Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn (Có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.54 MB, 196 trang )

BỘ ĐỀ THI THỬ
TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA 2020
MÔN NGỮ VĂN (CÓ ĐÁP ÁN)


1. Đề đề nghị thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT chuyên
Lương Văn Chánh
2. Đề giới thiệu thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Phan Chu Trinh
3. Đề minh họa thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THCS&THPT
Nguyễn Khuyến
4. Đề minh họa thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Trần Suyền
5. Đề minh họa thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Lê Trung Kiên
6. Đề minh họa thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Phạm Văn Đồng
7. Đề tham khảo thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THCS&THPT
Nguyễn Viết Xuân
8. Đề tham khảo thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Tôn Đức Thắng
9. Đề tham khảo thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Ngô Gia Tự
10. Đề tham khảo thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Duy Tân
11. Đề tham khảo thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Nguyễn Thái Bình
12. Đề tham khảo thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Trần Bình Trọng
13. Đề tham khảo thi THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Nguyễn Du


14. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THCS&THPT
Nguyễn Bá Ngọc
15. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THCS&THPT
Võ Nguyên Giáp


16. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Huỳnh Thúc Kháng
17. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn có đáp án - Sở GD&ĐT
Hà Tĩnh
18. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Nguyễn Huệ
19. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn có đáp án- Trường PT BDNT tỉnh
Phú Yên
20. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn có đáp án- Trường THCS&THPT
Chu Văn An
21. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Nguyễn Trung Thiên
22. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên
Hạ Long
23. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên
Phan Ngọc Hiển
24. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn lần 1 có đáp án - Trường THPT
Quảng Xương 4
25. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên
KHTN
26. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên
Quốc học Huế
27. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên
Nguyễn Trãi

28. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn lần 1 có đáp án - Trường THPT
Thanh Miện
29. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn lần 1 có đáp án - Sở GD&ĐT
Hải Phòng
30. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn lần 1 có đáp án - Trường THPT
Kim Liên


31. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn lần 1 có đáp án - Liên trường THPT
Nghệ An
32. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên
Hoàng Văn Thụ
33. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên
Phan Bội Châu
34. Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT
Nguyễn Thị Minh Khai


SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN
Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh
-----------------ĐỀ ĐỀ NGHỊ

ĐỀ THI THPT QUỐC GIA LỚP 12
Năm học: 2019 – 2020
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:

(1) Nếu bạn cho phép người khác ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của bạn, thì bạn
sẽ rơi vào trạng thái mất cân bằng hay tiêu cực tự lúc nào không hay. Bỏ qua tất cả những
điều gây tổn thương cho con người bạn, không ai có quyền phán xét bạn. Họ có thể biết
những câu chuyện của bạn, nhưng họ sẽ không thực sự cảm nhận được những gì bạn đã trải
qua. Bạn không thể nào kiểm soát được tất cả những gì họ nói, nhưng bạn có thể kiểm soát
được tầm ảnh hưởng của chúng đến mình như thế nào. Chỉ đơn giản là gạt bỏ tất cả những
thứ tiêu cực xâm nhập vào trái tim và tâm trí của bạn. […]
(2) Cuộc sống sẽ là một cuộc hành trình đầy thử thách hoặc không là gì cả. Chúng ta sẽ
không thể trở thành người chúng ta mong muốn bằng cách vẫn tiếp tục làm những gì đã từng
làm. Hãy lắng nghe tiếng nói bên trong chính bản thân bạn, mà không phải là những gì áp đặt
từ quan điểm của người khác. Làm theo những gì trái tim bạn mách bảo thì đó chính là con
đường riêng của bạn. Những người khác có thể đi cùng bạn, nhưng họ sẽ không thể thay thế
bạn được. Hãy luôn trân trọng cuộc sống của bạn mỗi ngày. Một ngày tươi đẹp sẽ mang đến
cho bạn những niềm hạnh phúc, còn sự thất bại sẽ trang bị thêm cho bạn những điều tuyệt
vời. Những điều tồi tệ nhất sẽ mang lại cho bạn những bài học tốt nhất. Sống đúng nghĩa chứ
không phải chỉ là tồn tại.
(Trích Sống đúng nghĩa chứ không phải chỉ là tồn tại, dẫn theo
nghethuatsong.com.vn)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1.Theo tác giả, khi ta cho phép người khác ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của
mình, ta sẽ phải nhận hậu quả gì?
Câu 2. Nêu tác dụng của phép điệp “Hãy…” trong đoạn văn (2).
Câu 3. Chỉ ra sự khác nhau giữa “sống đúng nghĩa” và “tồn tại”.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “sự thất bại sẽ trang bị thêm cho bạn những điều
tuyệt vời”? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý
nghĩa của việc lắng nghe tiếng nói từ bên trong mình.



