Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Nghiên cứu môi trường quản trị nhân lực quốc tế của Google tại Singapore

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.3 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
I.

Cơ sở lý thuyết............................................................................................................4

1.

Khái niệm môi trường quản trị nhân lực quốc tế.......................................................4

2.

Các yếu tố môi trường quản trị nhân lực quốc tế.......................................................4
2.1.

Môi trường bên ngoài:...................................................................................4

2.1.1. Môi trường vĩ mô:........................................................................................4
2.1.2. Môi trường ngành:........................................................................................6
2.2.
II.

Môi trường bên trong:...................................................................................7

Thực trạng nghiên cứu môi trường quản trị nhân lực quốc tế tại công ty Google (chi

nhánh Singapore)........................................................................................................................9
1.

Giới thiệu về công ty Google.....................................................................................9

2.



Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động quản trị nhân lực quốc tế

của Google tại chi nhánh Singapore.....................................................................................11
2.1.

Môi trường bên ngoài doanh nghiệp............................................................11

2.1.1. Môi trường vĩ mô.......................................................................................11
2.1.2. Môi trường ngành.......................................................................................15
2.2.

Môi trường bên trong...................................................................................19

2.2.1. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh..............................................................19
2.2.2. Chiến lược kinh doanh...............................................................................20
2.2.3. Nguồn nhân lực..........................................................................................21
2.2.4. Văn hóa doanh nghiệp:...............................................................................23
2.2.5. Vốn, công nghệ:.........................................................................................24
2.2.6. Cơ cấu tổ chức, nhà quản trị:......................................................................26
3.

4.
III.

Đánh giá về môi trường quản trị nhân lực quốc tế tại Singapore đối với Google....26
3.1.

Thuận lợi......................................................................................................26


3.2.

Khó khăn......................................................................................................27

Đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp........................................................................28
Kết luận....................................................................................................................28


LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hoá kinh tế là đang xu thế tất yếu của thế giới ngày nay do sự tác động
của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tích tụ tập trung tư bản dẫn tới hình thành
nền kinh tế thống nhất. Quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi các công ty cạnh tranh trong
môi trường không có biên giới giữa các quốc gia cũng như giữa các khu vực. Tình
hình cạnh tranh trong điều kiện mới sẽ càng khốc liệt hơn. Tính chất quốc tế trong hoạt
động kinh doanh đã đưa ra một số yêu cầu mới, trong đó có : quản trị nguồn nhân lực
quốc tế. Đây là một vấn đề có tính thiết thực lớn và mang một vai trò quan trọng đối
với các doanh nghiệp quốc tế. Tuy nhiên việc quản trị nhân lực quốc tế lại phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố, trong đó một yếu tố quan trọng yêu cầu nhà quản trị nhân lực
quốc tế phải nắm rõ được nếu muốn thành công đó là yếu tố môi trường quản trị nhân
lực quốc tế. Bởi tất cả các tổ chức quốc tế dù quy mô lớn hay nhỏ đều chịu ảnh hưởng
với các mức độ khác nhau từ các yếu tố cấu thành nên tổ chức ấy và các lực lượng của
môi trường xung quanh. Các nhà quản trị có thể thay đổi chút ít hoặc không thể thay
đổi các lực lượng này, họ không có sự lựa chọn nào khác là phải phản ứng và thích
nghi với chúng. Đặc biệt là với các doanh nghiệp quốc tế, nhà quản trị sẽ gặp phải rất
nhiều môi trường khác nhau. Đây chính là rào cản mà các nhà quản trị nhân lực quốc
tế phải vượt qua. Nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố này, nhóm chúng em
quyết định lựa chọn đề tài “ Phân tích các yếu tố môi trường quản trị nhân lực quốc tế.
Liên hệ thực tế tại một tổ chức doanh nghiệp quốc tế”. Qua việc thảo luận và đi đến
thống nhất, nhóm quyết định lựa chọn Google- một công ty công nghệ đa quốc gia vô
cùng thành công trên thế giới và đã có chi nhánh ở rất nhiều các quốc gia khác nhau.

Chi nhánh Google mà nhóm chúng em chọn lựa đó chính là Singapore- trung tâm các
hoạt động kinh doanh của công ty tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Qua bài
thảo luận này, nhóm chúng em mong muốn có thể tìm hiểu rõ hơn sự ảnh hưởng của
yếu tố môi trường tác động đến hoạt động quản trị nhân lực quốc tế, từ đó đưa ra
những giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển hơn.G


I.

Cơ sở lý thuyết.
1. Khái niệm môi trường quản trị nhân lực quốc tế.
Môi trường quản trị nhân lực quốc tế là sự tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố với

các chức năng quản trị nguồn nhân lực, các nhóm nhân lực, các quốc gia tham dự
trong quá trình điều hành.
Môi trường quản trị nhân lực bao gồm môi trường bên ngoài và môi trường bên
trong tổ chức.
 Môi trường bên ngoài bao gồm môi trường vĩ mô (nền kinh tế xã hội của đất
nước, văn hóa, dân số, tự nhiên, chính trị, pháp luật,…) và môi trường
ngành (khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp,…)
 Môi trường bên trong gồm chiến lược kinh doanh, hiện trạng nguồn lực,
năng lực tài chính, thiết bị máy móc công nghệ,…
2. Các yếu tố môi trường quản trị nhân lực quốc tế.
2.1. Môi trường bên ngoài:
2.1.1. Môi trường vĩ mô:
 Nền kinh tế:
Kinh tế là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động quản trị nhân lực của
doanh nghiệp, bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, chỉ số tiêu dung CPI,
các chính sách tiền tệ,… nó phản ánh đến tình hình ổn định hay không ổn định, bên
vững hay kém bền vững của 1 quốc gia.

Điều kiện kinh tế tạo ra những thuận lợi khi các chỉ số tăng trưởng có yếu tố gia
tăng, chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp sẽ kích kích sức mua tạo ra có nhiều cơ hội
việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động. Doanh nghiệp
cũng quan tâm tới các chính sách quản trị nhân lực giúp cho nguồn lực phát huy hết
khả năng, phát triển nâng cao năng lực, cống hiến nhiều cho doanh nghiệp.
Ngược lại, khi điều kiện kinh tế cũng có những bất lợi với hoạt động quản trị nhân
lực. Khi nền kinh tế bất ổn, sức mua giảm, lạm phát tăng,… doanh nghiệp cần phải có
chính sách nhân sự như cắt giảm nhân sự, cắt giảm chi phí,…
 Dân số và lực lượng lao động:
Tốc độ tăng trưởng dân số, cơ cấu dân số, chất lượng dân số ngày nay sẽ tác động
đến lực lượng lao động lao động trong tương lai. Các chính sách phát triển xã hội của
một số quốc gia sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh, điều kiện kinh tế, và chăm sóc sức khỏe,
an ninh xã hội, giáo dục và đào tạo,… điều này tác động rất lớn đến quan điểm và
chính sách nhân lực của doanh nghiệp hay một tổ chức. thời kì dân số vàng của một


quốc gia tương ứng với việc sẽ có nguồn lực dồi dào, hùng hậu. Trên thực tế, dân số
vàng không nghiễm nhiên mang lại tác động tích cực cho đất nước mà phải trải qua
quá trình đào tạo, lao động sáng tạo để sản sinh ra lực lượng lao động vàng, đưa đất
nước phát triển bền vững.
 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý của doanh nghiệp góp phần ảnh hưởng đến nguồn nhân lực về đối
tượng, phạm vi tuyển dụng, thành phần,…do đó các doanh nghiệp có thể tiếp cận với
các đối tượng, thu hút, tuyển dụng và các hoạt động quản trị nhân lực. Các tổ chức,
doanh nghiệp ở vùng nông thôn sẽ khác với tổ chức ở vùng thành thị về đối tượng,
việc chi trả lương thưởng,…Ví dụ, người lao động ở nông thôn thường có trình độ
không cao, dễ chấp nhận quan liêu, ít người có mong muốn làm việc và làm việc lâu
dài. Còn ở thành phố, có nhiều thuận lợi hơn trong việc tuyển dụng nhân lực có trình
độ kỹ thuật cao cùng với đó là chí phí chi trả cao hơn. Các loại công ty khác nhau sẽ bị
ảnh hưởng khác nhau về vị trí địa lý. Vi dụ đối với công ty đa quốc gia nhà quản trị

