Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

bản báo cáo đồ án truyền động điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.63 MB, 35 trang )

BÁO CÁO ĐỒ ÁN 2019

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ VIỆT HÀN
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ĐỒ ÁN
MÔN HỌC TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN
Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng mô hình cẩu tháp
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Xuân Hồng
Lớp : ĐI.1.04.C
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Hữu Nam
Trịnh Văn Quân
Tô Văn Ngọc
Nguyễn Duy sơn
Nguyễn Ngọc Sơn
Phạm Văn Sơn

Nhóm 04 – Lớp Điện 4C 1


BÁO CÁO ĐỒ ÁN 2019

LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi là sinh viên năm hai, hiện ít có cơ hội tiếp xúc thực tiễn với
sản xuất, thi công lắp đặt và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên,
qua quá trình giảng dạy của thầy đã giúp chúng tôi hiểu biết thêm nhiều điều
và tích lũy được nhiều kiến thức cơ bản về môn Truyền động điện. Một trong
các môn học cơ sở kỹ thuật các chuyên ngành điện, cơ điện và tự động hóa.
Nó nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về việc sử dụng hợp


lý động cơ điện để trang bị cho các máy sản xuất cho đến các vấn đề liên quan
tới chuyên ngành chúng tôi đang theo học. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới Lãnh đạo khoa Điện - Điện, các giảng viên và thầy Nguyễn Xuân Hồng đã
tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm cho chúng tôi trong suốt thời
gian học tập vừa qua.
Xin gửi lời cảm ơn đến các thành viên trong nhóm đã chung sức, đồng
lòng, sáng tạo và nhiệt huyết để nhóm có 1 sản phẩm hoàn thiện.
Trong quá trình học tập, chắc chắn không thể tránh khỏi những sai lầm,
thiếu sót. Kính mong quý thầy cô và các thành viên trong nhóm thẳng thắn
đóng góp ý kiến để sau khi kết thúc môn học chúng ta có thể hoàn thiện bản
thân và trở thành những con người có năng lực hơn.
Xin trân thành cảm ơn!

Nhóm 04 – Lớp Điện 4C 2


BÁO CÁO ĐỒ ÁN 2019

LỜI NÓI ĐẦU
Cẩu trục tháp hay còn gọi là cẩu tháp, đây là một loại máy nâng có bộ
phận thân tháo có chiều cao lớn được dụng trong xây dưng cao ốc và các công
trình lớn.
Trong cẩu tháp, có các cơ cấu như: cơ cấu nâng hạ, cơ cấu di chuyển xe
con thay đổi tầm với và cơ cấu quay. Chính vì vậy chúng tôi quyết định lựa
chọn cẩu tháp làn đồ án cho bộ môn truyền động điện.
Tuy nhiêu, với tính chất và trình độ cơ khí còn hạn chế nên mô hình của
nhóm chỉ mang tính chất mô phỏng một số chi tiết không chính xác 100% như
cẩu trục thực tế.
Để thực hiện mô hình, nhóm đã thực hiện việc chế tạo những chi tiết
thay thế để đảm bảo cơ cấu hoạt động tương đối giống với cẩu trục thật.

Chính vì vậy đã giúp các thành viên nghiên cứu, sáng tạo từ đó hiểu sâu
hơn về bộ môn truyền động điện khi áp dụng vào thực tế!

Nhóm 04 – Lớp Điện 4C 3


BÁO CÁO ĐỒ ÁN 2019

Nhóm 04 – Lớp Điện 4C 4


BÁO CÁO ĐỒ ÁN 2019
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………
nó……......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......

Nhóm 04 – Lớp Điện 4C 5


BÁO CÁO ĐỒ ÁN 2019
………………………………………………………………………………......