Câu 2. (5,0 điểm)
Trong bài thơ “Tây Tiến”, nhà thơ Quang Dũng viết:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.88,89)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên, từ đó nhận xét ngắn gọn về nghệ
thuật thể hiện của nhà thơ.


SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN
Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh
------------------

KHẢO SÁT NĂNG LỰC LỚP 12
Năm học: 2018 – 2019
Môn: Ngữ Văn

HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm
của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận

dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng
điểm của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm thi.
II. Đáp án và thang điểm
ĐÁP ÁN
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Theo tác giả, khi ta cho phép người khác ảnh hưởng quá nhiều đến
Câu 1
cuộc sống của mình, ta sẽ rơi vào trạng thái mất cân bằng hay tiêu
cực tự lúc nào không hay.
Phép điệp “Hãy” có tác dụng tạo giọng điệu tha thiết, gây ấn tượng
Câu 2
sâu đậm cho người đọc, từ đó nhấn mạnh điều tác giả muốn kêu
gọi.
- “Tồn tại” là có mặt, là sống về mặt sinh học
- “Sống đúng nghĩa” không chỉ là sự có mặt, không chỉ là sự tồn tại
về mặt sinh học mà phải sống một cuộc sống có ý nghĩa: có lý
tưởng ước mơ, khát vọng, biết yêu thương, sống có ích cho xã
hội…
- Đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần không đồng tình
Câu 4
một phần
- Lý giải hợp lí, có sức thuyết phục
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa
Câu 1
của việc lắng nghe tiếng nói từ bên trong mình.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh thể hiện đúng hình thức một đoạn văn, có thể trình bày
đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, song hành,

Câu 3

ĐIỂM
0,5

0,5

0,5
0,5

0,25
0,75
2,0
0,25


móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0,25

Ý nghĩa của việc lắng nghe tiếng nói từ bên trong mình.

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nêu rõ ý, lập luận
thuyết phục, diễn đạt trôi chảy. Có thể theo hướng sau:

1,0

- Lắng nghe tiếng nói từ bên trong mình được hiểu là sống đúng với bản

thể của mình; sống bằng chính suy nghĩ, cảm xúc, đam mê, sở thích của
mình mà không phụ thuộc, dựa dẫm vào ai khác.

Câu 2

- Khi biết lắng nghe tiếng nói từ bên trong mình, ta sẽ tìm thấy
niềm hạnh phúc khi được sống tự do, thoải mái theo ý mình mà
không phụ thuộc dựa dẫm vào ai khác. Những người không biết
lắng nghe tiếng nói bên trong mình sẽ phải sống thân tầm gửi,
mãi là con rối trong tay kẻ khác.
- Việc biết lắng nghe tiếng nói bên trong mình sẽ kích thích năng
lực, phát triển khả năng, nuôi dưỡng ước mơ khát vọng; là
động lực thôi thúc con người nỗ lực, cố gắng không ngừng để tự
mình vươn lên; tích cực, chủ động tạo lập cuộc sống cho riêng
mình.
- Việc lắng nghe tiếng nói bên trong mình không có nghĩa là bỏ
ngoài tai tất cả những tiếng nói khác. Để có sự lựa chọn, quyết
định đúng đắn trong cuộc sống con người cần phải biết tham
khảo, lắng nghe những ý kiến, những góp ý chân thành từ
những người xung quanh mình.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
– Đảm bảo đúng chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo
– Có cách diễn đạt mới mẽ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề
nghị luận
Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trong bài Tây Tiến, từ
đó nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật thể hiện của nhà thơ.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài
khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Đoạn thơ trong bài Tây Tiến, nghệ thuật thể hiện của nhà thơ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt
các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm

0,25
0,25

5,0
0,25

0,25


bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ.
* Phân tích đoạn thơ:
- Khung cảnh một đêm liên hoan tươi vui, ấm áp tình quân dân;
rực rỡ ánh sáng; tưng bừng , náo nức trong tiếng khèn, tiếng nhạc,
trong những điệu múa man dại của những thiếu nữ miền Tây.
Những người lính hiện lên trẻ trung, lãng mạn, đa tình, ngây ngất
men say.
- Cảnh sông nước miền Tây hoang sơ, thơ mộng, trữ tình, bảng lảng
khói sương,có sự hòa quyện tuyệt diệu giữa cảnh và người. Hình
ảnh thiên nhiên và con người được gợi tả mộc mạc mà duyên dáng.
- Đoạn thơ làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên và sinh hoạt của
miền Tây, cho thấy nỗi nhớ và tình yêu sâu nặng của Quang Dũng
dành cho nơi này.
* Nhận xét về nghệ thuật thể hiện của nhà thơ

Nghệ thuật thể hiện của Quang Dũng tinh tế, độc đáo: Bút pháp tài
hoa và lãng mạn; hình ảnh và ngôn ngữ thơ tinh tế, trong sáng,
giàu sức gợi; sử dụng linh hoạt những biện pháp nghệ thuật làm
toát lên được vẻ đẹp riêng về thiên nhiên, con người và những nét
sinh hoạt của miền Tây.
- Khái quát vấn đề
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới
mẻ.

