Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH KHÍA CẠNH TÀI CHÍNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.18 KB, 15 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
THẨM ĐỊNH KHÍA CẠNH TÀI CHÍNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI
NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
I-/ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CỦA
NGÂN HÀNG TRONG ĐẦU TƯ
Những năm qua công tác thẩm định đã góp phần không nhỏ vào hoạt
động đầu tư của nền kinh tế nói chung và các Ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên
vẫn còn những tồn tại chưa đáp ứng được yêu cầu của kinh tế thị trường có sự
điều tiết vĩ mô của nhà nước. Vì vậy, nâng cao chất lượng công tác thẩm định
là một yêu cầu cần thiết nhằm đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế
trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
1-/ Với vị trí là một ngân hàng thương mại quốc doanh
Theo pháp lệnh Ngân hàng ra ngày 23/05/1993 “Ngân hàng thương mại
là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu thường xuyên là nhận tiền
gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay,
thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.
Nhận thức được rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong điều kiện đất
nước còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Đòi hỏi phải sử dụng các nguồn lực
hạn chế một cách phù hợp theo các mục tiêu kinh tế xã hội và Đảng và Nhà
nước đề ra. Các kế hoạch đầu tư cùng các dự án được đưa vào nhằm sắp xếp
các nguồn lực theo các mục tiêu đã định. Để xác định được các nguồn lực này
có được sử dụng một cách hợp lý mang lại hiệu quả như đã định không, thì chỉ
có thông qua công tác thẩm định dự án. Đặc biệt là quá trình thẩm định để
đưa đến quyết định đầu tư hay sửa đổi quyết định hoặc hoàn toàn bác bỏ là
một khâu rất quan trọng trong chu kỳ của dự án. Do đó công tác thẩm định
thực sự trở thành hữu ích phục vụ đắc lực các mục tiêu kinh tế xã hội của đất
nước thì việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định trong ngân hàng luôn là
vấn đề hết sức cần thiết.
2-/ Đảm bảo chất lượng công tác thẩm định nhằm đảm bảo an toàn
vốn vay và nâng cao hiệu quả đầu tư
Đất nước ta qua hơn 10 năm đổi mới đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế


tương đối nhanh chóng và mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ nay đến năm 2003
là 9,5%. Với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá-
hiện đại hoá đất nước đòi hỏi cần phải có một khối lượng đầu tư và nguồn vốn
lớn để đáp ứng yêu cầu đặt ra. Nhưng để nguồn vốn đó thực sự có hiệu quả thì
công tác thẩm định dự án trong đầu tư phải là bước đi tiên phong. Đặc biệt đối
với các dự án đầu tư phát triển, đầu tư mở rộng theo chiều sâu bằng vốn vay
trung và dài hạn tại ngân hàng phải chịu nhiều áp lực cho nền kinh tế như: giá
cả, lạm phát, lãi suất, ... Do vậy, phải được xem xét kỹ, tính toán cụ thể có nghĩa
là phải nâng cao chất lượng công tác thẩm định của ngân hàng góp phần hạn
chế, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Từ đó các doanh nghiệp cũng xác định được các cơ hội đầu tư của mình là
có hiệu quả hay không hiệu quả để tìm một giải pháp kinh doanh phù hợp.
3-/ Quan điểm mới về thẩm định hiệu quả tài chính các dự án đầu tư
tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam
Từ sau khi có pháp lệnh Ngân hàng (1993), phân định rõ chức năng
nhiệm vụ của ngân hàng thương mại, đã có nhiều văn bản pháp quy về quy chế
cho vay đối với các tổ chức tín dụng. Trên cơ sở đó ngân hàng ngoại thương
Việt Nam đã xây dựng cho mình chiến lược hoạt động kinh doanh và mở rộng
ở tất cả các thành phần kinh tế. Để đảm bảo an toàn về vốn ngân hàng ngoại
thương Việt Nam đã chú trọng đến công tác thẩm định hiệu quả tài chính các
dự án xin vay vốn. Nhất là các dự án vay vốn trung và dài hạn để đầu tư cho
sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng, ... đều phải qua
khâu thẩm định về hồ sơ pháp lý và mặt tài chính của dự án.
Các cán bộ thẩm định sau khi xem xét giải trình báo cáo nghiên cứu khả
thi của dự án sẽ đưa ra những ưu, nhược điểm cụ thể và các tính toán về mặt
tài chính của dự án lấy cơ sở đó làm kết luận chung cho dự án.
Đối với các dự án khả thi sẽ được trình xin ý kiến của Tổng giám đốc để
quyết định cho vay.
Đối với các dự án không khả thi về mặt tài chính, các cán bộ thẩm định sẽ
tiến hành xem xét lại và đàm phán với chủ đầu tư, khuyên họ nên tìm một cơ

