Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.38 KB, 32 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng ngoại
thương Việt Nam.
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chính thức được thành lập ngày
1/4/1963 mà tổ chức tiền thân là cục quản lý hối đoái của Ngân hàng quốc gia
Việt Nam. Trong thời kì đó, nước ta áp dụng hệ thống Ngân hàng một cấp -
Ngân hàng nhà nước vừa đóng vai trò quản lý vĩ mô theo chủ trương chính
sách của chính phủ, vừa đảm nhận vai trò kinh doanh nên cục quản lý ngoại
hối được coi như một bộ phậm phục vụ kinh tế đối ngoại duy nhất của Việt
Nam.
Ngay từ khi được thành lập, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã phải
đối mặt với những thách thức lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong suốt
cuộc kháng chiến, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã làm trọn nhiệm vụ
chống Mỹ, làm tốt chức năng thanh toán quốc tế duy nhất ở Việt nam và tham
gia trực tiếp vào công tác tổ chức chi viện tài chính cho chiến trường miền
Nam.
Sau khi hoà bình lập lại, trong thời kỳ kế hoặch hoá tập trung, Ngân hàng
ngoại thương không chỉ thực hiện chức năng là Ngân hàng đối ngoại duy nhất
của Việt nam mà còn thực hiện vai trò quản lý toàn bộ vốn ngoại tệ của
quốcgia. Toàn bộ các hoạt động xuất nhập khẩu, mọi đồng vốn ngoại tệ đã
được Ngân hàng ngoại thương thực hiện và sử dụng để phục vụ cho công cuộc
kiến thiết và hàn gắn vết thương chiến tranh trong điều kiện khó khăn, bó buộc
do hậu quả của chính sách cấm vận vũ trang.
Sau khi hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời Ngân hàng ngoại thương Việt
Nam được thống đốc Ngân hàng nhà nước ký quyết định số 286 QD – NH5
ngày 21/9/1998 thành lập theo mô hình tổng công ty ngà nước tại quyết đínhố
90/TTG ngày 7/3/1996 theo uỷ quyền của thủ tướng chính phủ.


Bước vào nền kinh tế thị trường, Ngân hàng ngoại thương đã từng bước
thay đổi, thích nghi dần với cơ chế mới và đã có những đóng góp tích cực cho
cồng cuộc xây dựng và phát triển đất nước bằng việc huy động vốn trong xã
hội để phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thực thi chính sách tiền tệ theo
định hướng của nhà nước.
Trong thời gian qua, Ngân hàng ngoại thương đã phát triển được một
mạng lưới các chi nhánh rộng khắp cả trong cả nước (20 chi nhánh ), đặc biệt
là tại các đô thị lớn, khu công nghiệp, khu chế xuất, phục vụ kịp thời nhu cầu về
dịch vụ Ngân hàng cho các doanh nghiệp, cho công chúng. Ngoài ra, Ngân hàng
còn có quan hệ với hơn 1300 Ngân hàng thuộc 95 nước trên thế giới cùng với
3 văn phòng đại diện, một Ngân hàng liên doanh.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hệ thống Ngân hàng ngoại thương
Việt Nam:
Ban kiểm soát
Hội đồng quản rị
Ban Giám đốc
Phòng ban N/V Trung Ương
Sở giao dịch
Chi nhánh
Chi nhánh
Chi nhánh
Các phòng kinh doanh trực tiếp
Các phòng kinh doanh trực tiếp
Các phòng kinh doanh trực tiếp
Các phòng kinh doanh trực tiếp
2.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng ngoại
thương Việt Nam trong thời gian qua.
Từ khi chuyển sang cơ chế hoạt động mới, Ngân hàng ngoại thương đã
nhanh chóng vượt qua khó khăn, thử thách, đứng vững trên thị trường và đạt
được kết quả đáng tự hào:

• Nguồn vốn: Để nâng cao nguồn vốn, Ngân hàng ngoại thương một
mặt vẫn tiếp tục thực hiện các giải pháp đa dạng hoá các hình thức huy động
vốn, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, cạnh tranh, mặt khác đã áp dụng
dịch vụ khách hàng trọn gói (nhận tiền gửi, bán ngoại tệ, cấp thẻ tín dụng)
đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng nhằm tạo ra các giải pháp
huy động vốn có hiệu quả. Vào thời điểm cuối năm 2000, tổng nguồn vốn đạt
35720 tỷ VNĐ, trong đó nguồn vốn bằng ngoại tệ đạt 1877triệu USD chiếm 68,
2% và nguồn vốn đạt 11356 tỷ VNĐ chiếm 31, 8%.Năm 2001, tổng nguồn vốn
đạt 46272 tỷ VNĐ đến tại thời đIểm 31/12/2001 tăng 31, 7% so với cuối năm
trước.
Vốn chủ sở hữu:
Là một trong bốn Ngân hàng thương mại quốc doanh chủ đạo của Việt
nam, nhiều năm nay chính phủ rất chú trọng việc cấp bổ xung vốn điều lệ cho
các Ngân hàng thương mại quốc doanh nói chung trong đó có Ngân hàng
ngoại thương. Một mặt làm tăng thêm uy tín của Ngân hàng ngoại thương,
mặt khác nâng cao hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Cuối năm
1996, tại quy định QĐ 764 /TTG của chính phủ, Ngân hàng được phép tăng vốn
đIều lệ từ 200 tỷ lên 1100 tỷ VNĐ. Tuy nhiên, do ngân sách ngà nước còn khó
khăn nên đến cuối năm 2000 chính phủ mới xem xét và cấpmột số vốn còn lại
cho Ngân hàng (599 tỷ VNĐ, trong đó đã cấp 300 tỷ, đầu năm 2001 cấp tiếp
229 tỷ VNĐ)
Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam tính đến 31-12-
2001
là 1496 tỷ đồng chiếm 4% tổng số tài sản có:
Vốn huy động:
Đơn vị tiền: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Biến động
00/99 (%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)

Số tiền Tỷ trọng
(%)
Tổng nguồn vốn
I. Vốn tự có
II. Vốn huy động
Thị trường 1
-Thời gian của các tổ chức
kinh tế.
-Tiết kiệm và kinh doanh.
Thị trường 2
-Ngân hàng nhà nước.
-Ngân sách nhà nước.
-TCTD
III. Vốn khác
26907
1123
18222
10826
5148
4043
1235
794
2014
3519
100
4
68
40
19
15

5
3
7
13
35720
1410
24858
11339
10077
5185
1327
777
3011
4267
100
4
69
32
28
15
4
2
9
12
37, 2
26
36
13
96
48

7
-2
53
21
Bảng cơ cấu nguồn vốn:

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Biến động
01/00 (%)
Số
tiền
Tỷ trọng (%) Số
tiền
Tỷ trọng (%)
Tổng nguồn vốn
I. Vốn tự có
II. Vốn huy động
1.Thị trường 1
-Thời gian của các tổ chức
kinh tế.
-Tiết kiệm và kinh doanh.
2. Thị trường 2
-Ngân hàng nhà nước.
-Ngân sách nhà nước.
-TCTD
III. Vốn khác
35720
1410
24858
11339
10077

5185
1327
777
3011
4267
100
4
84
69, 57
31, 7
28, 2
14, 5
3, 7
2
8, 6
12
46272
1874
40490
33532
19957
13595
6877
1469
840
4410
3989
100
4, 1
87, 5

72, 5
43, 08
29, 38
14, 86
3, 17
1, 81
9, 53
8, 62
29, 54
32, 9
34, 77
34, 89
75, 82
35
32, 63
10, 7
8, 1
43, 13
-6, 51
Hoạt động thanh toán:
Do hoạt động thanh toán và kĩ thuật hoàn thiện, hiện đại cùng với hệ
thống Ngân hàng rộng khắp, Ngân hàng thương mại đã được các bạn hàng tín
nhiệm thông qua việc mở TKTG, thanh toán và sử dụng dịch vụ Ngân hàng. Về
thanh toán ngoại tệ, Ngân hàng vẫn được coi là một trung tâm thanh toán bù
trừ của các TCTD tại Việt nam. Vai trò này đã được khẳng định trong ngiều
năm qua. Mặc dù đang chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng thương
mại, các TCTD, doanh số thanh toán qua Ngân hàng ngoại thương vẫn tăng
qua các năm.
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế:
Ngân hàng ngoại thương Việt nam được các tổ chức thẻ quốc tế