0,25
2,5

1,0

0,25
0,25
0,25


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN
TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH
ĐỀ GIỚI THIỆU THI TỐT NGHIỆP THT QUỐC GIA
NĂM HỌC: 2019 – 2020
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Khi U23 Việt Nam lần lượt vượt qua các đối thủ hàng đầu châu lục, từ U23
Austraylia, Syria, rồi Iraq đến Qatar để hiên ngang bước vào trận đấu cuối cùng, những trái tim
người Việt trên đất nước hình chữ S cũng như khắp nơi trên thế giới đã hòa chung một nhịp đập.
(2) Hàng triệu người Việt đã chờ đợi và đặt tất cả niềm tin vào trận đấu của U23 Việt
Nam vào chiều 23/1. Những người xa lạ đã đến bên nhau, trao cho nhau những cái ôm tràn
ngập cảm xúc. Hàng vạn người trên khắp cả nước, từ miền ngược đến miền xuôi đã được sống
trong cảm xúc hạnh phúc đến nghẹn ngào.
(3) Một không khí náo nhiệt chưa từng có sau một trận bóng đá. Các trang báo trong
nước gần như ngưng tất cả nội dung để dành thời lượng và vị trí trang trọng nhất cho bóng đá.
Hàng triệu nickname trên mạng xã hội Việt cũng chỉ đăng tải các trạng thái về bóng đá!
(4) Và cái mà người ta nhìn thấy không còn là một môn thể thao thuần túy cho dù nó
được mệnh danh là vua. Đích thị đây là tinh thần dân tộc, là niềm kiêu hãnh khi hình ảnh lá cờ
Tổ quốc tung bay trên đấu trường quốc tế.
(5) Chỉ có niềm tự tôn dân tộc mới có sức mạnh đến như vậy. Đó là nỗi khát khao, niềm
tự hào, hãnh diện của người dân khi hình ảnh đất nước thăng hoa, mà đội tuyển U23 Việt Nam
là biểu trưng cho khát khao đó.
(6) Bóng đá có sức mạnh như một lời hiệu triệu, kết nối, lan tỏa tinh thần dân tộc, tạo ra
khối đoàn kết không gì lay chuyển được. Nó cũng bắt nguồn từ lịch sử truyền thống, khí chất
của người Việt, đó là thường ngày tần tảo mưu sinh, ưa sự bình yên nhưng khi có biến cố thì
nhất tề đứng lên vai sát vai nhau.
(Trích Chiến thắng U23 Việt Nam - niềm kiêu hãnh về tinh thần dân tộc, dẫn theo báo
Nghệ An, 24/01/2018)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản trên.
Câu 2 )0.5 điểm). Tinh thần dân tộc được thể hiện như thế nào trong đoạn (2), (3)?
Câu 3 (1.0 điểm). Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh sử dụng trong câu:
“Bóng đá có sức mạnh như một lời hiệu triệu, kết nối, lan tỏa tinh thần dân tộc, tạo ra khối đoàn
kết không gì lay chuyển được”.
Câu 4 (1.0 điểm). Từ đoạn trích trên, anh/ chị rút ra được bài học gì cho bản thân mình?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)

Anh/ Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về tinh thần dân tộc
cũng cần được thể hiện đúng cách được gợi ra từ phần Đọc hiểu.
Câu 2 (5.0 điểm)
Phân tích bi kịch của hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng
thịt” (Lưu Quang Vũ).
---------- HẾT ----------


HƯỚNG DẪN CHẤM: ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Phần Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

3.0

1

Đoạn văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí.

0.5

2

Tinh thần dân tộc được thể hiện trong đoạn (2), (3):


0.5

- Hàng triệu người Việt đã chờ đợi và đặt tất cả niềm tin vào trận đấu
của U23 Việt Nam vào chiều 23/1. Những người xa lạ đã đến bên
nhau, trao cho nhau những cái ôm tràn ngập cảm xúc. Hàng vạn người
trên khắp cả nước, từ miền ngược đến miền xuôi đã được sống trong
cảm xúc hạnh phúc đến nghẹn ngào.
- Các trang báo trong nước gần như ngưng tất cả nội dung để dành
thời lượng và vị trí trang trọng nhất cho bóng đá. Hàng triệu nickname
trên mạng xã hội Việt cũng chỉ đăng tải các trạng thái về bóng đá!
3

Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh sử dụng trong câu: “Bóng đá có
sức mạnh như một lời hiệu triệu, kết nối, lan tỏa tinh thần dân tộc, tạo
ra khối đoàn kết không gì lay chuyển được”.