hội đầu tư khác.
Một phong cách phục vụ nhiệt tình cùng với nghiệp vụ vững vàng là ưu
điểm số 1 của cán bộ thẩm định Ngân hàng ngoại thương Việt Nam . Nó đã
góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện công tác thẩm định hiệu quả tài chính
các dự án đầu tư.
II-/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM
ĐỊNH KHÍA CẠNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
Trong những năm qua, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã có những
cố gắng và đổi mới không ngừng nhằm hoàn thiện công tác thẩm định hiệu
quả tài chính dự án đầu tư. Song qua phần nghiên cứu thực tế tại ngân hàng
ngoại thương Việt Nam tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện chất
lượng công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư như sau:
1-/ Tạo lập được những căn cứ và đưa ra các chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần
(NPV), hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR), phương pháp phân tích độ nhậy
trong công tác thẩm định khía cạnh tài chính dự án đầu tư.
1.1-/ Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (NPV)
Hiện nay trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng
ngoại thương Việt Nam chưa tính toán đến giá trị hiện tại thuần (NPV). Vậy
giá trị hiện tại thuần có ý nghĩa như thế nào trong thẩm định dự án đầu tư và
có nên đưa vào công tác thẩm định tài chính dự án hay không?
Theo các nhà kinh tế thì giá trị hiện tại thuần được tính toán như sau:
NPV =
Trong đó: NPV: giá trị hiện tại thuần của dự án
Bt: Lợi ích trong năm t
Ct: chi phí trong năm t
r: lãi suất
n: Tuổi thọ của dự án (đời của dự án)
Giá trị hiện tại thuần (NPV) có hai tiêu chuẩn sau:
Với NPV > 0 các dự án được chấp nhận khi được chiết khấu ở lãi suất
thích hợp. Lúc đó tổng lợi ích được chiết khấu lớn hơn tổng chi phí được chiết

khấu và dự án có khả năng sinh lợi.
Với NPV < 0 các dự án phải được xem xét lại cùng với các yếu tố khác.
Song thường bị bác bỏ vì dự án không bù đắp được chi phí bỏ ra.
Đây là hai tiêu chuẩn tốt nhất để lựa chọn các dự án loại trừ lẫn nhau,
theo nguyên tắc dự án được lựa chọn là dự án mang lại giá trị hiện tại thuần
lớn nhất. Mặt khác, chỉ tiêu NPV có tầm quan trọng trong việc đánh giá dự án
bởi vì nó tính đến giá trị thời gian của tiền. Lợi ích được tính ở thời điểm hiện
tại khác biệt với lợi ích được tính ở thời điểm tương lai. Do vậy khi đánh giá
hiệu quả tài chính dự án thì việc chiết khấu của dòng lợi ích và chi phí về một
mốc thời gian là vô cùng cần thiết và chỉ tiêu NPV đã thực hiện được điều đó.
Nhưng trong thực tế cho thấy rằng chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (NPV) có
nhược điểm chính là rất nhạy cảm với lãi suất được sử dụng. Thay đổi trong
lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị hiện tại của các lợi ích và chi phí. Dự
án thường phải chịu các khoản chi phí lớn trong những năm đầu, khi vốn đầu
tư được thực hiện và các lợi ích chỉ xuất hiện trong những năm sau đó, khi dự
án đi vào hoạt động. Bởi vậy, khi lãi suất tăng, giá trị hiện tại của dòng lợi ích
sẽ giảm nhanh hơn giá trị hiện tại của dòng chi phí và giá trị hiện tại thuần
của dự án sẽ giảm xuống. Khi lãi suất này vượt qua mọi mức nào đó, giá trị
hiện tại sẽ chuyển từ dương sang âm. Trong khi đó việc xác định lãi suất thích
hợp là một vấn đề khó khăn, đặc biệt trong phân tích kinh tế. Nhưng sẽ dễ
dàng hơn trong phân tích tài chính dự án. Hầu hết các dự án đều lấy kinh phí
từ các nguồn khác nhau như vốn cổ phần, vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín
dụng khác... nên lãi suất sẽ là mức bình quân từ các nguồn và được tính bằng
công thức:
Trong đó: I
VK
: Số vốn vay từ mỗi nguồn
r
K
: Lãi suất vay từ mỗi nguồn.

