Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ THỨC THANH TOÁN SÉC TRONG THANH TOÁN KHÔNGDÙNG TIỀN MẶT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.68 KB, 10 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ THỨC THANH TOÁN SÉC TRONG
THANH TOÁN KHÔNGDÙNG TIỀN MẶT
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Theo thông tư số 08/T.T-NH2. Ngày 21/02/1996 thống đốc Ngân
hàng nhà nước đã ký quyết định số 22.QĐ-NH1 ban hành thể lệ thanh
toán, trên cơ sở hệ thống hoá các quy định hiện hành, đồng thời có bổ
sung, sửa đổi để phù hợp với thể lệ thanh toán mới ban hành.
Tiếp đó để phù hợp với cơ chế thanh toán mới và việc thống nhất
việc sử dụng séc trong toàn quốc, ngày 9/5/1998 Chính phủ đã ban hành
nghị quyết số 30-Cp về quy chế phát hành và sử dụng séc. Đồng thời
thống đốc Ngân hàng nhà nước đã hướng dẫn thực hiện quy chế này
theo thông tư số 07/T.T-NH1 ngày 27/12/1998. Thông tư nêu rõ:
-Người phát hành séc và chủ tài khoản vay là người đứng tên mở
tài khoản tiền gửi thanh toán, là chủ sở hữu số tiền ghi trên tài khoản
đó. Hoặc có thể là người được uỷ quyền được quyền sử dụng tiền trên
tài khoản để phát hành séc.
Séc phải lập theo đúng quy định ghi đầy đủ các yếu tố séc đảm bảo
có đủ số tiền trên tài khoản để thanh toán khi séc được xuất trình tại
đơn vị thanh toán. Nếu séc bị từ chối người phát hành séc phải chịu
trách nhiệm về những tờ séc đó và những khoản tiền phạt, chi phí phát
sinh liên quan đến việc khiếu nại và khởi kiện.
Người thu hưởng séc là người có quyền sở hữu số tiền ghi trên
séc. Đối với séc ký danh người thụ hưởng là người có tên trên séc còn
đối với séc vô danh thì ngừi thụ hưởng là người cầm séc.
* Khi nhận được séc người thụ hưởng phải kiểm tra tính hợp lệ,
hợp pháp của tờ séc, thời hạn, hiệu lực của tờ séc. Trong thời hạn thanh
toán người thụ hưởng phải lập bảng kê nộp séc cùng các tờ séc đem đến
đơn vị thanh toán hay thu hộ để đòi thanh toán, nếu quá thời hạn thanh
toán người thụ hưởng chưa nộp séc với nhà nước lý do bất khả kháng
thì phải có xác nhận của UBND xã phường nơi cư trú về lý do đó, sau đó
đem nộp cho đơn vị thanh toán hay thu hộ.


Đơn vị thanh toán là đơn vị gửi tài khoản tiền gửi thanh toán của
chủ tài khoản, được phép làm dịch vụ hoặc nhiệm vụ thanh toán theo
quy định tại điều 2 nghị định số 91/C.P ngày 25/11/1995 của chính phủ
về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt và điều 1 quyết định số
144/QĐ-NH1 ngày 30/6/1996 của thống đốc NHNN về điều kiện thanh
toán không dùng tiền mặt và điều 1 quyết định số 144/QĐ-NH1 ngày
30/6/1996 của thống đốc NHNN về điều kiện thực hiện thanh toán
không dùng tiền mặt đối với các quỹ tín dụng nhân dân.
Đơn vị thu hộ là đơn vị cùng hoặc khác hệ thống với đơn vị thanh
toán, được phép làm dịch vụ hoặc nhiệm vụ thanh toán, nhận các tờ séc
do người thu hưởng nộp vào để thu hộ tiền.
-Thời hạn hiệu lực thanh toán của tờ séc là 15 ngày kể từ ngày séc
được ký phát hành cho tới khi séc được nộp vào đơn vị thanh toán hoặc
thu hộ.
Người chuyển nhượng séc là cá nhân hoặc đơn vị đại diện theo
pháp luật theo pháp nhân đứng tên chuyển nhượng quyền thu hưởng
séc cho người khác.
Người phát hành séc và những người chuyển nhượng séc đều phải
có trách nhiệm đối với tờ séc. Trách nhiệm đối với séc bao gồm nghĩa vụ
thanh toán số tiền ghi trên séc và trách nhiệm liên đối giải quyết khiếu
nại hoặc khởi kiện khi séc bị từ chối thanh toán.
Séc được thanh toán giữa các khách hàng mở tài khoản tiền gửi
thanh toán ở cùng một đơn vị hoặc khác đơn vị nhưng trong cùng hệ
thống tổ chức tín dụng kho bạc nhà nước.
Séc thanh toán giữa các khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh
toán tại các đơn vị khác hệ thống tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước
chỉ áp dụng trong trường hợp các đơn vị này có tham gia thanh toán bù
trừ trên địa bàn thành phố.
II. CỤ THỂ TỪNG LOẠI SÉC
Séc sử dụng trong thanh toán hiện nay là séc ký danh bao gồm:

-Séc chuyển khoản
-Séc báo chi
1. Séc chuyển khoản
1.1. Thủ tục bán séc chuyển khoản cho khách hàng
Khi mu séc, chủ tài khoản (hoặc người được chủ tài khoản ủy
quyền) lập giấy đề nghị mua séc (theo mẫu của Ngân hàng, kho bạc nhà
nước quy định) được nộp trực tiếp vào Ngân hàng, kho bạc nhà nước
nơi mình mở tài khoản. Trường hợp chủ tài khoản không trực tiếp nhận
séc trên giấy đề nghị mua séc chủ tài khoản phải uỷ quyền cho người
khác để nhận séc. Người nhận séc phải mang giấy chứng minh nhân dân
của mình kèm theo giấy đề nghị mua séc của Ngân hàng, Kho bạc nhà
nước làm thủ tục mua séc.
Ngân hàng, kho bạc nhà nước sau khi kiểm tra thấy đầy đủ điều
kiện thì tiến hành làm thủ tục bán séc cho khách hàng:
-Ghi tên, số liệu của Ngân hàng, kho bạc nhà nước bán séc trên tất
cả các tờ séc trong cuốn séc.
-Ghi tên, số liệu tài khoản của khách hàng lên tất cả các tờ séc
trong cuốn séc.
-Lập chứng từ thu tiền bán séc, nội dung ghi rõ: tên, số liệu tài
khoản của khách hàng, số lượng, ký hiệu các cuốn séc bán cho khách
hàng, số tiền bán séc, yêu cầu khách hàng nhận tên chứng từ rồi giao séc
cho khách hàng.
Ngân hàng, kho bạc nhà nước phải theo dõi số lượng, ký hiệu (sê
ri, số tờ séc, các cuốn séc đã bán cho khách hàng).
Khách hàng khi nhận séc phải kiêmr đếm, kiểm tra sê ri, số lượng
tờ séc trong cuốn séc, kiểm tra lại tên, số liệu tài khoản của đơn vị mình
tên từng tờ séc đến để nếu thấy có sai sót thì báo lại cho Ngân hàng kho
bạc. Nếu không kiểm đếm, kiểm tra thì khi xảy ra vấn đề gì chủ tài
khoản phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
1.2. Thủ tục phát hành séc chuyển khoản:

-Khi phát hành séc chuyển khoản trả tiền cho người bán hàng,
cung ứng dịch vụ, người phát hành phải ghi đầy đủ các yếu tố quy định
trên tờ séc theo đúng thể lệ thanh toán và quy định chung để lập chứng
từ. Tài khoản không được ký tên và đóng dấu vào các tờ séc chỉ ghi đầy
đủ các yếu tố (séc thống kê, nếu chủ tài khoản vi phạm điều này sẽ phải
hoàn toàn chịu trách nhiệm).
Tờ séc được giao trực tiếp cho bên thụ hưởng.
Bên thụ hưởng khi nhận được tờ séc chuyển khoản của bên trả
tiền phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tờ séc.
Nếu tờ séc hợp lệ thì yêu cầu người nhận hàng ký và ghi rõ họ tên,
sổ, ngày, giấy chứng minh nhân dân vào chỗ quy định trên tờ séc.
1.3. Thủ tục thanh toán séc chuyển khoản
Để thanh toán tiền trên sec bên thụ hưởng căn cứ vào các tờ séc
lập hai bên bản kê séc theo từng Ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ
bên trả tiền (mỗi Ngân hàng kho bạc nhà nước lập 1 bảng kê séc riêng)
để nộp vào Ngân hàng, kho bạc nhà nước nơi mình mở tài khoản hoặc
nộp vào Ngân hàng, kho bạc nhà nước nơi bên trả tiền mở tài khoản.
Khi nhận được 2 liên bảng kê séc kèm các tờ séc chuyển khoản do
bên thụ hưởng nộp vào, Ngân hàng kho bạc nhà nước kiểm tra tính hợp
lệ, hợp pháp của tờ séc, thời hạn hiệu lực của tờ séc. Đối chiếu các yếu
tố trên séc với bảng kê séc. Nếu không có sai sót gì thì Ngân hàng kho
bạc nhà nước và khách hàng làm thủ tục ký nhận séc (khách hàng có thể
lập thâm 1 niên bảng kê séc hoăc mở sổ theo dõi giao nhận chứng từ để
Ngân hàng, kho bạn nhà nước ký nhận ) Nếu việc lập bảng kê séc có sai
sót hoặc có các tờ séc không hợp lệ, quá thời hạn hiệu lực thanh toán thì
trả lại cho người nộp séc và yêu cầu người thu hưởng lập lại bảng kê séc
khác thay thế phù hợp với các tờ séc đủ điều kiện thanh toán.
1.3. Thủ tục thanh toán séc Ck:
*Trường hợp bên trả tiền và bên thụ hưởng mở tài khoản tại cùng
1 Ngân hàng, kho bạc nhà nước:

Sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tờ séc (tên, số liệu tài
khoản của bên trả tiền, bên thụ hưởng, dấu, chữ ký tên séc, số chủ tài
khoản …).
Nếu séc đù điều kiện thanh toán thì ghi ngày, tháng, năm thanh
toán, ký tên trên các tờ séc và các liên bản kê rồi hạch toán:
+ Các tờ séc chuyển khoản làm chứng từ ghi nợ tài khoản bên trả
tiền.
-Một liên bản kê séc dùng làm chứng từ ghi có tài khoản bên thụ
hưởng.

×