
khác mà còn giữa quốc gia này với quốc gia khác... Với phạm vi thanh toán
rộng như vậy thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt rất khó khăn.
Mặt khác, thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt sẽ tạo ra một lượng tiền
mặt lớn tồn đọng tại doanh nghiệp, không có khả năng sinh lời khi doanh
nghiệp chưa có nhu cầu sử dụng, gây lãng phí lớn cho nền kinh tế.
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đạt đến trình độ tinh vi, có thể
làm giả tiền với chi phí thấp. Đòi hỏi nền kinh tế phải đưa ra phương tiện
thanh toán phù hợp hơn. Đó là thanh toán KDTM.
1.2- Vài nét về thanh toán KDTM
1.2.1- Khái niệm
Thanh toán KDTM là phương thức thanh toán không có sự xuất hiện của
tiền mặt, thanh toán bằng việc trích tiền từ tài khoản của người này để trả vào
tài khoản của người khác hoặc thanh toán bù trừ qua vai trò trung gian của
NH
Thanh toán KDTM không sử dụng tiền mặt mà sử dụng tiền ghi sổ( tiền
qua NH)
Thanh toán KDTM thể hiện mối quan hệ độc lập tương đối giữa luân
chuyển hàng hoá và luân chuyển tiền tệ , sử dụng phương tiện thanh toán này
người mua và người bán không phải trực tiếp gặp nhau để thanh toán mà chỉ
cần uỷ quyền cho NH .
1.2.2- Vai trò của các phương tiện thanh toán KDTM trong nền kinh tế
1.2.2.1- Vai trò của thanh toán KDTM đối với NH
Như trên ta đã thấy TT KDTM không sử dụng tiền mặt mà sử dụng tiền
ghi sổ, điều này có ý nghĩa rất lớn dối với NH:
TT KDTM góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, tăng vòng quay
vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của NH đồng thời phục vụ tốt quá trình tái

sản xuất của nền kinh tế
Trong TTKDTM các chủ thể tham gia phải mở tài khoản tại NH mang
đến cho NH một nguồn vốn lớn với lãi suất thấp thậm chí không phải trả lãi từ
nguồn tiền gửi ký quỹ , tiền gửi thanh toán của khách hàng...NH sẽ sử dụng
nguồn vốn này cho vay kiếm lời
Các nghiệp vụ của một NH hàng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, vì vậy
làm tốt nghiệp thanh toán sẽ thúc đẩy các nghiệp vụ khác của NH cũng phát
triển hơn, thực hiện tốt nghiệp vụ thanh toán sẽ nâng cao uy tín của NH sẽ có
nhiều khách hàng tín nghiệm NH nhờ đó nguồn vốn huy động của NH tăng lên
thúc đẩy nghiệp vụ tín dụng, ngiệp vụ ngân quỹ...
NH sẽ giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm chi phí in ấn bảo quản
vận chuyển...
KDTM thúc đẩy thanh toán dễ dàng nhanh chóng, giúp NH làm tốt chức
năng tạo tiền thúc đẩy phát triển nền kinh tế
TTKDTM giúp NH kiểm soát một phần lượng vốn trong nền kinh tế, biết
được khả năng tài chính cũng như tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trên
cơ sở đó NH có quyết định đúng trong việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp hạn
chế rủi ro trong kinh doanh.
TT KDTM giúp NH nâng cao uy tín của mình, thu hút khách hàng, thu
được nguồn phí tương đối lớn.
1.2.2.2- Vai trò của thanh toán KDTM đối với doanh nghiệp
TT KDTM góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, đẩy nhanh quá
trình tái sản xuất. Thanh toán là khâu đầu tiên cũng là khâu cuối cùng của quá
trình sản xuất của doanh nghiệp thể hiện qua sơ đồ:
Trả tiền các yếu tố đầu vào → nhận hàng→ sản xuất→ sản phẩm→ bán sản
phẩm →thu tiền
làm tốt khâu thanh toán sẽ thúc đẩy chu trình sản xuất của doanh
nghiệp nhanh hơn, hiệu quả hơn .
Bằng việc TTKDTM các DN có thể giảm một phần đáng kể trong công
việc quản lý trong thanh toán để tập trung sản xuất kinh doanh có hiệu quả