m: Số nguồn vay.
Bằng những phân tích và đánh giá nêu trên, chúng ta thấy rằng chỉ tiêu
NPV có một ý nghĩa rất quan trọng trong công tác thẩm định hiệu quả tài
chính dự án đầu tư. Nó là căn cứ quan trọng để đánh giá tính khả thi của dự
án về mặt tài chính. Như vậy, trong thời gian các cán bộ thẩm định nên nghiên
cứu, hoàn thiện phương pháp tính NPV và đưa chỉ tiêu này vào trong công tác
thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư. Để từ đó đưa ra các quyết định
đầu tư một cách chính xác và đầy đủ hơn. Tránh những sai lầm không đáng có
và một quyết định đầu tư mơ hồ.
1.2-/ Chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR)
Trong công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư thì việc xác
định được chỉ tiêu IRR là vô cùng quan trọng. Tiêu chuẩn chính thức để đánh
giá dự án đầu tư bằng chỉ tiêu IRR là chấp nhận mọi dự án có hệ số hoàn vốn
nội bộ lớn hơn chi phí cơ hội của vốn. Ngược lại, loại bỏ các dự án có hệ số
hoàn vốn nội bộ nhỏ hơn chi phí cơ hội của vốn. Như vậy, IRR giống như là
một tiêu chuẩn hay được sử dụng để mô tả tính hấp dẫn của dự án đầu tư, vì
đó là một tiêu chuẩn hữu ích để tổng kết doanh lợi của dư án và được các nhà
kinh tế tính toán như sau:
Trước hết, hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) là suất chiết khấu với suất này giá
trị hiện tại ròng của dự án bằng 0 được tính từ hệ thức sau:
NPV =
Trong đó: B
t
: Lợi ích trong năm t
C
t
: Chi phí trong năm t
n: Tuổi thọ của dự án
IRR: được coi như ẩn số phải tìm, nó phản ánh mức sinh
lãi của dự án sau khi hoà vốn.

Tính toán chỉ tiêu IRR theo công thức trên là tương đối phức tạp vì ta phải
chọn trước lãi suất, từ đó tính giá trị hiện tại của các lợi ích và chi phí hoặc giả sử
NPV = 0 từ đó tìm ra hệ số hoàn vốn nội bộ. Mà thường sử dụng phương pháp
nội suy. Theo phương pháp này thì IRR được tính theo công thức:
IRR = r
1
+
Trong đó: r
1
, r
2
: là hai lãi suất được chọn sao cho r
2
- r
1
< hoặc = 5%
NPV
1
: giá trị hiện tại thuần ứng với lãi suất r
1
> 0
NPV
2
: giá trị hiện tại thuần ứng với lãi suất r
2
< 0
* Ưu điểm của chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần là:
IRR được tính toán chỉ dựa vào các số liệu của dự án mà không cần số liệu
về chi phí cơ hội của vốn (suất chiết khấu)
IRR biểu thị sự hoàn trả vốn đã được đầu tư vì vậy nó chỉ rõ tỷ lệ lãi vay

tối đa mà dự án có thể chịu đựng được.
* Nhược điểm của chỉ tiêu IRR là:
Không xác định được một suất sinh lợi nội bộ trong trường hợp biến dạng
của đồng tiền thay đổi nhiều lần từ (-) sang (+) hoặc từ (+) sang (-) vì có rất
nhiều lời giải khi tính toán IRR.
Sử dụng chỉ tiêu IRR để lựa chọn dự án sẽ dẫn tới sai lầm khi các dự án là
những giải pháp thay thế nhưng có những điều kiện khác nhau (qui mô khác
nhau, thời gian tồn tại khác nhau, thời điểm khác nhau).
Căn cứ vào phương pháp tính và những ưu khuyết điểm của chỉ tiêu này,
các cán bộ thẩm định nên đưa chỉ tiêu này vào công tác thẩm định cùng kết
hợp với các tính toán khác nhằm đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn nhất.
1.3-/ Độ nhậy của dự án
Phân tích độ nhậy của dự án nhằm kiểm tra mức độ nhậy cảm của kết
quả dự án đối với sự biến động của từng yếu tố, nói khác đi phân tích độ nhậy
nhằm xác định kết quả của dự án (các chỉ tiêu đặc trưng) trong điều kiện biến
động của các yếu tố xác định kết quả đó.
Phân tích độ nhậy cho phép xác định mức độ quan trọng của các yếu tố
(nguồn rủi ro) và chiều hướng tác động của các yếu tố đó tới kết quả dự án.
Độ nhậy dự án được xác định như sau:
E =
Trong đó: E: Độ nhậy của dự án
δ F
i
: Mức biến đổi của chỉ tiêu đánh giá dựa n (%)
δx
i
: Mức biến đổi của nhân tố ảnh hưởng (%)
Thông thường người ta kiểm tra độ nhậy của dự án theo từng yếu tố ảnh
hưởng riêng biệt và đôi khi cũng tiến hành kiểm tra với sự biến đổi đồng thời
của một vài yếu tố. Để đánh giá mức độ an toàn của dự án người ta thường

tiến hành kiểm tra với điều kiện biến động của các yếu tố theo hướng bất lợi
cho dự án (chẳng hạn như tăng các chi phí, giảm giá tiêu thụ). Điều quan
trọng khi đánh giá dự án là phải ước lượng xu thế và mức độ thay đổi của các
yếu tố đến trạng thái dự án rất khác nhau nên có thể lựa chọn mức biến động
của các nhân tố khác nhau. Chẳng hạn, với nhân tố vốn đầu tư người ta có thể

×