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

2

LỜI NÓI ĐẦU

3

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU

6

I. Thông tin cơ bản về Trường cao đẳng CN Việt Hàn.

6

1. Lịch sử


6

2. Vị trí

7

3. Chuyên ngành đào tạo

7

4. Cơ sở vật chất

8

5. Nhiệm vụ

9

II. Thông tin cơ bản về mô hình cần trục tháp
CHƯƠNG II: NỘI DUNG
I. Chuẩn bị vật tư
II. Quy trình thực hiện
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nhóm 04 – Lớp Điện 4C 6

9
13
13
24

33


BÁO CÁO ĐỒ ÁN 2019

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
I. Thông tin cơ bản về Trường cao đẳng CN Việt Hàn.
● Tên trường: Trường cao đẳng CN Việt Hàn
● Địa chỉ: Xã Dĩnh Trì, Tp. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
● Mã trường: CDD1802
● Điệnthoại: 0204 3686 998
● Website: http//vktech.edu.vn /
● Email:
● Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang là trường
cao đẳng kĩ thuật nghề đa ngành, được thành lập ngày 31 tháng 8 năm
2012. Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang trực
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang; chịu sự quản lý nhà nước về
dạy nghề của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; hoạt động theo
Điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề và quy định của pháp luật về dạy
nghề tại Việt Nam. Đây là dự án giáo dục dạy nghề có quy mô lớn, có ý
nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của Bắc Giang,
là biểu tượng của tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam–Hàn Quốc.
1. Lịch sử
Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt-Hàn Bắc Giang được thành lập
theo quyết định số 1176/QĐ-LĐTBXH ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ lao
động-thương binh và xã hội Việt Nam do thứ trưởng Nguyễn Ngọc Phi ký thay
bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Nhóm 04 – Lớp Điện 4C 7



BÁO CÁO ĐỒ ÁN 2019
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang và Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn
Quốc (KOICA) tại Việt Nam khởi công xây dựng trường vào ngày 27 tháng 3
năm 2012.
Thời gian xây dựng giai đoạn I của Dự án là 4 năm, từ năm 2011 đến
hết năm 2015, ngân sách tài trợ cho dự án bao gồm: Nguồn vốn tài trợ cho Dự
án trong giai đoạn I là khoảng 16 triệu Đô la Mỹ, trong đó nguồn vốn viện trợ
(ODA) không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc là 10 triệu Đô la Mỹ (tương
đương 210 tỷ VNĐ), nguồn vốn đối ứng của phía Việt Nam là gần 6 triệu Đô
la Mỹ (120 tỷ VNĐ).
Ngày 20 tháng 12 năm 2017, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt
Nam do Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã ký Quyết định số 1956/QĐ-LĐTBXH
về việc sáp nhập trường Cao đẳng nghề Bắc Giang vào Trường Cao đẳng nghề
Công nghệ Việt-Hàn Bắc Giang.
2. Vị trí
Cao đẳng nghề Công nghệ Việt-Hàn Bắc Giang được xây dựng trên
diện tích 10ha tại địa bàn hai xã Dĩnh Trì thuộc thành phố Bắc Giang và xã
Thái Đào thuộc huyện Lạng Giang. Trụ sở chính tại: Xã Dĩnh Trì, thành phố
Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
3. Chuyên ngành đào tạo
Chủ yếu đào tạo trọng tâm về các chuyên ngành kỹ thuật, với các khoa
đào tạo nghề cơ bản như khoa cơ khí, điện, điện tử, ô tô, dự kiến mỗi năm sẽ
đào tạo khoảng 810 sinh viên kỹ thuật, tạo ra nguồn cung việc làm và đóng
góp vào sự phát triển kinh tế của Bắc Giang. Bao gồm 14 nghề cơ bản:
- Công nghệ Ô tô
- Điện công nghiệp