Với việc thanh toán không sử dụng tiền mặt giúp DN an toàn về vốn
tránh tham ô tham nhũng , chiếm dụng vốn...
1.2.2.3- Đối với nhà nước
NHTW có thể tăng khả năng điều tiết việc cung ứng tiền tệ cho phù hợp
với nhu cầu lưu thông, tăng giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho phù hợp, ổn định
sức mua của đồng tiền, kiểm soát quan hệ mua bán, việc chấp hành chế độ của
từng đơn vị... quản lý kinh tế vĩ mô.
1.2.2.4- Đối với nền kinh tế
Nhờ có TTKDTM thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn trong nền kinh tế,
quá trình tái sản xuất xã hội, lưu thông hàng hoá phát triển. Thúc đẩy quá
trình tái sản xuất sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Trao đổi hàng hoá hiện nay vượt ra ngoài pham vi quốc gia, TTKDTM
thực hiện tốt đáp ứng yêu cầu hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài, tăng nguồn thu
ngoại tệ...
Qua việc nghiên cứu vai trò của các phương tiện TTKDTM đối với nền
kinh tế, chúng ta có thể khẳng định rằng thanh toán KDTM là phương thức
tiến bộ nhất trong giai đoạn hiên nay. Cần có những biện pháp thúc đẩy việc sử
dụng các phương tiện thanh toán này
1.3- Các nguyên tắc của các phương tiện thanh toán KDTM
Bất kỳ hoạt động nào trong nền kinh tế đều phải được quản lý và quy
định bằng các quy định của pháp luật, đảm bảo ổn định phát triển kinh tế.
Cùng với sự ra đời của các phương tiện thanh toán KDTM NHNN ban hành các
quy địnhvề thnah toán KDTM. Hiện nay, thanh toán KDTM được quy định cụ
thể trong quy định số 22/QĐ - NH1 và thông tư 08/TT- NH ngày
21/02/1994của thống đốc NHNN về ” Thẻ lệ thanh toán KDTM” . NĐ số30/CP
về séc và thông tư 07/ngày 27/7/96 quy định những điều sau:
1.3.1- Quy định chung
Các cơ quan , DN, tổ chức , đoàn thể , đơn vị, cá nhân... đựoc quyền tự lựa
chọn NH để mở tài khoản giao dịch và thanh toán
Các đơn vị dự toán NSNN mở tài khoản tại KBNN

Các cá nhân đơn vị có tài khoản tại NH, KBNN thực hiện thanh toán
KDTM phải tuân theo những thể lệ này.
Việc mở tài khoản tại NH, KBNN và thanh toán qua tài khoản phải được
ghi bằng VNĐ . Trường hợp mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ phải thực
hiện theo quy chế quản lý ngoại hối của chính phủ nước đó ban hành.
1.3.2- Quy định cụ thể
1.3.2.1- Quy định đối với bên mua
Mục đích của quy định này là nhằm đẩy nhanh tốc độ thanh toán. Bên
mua sau khi đã nhận hàng hoá dịch vụ phải có trách nhiệm thanh toán cho
bên bán, đảm bảo cho bên ban gửi các chứng từ hợp lệ tới ngân hàng sẽ được
thanh toán ngay tránh tình trạng phải chờ đợi, chiếm dụng vốn lẫn nhau gây
ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
1.3.2.2- Quy định đối với bên thụ hưởng:
Người thụ hưởng khi thu nhận các giấy tờ thanh toán phải kiểm tra tính
hợp lệ của các giấy tờ này (ghi đầy đủ mọi yếu tố quy định, không sửa chữa,
tẩy xoá các chữ ký và mẫu dấu phải đúng mẫu đã đăng ký tại ngân hàng). Nếu
thiếu một trong các yếu tố đó, giấy tờ thanh toán sẽ không hợp lệ và không có
giá trị thanh toán.
1.3.2.3- Quy định đối với ngân hàng -kho bạc nhà nước:
NH và KBNN phải có trách nhiệm
Thực hiện các uỷ nhiệm thanh toán của chủ tài khoản bảo đảm chính
xác, an toàn thuận tiện. Các NH và KBNN có trách nhiệm chi trả bằng tiền mặt
hoặc chuyển khoản trong phạm vi số dư tiền gửi theo yêu cầu của chủ tài
khoản
Cung cấp đầy đủ , kịp thời các loại mẫu giấy tờ thanh toán cho khách
hàng .
Kiểm tra khả năng thanh toán của chủ tài khoản (bên trả tiền) trước khi
thực hiện thanh toán và được quyền từ chối thanh toán nếu tài khoản không
dủ tiền , đồng thời không chịu trách nhiệm về nội dung liên đới của hai bên
khách hàng .