Mastercard, Visa, Amex và JCB chọn làm đại lý thanh toán thẻ từ năm 1990.Từ
đó mạng lưới thẻ thanh toán của Ngân hàng ngoại thương ngày càng được
mở rộng và doanh thu cũng như lợi nhuận từ hoạt động này ngày càng tăng
lên qua các năm. Cho đến nay, số thẻ mà Ngân hàng ngoại thương đã phát
hành là gần 4000 thẻ (3328 thẻ với tổng số tiền là40 tỷ VNĐ)
Năm 1995, Ngân hàng ngoại thương phát hành thẻ Ngân hàng và tiền,
đưa công nghệ thẻ “thông minh” là một trong những công nghệ hiện đại bậc
nhất thế giới vào Việt Nam. Năm 1997, Ngân hàng phát hành thẻ ATM – thẻ
ghi nợ. Đây là lần đầu phát hành thí điểm, chưa nhân rộng nhưng đến nay đã
có hơn 1000 chủ thể tại Hà Nội với hơn 2000 chủ thể tại thành phố Hồ Chí
Minh đã và đang sử dụng. Tháng 4/1997, Ngân hàng ngoại thương chính thức
trở thành thành viên của tổ chức thẻ quốc tế Mastercard và thực hiện thanh
toán trực tiếp.
Kinh doanh ngoại tệ:
Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ có tầm quan trọng lớn đối với Ngân hàng
ngoại thương. Trong thời gian qua, hoạt động này của Ngân hàng bị ảnh
hưởng lớn bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực. Tuy nhiên, do
hoạt động năng động, về cơ bản Ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ
trong thanh toán quốc tế, bám sát diễn biến tài chính, tiền tệ trong khu vực, có
các giải pháp kịp thời đảm bảo an toàn nghiệp vụ ngoại tệ, vì vậy nghiệp vụ
kinh doanh ngoại tệ vẫn đảm bảo có lãi. Bên cạnh đó, với thế mạnh về nguồn
vốn ngoain tệ, Ngân hàng luôn bám sát định hướng của Ngân hàng ngoại
thương của chính phủ trong việc mua bán ngoại tệ phục vụ mục tiêu ổn định
thị trường.
Dịch vụ Ngân hàng bán thẻ:
Với chủ trương tăng cường hoạt động bán thẻ một mặt nhằm đa dạng
hoá hoạt động, mặt khác để tạo thế ổn định nguồn vốn và tiền mặt cho Ngân
hàng. Trong nhiều năm qua, Ngân hàng ngoại thương đã tích cực mạnh dạn
trong việc đổi mới công nghệ trang bị, mở rộng mạng lưới, cơ sở phục vụ
khách hàng. Song song với việc phát triển mạng lưới hoạt động, Ngân hàng đã

áp dụng các loại hình nghiệp vụ và dịch vụ đa dạng, lãi suất ưu đãi.
2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.
Phát huy vai trò chủ đạo của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế của
đất nước, tín dụng của Ngân hàng thương mại trong nhiều năm qua đã góp
phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ; thực thi chính sách tài chính tiền
tệ quốc gia, kiềm chế lạm phát ; nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng đã đang và
vẫn sẽ giúp đỡ cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển, kinh doanh có lãi,
trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Tổng dư nợ của Ngân hàng tăng đều qua các năm:

1997
1995
1996
1998
2000
2001
1999
12000

10000 8810 9169 10185
8579
8000 7277
6098
6000

4000 3938

2000
0
Dư nợ tín dụng qua các năm

Năm 2001, hoạt động Ngân hàng nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng
có nhiều khó khăn hơn những năm trước. Tuy nhiên, do bám sát diễn biến tình
hình cùng với sự chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo, Ngân hàng ngoại
thương đã áp dụng nhièu giải pháp phù hợp với tình hình thực tế, hoạt động
tín dụng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Kết qủa hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngoại thương trong 3 năm
qua được thể hiện ở bảng sau:
- Về cơ cấu cho vay:
Dư nợ cho vay ngắn hạn đến 31/12/2000 quy ra VNĐ là 7126 tỷ đồng
chiếm khoảng 70% tổng dư nợ cho vay các tổ chức kinh tế. Dư nợ cho vay ngắn
hạn năm 2001 tăng hơn 10% so với năm2000. Trong vài năm trở lại đây, xu
hướng cho vay tiền VNĐ tăng mạnh, tỷ trọng cho vay ngoại tệ giảm dần do tỷ
giá diễn biến phức tạp, người đi vay thích vau nội tệ hơn để tránh rủi ro về tỷ
giá, mặc dù lãi suất cho vay tiền VNĐ cao hơn ngoại tệ.
Chỉ tiêu 1999 2000 2001 So sánh 2001 với 2000
Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%)
I. Ngắn hạn
- Doanh số cho vay
- Doanh số thu nợ
- Dư nợ
- Nợ quá hạn
- Tỷ lệ quá hạn
II. Trung - dài hạn
- Doanh số cho vay
- Doanh số thu nợ
- Dư nợ
- Nợ quá hạn
- Tỷ lệ quá hạn
III. Tổng cộng
- Doanh số cho vay