1.0

- Giúp việc diễn đạt gợi hình, gợi cảm, sinh động, cụ thể
- Cho ta thấy được sự tương đồng của sức mạnh tác động ở bóng đá và
một lời hiệu triệu. Từ đó người đọc thấy được vai trò vai trò kết nối,
lan tỏa tinh thần dân tộc, tạo ra khối đoàn kết dân tộc của bóng đá.
4

Thí sinh có thể rút ra nhiều bài học khác nhau. Sau đây là gợi ý:

1.0

- Hiểu và biết cách thể hiện tinh thần dân tộc đúng cách.

- Biết cách tạo ra hiệu ứng tinh thần dân tộc khi cần và phục vụ nó vào
mục đích tích cực.
II
1

LÀM VĂN

7.0

Trình bày suy nghĩ về Tinh thần dân tộc cũng cần được thể hiện
đúng cách.

2.0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn nghị luận:

0.25

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo kiểu diễn dịch, quy nạp, tổng –
phân – hợp, song hành, móc xích…
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Tinh thần dân tộc cũng cần được thể hiện đúng cách.

0.25


c. Triển khai vấn đề nghị luận:

1.0


Thí sinh chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị
luận theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo được một số ý cơ bản:
- Tinh thần dân tộc là một phạm trù thuộc lĩnh vực tinh thần. Nó thể
hiện lòng tự hào dân tộc, tinh thần – khí phách của dân tộc, niềm hãnh
diện trước các dân tộc khác…
- Tinh thần dân tộc là hoàn toàn chính đáng và rất cần thiết. Chúng ta
rất mừng sau những chiến thắng liên tiếp các đối thủ mạnh của đội
tuyển U23 Việt Nam tại giải bóng đá U23 châu Á, những cổ động viên
cổ vũ và ăn mừng chiến thắng lành mạnh và có văn hóa...
- Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn trẻ lợi dụng chiến thắng đáng tự hào
ấy để làm những chuyện đáng xấu hổ như xả rác, đua xe, phá phách,
ngông nghênh, có nhiều hành vi thiếu văn hóa, phản cảm,…
- Do vậy, việc thể hiện tinh thần dân tộc đúng cách và có văn hóa là
một việc hết sức quan trọng. Hi vọng những trải nghiệm về sự kiện
bóng đá U23 châu Á vừa qua sẽ giúp bạn nhận ra được nhiều bài học
quý giá về tinh thần dân tộc.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0.25

Đảm bảo chuẩn về chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo

0.25

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị
luận.
2

Phân tích bi kịch của hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch 5.0

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Lưu Quang Vũ).
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

0.25

Mở bài nêu được vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được vấn đề;
Kếtbài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

0.5

Bi kịch của hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba,
da hàng thịt”
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần vận
dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;
đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Lưu Quang Vũ, tác phẩm “Hồn 0.5
Trương Ba, da hàng thịt” và nhân vật Trương Ba.
* Phân tích bi kịch của hồn Trương Ba:
- Hồn Trương Ba sống trong bi kịch “bên trong một đằng, bên ngoài
một nẻo”, không được sống là chính mình.
+ Trương Ba bị chết oan uổng do sự tắc trách của quan nhà Trời.
Nam Tào và Bắc Đẩu đã sửa sai bằng cách cho hồn Tương Ba nhập

2.5


vào xác anh hàng thịt vừa mới chết. Hồn Trương Ba sống nhưng không
được là chính mình. Hồn Trương Ba bị xác hàng thịt điều khiển, chi

