Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.66 KB, 53 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH HIỆU QUẢ TÀI
CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM
I-/ VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
1-/ Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại
Thương Việt Nam
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập ngày
01/04/1963 tại Hà Nội và là Ngân hàng đầu tiên của nước Việt Nam dân
chủ Cộng hào nay là nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trước
năm 1993, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là trung tâm tín dụng
quốc tế và thanh toán quốc tế của cả nước và được gao quản lý toàn bộ
ngoại tệ của quốc gia, là một bộ phận của Ngân hàng Nhà nước làm công
tác đối ngoại với tất cả các Ngân hàng nước ngoài, các tổ chức quốc tế có
liên quan về tiền tệ mà không một tổ chức trong nước nào được phép
làm. Trong giai đoạn đó Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ của mình và có những đóng góp quan trọng
trong quá trình đấu tranh, giải phóng đất nước. Khi tình hình viện trợ
của các nước xã hội chủ nghĩa bị hạn chế mà thay vào đó là hiệp định vay
nợ, Ngân hàng Ngoại thương đã được uỷ quyền của chính phủ ký các
hiệp định vay nợ để giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế đất nước. Chính vì
thế, Ngân hàng Ngoại thương có một cơ sở rất vững vàng đó là đội ngũ
cán bộ có kinh nghiệm dầy dạn trong công tác đối ngoại, có uy tín tiếng
tăm từ lâu trong nước và trên trường quốc tế.
Sau năm 1993, từ khi có pháp lệnh về Ngân hàng (23/05/1993)
chức năng quản lý của Ngân hàng và chức năng hoạt động kinh doanh
của các Ngân hàng Thương mại được nhận định rõ ràng. Trên cơ sở đó
Ngân hàng Ngoại thương đã thực sự trở thành một doanh nghiệp tự
hạch toán kinh doanh độc lập, đổi mới trong nhiều lĩnh vực như: cơ cấu
tổ chức, phương hướng hoạt động và chính sách kinh doanh, dần dần
thích nghi với nền kinh tế thị trường và cách làm ăn mới.


1
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Hiện nay Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được biết đến như một
Ngân hàng Thương mại Việt Nam có uy tín nhất. Được Nhà nước xếp
hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt được tạp chí Asiamoney -
Tạp chí tiền tệ uy tín ở Châu Á - bình chọn là Ngân hàng hạng nhất ở Việt
Nam trong năm 1998 và là thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
2-/ Cơ cấu tổ chức hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam
2.1-/ Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nền
kinh tế chỉ có thể phát triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống Ngân
hàng vững mạnh. Không thể có nền kinh tế tăng trưởng trong khi hệ
thống tổ chức và hoạt động Ngân hàng yếu kém.
Nắm bắt được tầm quan trọng của hoạt động tổ chức, trong thời
gian qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã triển khai mô hình tổ
chức mới theo loại hình doanh nghiệp Nhà nước đặc biệt và sắp xếp lại tổ
chức nội bộ, để thực hiện các đề án hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng.
Bên cạnh đó Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn đề ra kế hoạch cụ
thể về đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực điều
hành của cán bộ quản lý, cán bộ kinh doanh và đội ngũ kỹ thuật viên ở
trong và ngoài nước nhằm đáp ứng yêu cầu cao của công nghệ mới đang
được áp dụng vào hoạt động tại Ngân hàng.
Theo mô hình tổ chức mới Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Ngân hàng
Ngoại thương chịu trách nhiệm về sự phát triển của Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam theo nhiệm vụ Nhà nước giao, năm thành viên trong
Hội đồng quản trị, một thành viên kiêm trưởng ban kiểm soát, một thành
viên kiểm Tổng giám đốc và hai thành viên kiêm nhiệm.

Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động của Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam, giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc.
Kế toán trưởng giúp cho Tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công
2
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tác kế toán tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Bộ máy kiểm soát nội
bộ giúp Tổng giám đốc kiểm soát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam và các đơn vị thành viên theo đúng quy định của
pháp luật. Còn lại các phòng ban tại Trung ương có chức năng tham mưu
giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong việc quản lý, điều hành
hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
2.2-/ Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong
những năm qua.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong những năm qua đã có
nhiều chuyển biến mạnh mẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.
Phát triển mạng lưới chi nhánh ở tất cả các thành phố chính, hải cảng
quan trọng và trung tâm Thương mại phát triển duy trì quan hệ đại lý
với hơn 1300 Ngân hàng tại 85 nước trên thế giới. Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam đã được trang bị hệ thống máy tính hiện đại nhất trong
ngành Ngân hàng, được nối mạng Swiff quốc tế và đặc biệt là có một đội
ngũ luôn nhiệt tình và được đào tạo lành nghề. Nhờ vậy Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam có khả năng cung cấp cho khách hàng với chất
lượng cao nhất, giữ vững lòng tin với bạn hàng trong và ngoài nước.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có đại diện tại Stokholm, có Công ty
tài chính cổ phần ở HongKong, có văn phòng đại diện tại Paris, Moscow
và đang triển khai các văn phòng đại diện ở Singapore và NewYork. Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam đã cùng với Korea First Bank thành lập
Ngân hàng liên doanh: First vina Bank từ 02/03/1996, liên doanh này
hoạt động tốt, từ khi thành lập đến nay luôn luôn có lãi. Nhiều Ngân