- Doanh số thu nợ
19375
19253
6397
807
12, 6%
632
557
2417
115
4, 8%
20007
19810
17184
17309
6433
1251
6, 15%
885
535
2736
169
6, 2%
18032
17884
21439
20570
7126
436
6, 15%

1064
730
3060
91
2, 97%
22503
21300
4291
3261
693
-813
179
195
324
-78
4471
3456
25
18, 8
10, 7
-65
20, 2
36, 5
11, 8
-46, 2
24, 8
19, 4
- Dư nợ
- Nợ quá hạn
- Tỷ lệ quá hạn

8814
922
10, 5%
9269
1420
15, 5%
10186
529
5, 9%
1017
-891
11
-62, 7

Dư nợ trung và dài hạn đến 31/12/2001 là 3000 tỷ đồng, chiếm 30%
tổng nợ.So với 1999 dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng 26, 6% và tăng 11,
8% so với năm 2000. Dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng nhanh do nhu cầu
đầu tư tăng nhanh và chủ yếu là đầu tư vào các tổng công ty lớn để hiện đại
hoá công nghệ, tăng cường đầu tư cho nền kinh tế và thực hiện chỉ thị 09 của
nhà nước về cơ cấu lại nợ.
- Về chất lượng tín dụng:
Thời gian qua Ngân hàng ngoại thương đã có nhiều cố gắng trong quản
lý, điều hành, cải tiến quy trình thẩm định tài chính và xét duyệt cho vay nhằm
nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường kiểm tra giám sát quá trình vay vốn
và sử dụng vốn, nắm sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, kịp
thời tháo gỡ khó khăn … Do vậy đã làm giảm được tỷ lệ nợ quá hạn, hạn chế
không phát sinh nợ quá hạn mới.
Đến 31/12/2001, tổng dơ nợ quá hạn của toàn ngành là khoảng 529 tỷ
VNĐ, chiém tỷ lệ 5,9 %. Trong năm 2001, nợ quá hạn giảm 393 tỷ VNĐ so với
năm 1999 tức là vào khoảng 10, 5% xuống còn 5,9%. Nhưng nợ quă hạn của

năm 2000 tăng so với năm 1999 là 498 tỷ VNĐ, tăng khoảng 10,5% lên 15,5%
chủ yếu là do cáckhoản vay cũ của các năm trước (trước năm 1999) còn đọng
lại chuyển sang. Nhưng nhìn một cách bao quát qua 3 năm 1999, 2000, 2001 ta
thấy được chất lượng tín dụng đã có nhiều cải tiến (có hiệu quả)
• Hoạt động cho vay theo dự án đầu tư tại Ngân hàng ngoại
thương Việt Nam
Từ năm 1990 trở về trước, Ngân hàng ngoại thương là một trung tâm
thanh toán quốc tế của Việt nam, độc quyền chuyên về thanh toán tín dụng
xuất nhập khẩu. Vì thế cho vay đối với các dự án trung và dài hạn không phải
là thế mạnh của Ngân hàng ngoại thương mà thuộc về các Ngân hàng khác
như: Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn, Ngân hàng công thương. Sau khi có pháp lệnh về Ngân hàng, tất cả
các Ngân hàng đều có quyền bình đẳng trong khi các hoạt động kinh doanh
thanh toán quốc tế, tín dụng xuất nhập khẩu và các nghiệp vụ khác. Ngân hàng
không còn thế mạnh độc quyền như trước đây, do vậy đỏi hỏi sự cạnh tranh với
các Ngân hàng khác để tồn tại và phát triển. Ngân hàng đã mở rộng các hoạt
động tín dụng (tài trợ)không chỉ đối với các dự án ngắn hạn mà còn đối với cả
các dự án trung và dài hạn.
Cho vay đối với các dự án trung và dài hạn tại Ngân hàng ngoại thương
Việt Nam là hình thức cho vay theo các dự án đầu tư và phát triển. Các dự án
lớn của nhà nước, các tổng công ty nhà nước được coi là ưu tiên hàng đầu của
Ngân hàng. Hội đồng tín dụng đã được thành lập tại các chi nhánh và Ngân
hàng trung ương, quy trình thẩm định cácdự án cho vay được cải biến, các văn
bản nội bộ được rà soát lại. Kết quả, tổng dư nợ cho vay đối với các dự án
trung và dài hạn đã tăng thêm đáng kể qua các năm từ 8814 tỷ VNĐ năm 1999
lên 10186 tỷ VNĐ năm 2001.
Ngân hàng ngoại thương đã tập trung vốn để cho vay, tài trợ đối với các
tổng công ty lớn như các tổng công ty 90, 91 và các dự án lớn có bảo lãnh của
chính phủ như: tổng công ty bưu chính, tổng công ty lương thực miền Bắc …
Ngân hàng cũng cùng các tổ chức khác tham gia cho vay đồng tài trợ.