phối, khống chế…(nêu dẫn chứng)
+ Bên trong tâm hồn Trương Ba luôn có những nhu cầu tinh thần
thanh cao, muốn giữ gìn danh dự, muốn giữ gìn nhân phẩm… (nêu dẫn
chứng)
+ Bên ngoài, do bị chi phối, điều khiển bởi xác hàng thịt nên hồn TB
có những ham muốn phàm tục, muốn thỏa mãn những dục vọng tầm
thường. Trương Ba trở thành một người vụng về, thô bạo, thô lỗ (nêu
dẫn chứng).
+ Vì cuộc sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo nên liên tục
diễn ra cuộc đấu tranh giữa hồn và xác, khiến cho hồn TB mệt mỏi, bế
tắc.
- Hồn Trương Ba lâm vào bi kịch bị tha hóa về nhân cách.
+ Trước kia, Trương Ba là người làm vườn chăm chỉ, khéo léo, luôn
quan tâm, yêu thương mọi người trong gia đình, tốt bụng với hàng
xóm. Ông là người mẫu mực được yêu quý, kính trọng.
+ Hiện tại, hồn Trương Ba nhiễm những thói xấu, tha hóa: nói năng
thô tục, ăn uống thô lỗ, hành động thô bạo. Hồn Trương Ba sống trong
sự dằn vặt bởi bị tha hóa trong thân xác anh đồ tể.
- Hồn Trương Ba rơi vào bi kịch bị người thân xa lánh, hắt hủi.
Trương Ba thay đổi theo hướng xấu. Vì vậy người thân trong gia đình
ông đã xa lánh và hắt hủi.
+ Vợ ông buồn bã và nhất quyết đòi bỏ đi biền biệt.
+ Người con dâu rất kính trọng, yêu thương ông nhưng cảm thấy e
ngại, cảm thấy sợ trước sự thay đổi tiêu cực của ông: “Con sợ lắm, bởi
con cảm thấy, đau đớn thấy… mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất
mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính
con cũng không nhận ra thầy nữa”.
+ Cái Gái (cháu nội của ông) đã không thừa nhận ông, xua đuổi, hắt
hủi ông một cách quyết liệt: “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể
cút đi!”.

+ Hồn Trương Ba vô cùng đau khổ và tuyệt vọng vì bị người thân từ
chối, xa lánh. Ông muốn thoát khỏi xá anh hàng thịt để thoát khỏi bi
kịch.
- Nghệ thuật: Bằng xung đột kịch giàu kịch tính, năng lực phân tích
tâm lý nhân vật… nhà văn đã giúp người đọc cảm nhận rất rõ bi kịch
của Trương Ba.
* Đánh giá chung:
- Nhân vật Trương Ba là nhân vật được Lưu Quang Vũ xây dựng rất
thành công, thể hiện được tư tưởng nghệ thuật của nhà văn...
- “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là vở kịch giàu kịch tính, sáng tạo,

0.5


đậm chất nhân văn; là tác phẩm kịch tiêu biểu của văn học Việt Nam
hiện đại...
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0.25

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo

0.5

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị
luận.
TỔNG ĐIỂM

10.0



TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGUYỄN KHUYẾN

ĐỀ MINH HỌA
(Đề thi gồm 02 trang)

KÌ THI THPT QUỐC GIA
Bài thi : Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút.
(Không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa
người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai
sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn
đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ
sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự
“cho” và “nhận” trong cuộc đời này).
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có
thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai
biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”.
Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và
làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ
thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu
phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của
chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái
tim có những nhịp đập yêu thương.

Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn
tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho
đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.
(Trích “Lời khuyên cuộc sống…”)
[Nguồn: radiovietnam.vn/…/xa…/loi-khuyen-cuoc-song-suy-nghi-ve-cho-va-nhan]
Câu 1. Nội dung chính của văn bản trên. ( 0,5 điểm)
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi
chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân
mình.’’ ? (0.5 điểm)
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta
được nhận lại nhiều nhất.”? (1.0 điểm)
Câu 4. Anh/chị hãy nêu thông điệp từ đoạn trích? (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến
được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết
cho đi.”
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước


Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”
(“Sóng” – Xuân Quỳnh, SGK Ngữ văn 12, tập 1,
NXB Giáo dục – 2012, tr 155-156)
Từ sự cảm nhận đoạn thơ, anh/chị hãy làm rõ vẻ đẹp vừa truyền thống vừa hiện
đại trong tình yêu của Xuân Quỳnh.
--------- Hết --------


MA TRẬN
Cấp độ
Chủ đề
1. Đọc hiểu

Nhận biết

Nhận biết nội - Hiểu được nội
dung chính của dung, ý nghĩa của
VB/ đoạn trích một/ một vài ý
kiến, tư tưởng
then chốt trong
văn bản.

Số câu hỏi
1
Số điểm
0,5 điểm

Nắm
được
2. Làm văn
Nghị luận xã những
kiến
thức về đoạn
hội
văn NLXH và
xác định đúng
vấn đề nghị
luận
Số câu hỏi
Số điểm
-Nắm chắc tác
3. Làm văn
Nghị luận văn phẩm nhớ được
những nét cơ
học
bản về tác giả,
các hình tượng
đặc sắc trong
các tác phẩm đã
học.
-Xác định đúng
kiểu bài NLVH

Số câu hỏi
Số điểm
Tổng số câu 2
hỏi

1,5
Tổng số điểm
15%
Tỉ lệ

Vận dụng

Thông hiểu

2
1,5 điểm
Hiểu được, định
ra được những nội
dung cần thiết để
làm sáng tỏ vấn
đề đặt ra.