hàng nước ngoài muốn mở rộng quan hệ hợp tác với Ngân hàng Ngoại
thương trong một số dịch vụ và đã dành được khoản tín dụng tài chính,
tín dụng Thương mại với lãi suất hấp dẫn.
Về thanh toán quốc tế: tuy có hàng loạt Ngân hàng Thương mại ra
đời cùng với các Ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng liên doanh hoạt
động tại Việt Nam, nhưng doanh số thanh toán hàng xuất nhập khẩu và
chuyền tiền qua Ngân hàng ngày một tăng. Thanh toán hàng xuất nhập
3
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khẩu vẫn là một trong những thế mạnh của Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam. Tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của Ngân hàng
đạt 5.855 triệu USD, chiếm một tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất nhập
khẩu của cả nước. Sự gia tăng về số lượng thư tín dụng (L/C) xuất nhập
khẩu trong những năm qua chứng tỏ công tác thanh toán của Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam vẫn luôn chắc chắn đảm bảo an toàn và vẫn luôn
có uy tín. Do làm tốt khâu thanh toán nên Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam vẫn được uỷ nhiệm làm Ngân hàng đại lý thực hiện nhiều khoản vay
của Chính phủ.
Ngân hàng Ngoại thương là Ngân hàng đầu tiên phát hành “thẻ
thanh toán điện tử” thuận lợi cho thanh toán không dùng tiền mặt, tạo
điều kiện trong việc mua bán hàng hoá được chủ động hơn. Không
những thế Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là Ngân hàng đầu tiên
chấp nhận thanh toán các loại thẻ như: Visa JBC, Master Card, American
Express và là thành viên chính thức của Master card quốc tế. Việc đáp
ứng dịch vụ thanh toán thẻ, chứng tỏ sự trưởng thành của Ngân hàng
Ngoại thương đáp ứng đowcj mọi nhu cầu của khách hàng trong và
ngoài nước.
Bảng 1 - Tổng nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
trong 3 năm 1999 - 2000 - 2001

Đơn vị: Tỷ đồng VNĐ, triệu USD.
Chỉ tiêu Ngoại tệ Đồng Việt Nam
1999 2000 2001 1999 2000 2001
Tổng nguồn vốn 1405 1534 1765 7549 9765 11212
I. Vốn và các quỹ 4 4 4 830 1075 1205
II. Vốn huy động 832 1056 1243 5099 6195 7003
1. Tiền gửi của khách hàng 644 718 790 3504 4668 5530
Trong đó: TG có kỳ hạn 65 93 115 169 443 730
2. Tiền gửi tiết kiệm 148 304 415 1516 1507 1450
Trong đó: TG có kỳ hạn 133 282 365 1431 1433 1375
3. Phát hành kỳ phiếu 26 20 22 79 20 23
4. Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư 14 14 16
III. Quan hệ Ngân sách
NHNN - TCTD.
461 332 364 184 672 768
1. Quan hệ tiền gửi 417 290 334 103 545 578
a. Tiền gửi của NSNN 78 70 75 11 16 18
b. Tiền gửi của NHNN 178 99 120
c. Tiền gửi của các TCTD 165 121 139 92 529 560
2. Quan hệ tiền vay 44 32 30 81 127 190
4
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
a. Vay NHNN 81 127 150
b. Vay nước ngoài 14 32 30 40
IV. Nguồn vốn khác 108 152 154 1436 1823 2236
Nguồn - Phòng quản lý tín dụng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Ngân hàng Ngoại thương luôn được đánh giá là Ngân hàng hàng
đầu ở Việt Nam, là Ngân hàng duy nhất ở Việt Nam được ghi vào niên
giám của Liên hợp quốc nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 năm thành lập tổ

chức này và cũng là Ngân hàng duy nhất của Việt Nam được tạp chí
Asian Money bầu chọn là một những Ngân hàng hoạt động tốt nhất.
Bảng 2 - Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại
thương vn trong năm 2000 - 2001
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Số tiền
Tăng %
2000 2001
Thu nhập
+ Thu lãi tiền gửi 506 620
+ Thu lãi cho vay 802 850
+ Thu phí dịch vụ khác 151 180
+ Thu khác 114 130
Tổng cộng 1623 1780 9,6%
Chi phí
+ Trả lãi tiền gửi 1008 1100
+ Trả lãi tiền vay 167,7 170
+ Chi phí nghiệp vụ KD 143 145
+ Chi lương, bảo hiểm 10,3 12
+ Mua sắm tài sản 13,1 13
+ Chi phí khác 154,9 160
Tổng cộng 1497 1600 6,8%
Lãi chưa trừ thuế lợi tức 126 180 42,8%
Năm 2000 là năm có nhiều biến động lớn mà các Ngân hàng phải
gánh chịu bởi cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á. Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam cũng đã có những nỗ lực rất khích lệ nhằm giảm bớt
cơn lốc tài chính khu vực. Tuy nhiiên Tổng thu năm 2000 là 1623 tỷ giảm
5
5