3 . THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG
HOẠT ĐÔNG CHO VAYTẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.
3.1 Tổ chức hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân
hàng ngoại thương Việt Nam.
Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ngoại thương
Việt nam do phòng dự án và phòng thẩm định đầu tư và chứng khoán theo
quyết định số 240 của tổng giám đốc Ngân hàng ngoại thương Việt nam
hướng dẫn về quy chế cho vay đối với khách hàng và bảng hướng dẫn thực
hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Các cán bộ tín dụng chuyên
quản chịu hết trách nhiệm thực hiện thẩm định dự án đối với các đơn vị khách
hàng vay vốn mà mình được phân công phụ trách.
Sau khi thu nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn theo đúng đối tượng, nguyên
tắc, điều kiện và thủ tục vay vốn theo quy định của quy chế cho vay. Các cán bộ
tín dụng bắt đầu tiến hành thẩm định tính khả thi, tính hiệu quả của các dự án,
khả năng trả nợ và lập tờ trình thẩm định. Trình tự công việc được tiến hành
như sau:
Bước 1:
Nhằm mục đích có thêm thông tin cần thiết phục vụ các bước phân tích và
quyết định cho vay, cán bộ tín dụng Ngân hàng ngoại thương chủ động tiếp xúc
với khách hàng, kiểm tra thực địa nơi xây dựng để bổ sung các thông tin mà
trong hồ sơ chưa đủ hoặc doanh nghiệp không cung cấp hết được. Đó là các
thông tin về năng lực quản lý, điều hành xây dựng, tư chất của người vay vốn,
về số lao động, tiền lương, tình trạng máy móc thiết bị hiện có, các mặt thuận
lợi, khó khăn nơi xây dựng dự án.
Không dừng lại ở việc nghiên cứu hồ sơ vay vốn của khách hàng, cán bộ
còn thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng, dự án nhằm làm cho nội
dung phân tích, đánh giá dự án được chính xác hơn. Nguồn thồng tin có thể có
được từ trung tâm phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng nhà nước, từ các đối tác
của khách hàng, qua tạp chí, sách báo, hay qua các cơ quan hữu quan bộ
thương mại, bộ khoa học đầu tư, hiệp hội Ngân hàng ...

Bước 2: Lập tờ trình thẩm định
Trên cơ sở các dữ liệu, tài liệu trong hồ sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn và
các thông tin thu thập được qua điều tra thực tế, cán bộ tín dụng lập tờ trình
thẩm định theo bảng hướng dẫn thẩm định do trung ương soạn thảo và chịu
trách nhiệm về số liệu, phương pháp tính toán nêu trong tờ trình. Nội dung tờ
trình thẩm định nêu rõ ý kiến, quan điểm của cán bộ tín dụng trên các mặt, hồ
sơ pháp lý có đầy đủ không, lời lỗ ra sao, khả năng trả nợ của khách hàng, mức
độ rủi ro có thể chấp nhận được, những đề xuất và giải pháp để hạn chế …
Trong đó cán bộ tín dụng phải chú trọng đặc biệt tới việc thẩm định năng lực
tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, hơn nữa đây cũng
chính là nghiệp vụ của công tác này.
Trong trường hợp dự án vượt quá quyền hạn, khả năng của giám đốc chi
nhánh thì sẽ được giao cho bộ phận tái thẩm định thuộc phòng thẩm định và
đầu tư chứng khoán để kiểm tra lại một cách độc lập trước khi quyết định cho
vay.
Cán bộ tái thẩm định không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mà yêu cầu
bộ phận tín dụng cung cấp thông tin liên quan đến khách hàng, dự án. Trong
quá trình tái thẩm định, cán bộ tín dụng kiểm tra lại phưong pháp tính toán,
hiệu quả dự án, khả năng trả nợvà các số liệu của bộ phận tín dụng nêu trong
tờ trình thẩm định để đưa ra ý kiến nhận xét của mình xem có cho vay được
hay không, cần bổ sung điều kiện gì với sự tham gia nhận xét lại của phòng
thẩm định và đầu tư chứng khoán với các dự án có quy mô lớn đã làm cho quy
trình thẩm định tài chính dự án đầu tư thông tin tại NHNT thêm chặt chẽ,
chính xác, đảm bảo lựa chọn được các dự án khả thi, có hiệu quả cao.
Sau cùng, các dự án sẽ được Hội đồng thẩm định xem xét thông qua lần
cuối và quyết định cho vay hay không.
3.2. Nội dung thẩm định tài chính Dự án đầu tư tại NHNTVN.
Thẩm định Tài chính dự án đầu tư là một nội dung thẩm định quan
trọng đối với các dự án đưa đến Ngân hàng ngoại thương xin vay vôn. Những
nội dung tài chính được xem xét khi thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động