1
2,0 điểm
-Hiểu được nội
dung biểu đạt,
phát hiện được
những hình ảnh
đặc sắc thể hiện
vẻ đẹp của hình
tượng, nhân vật.
-Nhận ra cách làm
bài cảm nhận,
phân tích một
đoạn trích thơ

thuộc kiểu bài
NLVH.
1
5,0 điểm
2
1,5
15%

Cộng

Rút ra những
ý nghĩa có
giá trị sâu
sắc
định
hướng cho
nhận thức và
hành động.
1
4
1,0
3,0(30%)
Lựa chọn kết cấu phù hợp,
kết hợp các thao tác nghị
luận, sử dụng thành thạo
các phép để viết một
đoạn văn NLXH

1
2,0(20%)

- Vận dụng kiến thức về
tác giả, tác phẩm, đặc
trưng thể loại, kết hợp các
thao tác nghị luận và
phương thức biểu đạt để
trình bày suy nghĩ của bản
thân một đoạn trích thơ.
- Biết đối chiếu, so sánh
với các tác phẩm, đoạn
trích có cùng đề tài để chỉ
ra điểm nhìn tiến bộ, sức
sáng tạo của nhà văn qua
hình tượng được miêu tả.

1

1

1
5,0(50%)
6

2,0
20%

5,0
50%

10,0
100%



HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Phần

Câu
1
2

3
I
4

Câu
1

II

Nội dung
Đọc – hiểu
Nội dung chính của đoạn văn: Bàn về “cho” và “nhận” trong
cuộc sống.
Người “cho đi” chỉ thật sự hạnh phúc khi hành động đó xuất
phát từ tấm lòng yêu thương thực sự, không tính toán hơn thiệt,
không vụ lợi.
- Nếu như ta đem một niềm vui đến cho người khác có nghĩa là
đã tạo được cho mình một niềm hạnh phúc.
- Nếu như ta đem nhiều niềm vui đến cho nhiều người, có nghĩa
là ta đã đón nhận rất nhiều niềm vui, hạnh phúc.
Thí sinh tự rút ra những ý nghĩa có giá trị sâu sắc định hướng

cho nhận thức và hành động của bản thân và có kĩ năng diến đạt
rõ, gọn)
(Tham khảo: Cái quan trọng nhất thực sự tồn tại trong cuộc
sống là tình yêu thương. Chúng ta không chỉ sống cho riêng
mình mà phải biết sống vì người khác. Vì thế đừng
quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình, phải biết
sống vì mọi người, yêu thương, chia sẻ.)
Làm văn
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc
hiểu: “Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi.”.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Trong cuộc đời, con
người “Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi.”.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
- Giải thích ngắn gọn về “cho” và “nhận”
- Được sống nên người là chúng ta đã “nhận” một ân huệ lớn từ
cha mẹ, ông bà, thầy cô, xóm làng, đất nước,.. Trong hiện tại và
tương lai, chắc chắn mỗi người còn nhận được từ cuộc đời
nhiều thứ quý giá khác.
- Để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn mỗi người cần biết yêu
thương và sẻ chia, phải biết cho đi. “Cho” mà vô tư, không
mong được “nhận” lại, không mong được trả ơn nghĩa là ta đã
thực sự đem niềm vui đến cho người khác, cũng chính là đem
lại cho mình một niềm hạnh phúc.
- Phê phán những cá nhân sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích của
bản thân; hoặc cho với động cơ không trong sáng.
- Sống nhân ái và bao dung,… với cuộc đời là một lối sống đẹp.
Để cho nhiều hơn, mỗi người cần phải cố gắng phấn đấu rèn
luyện thêm nữa, không ngừng, làm cho mình giàu có cả về tinh

thần lẫn vật chất để có thể yêu thương cuộc đời này nhiều hơn
bằng những hành động cụ thể.