nhân lực cần phải nắm bắt rõ thông tin về giáo dục, hành vi, chính trị - pháp luật, kinh
tế, văn hóa,… của doanh nghiệp có tùy loại khu vực địa lý riêng biệt.
Về điều kiện tự nhiên, là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc
quản trị nhân lực của doanh nghiệp về môi trường làm việc và điều kiện sống của
người lao động. Với điều kiện tự nhiên thuận lơi tạo môi trường làm việc cho người
lao động cảm giác thoải mái, tinh thần và sức khỏe tốt, thân thiết như ở chính tại gia
đình mình giúp tăng năng suất hiệu quả công việc. Ngược lại, nếu làm việc trong điều
kiện môi trường không tốt sẽ ít được thu hút bởi người lao động, khó khăn trong việc
tuyển dụng người lao động cũng như nhiều nhân tài và song song với đó, doanh
nghiệp cần phải đầu tư vào việc cải thiện môi trường làm việc cho người lao động.
 Về chính trị - pháp luật:
Nền chính trị của quốc gia ổn định tạo điều kiện cho việc hoạt động kinh doanh nói
chung và hoạt động quản trị nhân lực nói riêng. Các chiến lược chính sách quy định
của các quốc gia, vùng, địa phương cũng như các tiêu chuẩn địa phương của các ngành
cũng ảnh hưởng tới các hoạt động quản trị nhân lực của doanh nghiệp.
Chính sách pháp luật của nhà nước cũng ảnh hưởng đến chính sách và chương
trình quản trị nhân lực. Doanh nghiệp chắc chắn phải chú ý đến chính sách của nhà
nước khi đưa ra quyết định về tuyển dụng, trả lương, kỷ luật, khen thưởng, đánh giá,…
Những quy định pháp luật bao gồm: quy định về cơ hội làm việc bình đẳng, tiền
lương, trợ cấp, thuê người ngoài hay đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài,…


những quy định của nhà nước có thể tạo ra những khó khăn trong hoạt động quản trị
nhân lực nếu các quy định chưa cụ thể và chưa giải quyết những vấn đề phức tạp phát
sinh làm quá trình vận dụng chậm chạp hay quá tiên tiến mà trình độ nhân lực không
theo kịp. Quy định chưa phải là kết quả của cơ chế 3 bên dẫn đến việc thực hi pháp
luật có chênh. Quy định lạc hậu lỗi thời không còn phù hợp những thứ bị loại bỏ, quy
định chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau.
 Khoa học – kỹ thuật, công nghệ:
Khoa học công nghệ phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động quản trị

nhân lực, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn lao động, giúp doanh nghiệp
thu hút và tuyển dụng dễ dàng. Đồng thời khoa học – kỹ thuật phát triển cũng khiến
cho doanh nghiệp phải có những chiến lược phù hợp trong việc tuyển chọn nhân lực
để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
2.1.2. Môi trường ngành:
 Khách hàng:
Khách hàng là một trong những yếu tố quyết định nên sự thành công hay thất bại
của một doanh nghiệp. Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có càng nhiều khách hàng
thì càng có cơ hội phát triển kéo theo việc càng có nhiều hoạt động, dự án, đối tác,...
quan tâm tới và dẫn đến càng mở rộng quy mô nhân sự để đáp ứng tiến độ công việc
và ngược lại. Mặt khác, các mục tiêu, chiến lược cũng như các hoạt động của doanh
nghiệp cũng hướng tới khách hàng. Do đó, nhân viên, người lao động phải đáp ứng
nhu cầu, thị hiếu của khách hàng nên các nhà quản trị cần phải biết sử dụng đúng
nguồn lực đúng nơi, đúng lúc một cách hiệu quả thì mới đạt được tối đa mục tiêu trên.
 Đối thủ cạnh tranh:
Trên thị trường, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh thị phần, chất lượng sản
phẩm mà còn phải cạnh tranh cả nguồn nhân lực. Vì vậy nó cũng đóng phần quan
trọng trong việc quản trị nhân lực. Việc hoạch định nhân lực cần phải sử dụng nguồn
nhân lực hợp lý, tránh lãng phí nguồn lực. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải
có những chiến lược nhân sự như đào tạo chuyên ngành cũng như tuyển dụng nhân lực
đúng với yêu cầu, có chính sách lương thưởng, bảo hiểm, tạo không gian thoải mái khi
làm việc,...
 Nhà cung cấp và nhà phân phối:
Nhà cung cấp cũng là yếu tố tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất, cung cấp
đầu vào cho doanh nghiệp. Vì thế, việc phân bổ nguồn lực vào các vị trí làm việc hợp
lý để sử dụng nhân lực một cách tối đa cũng như đúng thời gian khi mà nhà cung cấp
chưa cung cấp đủ nguyên vật liệu để tiến hành sản xuất sẽ gây lãng phí nguồn lực.


Nhà phân phối tác động trực tiếp tới việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Khi

mà việc tiêu thụ sản phẩm tốt thì sẽ tác động tới hoạt động sản xuất một cách liên tục
cũng như cần đáp ứng giải quyết công việc từ đó dẫn đến tác động quá trình hoạch
định nhân lực và ngược lại, nếu việc tiêu thủ sản phẩm bị đình trệ dẫn tới tình trạng
thiếu việc làm, doanh nghiệp cần phải có các chiến lược phù hợp. Trong mỗi chu kỳ
hoạt động sản xuất, nhà phân phối sẽ có tác động khác nhau, mỗi chu kỳ đó thì doanh
nghiệp cần phải hoạch định nhân lực phù hợp để theo kịp tiến độ, tránh gián đoạn.
2.2. Môi trường bên trong:
 Chiến lược kinh doanh:
Chiến lược là kế hoạch đặc biệt vạch ra cho tổ chức, doanh nghiệp những gì họ cần
phải làm, những hi vọng, mong muốn được hoàn thàng trong tương lai đồng thời phù
hợp với nguồn nhân lực sẵn có và nguồn nhân lực có thể hoàn thành được. Một số
công ty khi quá chú trọng đến yếu tố lợi nhuận đạt mức quá cao dẫn đến các yếu tố
khác như làm đáp ứng sự hài lòng của khách hàng không được chú ý nhiều.
Với mỗi chiến lược kinh doanh khác nhau thì doanh nghiệp lại hoạch định những
chính sách nguồn nhân lực khác nhau. Ví dụ với chiến lược phát triển tự thân, doanh
nghiệp sẽ hoạch định nguồn nhân lực nhằm đảm bảo người mới được tuyển dụng và
năm bắt cơ hội thị trường. Ngược lại, với chiến lược phát triển ổn định, doanh nghiệp
phải hoạch định những nguồn lực chủ chốt có nhiều năm kinh nghiệm để phát triển
chiến lược này cũng như có những chính sách giữ chân những nhân lực này.
 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh:
Sản phẩm, dịch vụ cung cấp, quy mô hoạt động của doanh nghiệp đa dạng, phong
phú, sẽ ảnh hưởng đến tính chất lao động cũng như đặt ra các yêu cầu khác nhau với
nhân lực doanh nghiệp về số lượng, chất lượng nguồn lực,...
 Nguồn nhân lực:
Hiện trạng nguồn nhân lực bao gồm những yếu tố như: số lượng, chất lượng, cơ
cấu, năng lực, phẩm chất, mong muốn, nhu cầu của nguồn lực. Trong đó, việc xem xét
cấu trúc lao động có phù hợp hay không phù hợp với loại hình tổ chức, quy mô, họat
động của doanh nghiệp ,... ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản trị nhân lực doanh
nghiệp. Ví dụ, trong doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh mới cần lượng lao động
mà nguồn lao động trong công ty chưa đáp ứng đủ số lượng so với dự kiến thì doanh

nghiệp cần phải tổ chức, hoạch định chiến lược tuyển dụng nhân lực. Tương tự, nếu
nguồn nhân lực trong công ty chưa đạt được chất lượng yêu cầu thì công ty phải hoạch
định chiến lược đào tạo nhân lực.
 Văn hóa doanh nghiệp:


Trong doanh nghiệp có quy mô lớn, bao gồm những người có sự khác biệt về trình
độ văn hóa khác nhau, mức độ nhận thức, tôn giáo, phong tục tập quán, lễ hội truyền
thống, ngôn ngữ, giá trị, chuẩn mực đạo đức, cách ứng xử, tư tưởng văn hóa,... những
sự khác biệt này tạo nên sự đa dạng phức tạp, nhiều màu sắc trong môi trường làm
việc doanh nghiệp. Những yếu tố này làm ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp, tổ
chức đến mối quan hệ xã hội trong doanh nghiệp như mối quan hệ giữa nhà quản trị
với nhân viên, giữa nhà quản trị với nhà quản trị, giữa nhân viên với nhân viên,... văn
hóa doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến văn hóa từng cá nhân mỗi người lao động trong
tác phong làm việc, cách thức phản ứng trước các quyết định... điều này buộc nhà quản
trị nhân lực phải cân nhắc khi đưa ra quyết định tuyển dụng nhân lực cho doanh
nghiệp.
 Trình độ máy móc, thiết bị công nghệ:
Trình độ, khả năng vận hành, sử dụng của nguồn nhân lực trong các thiết bị công
nghệ hiện đại, phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ trong khi
chuyển đổi các máy móc thiết bị trong doanh nghiệp đòi hỏi người lao động phải có
trình độ, khả năng vận hành nếu không thay vào đó sẽ bị dư thừa nguồn lao động chưa
có năng lực cũng như doanh nghiệp phải tiến hành đào tạo nhân lực hoặc bổ sung
nguồn lực mới. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin
trong hoạt động quản trị nhân lực cũng sẽ góp phần đổi mới hiệu quả hoạt động quản
trị nhân lực tại doanh nghiệp.
 Cơ cấu tổ chức:
Loại hình tổ chức, phân công chức năng quyền hạn giữa các bộ phận cơ cấu trong
doanh nghiệp, hệ thống công việc trong doanh nghiệp.
 Nhà quản trị doanh nghiệp:

Nhà quản trị với khả năng nhận thức, năng lực, phẩm chất cũng như quan điểm của
mình có ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản trị nhân lực. Nhà quản trị cấp cơ sở là
người am hiểu, trực tiếp tiếp xúc làm việc với người lao động, nhà quản trị cấp trung là
người đề xuất tham mưu và tham gia vào quá trình ra quyết định, nhà quản trị cấp cao
đóng vai trò quyết định quản trị nhân lực doanh nghiệp. Tùy vào từng nhà quản trị có
phạm vi chức năng và nhiệm vụ riêng của mình với tầm hạn quản trị nhân lực khác
nhau có vị trí xác định và tham gia vào hoạt động quản trị nhân lực khác nhau.


II.

Thực trạng nghiên cứu môi trường quản trị nhân lực quốc tế tại công ty
Google (chi nhánh Singapore).
1. Giới thiệu về công ty Google.

1.1.

Khái quát chung về Google

Google là một công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ, chuyên về các dịch vụ và sản
phẩm liên quan đến Internet. Đây được coi là một trong những công ty công nghệ Big
Four, cùng với Amazon, Apple và Facebook.
Google ban đầu là một công trình nghiên cứu của Larry Page và Sergey Brin, hai
nghiên cứu sinh bằng tiến sĩ tại trường Đại học Stanford, California vào tháng 1 năm
1996. Họ có giả thuyết cho rằng một công cụ tìm kiếm dựa vào phân tích các liên hệ
giữa các website sẽ đem lại kết quả tốt hơn cách đang được hiện hành lúc bấy giờ. Sau
đó tên miền www.google.com được đăng ký ngày 15 tháng 9 năm 1997. Họ chính thức
thành lập công ty Google, Inc. ngày 7 tháng 9 năm 1998 tại một gara ở Menlo Park,
California. Trong tháng 2 năm 1999, trụ sở dọn đến Palo Alto. Sau khi đổi chỗ hai lần
nữa vì công ty quá lớn, trụ sở nay được đặt tại Mountain View, California tại địa chỉ

1600 Amphitheater Parkway vào năm 2003.
Google có rất nhiều trụ sở ở các nước phát triển trên thế giới như Canada, Mỹ, Đức,
Thụy Điển, Nga, Iseland, Indonesia, Ý, Singapore,… với thiết kế văn phòng đẹp và độc
đáo tạo không gian làm việc thoải mái và hứng thú cho nhân viên. Google còn bao gồm
47 công ty con với nhiều dịch vụ và sản phẩm khác nhau như Google Store, Google
Voice, Blogger, Youtube, ITA software,…
Tuyên bố sứ mệnh của Google là "tổ chức thông tin của thế giới và làm cho nó có
thể hữu dụng trên toàn cầu". Google muốn mang đến nhiều thông tin cho con người
thông qua công cụ tìm kiếm bằng internet và làm cho nó có ích bằng việc sắp xếp, quản
lí thông tin một cách hợp lí, có tổ chức với quy mô rộng trên toàn thế giới. Tầm nhìn
của Google chính là“cung cấp quyền truy cập vào thông tin thế giới chỉ bằng một cái
đúp chuột” cho thấy Google muốn hướng đến là một trang mạng chứa nhiều thông tin
toàn cầu với cách thức truy cập dễ dàng, nhanh chóng.
Google hiện nay đã phát triển nhiều dịch vụ và công cụ cho cộng đồng chung cũng
như trong lĩnh vực kinh doanh, bao gồm các công nghệ quảng cáo trực tuyến, công cụ


tìm kiếm, điện toán đám mây, phần mềm và phần cứng như Blogger (dịch vụ blog miễn
phí của Google), Gmail, Google Docs, Google Maps, Google Translate, YouTube,…
Trụ sở Google tại Singapore được khai trương vào 10/11/2016. Khu làm việc với
nhiều tầng lầu rộng thênh thang được thiết kế thành nhiều phòng chức năng vừa riêng biệt
vừa xen kẽ, hòa quyện lẫn nhau tạo nên một không gian làm việc tốt nhất cho nhân
viên.Văn phòng ở Singapore là trung tâm các hoạt động kinh doanh của Google tại khu
vực châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm cả YouTube, Android và các sản phẩm thuộc
"hệ sinh thái" của hãng nói chung.
1.2.

Cơ cấu tổ chức hiện tại của Google.

Mô hình mà Google đang theo đuổi là mô hình ma trận, các khu vực, sản phẩm quan

hệ mật thiết với nhau và cùng chịu sự điều hành từ tổng dinh đặt tại California. Trong
đó có sự tách biệt giữa công nghệ với sản phẩm, giữa phụ trách kinh doanh, phát triển kĩ
thuật, quản lí vấn đề pháp lí và quản lí tài chính,…
Mô hình ma trận là sự kết hợp của mô hình cơ cấu theo chức năng và cơ cấu theo
nhóm là chủ yếu:
 Cơ cấu theo chức năng: ban giám đốc (GĐ) hiện nay gồm GĐ điều hành Larry
Page, người đồng sáng lập Sergey Brin, Chủ tịch điều hành Eric E. Schmidt và
một số thành viên ban GĐ khác; cơ cấu tương đối ổn định trong những năm gần
đây; có chức năng giám sát hoạt động của các phòng ban. Các phòng ban được
phân chia theo từng mảng hoạt động, Google hiện nay có 8 mảng hoạt động chủ
yếu. Và được lãnh đạo bởi 8 Phó GĐ cấp cao tương ứng, các nhân viên dưới
quyền hoạt động linh hoạt.
 Cơ cấu theo nhóm: phân chia thành nhiều nhóm làm việc, được sự hướng dẫn
chỉ đạo của các Phó GĐ cấp cao có liên quan. Quá trình phát triển một sản
phẩm mới qua nhiều bước.
Sau khi thu thập ý tưởng, chọn lọc ra Top 100… công ty sẽ thành lập các đơn vị kỹ
thuật và nghiên cứu các ý tưởng đó trong 3-4 tháng; mỗi ý tưởng sẽ có 1 nhóm lớn phụ
trách, gồm có 4 đơn vị (nhóm) nhỏ, mỗi đơn vị gồm 3-4 người được lấy từ các phòng
ban khác nhau. Sau quá trình nghiên cứu, dự án sẽ được tiếp quản bởi một số người đến
từ các nhóm đơn vị khác nhau, từ đó sẽ lập ra đội lợi nhuận hóa. Đội này sẽ lên kế
hoạch thiết kế và thử nghiệm, thu thập feedback và cuối cùng là tạo ra thành phẩm. Sau


khi dự án kết thúc, các thành viên trong nhóm sẽ giải tán và lại tham gia vào nhóm dự
án khác.

2. Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động quản trị nhân lực
quốc tế của Google tại chi nhánh Singapore.
2.1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp
2.1.1. Môi trường vĩ mô

 Nền kinh tế:
Singapore là một nền kinh tế thị trường tự do với mức độ phát triển cao và được xếp
hạng là nền kinh tế mở nhất trên thế giới với mức độ tham nhũng thấp thứ ba. Đây là
quốc gia có nhiều doanh nghiệp lớn vận hành trong nước nhất nhờ mức thuế thấp
(doanh thu thuế chỉ chiếm 14,2% GDP), cùng với đó GDP bình quân đầu người của
quốc gia này còn cao thứ ba trên thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP). Các
yếu tố thành phần: tốc độ tăng GDP, tỷ lệ làm phát, chỉ số tiêu dùng CPI, các chính sách
tài chính tiền tệ.. đều nằm ở mức giới hạn cho phép phản ánh tình hình phát triển ổn
định tác động không nhỏ đến điều kiện phát triển của các doanh nghiệp và nhắc đến ở
đây là Google. Nhờ vào nền kinh tế mà Google không chỉ tạo nhiều việc làm mà thu
nhập của nhân lực tại Google cũng khá cao. Ngoài ra doanh nghiệp còn có những ưu
đãi, khuyến khích trong hoạt động quản trị nhân lực và chính sách quản trị nhân lực,
thực thi các hoạt động đó đem lại hiệu quả kích thích nhân lực phát huy năng lực, phát
triển, nâng cao năng lực và ngày càng có cơ hội cống hiến cho doanh nghiệp.
 Dân số và trình độ nguồn lao động:


Đối với mỗi quốc gia, nguồn nhân lực chính là yếu tố quan trọng nhất để phát triển
kinh tế nhanh và bền vững. Hơn nữa, đây lại là yếu tố mà các nước bằng các chính sách
của mình, bằng cách này hay cách khác, có thể điều chỉnh và kiểm soát khá tốt so với
các yếu tố đầu vào khác của nền kinh tế. Thực tế trên thế giới đã cho thấy, các quốc gia
biết quan tâm, bồi dưỡng nguồn nhân lực của mình thì có nhiều khả năng hội nhập tốt
hơn vào nền kinh tế thế giới cũng như thu được nhiều lợi ích hơn trong quá trình hội
nhập.
Ở Đông Nam Á hiện nay, Singapore là quốc gia được đánh giá là đi tiên phong trong
việc hoạch định các chính sách về nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập toàn cầu với
phương châm xây dựng một đội ngũ lao động có đẳng cấp quốc tế với hai chính sách
lớn là chính sách đào tạo: “đào tạo nguồn nhân lực có đẳng cấp quốc tế, được trang bị
đầy đủ kiến thức, kĩ năng chuyên môn, được cập nhật kiến thức mới”; và chính sách thu
hút lao động trong và ngoài nước bằng những ưu đãi rất cao về mọi mặt. Với chính sách

đó, Singapore đã thu được những thành tựu đáng kể trong xây dựng đất nước cũng như
hội nhập kinh tế quốc tế. Singapore là đất nước có diện tích nhỏ 719,1 km² và có dân số
khoảng gần 6 triệu dân, nhưng có 43% nam giới và 25% nữ giới không lập gia đình
trong nhóm tuổi từ 28 – 35 tuổi. Điều này đang làm cho Singapore ngày càng già hóa và
thiếu dần đội ngũ lao động trẻ. Theo số liệu thống kê cho thấy trung bình nữ giới
Singapore chỉ sinh được 1,1 em bé và tỉ suất này vẫn đang giảm dần. Đây đang là nỗi lo
của chính phủ nước này. Bình quân mỗi năm Singapore cần bổ sung thêm từ 16.000 –
23.000 cư dân mới (trẻ sơ sinh). Chính vì vậy mà chính phủ Singapore đang triển khai
nhiều biện pháp hỗ trợ, khích lệ người dân nước mình sinh thêm con.
Điều này tác động không nhỏ đến quan điểm và chính sách nhân lực của Google, là
một công ty đa quốc gia Google ( Singapore) sẽ không chỉ tuyển dụng ở trong nước bởi
vì với thực trạng dân số việc chỉ tuyển dụng trong nội địa sẽ không có đủ nguồn lao
động trẻ tháo vát và có sức khoẻ. Do đó Google còn mở rộng và thu hút nhân lực ở các
nước trong khu vực Đông Nam Á và rộng hơn là Châu Á để có thể tận dụng được tối đa
trí tuệ và sức lao động của lực lượng trẻ và hùng hậu này.
 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:


Singapore là quốc gia nhỏ nhất của Đông Nam Á, nằm phía nam của bán đảo
Malaysia, phía Bắc giáp Ma-lai-xi-a, Đông-Nam giáp In-đô-nê-xi-a, nằm giáp eo biển
Ma-lắc-ca, trên đường từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương
Vị trí địa lý đã mang lại cho Quốc đảo này những tiềm năng "tài nguyên" vô cùng
phong phú và nhiều ưu thế. Singapore nằm ở giao nhau của con đường Huyết mạch
chính vận chuyển hàng hải giữa Ấn Độ Dương,Thái Bình Dương và eo biển Malacca
Quốc đảo nhỏ bé này được tổ hợp nên bởi hơn 50 hòn đảo trong đó Singapore là hòn
đảo lớn nhất, chiếm 9/10 diện tích toàn quốc. Địa thế nơi đây phẳng đều, những eo biển
giữa các hòn đảo chính là nơi neo đậu thuận tiện của các thuyền bè.
Thuận lợi: Nằm tại một trong những giao lộ của thế giới, vị trí chiến lược của trung
tâm Châu Á, là đất nước "cửa ngõ" vào Đông Nam Á và có thể trở thành trung tâm
khám phá khu vực Đông Nam Á của Singapore chính là một yếu tố thuận lợi góp phần

giúp quốc gia này phát triển thành một trung tâm quan trọng trong các lĩnh vực thương
mại, viễn thông và du lịch.
Do đó Google ( Singapore) một công ty đa quốc gia có thể dễ dàng tiếp cận, thu hút
và tuyển dụng được nguồn nhân lực từ khắp Đông Nam Á. Với điều kiện tự nhiên thuận
lợi, cuộc sống của người lao động sẽ thoải mái hơn, sức khoẻ và tinh thần sẽ có khả
năng nâng cao chất lượng công việc hơn.
 Chính trị - pháp luật
Nền chính trị - pháp luật của một quốc gia sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc quản trị
một doanh nghiệp nói chung và quản trị nhân lực trong doanh nghiệp nói riêng. Ví dụ
như trong bản ngân sách 2019 được công bố ngày 19/2, Chính phủ Singapore quyết
định chỉ trong 2 năm nữa, các công ty, doanh nghiệp Singapore trong lĩnh vực dịch vụ
sẽ chỉ được phép thuê tối đa 35% nhân công là người nước ngoài trên tổng số lao động
của mình.Bắt đầu từ ngành ít người nước ngoài nhất là dịch vụ, sau đó có thể sẽ giảm
hạn ngạch của các ngành khác. Điều này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình
tuyển dụng và chiêu mộ nhân tài của Google vì theo số liệu mà Singapore cho thấy, cứ 5
người lao động tại Singapore sẽ có hơn 1 là người nước ngoài (theo dantri.com)
Pháp luật Singapore quy định rất chặt chẽ và đầy đủ các luật cho người lao động trên
đất nước này. Cụ thể, Singapore có các quy định và văn bản pháp luật về thuê nhân lực
nước ngoài, thời gian gia hạn hợp đồng, quy định về thời gian nghỉ phép tối thiểu, giờ


làm việc, bảo hiểm,... Chính vì vậy, việc quản lý và đảm bảo các quy định về luật lao
động cho cả nhân viên trong nước và ngoại quốc là một điều hết sức quan trọng đối với
quá trình quản trị nhân lực của Google.(theo service2.mom.gov.sg/maintenance)
 Khoa học – công nghệ
Singapore là quốc gia ưu tiên đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực khoa học công nghệ,
chính vì vậy nền KH – CN nước này rất phát triển và tân tiến. Cụ thể, năm 2019, Chính
phủ nước này cam kết sẽ chi 19 tỷ SGD (khoảng 13,5 tỷ USD) cho công tác nghiên cứu
khoa học và công nghệ từ nay cho đến năm 2020. Khoản ngân sách kỷ lục này sẽ được tập
trung vào bốn lĩnh vực công nghệ cốt lõi mà Singapore có lợi thế cạnh tranh hoặc đáp ứng

nhu cầu quốc gia. Phát biểu tại buổi công bố khoản ngân sách này ngày 8-1, Thủ tướng
Singapore Lý Hiển Long nhấn mạnh rằng việc quyết định chi mạnh cho lĩnh vực nghiên
cứu khoa học và công nghệ, phát triển doanh nghiệp sáng tạo là bởi đây chính là yếu tố
quan trọng để đảm bảo tương lai của Singapore, hỗ trợ người lao động trong bối cảnh công
nghệ phát triển nhanh chóng và nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, môi
trường sống tốt hơn cho người dân Singapore. Theo đó, bốn lĩnh vực sẽ được tập trung ưu
tiên phát triển đó là sản xuất và kỹ thuật tiên tiến; sức khỏe và y sinh học; dịch vụ và nền
kinh tế kỹ thuật số; các giải pháp đô thị bền vững. Có thể khẳng định rằng, Singapore
đang vững bước trong hành trình tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư - cuộc
cách mạng công nghệ số.
Nền khoa học – công nghiệp phát triển và tiên tiến đồng nghĩa với việc các doanh
nghiệp của nước này, cụ thể ở đây là Google sẽ phải áp dụng các mô hình quản trị nhân
lực trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 và luôn phải cải tiến, đổi mới cách thức và
phương pháp hiệu quả, phù hợp với môi trường. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
(CMCN 4.0) với đặc trưng của nền kinh tế số dựa trên dữ liệu lớn, internet vạn vật, trí
tuệ nhân tạo đã tạo nên một mô hình sáng tạo hết sức đa dạng của doanh nghiệp. Hơn
nữa, thế giới phẳng cũng đã mang lại cơ hội cho doanh nghiệp có tầm hạn kinh doanh
không biên giới, và kinh tế chia sẻ đã khiến cho các khái niệm về nguồn lực của doanh
nghiệp hoàn toàn thay đổi.
2.1.2. Môi trường ngành.
 Khách hàng