cho vay tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam bao gồm:
• Phân tích tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Ở nội dung này, Ngân hàng xem xét một cách tông quát tìn hình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu: các loại sản phẩm, hàng
hoá, tình trạng máy móc thiết bị, tình hình tồn kho, tình hình công nợ, doanh
thu và kết quả lời lỗ hàng năm. Ngân hàng tập trung xem xét tổng dư nợ cho
vay và bảo lãnh tại Ngân hàng, lập bảng kê tình hình vay trả Ngân hàng trong
thời gian 2 năm gần nhất để xác định doanh nghiệp có vay trả nợ sòng phẳng
hay không.
• Tổng chi phí đầu tư và nguồn vốn.
- Tổng vốn đầu tư dự án: thẩm định chi phí đầu tư là phân tích, đánh
giá mức tính toán trong thời gian nhu cầu về vốn đầu tư vào nội dung các
hạng mục công trình của dự án đầu tư, tổng dự toán công trình đã được phê
duyệt, các biểu giá do nhà nước quy định, giá cả thị trưòng, ....
Tổng vốn đầu tư dự án bao gồm:
+ Vốn xây lắp (Bao gồm cả chi phí khảo sát, thiết kế, tiền thuê đất. ....)
+ Vốn thiết bị (Bao gồm thiết bị nhập khẩu bằng ngoại tệ, thiết bị mua trong
nước, thiết bị hiện có. .... )
+ Vốn lưu động cho dự án
- Nguồn vốn: Xem xét dự án đầu tư có thể sử dụng nguồn vốn nào để đáp
ứng nhu cầu cho đầu tư.
+ Vốn tự có của doanh nghiệp: Đối với các dự án đầu tư mới, Ngân hàng
ngoại thương chỉ xem xét vốn tự có của doanh nghiệp, của chủ đầu tư chiếm trên
20% tổng vốn đàu tư. Đối với cho vay cải tiến kỹ thuật, đỏi mới công nghệ một
phần thiết bị hiện có, hoặc mở rộng sản suất,. .. Với số vốn vay không lớn hơn tổng
giá trị tài sản hiện có của chủ đầu tư thì vốn tự có tham gia vào dự án có thể không
đặt ra nếu dự án có hiệu quả, khả năng trả nợ được đảm bảo.
+ Nguồn vốn cho vay: Phải chỉ rõ tổng số tiền xin cho vay, tỷ trọng vốn
vay trong tổng dự toán đầu tư, thời hạn, lãi suất, đối tượng đầu tư.

- Vốn vay NHNT.
- Vốn vay Ngân hàng khác.
- Vốn vay nước ngoài.
+ Các nguồn vốn khác: Vốn do ngân sách nhà nước cấp, vốn góp liên
doanh, phát hành trái khoán, cổ phần, công trái,. ...
• Xác định doanh thu theo công suất dự kiến.
Sau khi khi đã xác định được khả năng công suất thiết bị kết hợp với kết
quả nghiên cứu thị trường để xác định giá bàn bình quân, khối lượng sản
phẩm tiêu thụ trong năm, ngân hàng xác định doanh số trong năm kế hoạch.
• Xác định chi phí đầu vào theo công suất có thể đạt được trong
năm trả nợ. Căn cứ vào những kết quả thẩm định trước đó và căn cứ vào các

×