Nếu do thiếu sót trong quá trình thanh toán gây thiệt hại cho khách
hàng thì NH và KBNN phải bồi thường thiệt hại và tuỳ theo mức độ vi phạm có
thể bị xử lý theo pháp luật . NH có trách nhiệm kiểm soát các giấy tờ thanh
toán đảm bảo lập đúng thủ tục quy định, dấu (nếu có đăng ký mẫu) và các chữ
ký trên giấy tờ thanh toán đúng với mẫu đã đăng ký, số dư tài khoản tiền gửi
của khách hàng còn đủ để thanh toán ...
Ngân hàng được quyền từ chối thanh toán nếu các giấy tờ thanh toán
không đủ các yêu cầu trên. Khi thực hiện dịch vụ thanh toán cho khách hàng
ngân hàng được thu phí theo quy định của Thống đốc NHNNVN.
1.4- Một số phương tiện thanh toán KDTM
1.4.1- Hình thức thanh toán bằng séc
Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu của NHNN , yêu
cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản của mình trả cho người
thụ hưởng có ghi tên trên séc, hay người cầm séc trong thời hạn hiệu lực của
tờ séc
Thời hạn hiệu lực thanh toán của tờ séc là 15 ngày kể từ ngày séc được
ký phát hành cho tới ngày séc được nộp vào đơn vị thanh toán hay đơn vị thu
hộ
1.4.2- Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu
Uỷ nhiệm thu là hình thức thanh toán được áp dụng trong thanh toán
tiền hàng hoá dịch vụ giữa người mua và người bán trên cơ sở hợp đồng kinh
tế hay đơn đặt hàng. Sau khi hoàn thành việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ
cho người mua, người bán sẽ chủ động lâp uỷ nhiệm thu gửi tới NH nhờ thu
hộ số tiền hàng hoá dịch vụ đã cung cấp theo giấy tờ thanh toán hợp lệ.
Phạm vi thanh toán: Thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản tại
cùng một NH khác NH cùng hệ thống hoặc khác NH và khác hệ thống
1.4.3- Hình thức thanh toán uỷ nhiệm chi- chuyển tiền
Uỷ nhiệm chi là lệnh trả tiền được chủ tài khoản mở theo mẫu của NH
yêu cầu NH nơi mình mở tài khoản trích tiền từ tài khoản của mình tra cho
người thụ hưởng

Phạm vi thanh toán: Uỷ nhiệm chi thanh toán cho nhứng khách hàng có
tài khoản tại cùng NH hay khác NH cùng hệ thống hoặc khác NH khác hệ thống
khác địa bàn
1.4.4- Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng
Là lệnh của đơn vị mua hàng gửi đến NH phục vụ mình yêu cầu chuyển
số tiền nhất định lưu ký vào tài khoản đảm bảo thư tín dụng để thanh toán cho
người bán
Mỗi thư tín dụng trả cho một người bán, với mức tối thiểu là 10 triệu
đồng, thời hạn thanh toán là 3 ngày kể từ ngày bên mua mở thư tín dụng
Phạm vi thanh toán giữa hai chủ tài khoản có tài khoản tại hai NH cùng
hệ thống hoặc khác hệ thôngs có tham gia thanh toán bù trừ với NH cùng hệ
thống
1.4.5- Hình thức thanh toán bằng ngân phiếu thanh toán
Là hình thức thanh toán KDTM do NHNH Việt Nam phát hành có mệnh
giá và thời hạn thanh toán ghi sẵn trên từng tờ , không ghi tên và có thể được
chuyển nhượng.
Ngân phiếu thanh toán có thời hạn được ghi trên từng tờ có thể sử dụng
NPTT để ghi có vào tài khỏan tiền gửi , đổi tiền mặt ,đổi NPTT còn thơi hạn
Ngân phiếu thanh toán được bảo quản và sử dụng như tiền mặt trả tiền
mua hàng hoá dịch vụ, trả nợ
Phạm vi thanh toán : trên toàn quốc miễn là trong thời hạn hiệu lực
thanh toán
1.4.6- Hình thức thanh toán bằng thẻ
Là phương tiện thanh toán KDTM do NH phát hành và cấp tín dụng cho
người mua sử dụng để trả tiền mua hàng hoá dịch vụ hay rút tiền mặt tại các
máy rút tiền tự động , NHPH, NHTT
Phạm vi thanh toán: trong nước và ngoài nước
Các loại thẻ thường dùng hiện nay: thẻ ghi nợ , thẻ thanh toán , thẻ tín
dụng
Sơ đồ 1 : sơ đồ phát hành và thanh toán thẻ