Nhóm 04 – Lớp Điện 4C 8



BÁO CÁO ĐỒ ÁN 2019
- Điện tử công nghiệp
- Cắt gọt kim loại
- CNTT (Ứng dụng phần mềm)
- Nguội sửa chữa máy công cụ
- Hàn
- Cơ điện tử
- Quản trị mạng máy tính
- Thiết kế đồ họa
- Thiết kế trang WEB
- May thời trang
- Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp
- Cơ điện tử
- Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí
4. Cơ sở vật chất
Công trình Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang là
công trình kiên cố, hiện đại, đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật và chất
lượng theo tiêu chuẩn của Hàn Quốc, bao gồm bốn tòa nhà chính và các công
trình phụ trợ như: ký túc xá, các khu thể thao, văn hóa, các hệ thống hạ tầng
kỹ thuật theo quy chuẩn xây dựng công trình cấp III của Việt Nam. Hàn Quốc
đầu tư xây dựng các công trình, hỗ trợ đào tạo giảng viên và cán bộ quản lý,
xây dựng chương trình đào tạo, cung cấp các trang thiết bị dạy nghề bao gồm
4000 thiết bị với hơn 370 chủng loại khác nhau.

Nhóm 04 – Lớp Điện 4C 9


BÁO CÁO ĐỒ ÁN 2019
Hiện nay Trường có 3 cơ sở đều đóng trên địa bàn xã Dĩnh Trì, TP. Bắc

Giang, tỉnh Bắc Giang do được sáp nhập thêm 02 cơ sở từ Trường Cao đẳng
nghề Bắc Giang.
5. Nhiệm vụ
Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang là trường cao
đẳng nghề công lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng và có
nhiệm vụ:


Đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp
nghề theo quy định;



Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu
cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động;



Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật - công nghệ nâng cao chất lượng, hiệu quả
đào tạo; tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

II. Thông tin cơ bản về mô hình cần trục tháp
1. Đặt vấn đề
Định nghĩa hệ truyền động điện: Truyền động cho một máy, một dây
chuyền sản xuất mà dùng năng lượng điện thì gọi là truyền động điện (TĐĐ).
Hệ truyền động điện là một tập hợp các thiết bị như: thiết bị điện, thiết bị điện
từ, thiết bị điện tử, cơ, thủy lực phục vụ cho việc biến đổi điện năng thành cơ
năng cung cấp cho cơ cấu chấp hành trên các máy sản xuất, đồng thời có thể
điều khiển dòng năng lượng đó theo yêu cầu công nghệ của máy sản xuất.
Cần trục tháp và vận thăng là các máy lớn, giá thành cao, được dùng đề

nâng chuyển vật liệu khi xây dựng các toàn nhà cao tầng. Đối với ngành xây
dựng, nhu cầu học tập của sinh viên về máy xây dựng cũng như sinh viên học
môn truyền động điện (như cần trục tháp) là không thể thiếu. Sinh viên cần