Điểm
3.0
0,5
0,5

1,0

1,0

7.0
2.0
0,25
0,25

1,0


d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng
từ, đặt câu.
e. Sáng tạo: Có các diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu
sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25
0,25

Câu2 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trong bài “Sóng” (Xuân
5.0

Quỳnh).
a. Đảm bảo bố cục bài văn nghị luận văn học gồm ba phần:
0,25
Mở bài, Thân bài, Kết bài
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận đoạn thơ, 0,25
làm rõ vẻ đẹp truyền thống mà hiện đại trong tình yêu của Xuân
Quỳnh.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng
tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng; kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật.
* Giới thiệu chung
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ “Sóng”.
- Giới thiệu đoạn thơ, vẻ đẹp tình yêu vừa truyền thống vừa 0,5
hiện đại trong tâm hồn người phụ nữ thông qua nỗi nhớ và lòng
chungthủy.
* Phân tích, cảm nhận
- Nỗi nhớ:
+ Sóng nhớ bờ: Mọi con sóng trong không gian bao la của biển
cả luôn trào dâng mãnh liệt. “Em” cảm nhận đó là “sóng nhớ
bờ”. Nỗi nhớ bờ thường trực da diết cháy bỏng chiếm trọn thời
gian (ngày đêm), trong mọi chiều kích của không gian (dưới lòng
sâu/ trên mặt nước).
1,0
+ Lòng em nhớ đến anh: Nỗi nhớ là dấu hiệu đặc thù của tình
yêu. “Trong mơ còn thức”: hình ảnh người yêu ngự trị trong thế
giới tâm lí, cả trong ý thức và vô thức.
Nỗi nhớ là một thuộc tính của tình yêu. Đã yêu là nhớ,
không ai hoài nghi điều đó. Bằng cách nói mới, sáng tạo, Xuân
Quỳnh đã thể hiện nỗi nhớ của Em đến mức tột cùng, cả ở độ sâu
và độ bền.

- Sự thủy chung:
1,0
+ “Dẫu xuôi về phương bắc/ ……/ Dù muôn vời cách trở”
Hai khổ thơ được bố trí song hành đối chiếu điều “em nghĩ” với
điều quan sát và suy tư từ sóng. Mỗi khổ là một câu ngữ pháp
theo cấu trúc giả định - khẳng định nhằm bộc lộ sự khao khát
của “em” “hướng về anh”, khẳng định lòng thuỷ chung tuyệt
đối:
Em:
Dẫu………..dẫu…. nào……cũng
Sóng: Nào……..chẳng……..dù…….
+ Niềm tin chung thủy ở đây không hề hồn nhiên, dễ dãi, mà rất
gan góc, chấp nhận thử thách gian nan. Các từ ngữ trái nghĩa thể
hiện rõ cảm quan hiện thực sắc sảo ấy (xuôi / ngược; phương
bắc/ phương nam; đại dương… muôn vời / bờ).
Thủy chung là một phẩm chất, một giá trị của tình yêu.


2.3

Không phải tình yêu nào cũng luôn song hành với sự thủy chung.
Có sự thủy chung, người phụ nữ sẽ vượt qua mọi thử thách.
*Vẻ đẹp vừa truyền thống vừa hiện đại trong tình yêu
+ Truyền thống: Người phụ nữ đang yêu trong Sóng nói chung,
đoạn thơ nói riêng mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ
Việt Nam. Đó là vẻ đẹp của sự chân thành, bình dị, luôn coi
trọng sự thủy chung, gắn bó.
+ Hiện đại: Trong tình yêu, người phụ nữ mạnh dạn chủ động
bày tỏ những khát khao, rung động, rạo rực của lòng mình. Đó là
một biểu hiện của ý thức làm chủ cuộc đời, làm chủ số phận,

nhận thức đầy đủ và kiên trì vượt qua những thử thách, trắc trở
trong tình yêu.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ 5 chữ được dùng một cách linh hoạt, thể hiện nhịp
của sóng biển, nhịp lòng của thi sĩ.
+ Các biện pháp điệp từ, điệp cú pháp, phép đối, phép song
hành góp phần tạo nên giọng thơ nồng nàn, mạnh mẽ vừa say
đắm vừa tỉnh táo, thích hợp cho việc diễn tả những cung bậc của
một tình yêu không dễ dàng, suôn sẻ nhưng hàm chứa một niềm
tin, một khát khao đẹp đẽ.
* Đánh giá
- Bằng những quan sát, suy tư về sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả
nỗi nhớ mãnh liệt, tấm lòng thủy chung son sắt của một người
phụ nữ đang yêu.
- Từ đoạn thơ, người đọc nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của người
phụ nữ Việt Nam trong tình yêu: táo bạo, mạnh mẽ, tự tin tôn
cao, bồi đắp cho những nét đẹp truyền thống. Điều đó đã tạo nên
sức cuốn hút mãnh liệt và bền vững của thi phẩm trong lòng
nhiều thế hệ bạn đọc.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng
từ, đặt câu.
e. Sáng tạo: Có các diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc,
mới mẻ về vấn đề nghị luận
----Hết----