Website: Email : Tel : 0918.775.368
122 tỷ tương đương 7%: và tổng chi là 1497 tỷ, tăng 83 tỷ và 5,8 % so
với năm 1999. Tổng chi tăng, trong khi tổng thu giảm là nguyên nhân
trực tiếp làm lợi nhuận giảm 205 tỷ so với năm 1999 kết quả kinh doanh
của tất cả các chi nhánh và Sở giao dịch đều giảm, một số chi nhánh có
lãi quá thấp hoặc đang bên bờ thua lỗ.
Tính đến hết 31/12/2001: Tổng thu của Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam là 1780 tỷ tăng 9,6% so với năm 2000 Tổng chi là 180 tỷ tăng
6,8% so với năm 2000. Lãi chưa tính thuế là 180 tỷ tăng 42,8% so với
năm 2000. Kết quả hoạt động của các chi nhánh cũng có những nét khả
quan hơn. Những cố gắng đó đã chứng minh được sự vững chắc của toàn
bộ hệ thống trong hoạt động kinh doanh.
Để đảm bảo là một Ngân hàng uy tín, hoạt động hiệu quả từ sau
năm 1997. Một trong những đổi mới có tính chiến lược quan trọng là:
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã đưa công tác thẩm định dự án
đầu tư vào hoạt động kinh doanh của mình. Nhằm hạn chế rủi ro khi mở
rộng hoạt động kinh doanh đối với các thành phần kinh tế, nhất là đầu tư
chiều sâu mua sắm máy móc thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng. Cũng từ
đó công tác thẩm định ngày càng được chú trọng, đổi mới góp phần
không nhỏ vào việc giảm nợ quá hạn trong tổng dư nợ.
II-/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU
TƯ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.
1-/ Hoạt động đầu tư của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Trước khi có pháp lệnh Ngân hàng, việc cho vay của Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam do Nhà nước quy định chỉ đạo, tất cả thực hiện
theo chỉ tiêu phân bổ từ trên xuống dưới. Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam chủ yếu là cho vay Thương mại xuất nhập khẩu mà các doanh
nghiệp này đèu là của Nhà nước. Việc cho vay không mang tính chất hạch
toán kinh doanh lỗ lãi vì lỗ thì phải chịu mà lãi không được hưởng.
Sau khi có pháp lệnh Ngân hàng, Ngân hàng Ngoại thương Việt

Nam đã thực sự trở thành Ngân hàng Thương mại có quyền quyết định
6
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đường lối chiến lược kinh doanh của mình như tự mình đề ra các quy
định chế độ và biện pháp thực hiện. Với chính sách đầu tư linh hoạt đúng
hướng, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vừa kinh doanh đạt lợi
nhuận cao vừa phục vụ đắc lực cho nền kinh tế phát triển.
Cơ cấu sử dụng vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong
những năm qua đã có những thay đổi lớn như: Giảm đáng kể tiền gửi
ngoại tệ tại các Ngân hàng nước ngoài về đầu tư trực tiếp cho nền kinh
tế trong nước. Bên cạnh đó, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là Ngân
hàng Thương mại đầu tiên đưa ra và thực hiện tốt chính sách khách
hàng nhằm không ngừng nâng cao nguồn vốn huy động và đa dạng hoá
các hoạt động cho vay. Hoạt động cho vay của Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam đã bám sát định hướng, nhập bén với yêu cầu thực tại, mở rộng
cho vay với mọi thành phần kinh tế, với mọi đối tượng khách hàng, sử
dụng một cách tối ưu nguồn vốn nhằm thu lợi nhuận. Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam cho vay với bốn mục tiêu uy tín, hiệu quả, an toàn vốn
vay và phát triển.
Các khách hàng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam bao gồm
các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần,
Công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã, các Công ty liên doanh Công
ty 100% vốn nước ngoài, các hộ sản xuất và những cá thể có giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.
Một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu với quy mô và có
tính chất quyết định đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam là cho vay vốn các dự án trung và dài hạn. Đây là các
dự án đầu tư theo chiều sâu rất phức tạp, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến
sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, chủ đầu tư. Trong những năm

qua hoạt động này đã phát triển mạnh mẽ, thể hiện qua bảng sau.
Bảng 3 - Tình hình cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam
Đơn vị: Tỷ đồng, Triệu USD
7
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tỷ giá: 1USD = 11,175 VNĐ
Chỉ tiêu
Ngoại tệ Đồng Việt Nam Quy đồng Việt Nam
1999 2000 2001 1999 2000 2001 1999
200
0
2001
Tăng
00/01
Cho vay trung dài hạn 141 147 280 295 414 615 1871
205
7
3744 81,9%
Trong đó: Nợ quá hạn 7 9 8 21 46 40 99 150 129 - 13,7%
Nguồn - Phòng quản lý tín dụng - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Số liệu trên cho thấy việc cho vay đối với các dự án trung và dài hạn
tăng mạnh mỗi năm và đạt 81,9%. Năm 2001 so với 2000. Nhưng nợ quá
hạn cũng gia tăng trong các năm cụ thể là năm 2000 nợ quá hạn lên đến
150 tỷ động tăng 66% so với năm 1999, qua năm 2001 nợ quá hạn đã có
chiều hướng giảm xuống (13,7%) so vớ năm 2001. Đó là những cố gắng
vượt bậc của các cán bộ - nhân viên Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Nhưng trước mắt vẫn còn rất nhiều những khó khăn phát sinh trong
hoạt động cho vay vốn trung và dài hạn