Nhóm 04 – Lớp Điện 4C 10


BÁO CÁO ĐỒ ÁN 2019
thực hành, va chạm, thao thao tác với thực tế nhưng ta không thể mua các lớn
này về cho các em thực tập, ta cũng không có nhà kho đủ lớn để chứa chúng.
Để khắc phục hạn chế này, chúng tôi đưa ra phương án chế tạo máy mô hình
để sinh viên thực hành, giúp sinh viên hiểu rõ hơn vấn đề khi đọc sách. Mô
hình kết hợp cần trục tháp thu nhỏ ở phần trình bày dưới đây sẽ giúp ích rất
nhiều cho sinh viên ngành xây dựng cũng như sinh viên học môn truyền động
điện học tập, cho giảng viên soạn bài giảng thực hành và cho nhiều người khác
muốn quan tâm.
2. Cơ sở lý luận tính toán, thiết kế
Việc tính toán, thiết kế kích thước, hình dáng của mô hình cần trục tháp
phụ thuộc vào các yếu tố: (1) Chịu lực tác dụng; (2) Chịu bền theo thời gian,
(3) Chi tiết máy dùng cho mô hình có thể không phù hợp với các chi tiết máy
tiêu chuẩn khác; (4) Kích thước tương xứng với khả năng của sinh viên ngành
điện. Đặc thù sinh viên ngành điện đa phần là nam giới, nên mô hình dạy học
ngành điện cũng nên vừa đủ để các em trải nghiệm. Dự kiến mô hình cao
khoảng 0,85 m, nặng khoảng 0,3 kg; (5) Có phụ tùng thay thế khi có hư hỏng
xảy ra; (6) Phù hợp kinh phí hiện có; (7) Có tính thẫm mỹ. Đây là mô hình
dùng cho dạy học, chỉ chú trọng nhiều về nguyên lý làm việc, vận hành, tháo
lắp mà không chú trọng đến việc nâng tải trọng.
Do đó, yếu tố tính toán theo lực tác dụng (mục 1) thì chỉ còn tính sức bền
của phần đế là đủ, việc tính bền cho các chi tiết khác xem như bỏ qua. Yếu tố
mục 2, buộc ta phải dùng vật liệu khung là thép (thép bền hơn nhôm, nhựa, gỗ,

…), các chi tiết tiêu chuẩn như: động cơ điện, bánh răng, ổ lăn, cáp, ròng
rọc… ta phải dùng loại bền, có độ tin cậy cao, có thể thay thế. Yếu tố 3, 4, 5,
6, buộc ta phải chọn trước kích thước và giá thành của các chi tiết máy tiêu
chuẩn sao cho phù hợp kinh phí hiện có. Từ đó, ta thiết kế kích thước các bộ
phận khác tương xứng theo. Yếu tố 7, buộc ta phải suy tính sao cho hình dáng
sản phẩm tạo ra phải hợp mắt và dễ chế tạo. Ngoài ra, có 2 bộ phận quan trọng

Nhóm 04 – Lớp Điện 4C 11


BÁO CÁO ĐỒ ÁN 2019
làm ảnh hưởng đến kích thước của mô hình là:
Bộ phận khớp quay: Để khớp quay an toàn, dễ hoạt động, khi hư hỏng thì
dễ thay thế… thì nhóm đã chế lại từ bộ đề của xe máy và khoan trục tạo thành
bộ phận khớp quay. Bộ phận khớp quay này nếu chọn loại nhỏ nhất thì có
đường kính vành răng ngoài cỡ 400 mm (hình 1a) mà trình độ cơ khí của sinh
viên ngành điện chưa đáp ứng được, chi phí chế tạo sẽ cao. Do đó, để bảo đảm
tính kinh tế và cơ cấu chuyển động thì nhóm đã chế lại từ bộ đề xe máy chỉ lấy
phần nắp và trục quay sau đó khoan lỗ tạo khớp quay.
Tời kéo: Hiện tại trên thị trường có bán tời kéo nhỏ nhất là loại có sức
nâng 150kg (hình 1b). Vì vậy, kích thước mô hình, kích thước của bộ phận đỡ,
đường ray, bánh xe… cũng phải tương xứng với kích thước của loại tời kéo
này.

a)

b)

Hình 1.1 Ổ lăn mâm quay và tời kéo
Từ các yếu tố ảnh hưởng nói trên đã đưa ta tới việc tính chọn kích thước

hợp lý cho mô hình cần trục tháp là: Mặt cắt ngang của phần thân mô hình là
hình vuông có kích thước 0,4 cm. Độ cao của mô hình phụ thuộc vào kích
thước ngang của phần thân (bảo đảm tính thon gọn và thẫm mỹ). Do đó, độ
cao trung bình được tác giả lấy theo quy tắc:

Nhóm 04 – Lớp Điện 4C 12


BÁO CÁO ĐỒ ÁN 2019
Độ cao = 13 x kích thước ngang phần thân = 13 x 0,4 = 52 (cm)
Để thiết kế được mô hình cần trục tháp đạt yêu cầu độ cao như trên và
phù hợp các yêu cầu đặt ra thì ta dùng thép cuộn đường kính 4 mm để làm các
đoạn tháp cơ sở. Các chi tiết khác thì thiết kế dựa theo tính phù hợp với chi
tiết máy tiêu chuẩn, phù hợp thẫm mỹ và phù hợp với kinh phí hiện có.
Phần đế theo cấu trúc thực tế thì được cấu tạo từ cấu trúc thép chịu lực
và đổ bê tông để đảm bảo tính chịu lực. Tuy nhiên, với mô hình của nhóm thì
phần đế còn chứa bộ công tắc điều khiển, trọng lượng mô hình cũng tương đối
nhỏ. Chính vì vậy, nhóm thiết kế phần đế bằng tấm Alu được liên kết thành
khối hộp để chứa công tắc điều khiển nhưng vẫn đảm bảo sự cân bằng, tính
chịu lực và thẩm mỹ cho mô hình.

CHƯƠNG II: NỘI DUNG
I. Chuẩn bị vật tư
1. Dây thép 4,0 mm:

Nhóm 04 – Lớp Điện 4C 13


BÁO CÁO ĐỒ ÁN 2019


Hình 2.1 Cuộn thép 4mm
Đường kính sợi mạ: 4mm
Giới hạn sức bền: 350 ÷ 450 nm
Khối lượng: 0,0986 kg/mét
Do có tính dẻo, ứng dụng làm sợ chịu lực cho các dây điện nên có độ bền cơ
học tốt phù hợp với yêu cầu của đề tài.

2. Sơn

Nhóm 04 – Lớp Điện 4C 14


BÁO CÁO ĐỒ ÁN 2019

Hình 2.2 Sơn ATM
Cấu tạo bởi hỗn hợp N/C và axit Acrylic Lacquer cho thời gian khô từ
5-10 phút, khô hoàn toàn 1 giờ
Bám dính chắc và bền với các bề mặt đá, kim loại, bê tông, nhựa,…
Màu sắc đẹp, độ bóng cao phù hợp dùng phun trang trí xe ô tô, xe máy,
…Sơn phun dạng sương nhỏ tạo bền mặt sơn mịn và đều
3. Motor giảm tốc loại 350 - 24V ( 25-35 vòng/phút)
Trên thị trường có rất nhiều loại động cơ 1 chiều nhưng giá thành rất
cao, ứng dụng vào mô hình không phù hợp do độ lớn về kích cỡ cũng như số
vòng quay.

Nhóm 04 – Lớp Điện 4C 15


BÁO CÁO ĐỒ ÁN 2019


Hình 2.3 Motor giảm tốc 350
Thông số kỹ thuật:


Đường kính động cơ 34.5mm, đường kính hộp số 36.8mm



Tổng chiều dài 65.2mm



Trục đầu ra 6mm, vị trí vát 5mm



Chiều dài trục đầu ra 17mm



Trọng lượng 226g



Động cơ sử dụng 350



Tại 12v dòng không tải 35mA tốc độ 11.5rpm




Tại 24v dòng không tải 45mA tốc độ 23rpm

Nhóm 04 – Lớp Điện 4C 16


BÁO CÁO ĐỒ ÁN 2019


Tỉ lệ hộp số 1:270



Mô men xoắn cực đại 25kg

4. Công tắc gạt (loại 3 chân)
Để đóng và ngắt mạch có rất nhiều loại công tắc nút nhấn đảm bảo yêu
cầu. Tuy nhiên, chúng tôi chọn công tắc gạt 3 chân đảm bảo được vấn đề kinh
tế và độ bền cơ học trong vận hành với dòng điện 24V.