Yếu tố đầu tiên và cũng quan trong nhất tạo nên động lực phát triển cho Google chính
là khách hàng. Khách hàng của Google có thể là bất kỳ doanh nghiệp, bất kỳ cá nhân nào
có nhu cầu sử dụng các sản phẩm của Google, với một thiết kết nối Internet bạn hoàn toàn
có thể sử dụng miễn phí các sản phẩm của Google.
Là một quốc gia nhỏ bé ở khu vực Đông Nam Á, Singapore là một đất nước trẻ trung
và năng động. Singapore đứng vào hàng nước giàu có trên thế giới, là trung tâm tài chính
nổi tiếng, trung tâm thương mại quan trọng trong khu vực, hải cảng sầm uất và là địa điểm

hàng đầu cho việc đầu tư, là quốc gia thu hút được rất nhiều doanh nghiệp lớn nước ngoài
trong đó có Google. Điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu sử dụng các sản phẩm Google ở
Singapore là rất cao. Là quốc gia “ làm ăn” không thể không sử dụng Mail, Docs, Drive,
Google Search,AdWords, Play Store hay nhắn tin và trò chuyện video trực tiếp (Google
Allo, Duo, Hangouts), trình duyệt web Google Chrome…, những sản phẩm làm nên tên
tuổi của google.
Singapore là một quốc gia đa dân tộc. Trong đó, người Hoa chiếm khoảng 76.8%,
Malay 13.9%, Ấn Độ 7.9%, khác 1.4%. Ngôn ngữ chính ở Singapore là tiếng Anh nhưng
do có nhiều dân tộc cùng sinh sống và là một quốc gia có tỷ lệ người nhập cư cao lại có
nhiều doanh nhân từ nhiều các quốc gia khác nhau đến kinh doanh nên Translate của
google được sử dụng khá phổ biến. Ngoài ra, Maps cũng là một trong những sản phẩm của
Google được sử dụng ở Singapore.
Về dân số, Singapore chủ yếu là người già và trẻ- những người thường xuyên sử dụng
internet, seach google… đây chính là nguồn khách hàng chính của google tại Singapore.
Và không thể không kể đến Youtube và Blogger– hai trong những trang web được truy cập
nhiều nhất không chỉ tại Singapore mà còn trên toàn thế giới. Nhu cầu sử dụng Google ở
Singapore rất cao, đến nỗi chỉ trong khoảng 18 tháng sau khi khai trương trung tâm dữ
liệu đầu tiên tại Singapore, Google đã phải bơm 380 triệu USD để xây trung tâm dữ liệu
mới tại đảo quốc sư tử này. Theo Phó chủ tịch bộ phận trung tâm dữ liệu Joe Kava của
Google, kể từ ngày trung tâm đầu tiên đi vào hoạt động, Google thu hút được thêm
400.000 người dùng mới tại Singarpore tham gia vào hoạt động trực tuyến, và số lượng
người dùng truy cập dịch vụ Google qua smartphone cũng tăng từ 72% lên 85%. Rõ ràng,
Singapore là một thị trường khách hàng tiềm năng của Google
 Đối thủ cạnh tranh


Do đặc thù là công ty về công nghệ, cạnh tranh với các đối thủ là các công ty công
nghệ khác trong mạng lưới internet toàn cầu. Nên các sản phẩm cạnh tranh của Google
như Google seach, trợ lý ảo, dịch vụ video trực tuyến, điện toán đám mây …sẽ có mặt ở
khắp mọi nơi, chỉ cần bạn có kết nối internet là bạn có thể sử dụng các sản phẩm của

Google và của các đối thủ cạnh tranh. Có nghĩa là sự cạnh tranh này diễn ra ở mọi quốc
gia mà các thương hiệu này có mặt, trong đó bao gồm cả Singarpore. Thị trường công
nghệ thông tin thế giới hiện nay là một thị trường hấp dẫn nhưng cạnh tranh rất quyết liệt.
Trong một báo cáo thường niên mới tung ra, Alphabet, công ty mẹ của Google đã chỉ
mặt các đối thủ đáng gờm trên từng lĩnh vực mà công ty hoạt động, trong đó có những
cái tên quen thuộc như Apple, Netflix, Amazon… Cụ thể:
Về mảng tìm kiếm có Microsoft Bing, DuckDuckGo, Blekko, Wolfram Alpha… Dù
có nhiều đối thủ cạnh tranh song đối với thị trường tìm kiếm hiện nay, bao gồm cả tìm
kiếm trên web và qua thiết bị di động, thì Google vẫn đang giữ thế độc quyền. Theo
thống kê của StatCounter, Google đang chiếm hơn 90% thị phần mảng tìm kiếm trên
mạng của toàn thế giới. Ngôi vị độc tôn của họ hẳn là không thể bị lung lay chỉ trong
ngày một ngày hai. Sau Web Search, chúng ta nói đến Mobile Search, mảng Google
đang hoàn toàn “độc chiếm”. Google là công cụ tìm kiếm mặc định của phần lớn các
smartphone, trong đó có cả iPhone lẫn Android
Dịch vụ video trực tuyến có thể kể tên Facebook, Netflix, Amazon và Hulu.
Youtube, dịch vụ chia sẻ video của Google đã được trang bị phiên bản subscription trả
phí, cạnh tranh trực diện với các đối thủ nêu trên.
Trợ lý ảo có Apple, Amazon, Facebook và Microsoft. Trong năm 2017 , Google đã
cho ra mắt Google Assistant – trợ lý ảo giọng nói được đồng bộ vào các thiết bị
Android. Google Assistant sẽ cạnh tranh với Siri của Apple, Alexa của Amazon và
Cortana của Microsoft. Trong khi đó, Facebook cũng cung cấp dịch vụ tương tự qua
ứng dụng Messenger. Tháng 12 năm 2018, công ty Loup Ventures đã tiến hành thử
nghiệm các trợ lý ảo Amazon Alexa, Apple Siri, Google Assistant và Microsoft Cortana
với 800 câu hỏi để tìm ra đâu là trợ lý ảo tốt nhất. Kết quả Google Assistant đứng nhất
với 88% câu trả lời đúng, Apple Siri về nhì với 75%, Amazon Alexa xếp thứ ba với
72,5% và Microsoft Cortana xếp cuối cùng với 63%. Theo kết quả, Google Assistant
được đánh giá là trợ lý ảo thông minh nhất, điều đó dĩ nhiên sẽ đem lại một lơi thế cạnh
tranh lớn hơn cho Google so với Apple, Microsoft hay Amazon trong lĩnh vực này.



Điện toán đám mây: Amazon và Microsoft. Trong nỗ lực phủ sóng nền tảng đám
mây của mình, Google chắc chắn sẽ phải đương đầu với Amazon và Microsoft – hai gã
khổng lồ đang thống trị thị trường điện toán cũng như giới khách hàng doanh nghiệp.
Để chinh phục được thị trường B2B, Google có lẽ vẫn còn một chặng đường dài nỗ lực.
Sản phẩm điện tử tiêu dùng: Apple và các hãng smartphone Android như Samsung,
HTC,… Từ một hãng chuyên phần mềm, Google đang muốn thôn tính cả mảng phần
cứng với chiếc smartphone Pixel. Trong năm 2017, hãng đã đầu tư khá mạnh vào các
hoạt động quảng bá cho sản phẩm mới này.
Như đã nói, Singapore là một trong những cường quốc về lĩnh vực kinh tế, thương
mại, nơi thu hút rất nhiều nhà đàu tư, doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, hầu như tất cả các
đối thủ kể trên của Google cũng đều có mặt ở Singapore. Trong bất cứ mảng kinh doanh
nào của Google cũng đều có những đối thủ cạnh tranh rất mạnh tham gia vào. Điều này
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản trị nhân lực của công ty đặc biệt là việc thu hút và
níu chân những nhân viên giỏi. Trong thực tế, có rất nhiều nhân viên của Google đã bỏ
công ty để sang làm việc ở những công ty đối thủ. Để giải quyết vấn đề này, ngoài một chế
độ lương thưởng hậu hĩnh, Google cũng tạo ra cho nhân viên một môi trường làm việc hết
sức năng động, tự do và thoải mái nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ. Ngoài ra để
thu hút nguồn nhân lực giỏi, Google đề ra tiêu chí tuyển dụng đó là không quan tâm đến
kinh nghiệm mà chỉ quan tâm đến trí tuệ và tài năng. Điều này vừa tạo cơ hội cho những
người trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm vừa phù hợp với lĩnh vực công nghệ của công ty vốn
luôn cần sự sáng tạo và mới mẻ.
 Nhà cung cấp và nhà phân phối.