Chính vì vậy công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án cũng được
củng cố và chú trọng hơn, xác định nó là một nghiệp vụ chính trong công
tác tín dụng cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Hiệu quả
tài chính của dự án là một chỉ tiêu lớn được xem xét cẩn thận, kỹ lưỡng.
Tất cả các dự án kể cả các dự án nằm trong kế hoạch Nhà nước chỉ định
đều được kiểm tra tính toán cụ thể theo thời điểm hiện tại. Những dự án
kém hiệu quả, không có khả năng thu hồi vốn, sản phẩm không đáp ứng
nhu cầu xã hội thì cương quyết không cho vay, không đàm phán. Ngược
lại, những dự án có hiệu quả tài chính, có khả năng trả nợ thì không nhất
thiết dự án đó có nằm trong kế hoạch Nhà nước hay không đều được
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cho vay theo các hợp đồng được thoả
thuận giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với người vay vốn.
Công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng
Ngoại thương từ năm 1997 đến nay đã hoạt động có hiệu quả hoàn toàn
khoa học khách quan đã góp phần không nhỏ hạn chế tỷ lệ rủi ro và nâng
8
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
cao chất lượng tín dụng của toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam.
2-/ Tình hình thẩm định dự án của Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam trong những năm qua.
Nhận biết được vai trò của các Ngân hàng Thương mại đối với tính
khả thi của dự án. Trong những năm qua Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam đã chú trọng đánh giá nghiêm túc các dự án vay vốn đầu tư trung
và dài hạn. Để thực hiện được nhiệm vụ đó các cán bộ thẩm định xem xét,
đánh giá hiệu quả tài chính dự án.
Công tác thẩm định được tiến hành khách quan dựa trên hồ sơ vay vốn
của các chủ đầu tư gửi đến và những thông tin thu thập được qua đàm
phán giữa các cán bộ thẩm định và chủ đầu tư. Do vậy mà những dự án

kém hiệu quả đã loại trừ, giảm đáng kể nợ quá hạn trong tổng dư nợ trung
và dài hạn mặc dù các dự án xin vay vốn ngày một tăng thể hiện qua bảng
sau.
Bảng 4 - Tỷ trọng cho vay vốn các dự án trung và dài hạn trong tổng
dư nợ
Năm Dư nợ trung dài hạn
Tỷ trọng trong tổng dư nợ
(%)
1996 1159 19%
1997 1874 22%
1998 2144 25%
1999 2239 26%
2000 2514 33%
Nguồn - Phòng quản lý tín dụng
Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn ngày càng tăng dần từ năm 1994
đến năm 2000, cụ thể là năm 1994 khoảng 5%, năm 1995 là 11%, năm
1996 là 19%, năm 1997 là 22%, năm 1998 là 25% năm 1999 là 26%,
năm 2000 là 33%. Điều đó nói lên sau khi đất nước chuyển đổi cơ chế thì
nhu cầu đầu tư chiều sâu của các ngành nghề ngày càng lớn. Ngân hàng
9
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Ngoại thương là một trong những Ngân hàng chủ lực trong đầu tư và
bảo lãnh xây dựng các cơ sở hạ tầng và đổi mới trang thiết bị công nghệ,
tập trung vào các dự án có hiệu quả kinh tế cao, có kỹ thuật tiên tiến, công
nghệ hiện đại góp phần đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Trong những năm qua tuy đã có hoàn thiện đáng kể về công tác thẩm định
dự án. Song bên cạnh đó vẫn còn không ít những hạn chế về nghiệp vụ cũng
như xử lý, thu thập thông tin trong quá trình thẩm định dự án. Mặt khác
chưa loại bỏ được tính văn bản, quy chế trong công tác thẩm định dự án.

III-/ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN
HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Tất cả những dự án vay vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam đều phải do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thẩm
định và quyết định cho vay. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thẩm
định tất cả các trường hợp khách hàng gửi hồ sơ xin vay vốn tại Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tiến hành kiểm tra xem xét nếu
dự án, phương án đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng
trả nợ thì quyết cho vay. Những dự án, phương án sản xuất kinh doanh
kém hiệu quả, không có khả năng thu hồi vốn thì Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam sẽ từ chối không đầu tư.
Việc tiến hành thẩm định hiệu quả kinh tế dự án đầu tư được căn cứ
vào các văn bản hướng dẫn về thẩm định dự án đầu tư.
- Quyết định của Thống độc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số
367/QĐ NH1 ngày 21/12/1998 về việc ban hành thể lệ tín dụng trung và
dài hạn. Quyết định nêu rõ thể lệ tín dụng trung dài hạn gồm: những quy
định chung, những quy định cụ thể, kiểm tra của tổ chức tín dụng và xử lý
vi phạm.
- Quyết định số 145 NHNT ngày 5/10/1999 của Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam về việc ban hành quy định cho vay trung, dài hạn đồng
Việt Nam và ngoại tệ theo quy định số 367/QĐ - NH1 ngày 21/12/1998
10
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quyết định số 141/NHNT ngày
18/7/2000 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy định cho vay
trung, dài hạn đồng Việt Nam và ngoại tệ ban hành kèm theo quyết định
số 145/NHNT ngày 5/10/1999.
- Bản hướng dẫn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về quy chế

cho vay đối với khách hàng được căn cứ vào:
+ Luật Ngân hàng Nhà nước vn và luật các tổ chức tín dụng ngày
26/12/2000.
+ Điều lệ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được phê chuẩn theo
quyết định số 324/QĐ NHS ngày 30/9/2000 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam.
+ Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành
kèm theo quyết định số 324/2001/QĐ - NHNN 1 ngày 30/9/2001 của
thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
+ Nghị quyết của Hội đồgn quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam tại phiên họp ngày 09/11/2001.
Bản hướng dẫn nêu rõ các điều kiện để xem xét và quyết định cho
khách hàng vay vốn.
- Hướng dẫn về thẩm định dự án đầu tư của phòng dự án Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam. Trong đó có phần hướng dẫn cụ thể thẩm
định về mặt tài chính của dự án.
+ Kiểm tra tính toán xác định vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn.
+ Kiểm tra việc tính toán giá thành và chi phí sản xuất
+ Kiểm tra về cơ cấu vốn
+ Kiểm tra, xác định doanh thu và lợi nhuận của dự án.
+ Kiểm tra các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư: chỉ tiêu thời hạn thu hồi
vốn; chỉ tiêu doanh lợi vốn đầu tư; khả năng sinh lợi của dự án.
11
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Phân tích khả năng trả nợ thời hạn trả nợ từ hoạt động cuả dự
án; thời hạn trả nợ từ hoạt động của doanh nghiệp; lợi nhuận; khấu hao
cơ bản; điểm hoà vốn trả nợ.
Do việc thẩm định hiiêụ quả tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam được thực hiện trên một diện rộng như vậy nên