(6)
(7)
(2
(1)

(5)
(4) (6)
(7)
(8)
(8)(8)(8)
(8)
(8)
Quy trình c pấ phép
Cung
c p ấ
h ng à
hóa d ch ị
v , ng ụ ứ
rút ti n ề
m t ặ
S d ngử ụ
thẻ
thanh
toán ti nề
h ng hoáà
d ch vị ụ
Quy trình òiđ ti nề
Phát h nh thà ẻ
Yêu cầu phát h nh à

T ch c thổ ứ ẻ
qu c tố ế
Ngân h ng thanhà
toán
(Acquirer )
n v ch p Đơ ị ấ
nh n th ậ ẻ
(DVCNT ) ho c ặ
ngân h ng i à đạ
Ngân h ng à
phát h nhà
( Card Isuer )
Ch thủ ẻ
(Cardholder)
(7)

4 6
(3)
4

(6)
6
7
1.3 Sự phát triển công nghệ thanh toán thẻ
1.3.1-Khái niệm , sự cần thiết của công nghệ thẻ
1.3.3.1 Khái niệm
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà
chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hoặc rút tiền
mặt tại các CSTNT.
1.3.1.2- Sự cần thiết thanh toán thẻ

Có nhiều ý kiến về sự ra đời và phát triên của thẻ mà một trong những
thắc mắc đó là “ Tại sao đã có các phương tiện thanh toán KDTM như séc , uỷ
nhiệm thu uỷ nhiệm chi, ngân phiếu thanh toán thư tín dụng... lại còn cho ra
đời thêm thẻ thanh toán làm gì cho phức tạp? Sở dĩ như vậy là vì:
Thứ nhất, các phương tiện thanh toán như uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi,
NPTT, TTD, séc... không áp dụng được với những giao dịch nhỏ. Chúng ta không
thể sử dụng uỷ nhiệm thu , uỷ nhiệm chi hay thư tín dụng , NPTT cho việc chi
trả cho một bữa ăn trị giá vài chục ngàn, hay những món hàng tại siêu thị... sẽ
rất bất tiện bởi vì chúng ta không thích giữ tiền mặt mà lại sử dụng một NPTT
mệnh giá 500000 đồng để chi trả cho một món hàng trị giá 50000 để rồi nhận
lại một lượng tiền mặt lớn...
Quy trình thanh toán
Thứ hai, séc thanh toán chỉ được sử dụng với những khách hàng có tín
nghiệm lẫn nhau, thủ tục thanh toán bằng sec bảo chi rắc rối, còn có một số
tiền ký quỹ bảo chi tồn đọng không được hưởng lãi . Điều này gây một tâm lý
không thoải mái hơn nữa số tiền thanh toán trên séc không linh hoạt trong chi
trả vì vậy nó ít được ưa chuộng
Thứ ba, đối với phương tiện TTKDTM khác thủ tục luân chuyển chứng
từ thanh toán hạn chế , ví như LC thủ tục mở rất phức tạp, quy trình luân
chuyển chứng từ vòng vèo gây chậm trễ trong thanh toán hơn thế mỗi LC hạn
mức tối thiểu 10 triệu , chỉ thanh toán cho một khách hàng. Khi giao dịch với
nhiều khách hàng phải mở nhiều tài khoản , khoản ký quỹ mở LC không được
hưởng lãi , vì vậy LC không được sử dụng rộng rãi.
Thứ tư, đó các phương tiện thanh toán trên rất dễ làm giả với chi phí
thấp, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển kinh tế
Thẻ thanh toán với nhiều tiện ích khắc phục được đa số các hạn chế trên
nên thẻ thanh toán được đưa vào chưa bao lâu đã được sử dụng rộng rãi
1.3.2Quá trình phát triển công nghệ thẻ
Vào năm 1946 , dạng đầu tiên của thẻ ngân hàng là Charg -It của ngân
hàng John Biggins xuất hiện tại Mỹ , đó là một hệ thống tín dụng cho phép các