Với đặc thù là một công ty công nghệ, nhà cung cấp của Google không thể là các nhà
cung cấp nguyên, vật liệu sản xuất như các công ty khác. Do đó, ở đây nhà cung cấp của
Google sẽ đề cập đến hợp tác và mua lại để phát triển Google.
Năm 2005, Google gia nhập hiệp hội với các công ty và tổ chức chính phủ khác để
phát triển phần mềm và dịch vụ. Google công bố mối cộng tác với NASA Ames Reseach
Center, xây dựng đến 1 triệu phòng chuyên trách và làm việc trong đề án nghiên cứu bao
gồm Quản lý dữ liệu trên diện rộng, công nghệ nano, sắp xếp công việc sử dụng máy

tính… Google cũng tham gia cộng tác với Sun Microsystem để chia sẻ và phân loại các


công nghệ của nhau. Công ty cũng tham gia cộng tác với American Online của Time
Warner để cải tiến dịch vụ video trực tuyến.
Năm 2007, Google và New Corp.’s Fox Interactive Media tham gia vào bản hợp đồng
trị giá 900 triệu USD để phục vụ tìm kiếm vào quảng cáo trên trang mạng xã hội nổi tiếng,
Myspace.
Năm 2008, Google đã phát triển quan hệ đối tác với GeoEye để phóng một vệ tinh
cung cấp cho Google hình ảnh độ phân giải cao (0,41 m, màu 1,65 m) cho Google Earth.
Với đặc thù các sản phẩm phần mềm nên các nhà cung cấp cũng có thể là đối thủ cạnh
tranh của chính Google. Ngoài các đối thủ lớn cạnh tranh trực tiếp với Google thì trên thế
giới hàng ngày, hàng giờ luôn xuất hiện các công ty mới, sở hữu các sản phẩm trí tuệ sáng
tạo có thể mang lại các lợi thế canh tranh mới cho Google. Nhờ lợi thế về tài chính hiện
nay có thể giúp Google thâu tóm các công ty này hoặc mua lại các bản quyền, sáng chế để
tiếp tục phát triển thành sản phẩm hoàn thiện. Điển hình là vụ mua lại Nền tảng di động
Android với giá trị ước đoán lên tới 50 triệu USD; Dịch vụ e-mail và bảo mật thư điện tử
Postini, 625 triệu USD; Chia sẻ video YouTube, 1,65 tỷ USD hay Công nghệ quảng cáo
hiển thị DoubleClick, 3,1 tỷ USD. Thị trường công nghệ thông tin việc xuất hiện các đối
thủ tiềm ẩn rất dễ xảy ra. Đây là một thị trường hết sức sáng tạo với tốc độ thay đổi rất
nhanh. Thế giới đã ghi nhận sự phát triển ngoạn mục của nhiều công ty như Google,
Facebook. Chính Google với sự sáng tạo của mình đã đánh bại MSN trên thị trường tìm
kiếm trực tuyến. Ngoài ra, bài học về thất bại của Google trước đối thủ Bing tại Trung
quốc cũng nhắc nhở Google về vấn đề chính trị. Với thị trường đa quốc gia, sự phức tạp về
văn hóa, chính trị, pháp luật có thể là cơ hội xuất hiện thêm một phiên bản khác của Bing
tại Singapore.
Đến nay, Google vẫn chưa có thương vụ mua lại hay hợp tác với công ty công nghệ
nào ở Singapore để phát triển hay cho ra những sản phẩm mới. Tuy nhiên, đa số những
trang web, ứng dụng mà người dân Singapore đang sử dụng chính là thành quả của sự mua
lại, hợp tác và phát triển của Google và các “nhà cung cấp”.

2.2.

Môi trường bên trong

2.2.1. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.
Các lĩnh vực kinh doanh mà Google theo đuổi đó là quảng cáo theo ngữ cảnh tìm
kiếm, ứng dụng Internet, điện toán đám mây và nhiều dịch vụ khác nữa…


Quảng cáo: nền tảng AdWords cho quảng cáo theo ngữ cảnh trong trang kết quả tìm
kiếm của Google.
Các ứng dụng Internet: ngày càng tăng của các ứng dụng Internet được thiết kế để
cung cấp cho người dùng truy cập toàn bộ vào phần mềm tiện ích đang mang lại lợi ích
to lớn cho người sử dụng Google. Các ứng dụng như Gmail, Google Voice, Google
Docs, Google Wave, Google Analytics,…
Điện toán đám mây: Google là nhà cung cấp thành công nhất trong lĩnh vực điện
toán đám mấy với nền tảng Google App cho doanh nghiệp và Google App Engine cho
các nhà phát triển.
Với các lĩnh vực kinh doanh đa dạng và công nghệ cao đòi hỏi nhân viên của Google
cần có phẩm chất và năng lực tốt, có thể phối hợp đội nhóm một cách hiệu quả. Bên
cạnh nguồn nhân lực tốt và chất lượng, với một công ty đa lĩnh vực như Google, nhà
quản trị luôn phải biết cách quản lý tốt nhân viên của mình. Sự minh bạch và tiếng nói
luôn là 2 quy tắc cốt lõi khi làm việc tại Google. Nhà quản trị luôn để nhân viên của
mình được trao đổi một cách thẳng thắn cũng như bày tỏ ý kiến của mình một cách
công khai. Bộ máy quản lý cũng được đơn giản hóa một cách tối đa để tránh được sự
trùng lặp công việc, thúc đẩy nhân viên làm việc một cách hiệu quả hơn, loại bỏ mọi thủ
tục rườm rà. Nhờ đó đó Google tại Singapore có thể vận hành một cách trơn tru, mang
lại hiệu quả kinh doanh rất tốt.
2.2.2. Chiến lược kinh doanh
Việc xây dựng Google ở Singapore nó cho thấy sự sâu sắc trong đầu tư và sự cam

kết lâu dài của Google ở Châu Á mà đặc biệt là Đông Nam Á, khu vực kinh tế năng
động nhất thế giới.
Trong số các nhân viên mà Google mới tuyển dụng thì 2 mảng quan trọng nhất là
kinh doanh và kỹ thuật.
 Về mảng kỹ thuật, một số dự án quan trọng bao gồm GoogleMap, Android,
Search và Ads đang chịu trách nhiệm bởi các trung tâm kỹ thuật đặt ở châu Á.
 Về mảng kinh doanh, các nhân viên mới sẽ giúp các doanh nghiệp tận dụng tối
đa ích lợi của Internet để phát triển công ty của họ và thu hút thêm nhiều
khách hàng trong khu vực.