dưới đây để nghiên cứu được dễ dàng, tôi xin lấy một dự án mà Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam đã tiến hành thẩm định.
Dự án: mạng thông tin di động (GSM) toàn quốc 1998 - 2007.
1-/ Tổng quan về dự án mạng thông tin di động toàn quốc 1998 -
2007.
1.1-/ Vài nét về ngành Bưu điện và dịch vụ thông tin di động.
Ngành bưu điện trong những năm gần đây đã có những bước phát
triển vững chắc phục vụ cho nền kinh tế đất nước. Tổng đài các tỉnh đã
100% được số hoá (số máy/100 dân tăng từ 0,05 máy/năm 1993 lên 0,6
máy năm 1997).
Các mạng truyền dẫn quốc nội và quốc tế phát triển mạnh các trạm
mặt đất được xây mới và củng cố. Các trạm hoa sen của hệ thống
Intersputnik được nâng cấp (số hoá), các trạm intersat được xây mới và
củng cố không ngừng số kênh tăng từ vài chục đến hơn 2003 kênh đi
khắp các nước trên thế giới. Mạng liên tỉnh cũng đã phát triển nhanh hầu
hết từ các tỉnh đã liên lạc bằng mạng vi ba số.
Mạng thông tin di động được sử dụng như mạng điện thoại cố định
nhưng có đặc thù là máy điện thoại có thể sử dụng trên lĩnh vực di động
dù máy đầu cuối ở địa phận nào trên lãnh thổ Việt Nam (tương lai cả các
nước trên thế giới)
Ngoài ra mạng còn cung cấp các dịch vụ kèm theo hiện có trên mạng
như:
+ Các tính năng chuyển cuộc gọi và chặn cuộc gọi
+ Tín hiệu báo động khẩn cấp (SOS) và mã thâm nhập quốc tế tự động.
+ Dịch vụ Fax.
12
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Dịch vụ truyền số liệu (kể cả với tốc độ cao như X25)
+ Dịch vụ truyền các thư ngắn.

+ Hộp thư thoại.
+ Chuyển vùng quốc tế.
1.2-/ Tổng quan về dự án.
Dự án đầu tư mạng thông tin di động (VSM) toàn quốc 1998 - 2007 được
Tổng cục trưởng tổng cục bưu điện phê duyệt ngày 11 tháng 2 năm 1998.
Mục tiêu của dự án là xây dựng các hệ thống thông tin di động GSM,
kết nối thành mạng thống nhất trong nước.
Quy mô của dự án là xây dựng tổng đài tại Hà Nội - Đà Nẵng -
Thành phố Hồ Chí Minh, phục vụ cho ba khu vực Bắc - Trung - Nam chia
làm hai pha: pha 1 dung lượng khoảng 38.000.000 số và pha 2 khoảng
62.000 số.
Hình thức đầu tư của dự án là: Tổng Công ty bưu chính viễn thông
làm chủ đầu tư, mua trang thiết bị, thuê tư vấn.
Vốn đầu tư cho dự án:
+ Giai đoạn 1 (1998).
Ngoại tệ 29,636,034 USD
+ Giai đoạn 2 (1999)
Ngoại tệ 26.775.675 USD
+ Tổng cả hai giai đoạn
Ngoại tệ 56.411.709 USD
Nội tệ 4.328.275 USD
⇒ 60.739.984 USD
Dự kiến huy động vốn cho dự án mạng thông tin di động (GSM)
- Ngoại tệ vay tín dụng Ngân hàng Ngoại thương với thời hạn 5
năm. Điều kiện tín dụng tạm tính như sau:
13
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trả gốc: Trong 5 năm (trả làm 10 lần, lần trả đầu tiên sau 6
tháng kể từ ngày vay)

Trả lãi: 9%/ 1 năm (với số lần trả như trả gốc.
- Nội tệ: Tổng Công ty bưu chính viễn thông tự huy động bằng nguồn
vốn tự có gồm:
+ Vốn nội tệ dùng để đầu tư. Tổng số 4.300.000 USD
+ Phần vốn sản xuất kinh doanh. Tổng Công ty sẽ dùng phần vốn tự
có của mình
Tổng vốn lưu động cho sản xuất
Năm 1998: 1.309.279 USD
Năm 1999: 3.805.089 USD
Hiệu quả dự án đem lại cho:
- Nhà đầu tư gồm có:
+ Hệ số hoàn vốn nội bộ 16%
+ NPV (Tỷ lệ triết khấu 9%) 14.546.306 USD tính tại thời
điểm 1998.
+ Thời gian hoàn vốn 7 năm.
- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
+ Hưởng lãi suất của nguồn vốn cho vay tổng giá trị là 14.640.514 USD.
+ Tạo uy tín trong lĩnh vực đầu tư.
- Các lợi ích xã hội.
+ Tạo việc làm cho hơn 200 lao động
+ Cung cấp phương tiện thông tin thuận tiện với giá cả hợp lý.
* Kết luận và kiến nghị:
- Đây là dự án đầu tư phát triển có ý nghĩa to lớn về kinh tế xã hội
nhằm phát triển mạnh cơ sở hạ tầng. Vì vậy cần được sự quan tâm của
Nhà nước và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
14
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Dự án mạng thông tin di động toàn quốc 1998 - 2007 là một dự án
tổng thể với quy mô lớn (về vốn) và thu hút hơn 200 lao động, nhằm hiện