khách hàng thực hiệc các giao dịch nội địa bằng các " phiếu " có giá trị do
ngân hàng phát hành .
Quy trình thanh toán loại thẻ này: Chủ thẻ srử dụng phiếu do NH phát
hành trả tiền hàng hoá , rút tiền tại các đại lý. Các đại lý nộp các " phiếu " giao
dịch cho ngân hàng Biggins. Ngân hàng sẽ thanh toán các giao dịch đó cho các
đại lý và thu tiền lại từ các khách hàng .
Hệ thống này là tiền đề cho việc phát hành thẻ tín dụng ngân hàng đầu
tiên của ngân hàng Franklin National , NewYork vào năm 1951. Các khách
hàng nộp đơn xin cấp hạn mức tín dụng và được xem xét thông qua hoạt động
tín dụng , giao dịch trước đó của họ với ngân hàng để kiểm tra khả năng
thanh toán . Sau đó , ngân hàng phát hành thẻ cho các khách hàng đủ tiêu
chuẩn và họ có thể dùng các thẻ này để thực hiện giao dịch tại các đại lý chấp
nhận thẻ . Trong thực hiện giao dịch , các đại lý ghi lại các thông tin trên thẻ
vào các hoá đơn và nộp về cho ngân hàng ; sau đó ngân hàng ghi có vào tài
khoản của đại lý sau khi trừ chiết khấu . Và các chủ thẻ phải trả toàn bộ dư nợ
vào cuối tháng .
Những năm sau đó , ngày càng có nhiều tổ chức tài chính tham gia vào
thị trường thẻ ngân hàng .Vào năm 1959, để cạnh tranh , nhiều tổ chức phát
hành thẻ đưa ra loại hình dịch vụ mới : tín dụng tuần hoàn . Với dịch vụ mới
này , chủ thẻ có thể duy trì số dư nợ trên tài khoản : chủ thẻ chỉ phải trả một
phần dư nợ , và phần còn lại được tính phí tài chính .
Vào năm 1960, ngân hàng Bank of America giới thiệu sản phẩm thẻ
ngân hàng của riêng mình , the BankAmericard , và đã đạt được rất nhiều
thành công.
Do việc thành công trong việc kinh doanh thẻ ngân hàng của Bank of
America, nhiều tổ chức phát hành thẻ khác bắt đầu liên kết để cạnh tranh với
các tổ chức của Bank of America.Vào năm 1966 , 14 ngân hàng Mỹ liên kết
thành tổ chức Interbank (Interbank Card Association -ICA),một tổ chức mới
có khả năng trao đổi thông tin các giao dịch thẻ tín dụng.
Vào năm 1967, bốn ngân hàng California đổi tên từ California Bankcard

Association thành WesternStatesBank CardAssociation (WSBA).WSBA mở
rộng mạng lưới thành viên với các tổ chức tài chính khác ở phía tây nước
Mỹ.Sản phẩm thẻ của tổ chức WSBA là MasterCharge.Tổ chức WSBA cũng cấp
phép cho tổ chức Interbank sử dụng tên và thương hiệu của MasterCharge.
Vào cuối thập 1960 , nhiều tổ chức tài chính đã trở thành thành viên của
MasterChange và đủ sức cạnh tranh với BankAmericard
Năm 1977,Bank Americard trở thành Visa International.
Năm 1979,MasterCharge đổi tên thành MasterCard.
Sau đó,ngày càng có nhiều các tổ chức tài chính của các nước tham gia
vào chương trình thẻ ngân hàng.
Ngoài ra , có các sản phẩm thẻ khác được hình thành như American
Express vào năm 1958 , Diners Club vào năm 1950 , JCB vào năm 1961.
Phát triển lớn mạnh nhất phải kể đến thẻ Visa với số lượng các tổ chức thành
viên 22000 tại hơn 200 quốc gia , số các chủ thẻ là 630 triệu , số các đại lý
chấpnhận thanh toán là 16 triêu đơn vị , số các điểm rút tiền mặt là 351000 ,
trang bị máy rút tiền tự động ATM là 490000. Tiếp theo là thẻ Mastercard với

×