Theo nhận định của Julian Persaud – giám đốc điều hành của Google ở khu vực
Đông Nam Á: “ Đây là một thị trường rất đa dạng, nơi bạn có một thị trường công nghệ
tiên tiến như Singapore, thị trường trưởng thành về công nghệ cao như Malaysia và
Thái Lan, các thị trường đang phát triển nhanh trong công nghệ cao như Philippines,
Indonesia và Việt Nam.”
Đối với thị trường tiên tiến và trưởng thành công nghệ, Google tập trung vào kết nối
người dùng với các nhà quảng cáo và tung ra các dịch vụ web và nền tảng cộng tác như
Google Maps và Google Docs.
Đối với thị trường công nghệ đang phát triển nhanh chóng, Google nỗ lực để mở
rộng truy cập Internet và tạo thêm niềm đam mê trực tuyến cho người dùng ở đó.
Google đặt trọng tâm phát triển nền kinh tế kỹ thuật số của khu vực. Cụ thể, Google sẽ
đẩy mạnh kênh kết nối giữa các doanh nghiệp với người dùng tìm kiếm các sản phẩm
và dịch vụ của họ. Google giới thiệu các định dạng quảng cáo mới, đặc biệt nhắm tới
mảng di động, mở rộng mảng hiện thị quảng cáo. Google muốn đảm bảo rằng ngay cả
những doanh nghiệp nhỏ cũng có chỗ đứng và hiện diện nhất định trên Internet.
Có thể thấy với mỗi thị trường cụ thể, Google sẽ có một chiến lược phù hợp với đặc
điểm của thị trường đó. Việc hoạch định nguồn nhân lực cũng được tiến hành một cách
thích hợp. Tại Singapore và rộng hơn là khu vực Đông Nam Á, nơi được đánh giá là thị
trường công nghệ đang phát triển nhanh chóng, Google đặt ra một chương trình hoạch

định dài hạn để có thể thu hút được những ứng viên có năng lực thực sự đồng thời giữ
chân được những nhân viên tài giỏi.
2.2.3. Nguồn nhân lực
Singapore là một quốc gia có số dân rất nhỏ , do đó không đáp ứng đủ nguồn nhân
lực chất lượng cao của Google. Là một công ty đa quốc gia, Google đã mở rộng và thu
hút nhân lực ở các nước trong khu vực Đông Nam Á và rộng hơn là Châu Á để có thể
tận dụng được tối đa trí tuệ và sức lao động của lực lượng trẻ và hùng hậu này.
Hiện nay số lượng nhân viên của Google tại Singapore là hơn 1000 nhân viên đến từ
các quốc gia khác nhau đã trải qua quá trình tuyển chọn khắt khe của công ty để trở
thành một nhân viên chính thức của Google. Đây là khâu được Google đặc biệt coi
trọng và trở thành một nét tiêu biểu của công ty. Theo tìm hiểu, có 5 tố chất lựa chọn
nhân viên cho tổ chức của Google:


 Goole tìm kiếm ứng viên có khả năng làm việc
Google chú trong nhất tới khả năng làm việc, khả năng đóng góp của các ứng viên.
Với các vị trí kỹ thuật, họ sẽ đánh giá cao khả năng mã hóa thông tin, kỹ năng lập trình.
Do đó, họ luôn lựa chọn những người giỏi nhất, phù hợp nhất cho vị trí tuyển dụng.
Tuy nhiên đó không phải điều duy nhất Google tìm kiếm. Ứng viên không chỉ được
đánh giá bằng chỉ số IQ mà còn ở thái độ cầu thị, học tập. Google, các công ty nhân sự
cũng như doanh nghiệp thông qua cuộc phỏng vấn sẽ xác định được các tố chất có được
từ ứng viên có phù hợp không.
 Google lựa chọn ứng viên có khả năng lãnh đạo nổi bật
Điều này không chỉ dừng lại ở việc bạn từng làm lãnh đạo hay chưa hay bạn có khả
năng lãnh đạo không. Điều mà Google cũng như các nhà tuyển dụng nhân sự cấp cao
quan tâm chính là nhóm của bạn đang gặp khó khăn và bạn có sẵn sàng lãnh đạo nhóm
vượt qua khó khăn hay không. Khi bị phản đối và không thể giải quyết rắc rối, bạn có
lùi bước hay nhường quyền lãnh đạo cho người khác hay không. Điều Google quan tâm
chính là việc bạn sẵn sàng từ bỏ chính quyền lực của mình vì lợi ích chung.
 Sự khiêm nhường, tiếp thu ý kiến từ người khác.

Một ứng viên tiềm năng cần có sự khiêm nhường nhất định để lắng nghe và tiếp thu
ý kiến từ ngườu khác. Mục tiêu cuối cùng cần đạt là cùng nhau giải quyết đợc vấn đề.
Đó còn là sự khiêm nhường trong trí tuệ. Không có sự khiêm nhường, ứng viên sẽ khó
học tập, hòa đồng và làm việc tập thể. Từ đó, doanh nghiệp khó có thể hoàn thành tốt
công việc của doanh nghiệp. Đây chính là ưu điểm mà những nhà tuyển dụng nhân sự
cấp cao cần cho sự phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp.
 Lựa chọn ứng viên có khả năng cạnh tranh dưới áp lực công việc
Google sở hữu những ứng viên thành công nhất. Do đó, những người họ lựa chọn sẽ
phải đặt mình trong vị trí rất khốc liệt. Họ sẽ có khả năng tranh luận bảo vệ quan điểm
tới cùng. Nhưng khi có một quan điểm chính xác hơn và chúng mang tới kết quả, hãy
thừa nhận ý kiến đúng đắn này.
 Google không quá coi trọng bằng cấp hay điểm số
Một điểm khác biệt trong chiến lược tuyển dụng nhân sự cấp cao của Google là việc
“ông hoàng thông tin” này không quan tâm tới bằng cấp của bạn. Những người thành


công ở Google là những người được đào tạo tốt trong môi trường chính Google. Nhân
sự của Google được tạo điều kiện để thành công trong chính môi trường tuyển dụng.
Để tuyển dụng được những nhân viên thực sự tài giỏi, Google chấp nhận kéo dài
thời gian tuyển dụng để thu hút, đánh giá và bồi dưỡng người mới. Do đó, chất lượng
nhân sự tại Google luôn được đánh giá cao cả về phẩm chất và năng lực. Những đặc
điểm nổi bật của nhân viên tại Google mà bạn có thể thấy đó là:
 Có kiến thức bao quát không chỉ riêng một lĩnh vực mà còn trên nhiều lĩnh
vực khác
 Khả năng sáng tạo cao , luôn đưa ra các ý tưởng đột phá
 Luôn thích nghi tốt với môi trường làm việc, với những tình huống mới
 Có khả năng lãnh đạo tốt, tích cực xây dựng đọi nhóm, tạo mối quan hệ tốt
đẹp giữa các nhân viên với nhau
 Luôn ứng biến , xử lý được khi gặp khó khăn
Nhân viên Google tại Singapore luôn được làm việc trong môi trường thoải mái,

năng động tại một văn phòng được thiết kế vô cùng độc đáo và tiện nghi. Họ được
khuyến khích tự do đưa ra những ý kiến của bản thân, được khuyến khích gặp gỡ, trao
đổi, chuyện trò và chia sẻ quan điểm của mình về công việc cũng như cuộc sống. Đây
có thể coi là một trong những phương pháp đào tạo nhân sự của Google. Ngoài ra
Google còn cung cấp cơ hội cho nhân viên phát triển toàn diện cả về năng lực chuyên
môn lẫn kỹ năng sống qua các khóa đào tạo độc đáo. Đồng thời, mang lại cơ hội phát
triển cho nhân viên với các khóa on-the-job training và khuyến khích họ giúp đỡ các
nhân viên khác bằng cách tham gia vào hệ thống kết nối của chương trình. Có thể kể tới
một số khóa học hiệu quả như: Khóa DIY, Search Inside Yourself (SIY), kỹ năng đàm
phán, dẫn luận Lập trình (I2P), lớp học Hữu hình hóa dữ liệu, hay thậm chí là cả khóa
học về khiêu vũ,… Đó chính là cách thức đào tạo đặc biệt của Google nhằm giúp nhân
viên của họ hoàn thiện được mọi kĩ năng, có thể đáp ứng với yêu cầu của một công ty
đa quốc gia, đa lĩnh vực.
2.2.4. Văn hóa doanh nghiệp:


Văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua cách giao tiếp và phát triển doanh nghiệp,
bầu không khí nơi làm việc và con người làm việc ở doanh nghiệp. Tại Google
Singapore, văn hóa doanh nghiệp ở đây thể hiện qua các khía cạnh chính:
 Ưu tiên tính linh hoạt và sáng tạo:
Google hiểu rằng, để có thể kích thích sự linh hoạt và sáng tạo của mỗi nhân viên thì
nên cho họ sự tự do lựa chọn, lịch trình linh hoạt cùng với không gian và cơ hội làm
việc theo ý muốn. Để làm được điều đó, Google đã cung cấp môi trường làm việc cũng
như khung thời gian làm việc linh động: không gian trong và ngoài công ty luôn có
nhiều cây xanh kết hợp với lối kiến trúc sang trọng hiện đại nhưng không kém phần ấm
cúng, quen thuộc; nhân viên có thể làm việc với khung thời gian linh động, kết hợp xen
kẽ làm việc cùng các hoạt động giải trí để có thể phát huy tốt nhất khả năng của mình.
 Chú trọng tuyển dụng theo cá tính hơn là kỹ năng.
Google coi trọng các ứng viên có đạo đức hơn là chỉ số IQ, họ coi trọng những
người thông minh và làm việc có năng suất nhưng đồng thời cũng khiêm tốn, tận tâm và