đại hoá hệ thống thông tin trong toàn quốc.
- Thông tin liên lạc là một ngành thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh
tế việc phát triển thông tin liên lạc phải có bước đi phù hợp để tạo điều
kiện cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và phục vụ đời sống xã
hội. Do tính chất quan trọng của dự án như vậy, nên công tác thẩm định
hiệu quả tài chính dự án: Mạng thông tin di động 1998 - 2007 tại Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam được tiến hành xem xét rất kỹ lưỡng ở
từng khâu.
2-/ Nội dung thẩm định dự án: Mạng thông tin di động toàn quốc
(GSM) tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Sau khi có quyết định phê duyệt dự án của Tổng cục trưởng Tổng
cục bưu điện, toàn bộ hồ sơ vay vốn dự án được gửi đến phòng dự án
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Các cán bộ của phòng cùng các
phòng chức năng đã tiến hành thẩm định hiệu quả tài chính dự án.
2.1-/ Kiểm tra xác định vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn.
a. Vốn đầu tư xây lắp.
Theo như luận chứng kinh tế kỹ thuật mà Tổng Công ty Bưu chính
viễn thông Việt Nam giải trình thì trong vốn đầu tư xây lắp chưa có phần
tính toán phí bảo hiểm lắp đặt thiết bị xây dựng công trình.
15
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 5: Xây lắp nhà trạm
Đơn vị: 1000 VNĐ
Tỷ giá: 1 USD = 11000 VNĐ
Hạng mục
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
Cộng (VNĐ)
(thành tiền)
Số

lượng
Đơn giá Thành tiền Số lượng Đơn giá Thành tiền Số lượng Đơn giá Thành tiền
1. Nhà đặt tổng đài MSC 80 1000 80.000 1000 0 80 1200 96000 176000
2. Trung tâm khai thác tính cước và văn phòng giao
dịch
+ Trung tâm miền 200 1000 200300 100 1000 100000 300 1200 360.000 660.000
+ Trung tâm tỉnh 150 800 120.000 200 800 160.000 250 1000 250.000 530.000
3. Trung tâm sửa chữa bảo hành
+ Trung tâm Miền 100 1000 100000 501 1000 50000 80 1200 96000 246000
+ Trung tâm tỉnh 90 800 72003 120 800 96000 150 1000 150000 318000
4. Phòng nguồn 50 1000 50000 1000 0 25 1200 30000 80000
Cộng 822003 586000 1.222.000 2.630.000
Chuyển đổi USD 239.091
GIAI ĐOẠN II
1. Nhà đặt tổng đài 80 800 64.000
2. Trung tâm khai thác tính cước và văn phòng giao
dịch
+ Trung tâm Miền
+ Trung tâm tỉnh 350 800 280000 250 800 200300 250 1000 250000 730000
3. Trung tâm sửa chữa bảo hành
+ Trung tâm Miền
+ Trung tâm Tỉnh 210 800 168000 150 800 120030 150 1000 150000 438000
4. Phòng nguồn 25 800 20.000 20.000
Cộng 448.000 404.000 400.000 1.252.000
Chuyển đổi USD 11.382
17
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tổng giai đoạn I + giai đoạn II 239.091 + 11.382 = 250.473 USD
Nguồn - Phòng dự án - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

19
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trạm MSC : Tổng đài thông tin di động
Trạm BSC : Trạm điều khiển chủ
Trạm BTS : Trạm thu phát vô tuyến
Bảng trên trình bày bao gồm các hạng mục xây lắp nhà trạm ở hai
giai đoạn đầu tư cho dự án. Các hạng mục này được phân bổ theo ba
miền: Bắc - Trung - Nam.
Trong giai đoạn 1: Đầu tư cho xây lắp nhà trạm ở miền Nam là lớn
nhất với số vốn đầu tư là 1.222.000.000 đồng. Trong khi đó số vốn đầu tư
cho khu vực phía Bắc chỉ bằng 67,2% và khu vực miền Trung là 48%.
Bước sang giai đoạn 2 thì có sự giàn đều hơn vè vốn đầu tư xây lắp
nhà trạm cho các miền từ 400  448 triệu đồng.
Giải thích về sự phân bố vốn trên đây: Báo cáo nghiên cứu khả thi
của Tổng Công ty bưu chính viễn thông Việt Nam đã có những nhận xét
đánh giá về tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của dân cư ba miền.
Các cán bộ thẩm định cũng đồng ý với những giải trình đó của Tổng Công
ty. Tuy nhiên, đây là mạng thông tin di động phủ sóng cho toàn quốc nên
sau khi dự án đi vào khai thác, sử dụng với phân bổ như vậy có đảm bảo
thông tin thông suốt hay không ?
Về lắp đặt máy móc thiiết bị thì Tổng Công ty đã có kế hoạch đặt cụ
thể máy móc thiết bị cho từng giai đoạn vơíi đơn giá tại thời điểm nghiên
cứu. Các cán bộ thẩm định thấy rằng: đơn giá cho một trạm MSC ở giai
đoạn 2 tăng 1,7% so với đơn giá của giai đoạn 1, đơn giá cho một trạm
BSC ở giai đoạn 2 tăng 38,8% so với đơn giá giai đoạn 1. Vấn đề này chưa
thấy Tổng Công ty giải thích trong báo cáo nghiên cứu khả thi. Vậy để ổn
định về mặt bằng giá cả lắp đặt thiết bị cho dự án Tổng Công ty cần đưa ra
kế hoạch cụ thể phù hợp với dự án và tình hình biến động thị trường trong
nước.