Hình 2.4 Ổ lăn mâm quay và tời kéo
5. Công tắc gạt (loại 06 chân)
Để đảo chiều quay động cơ điện 1 chiều ta có rất nhiều phương pháp. Tuy
nhiên, chúng tôi đã tự chế công tắc đảo chiều theo sơ đồ sau để đảm bảo tính
kinh tế và đơn giản hóa việc đảo chiều quay động cơ.

Nhóm 04 – Lớp Điện 4C 17



BÁO CÁO ĐỒ ÁN 2019

Hình 2.5 Công tắc đảo chiều
6. Công tắc bập bênh (loại 03 chân)

Hình 2.6 Công tắc bập bênh 3 chân
7. Nguồn AC/DC Adaptor model: 2420
- Input: 220V AC 50Hz ~ 16W
- Output: 24V – 2A DC
- Màu đen
- Đầu ra kết nối sử dụng Jack DC 2.1mm x 5.5mm

Nhóm 04 – Lớp Điện 4C 18


BÁO CÁO ĐỒ ÁN 2019
- Quy định điện áp ổn định.
- Chất lượng cao.
- Bảo vệ quá áp và ngắn mạch.
- Hiệu quả cao và tiêu thụ năng lượng thấp, chống nhiễu.
- Tương thích với các loại Jack DC: 5.5x2.1 or 5.5x2.5

Hình 2.7 Nguồn AC/DC Adaptor model: 2420

Nhóm 04 – Lớp Điện 4C 19


BÁO CÁO ĐỒ ÁN 2019
8. Ròng rọc nhựa (đường kính 2 cm)


Hình 2.8 Đĩa ròng rọc nhựa
9. Alu
Cấu tạo tấm ốp nhôm aluminium
Kích thước tiêu chuẩn của tấm phức hợp nhôm nhựa alucomposite
panel là 1220mm*2440mm độ dày từ 2mm- 4mm
Tấm phức hợp nhôm nhựa có kết cấu xếp tầng với thành phần cấu tạo
chính gồm: phần lõi nhựa cấu tạo bỡi Polyethylene ; lớp nhôm ngoài được
phủ bề mặt bởi lớp sơn PE ( nội thất ) hoặc PVDF ( ngoài trời ) và được dán
vào lõi nhựa bởi màng kết dính cao phân tử; lớp nhôm đế được phủ một lớp
sơn bảo vệ cống oxy hoá và cũng được dán vào lõi nhựa bởi màng kết dính
cao phân tử; màng bảo vệ có tác dụng giữ cho lớp nhôm ngoài luôn mới và
không bị trầy xước.

Nhóm 04 – Lớp Điện 4C 20


BÁO CÁO ĐỒ ÁN 2019

Hình 2.9 Cấu tạo của tấm Alu
10. Bộ tời kéo được chế từ bộ tút năng của quạt cây
Trên thực tế, cẩu tháp sử dụng bộ tời kéo chuyên dụng và không thể áp
dụng vào mô hình của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi đã chế trống tời phía bên
trong hộp tút năng quạt cây để giảm chi phí đồng thời phù hợp với kích cỡ của
mô hình.
Phân tích cơ cấu truyền động:
Cơ cấu công tác gồm trống tời TT, dây cáp C và tải trọng G. Lực trọng
trường G tác động lên trống tời tạo ra Momen trên cơ cấu công tác MCT và
nếu dời điểm đặt của MCT về trục dộng cơ ta có Momen cản MC. Nếu MC cân
bằng với Momen động cơ: MC = M thì hệ sẽ có chuyển động ổn định với tốc
độ không đổi ω = const.