thoải mái trước những khó khăn. Họ nhận ra rằng, yếu tố con người là yếu tố tạo nên sự
thành công của Google.
Google cũng quan tâm tới trải nghiệm của nhân viên bằng nhiều cách: nơi làm việc
phù hợp với phong cách, cá tính của từng người, đồ ăn, thức uống luôn có sẵn tại
canteen công ty hoặc các quầy cafe, có đầy đủ phòng matxa, phòng ngủ, spa, salon để
nhân viên có thể được chăm sóc ở mọi khía cạnh.
 Phát triển và đổi mới liên tục:
Google có chính sách “dành 20% thời gian của mình làm những điều bạn muốn” cho
nhân viên. Theo đó, nhân viên Google có thể dành 20% thời gian làm việc trong một
tuần làm bất kì thứ gì họ thích. Chính sách này đã giúp Google mang lại một số thành
công nhất định, trong đó có Gmail và Google Suggest.
Văn hóa làm việc tại Google khuyến khích sự cộng tác liên tục. Ở mọi nơi trong
công ty, luôn có chỗ ngồi và bàn ghế để mọi người có thể ngồi bất cứ lúc nào; các cuộc
họp, làm việc nhóm giữa kỹ sư và nhân viên luôn được tổ chức để có thể hợp tác một
cách có hiệu quả nhất, giữ vững sự phát triển mạnh mẽ.


 Luôn giữ không khí vui vẻ:
Ở Google bạn có thể giữ chú chó của bạn ngay trong phòng làm việc của mình. Chó
được xem như một cách để cải thiện sự áp lực trong công việc. Google chủ trương biến
nơi làm việc là một nơi thú vị, không mang nặng không khí làm việc. Nhân viên luôn có
thể rời vị trí làm việc và tương tác nhiều hơn với nhau. Các loại hình giải trí như leo núi
trong nhà, bowling hay thậm chí là phòng ngủ được Google trang bị đầy đủ để nhân
viên của họ có thể giải tỏa căng thẳng của họ bất cứ lúc nào.
2.2.5. Vốn, công nghệ:
Google đã liên tục cải tiến công nghệ và tính năng để giúp tăng tốc độ tìm kiếm
trên Google.com để giúp người dùng chuyển đến trang web cần tìm kiếm một cách
nhanh chóng nhất.
Google cũng thường xuyên thâu tóm những công ty công nghệ nhỏ hơn để mở rộng
danh mục sản phẩm của mình. Trong số các công ty đã được Google thâu tóm thành

công nhất có thể kể đến Youtube và Android khi Youtube trở thành trang web xem video
lớn nhất thế giới còn Android trở thành nền tảng di động phổ biến nhất thế giới.
Công nghệ mà Google sử dụng cho Google Search- công cụ tìm kiếm nhanh và phổ
biến nhất hiện nay là kiến trúc Search Engine - một hệ thống thông minh được lập trình
và nâng cấp nhằm tìm kiếm kết quả và lập chỉ mục cho các website.
Kiến trúc Search Engine


Search Engine gồm 3 bộ phận chính. Đó là Search Server, Index, Search
Backend. Trong đó cụ thể:
Search Server: nhận yêu cầu từ người dùng, truy vấn trong Index để lấy kết quả và
trả kết quả về cho người dùng.
Search Backend: Có nhiệm vụ đi thu thập thông tin của toàn bộ trang web trên toàn
thế giới, phân tích, xử lý và tạo ra Index để dùng cho Search Server. Search Backend
này hoạt động 24/24 không ngừng nghỉ.
Index giống như 1 database được tổ chức dữ liệu hợp lý giúp cho Search Server có
thể truy vấn 1 cách nhanh nhất có thể…
Ngoài ra, Google còn sử dụng công nghệ điện toán đám mây cho Google Drivekhông gian lưu trữ miễn phí lớn nhất trên thế giới: Điện toán đám mây hay còn gọi
là Cloud Computing, là mô hình cung cấp các tài nguyên máy tính cho người dùng
thông qua Internet. Nguồn tài nguyên này bao gồm rất nhiều thứ liên quan đến điện toán
và máy tính. Ví dụ như: phần mềm, dịch vụ, phần cứng,… và sẽ nằm tại các máy chủ ảo
( đám mây) trên mạng. Người dùng có thể truy cập vào bất cứ tài nguyên nào trên đám
mây. Vào bất kỳ thời điểm nào và ở bất kỳ đâu, chỉ cần kết nối với hệ thống internet.
Với công nghệ sử dụng hiện đại, Google sẽ phân bổ các vị trí phù hợp cho các nhân
lực của công ty với năng lực và trình độ kĩ thuật đạt yêu cầu. Những nhân viên đó
thường được tuyển chọn một cách khắt khe nhưng đồng thời cũng nhận được các khoản
thù lao và phúc lợi xứng đáng.
Giá trị vốn hóa của Google đã lên tới con số hơn 120 tỷ USD. Điều này đã khiến
các hoạt động quản trị của Google có thể diễn ra một cách hiệu quả, không gặp nhiều
khó khăn. Hơn thế nữa, với giá trị công ty lên tới hàng trăm tỷ đô, việc trả lương cho

nhân viên là một điều khá được quan tâm tại Google. Nhân viên Google tại Singapore
cũng sẽ nhận được mức lương giống với nhân viên tại Mỹ trải dài từ mức 4000$ cho tới
hơn 12000$ một tháng cộng thêm các phúc lợi cho gia đình và chính nhân viên đó.
2.2.6. Cơ cấu tổ chức, nhà quản trị:
Mô hình cơ cấu tổ chức mà Google đang áp dụng đó là mô hình cơ cấu tổ chức
phẳng. Ở mô hình này, các cấp trung gian bị loại bỏ một cách triệt để, tối ưu, mối liên
hệ quyết định nhất, quan trọng nhất được giữ lại. Người nhân viên được tham gia vào


quá trình ra quyết định với vai trò là một người tư vấn, họ làm việc với cơ quan lãnh
đạo cấp cao nhất, ý tưởng của họ được đưa tới nơi đầu não của công ty.
Với mô hình này, Google đang áp dụng rất tốt. Giám đốc Google đại diện khu vực
Đông Nam Á là Julian Persaud, ông từng giữ chức vụ giám đốc Google tại Úc. Với lợi
thế đã từng có kinh nghiệm giữ chức vự giám đốc Google Úc, Julian Persaud hiểu rõ
cần làm thế nào để có thể quản trị nhân viên một cách hợp lí nhất, biết nhân viên của
Google muốn gì, cần gì để có thể phát huy tốt nhất khả năng của chính mình trong công
việc. Tuy nhiên, đặc điểm con người ở khu vực Đông Nam Á có phần khác biệt so với
Úc và nó có thể gây ảnh hưởng tới các hoạt động quản trị của Julian Persaud tại thị
trường này.
3. Đánh giá về môi trường quản trị nhân lực quốc tế tại Singapore đối với Google.
3.1. Thuận lợi.
Thứ nhất, nền kinh tế phát triển cùng với mức sống cao của người dân Singapore là
một điểm thu hút đối với nhân lực trên khắp thế giới. Đặc biệt hơn nữa, môi trường
làm việc cũng như những chính sách ưu đãi hấp dẫn đã khiến Google trở thành một
nơi làm việc lí tưởng nhiều người mong muốn.
Thứ hai, vị trí đắc địa của Singapore ở “cửa ngõ” vào Đông Nam Á đã tạo điều
kiện thuận lợi giúp Google dễ dàng tiếp cận, tuyển dụng được nhân lực tài giỏi trên
khắp khu vực Đông Nam Á.
Thứ ba, nguồn nhân lực dồi dào cùng với trình độ nguồn lao động cao của
Singapore và các nước Đông Nam Á tạo ra nguồn cung nhân lực chất lượng cao cho

Google. Đồng thời, khi tuyển chọn nhân lực từ nước sở tại, Google cũng sẽ hạn chế
được các khoản phí phát sinh như chi phí nhà ở, đi lại, sinh hoạt,… so với tuyển dụng
nhân lực từ nước thứ 3 hay từ chính quốc.
Cuối cùng, sự phát triển về khoa học - kĩ thuật cũng tạo nên những thuận lợi nhất
định trong mảng tuyển dụng và đào tạo. Bên cạnh đó, những tiến bộ công nghệ nhanh
chóng đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở đây, giúp giảm
thiểu những khó khăn cho nhân sự nước ngoài.
3.2. Khó khăn.
Thứ nhất, những rào cản về luật pháp như hạn chế số người lao động nước ngoài có
thể sẽ gây không ít cản trở cho Google bởi nhân sự trong công ty phần lớn đến từ nước


×