Bảng 7 - Kinh phí lắp đặt máy móc thiết bị
Đơn vị: 1000 VNĐ
Tỷ giá: 1 USD = 11.000 VNĐ
Hạng mục
Giai đoạn I Giai đoạn II
Cộng (thành
tiền)
Số lượng Đơn giá Thành tiền Số lượng Đơn giá Thành tiền
Xây lắp thiết bị
+ Trạm MSC 2 257.201 514.402 1 261.764 261.764 776.166
+ Trạm BSC 6 46.412 278.470 2 64.412 128.823 407.294
+ Trạm BTS 53 44.496 2.358.270 91 37.116 3.377.526 5.735.796
20
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Tuyến vô tuyến 31 22.598 700.530 70 22.598 1.581842 2.282.372
Cộng 3.851.673 5.349.955 9.201.628
Chuyển đổi ra USD 350.152 486.359 836.511
Nguồn - Phòng dự án - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
b. Vốn đầu tư thiết bị
Thiết bị đầu tư cho dự án mạng thông tin di động toàn quốc chủ yếu
là thiết bị nhập của nước ngoài. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
đứng ra bảo lãnh cho vay và thanh toán với các nhà cung cấp nước
ngoài. Toàn bộ các hạng mục được kê khai trong luận chứng kinh tế kỹ
thuật theo hợp đồng uỷ thác nhập khẩu, các cán bộ thẩm định cho rằng:
Đây là những hạng mục máy móc thiết bị có công nghệ phù hợp với quy
mô của dự án, phù hợp với luật pháp Việt Nam về nhập khẩu máy móc
thiết bị, có giá cả hợp lý trên cơ sở đánh giá, lấy mặt bằng giá cả hiện tại.
Những thiết bị này đều được nhập của các hãng có uy tín trên thế giới vè
cung cấp các thiết bị viễn thông như: Siemens, Motorola, NoKia, Ericsson

nên yên tâm về công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng và giá cả ổn định.
Tuy nhiên trong giải trình báo cáo nghiên cứu khả thi của Tổng
Công ty bưu chính viễn thông Việt Nam phần thiết bị nhập ngoại này mới
chỉ dừng lại ở mức liệt kê và đơn giá. Chưa có kế hoạch cụ thể phân bổ
thiết bị cho dự án theo tỷ lệ so với vốn đầu tư xây lắp.
21
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 8 - Kế hoạch đầu tư thiết bị ngoại nhập
Đơn vị: USD
Hạng mục Pha 1 Pha 2 Cộng
1. Tổng đài MSC/VLR/AC 5.702.760 2.500.000 8.202.760
2. Nguồn cấp cho tổng đài 220.041,6 67.734 287.775,6
3. Máy phát (BSC & BTS) 6.559.679,2 11.262.845,2 17.822.524,4
4. Nguồn cho máy phát 1.900.699,1 3.263.464,7 5.164.163,8
5. Fido anten 1.250.309,7 2.146.757,3 3.397.067
6. Dịch vụ lắp đặt nghiệm thu TD 250.921,4 100.000 350.921,4
7. Dịch vụ lắp đặt nghiệm thu MF hạt 446.035,4 600.000 1.046.035,4
8. Thiết bị dự phòng
+ Tổng đài 313.347,1 113.000 426.347,1
+ Vô tuyến 352.147,5 452.000 804.147,5
9. Hoà mạng với PSTN 553.267,5 300.000 853.267,5
10. Quản lý dự án 267.300 200.000 467.300
11. Thiết bị mạng lưới 278.100 200.000 478.100
12. Dụng cụ thiết bị đo 287.318,7 150.000 437.318,7
13. Trung tâm bảo dưỡng OMC - SSS 1.055.025,9 300.000 1.355.025,9
14. Trung tâm bảo dưỡng OMC - BSS 1.451.012,4 300.000 1.751.012,4
15. Dịch vụ lắp đặt (OMC - SSS) 46.421,3 20.000 66.421,3
16. Dịch vụ lắp đặt (OMC - BSS) 63.844,6 20.000 83.844,6
17. Dịch vụ SMCS 537.976 100.000 637.976

18. Dịch vụ VMS 428.501 100.000 528.501
19. Dự kiến phần tính cước ABC 2.400.000 500.000 2.900.000
20. Dự kiến cho truyền dẫn 1.500.000 3.300.000 4.800.000
21. Giảm giá chung 591.859,5 591.859
22. Máy đầu cuối 3.500.000 3.500.000
23. Phí uỷ thác nhập khẩu 863.185,5 779.874 1.643.059,5
24. Tổng cộng 29.636.034 26.775.675 56.411.709
Nguồn - Luận chứng kinh tế kỹ thuật - TCT BCVT VN
22
22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
23
23
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 9 - Phân bổ thiết bị theo miền
Khu vực
Giai đoạn
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Tổng cộng
Số lượng trạm MSC BSC BTS
Truyền
dẫn
MSC BSC BTS
Truyền
dẫn
MSC BSC BTS
Truyền
dẫn
MSC BSC BTS
Truyền
dẫn