Nhóm 04 – Lớp Điện 4C 21


BÁO CÁO ĐỒ ÁN 2019

Hình 2.10 Bộ tời kéo làm từ tút
năng quạt

Nhóm 04 – Lớp Điện 4C 22

Hình 2.11 Cơ cấu truyền
động của tời kéo


11. Xe con
Xe con được chế từ nhôm định hình sau đó được cắt ghép cho khớp với
thiết kế. Theo cấu tạo thực tế thì bộ phận xe con được chế tạo từ sắt để đảm
bảo tính chịu lực. Tuy nhiên, do mô hình nhỏ và kỹ thuật hàn sắt còn hạn chế
nên nhóm đã chế tạo từ nhôm định hình sẵn và kết nối bằng keo, có sử dụng 2
bánh ròng rọc nhựa đường kính 2 cm.
Cơ cấu truyền động của xe con: Cơ cấu công tác gồm Ròng rọc, dây coload
và xe con. Lực quay của motor tác động lên đĩa ròng rọc tại trục quay. Trục
quay tác dụng lên dây coload làm di chuyển xe con chạy trên thanh ray cố
định

Hình 2.12 Cơ cấu truyền động của xe con
12. Trục quay



Phần trục quay được cấu tạo từ 04 phần:
- Tay cần: Được hàn từ các thanh thép có kích thước như sau: 05 thanh300mm, các thanh còn lại cắt theo chiều nhỏ dần và được hàn chéo đối nhau
chịu lực và giằng chống cho nhau tạo kết cấu bền bỉ.
- Đỉnh tháp: Được hàn từ trục của bộ đề xe máy với các đoan thép có
kích thước như sau: 04 đoạn-130mm hàn thành hình chóp có đáy là hình
vuông cạnh 70mm.
- Đối trọng: Được hàn từ các thanh thép có kích thước như sau: 04
thanh-150mm, 10 thanh-20mm, 08 thanh - 50mm. Được hàn thành dạng hình
hộp chữ nhật
- Đế quay: Được cắt từ phần vỏ của bộ đề xe máy để khớp với phần
trục quay và tạo ra kết nối giữa thân tháp với phần đỉnh tháp.
Phần tay cần và đối trọng được hàn trực tiếp với đỉnh tháp
Motor được kết nối trực tiếp với phần đỉnh tháp tạo momen quay tác
dụng trực tiếp lên phần đỉnh tháp.


Tuy nhiên, tốc độ quay tương đối lớn cần lắp thêm bộ chiết áp để giảm
dòng khi khởi động.
13. Các phụ kiện: Dây dù, dây điện, keo 502, keo nến, dây thít, xích,
……
Các chi tiết phụ kiện như:
- Cáp của tời kéo: được thay thế bằng dây dù.
- Chốt kết nối: được hàn trực tiếp
- Giá motor: được buộc bằng dây thít và keo nến, keo 502 cố định
- Đối trọng: được làm bằng alu ghép lại thành hình hộp chứa cát tạo sự cân
bằng đối trọng với tay cần.
Một số chi tiết quá nhỏ nên nhóm chế tạo bằng các vật liệu khác vẫn đảm bảo
cơ cấu truyền động và tính chịu lực của vật nâng.
II. Quy trình thực hiện
Bước 1: Tập hợp các thành viên họp và lên ý tưởng cho sản phẩm.

Tiếp theo nghiên cứu cẩu tháp thực tế để tính toán tỉ lệ của mô hình cho phù
hợp.
Bước 2: Chuẩn bị vật tư, trang thiết bị cần thiết: Do một số loại
motor giảm tốc, bánh ròng rọc không có sẵn nên nhóm đã tính toán, tìm hiểu
và đặt hàng trước để đảm bảo tiến độ thực hiện sản phẩm. Bên cạnh đó, một số
chi tiết không thể chế tạo đúng với chi tiết thực của cấp tháp thì chúng tôi đã
nghiên cứu và sáng chế ra các chi tiết để thay thế nhưng vẫn đảm bảo cơ cấu
truyền động đúng với cẩu tháp trong thực tế.
Bước 3: Để đảm bảo các thành viên trong nhóm làm việc theo đúng
sở trường của mình, nhóm trưởng đã phân công nhiện vụ cho từng người theo


×