Giai đoạn 1 1 2 23 14 0 2 8 3 1 2 22 14 2 6 53 31
Giai đoạn 2 0 1 35 28 1 0 23 14 0 1 33 28 1 2 91 70
Cộng 1 3 58 42 1 2 31 17 1 3 55 52 3 8 144 101
Nguồn - Luận chứng kinh tế kỹ thuật - Tổng Công ty bưu chính viễn thông Việt Nam
24
24
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Vốn kiến thiết cơ bản và dự phòng
Vốn kiến thiết cơ bản và dự phòng trong giải trình kinh tế kỹ thuật
của Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam được tính toán bằng %
giá trị xây lắp theo quy định hiện hành của Nhà nước
Bảng 10 - Vốn đầu tư cho kiến thiết cơ bản và dự phòng
Đơn vị: 1000 đồng
Tỷ giá: 1 USD = 11.000 VNĐ
Tên
Vốn đầu tư
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2
1. Vốn đầu tư cho kiến thiết cơ bản 10% (XL) 263.000 125.200
2. Vốn đầu tư cho dự phòng 10% (XL) 263.000 125.200
Cộng 526.000 250.400
Chuyển ra USD 47.820 22.763
Tổng 70.583 USD
Nguồn - Phòng dự án - Ngân hàng Ngoại thương
Phần tính toán này mới chỉ dựa trên cơ sở vốn xây lắp trong luận
chứng kinh tế kỹ thuật nên còn hạn chế vì không đưa ra được chi tiết từng
danh mục tính toán trong vốn đầu tư kiến thiến cơ bản và dự phòng. Ví dụ
như:
+ Lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi 0,19% (XL + TB)
+ Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi 0,024% (XL + TB)
+ Chi phí thẩm định thiết kế kỹ thuật 0,14% XL

+ Chi phí thẩm định tổng dự toán 0,12% XL
+ Giám sát thi công và lắp đặt thiết bị 1,`5% XL
+ Chi phí dự phòng 5% XL...
d. Chi phí cải tạo đền bù lắp đặt cột cao.
26
26
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Để tính toán chi phí này cho dự án mạng thông tin di động toàn
quốc (GMS), Tổng Công ty bưu chính viễn thông Việt Nam đã căn cứ vào.
Thứ nhất: Tình hình địa lý - kinh tế xã hội của ba miền Bắc - Trung -
Nam. Từ đó có kế hoạch đầu tư cụ thể.
Thứ hai: Tổng Công ty đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu về giá mặt
bằng, giá đền bù mặt bằng ở từng miền để đưa ra đơn giá cụ thể tính
toán cho dự án phù hợp với các quy định của Nhà nước về thuế đất và
đền bù mặt bằng.
Khi xem xét - tính toán chi phí này các cán bộ thẩm định thấy rằng.
Đơn giá của mặt bằng và cột cao trong giai đoạn đầu tư (giai đoạn 1 -
1998, giai đoạn 2 - 1999) không biến động. Nhưng đơn giá đền bù mặt
bằng của cả hai năm cho thấy giai đoạn 2 đơn giá đền bù mặt bằng loại 1
giảm đi 800.000 đồng so với giai đoạn 1 khoảng 80%. Tổng Công ty chưa
có căn cứ cụ thể trong báo cáo nghiên cứu khả thi về mức giảm giá quá
lớn của địa bàn loại 1 trong đơn giá đền bù mặt bằng.
28
28
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 11 - Chi phí cải tạo đền bù mặt bằng và cột cao
Đơn vị: 1000 đồng
Hạng mục
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
Cộng

Số lượng Đơn giá Thành tiền Số lượng Đơn giá Thành tiền Số lượng Đơn giá Thành tiền
1. Mặt bằng
Giai đoạn 1 + Cải tạo 170 800 136.000 70 800 56.000 220 800 176.000 368.000
+ Làm mới 60 1400 84.000 10 1400 14.000 0 98.000
Giai đoạn 2 + Cải tạo 220 800 176.000 110 800 88.000 170 800 136.000 400.000
+ Làm mới 130 1400 182.000 110 1400 154.000 160 1400 224.000 560.000
Cộng (1) 578.000 312.000 536.000 1.426.000
2. Đền bù mặt bằng
Giai đoạn 1 + Địa bàn loại 1 1000 1000 1.000.000 400 1000 400.000 1.400.000
+ Địa bàn loại 2 600 500 300.000 200 500 100.000 400.000
Giai đoạn 2 + Địa bàn loại 1 2600 200 520.000 2200 200 440.000 3200 200 640.000 1.600.000
+ Địa bàn loại 2
Cộng (2) 1.820.000 940.000 640.000 3.400.000
3. Cột cao
Giai đoạn 1 + Làm mới 400 10.000 4.000.000 150 10.000 1.500.000 240 5000 1.200.000 6.700.000
+ Cải tạo 30 5000 150.000 145 5000 725.000 875.000
Giai đoạn 2 + Làm mới 650 10.000 6.500.000 150 10.000 5.500.000 800 10.000 8.000.000 20.000.000
+ Cải tạo 120 5000 600.000 150 5000 750.000 1.350.000
Cộng (3) 11.250.000 7.000.000 10.675.000 28.925.000
Tổng cộng (1) + (2) + (3)
13.648.00
0
8.252.000
11.851.00
0
33.751.00
0
Chuyển đổi USD
Tỷ giá 1 USD = 11.000 đồng
3.068.272

Nguồn - Luận chứng kinh tế kỹ thuật - Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam.
29
29

×