0.75

0,25

0,5


0,25
0,25


Trường THPT Trần Suyền
Tổ Ngữ văn

ĐỀ MINH HỌA THI THPTQG
NĂM HỌC 2019 - 2020
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
1. Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh về chương trình Ngữ văn lớp
12
2. Đánh giá năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực tạo lập văn bản của học sinh thông qua
việc vận dụng kiến thức, hiểu biết, kĩ năng, thái độ, tình cảm...trong chương trình môn Ngữ văn
lớp 12
Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng các đơn vị tri thức:;
- Kiến thức về đọc hiểu: nhận diện phương thức biểu đạt, nhận diện vấn đề tác giả đặt ra
trong văn bản để trả lời câu hỏi, lí giải ý nghĩa của hình ảnh, nội dung mà đoạn trích đề
cập.
- Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội: về một vấn đề xã hội được đặt ra ở phần Đọc
hiểu.
- Kĩ năng làm văn nghị luận văn học: bình luận về hai ý kiến bàn luận về tác phẩm văn học
trong chương trình Ngữ văn 12.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: tự luận, thời gian 120 phút.
III. THIẾT LẬP KHUNG MA TRẬN
Mức độ

Chủ đề

1. Chủ đề 1: Đọc

hiểu
- Ngữ liệu: Trích từ
“Thư gửi con mùa
thi đại học”, trên
netchunetnguoi.com
- Tiêu chí: chọn lựa
ngữ liệu: 01 đoạn
trích dài khoảng
300 chữ.

Số câu: 4
Tỉ lệ: 30%
2. Làm văn

Nhận biết

Thông
hiểu

Vận dụng
Vận dụng
thấp

Nhận diện được - Giải
các phương thức thích được
biểu đạt.

vấn đề tác
giả đặt ra
trong đoạn
trích.
- Nêu bài
học có ý
nghĩa mà
anh/ chị rút
ra được từ
văn
bản
Đọc hiểu
(5% x 10 điểm (25% x 10
= 0,5 điểm)
điểm = 2,5
điểm)

Vận dụng
cao

Tổng
cộng

30% x 10
= 3,0 điểm
Viết

một



Nghị luận xã hội
- Viết đoạn văn
nghị luận xã hội
khoảng 200 chữ.
- Trình bày suy
nghĩ về vấn đề xã
hội đặt ra ở phần
Đọc hiểu.

đoạn
văn
nghị luận về
một vấn đề
xã hội được
gợi ra từ
phần
Đọc
hiểu.

Số câu: 1
Tỉ lệ: 20%

(20% x 10
20% x 10
điểm = 2,0
= 2,0 điểm
điểm)
Vận dụng được những kiến
thức về tác giả, tác phẩm,
đặc trưng thể loại, kết hợp

các thao tác NL và phương
thức biểu đạt để viết văn
nghị luận về một vấn đề
trong tác phẩm văn học
trong chương trình Ngữ văn
12
(50% x10 điểm = 5,0 điểm) 50% x10
điểm = 5,0
điểm)
7,0 điểm
10 điểm

3. Làm văn
Nghị luận văn học
Viết bài văn phân
tích một đoạn thơ
để chứng minh cho
một ý kiến bàn về
tác phẩm thơ đó.

Số câu: 1
Tỉ lệ: 50%
Tổng cộng

0,5 điểm

2,5 điểm

IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO KHUNG MA TRẬN



Trường THPT Trần Suyền
Tổ Ngữ văn

ĐỀ MINH HỌA THI THPTQG
NĂM HỌC 2019 - 2020
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau rồi trả lời các câu hỏi:
Con yêu quí của cha, suốt mấy tháng qua con vùi đầu vào mớ bài học thật là vất vả.
Nhìn con nhiều lúc mệt ngủ gục trên bàn học, lòng cha cũng thấy xót xa vô cùng. Nhưng cuộc
đời là như thế con ạ, sống là phải đối diện với những thử thách mà vượt qua nó. Rồi con lại bước
vào kì thi quan trọng của cuộc đời mình với biết bao nhiêu khó nhọc. Khi con vào trường thi,
cha chỉ biết cầu chúc cho con được nhiều may mắn để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Quan sát
nét mặt những vị phụ huynh đang ngồi la liệt trước cổng trường, cha thấy rõ được biết bao nhiêu
là tâm trạng lo âu, thổn thức, mong ngóng…của họ. Điều đó là tất yếu vì những đứa con luôn là
niềm tự hào to lớn, là cuộc sống của bậc sinh thành.
Con đã tham dự tới mấy đợt dự thi để tìm kiếm cho mình tấm vé an toàn tại giảng đường
đại học. Cái sự học khó nhọc không phải của riêng con mà của biết bao bạn bè cùng trang lứa
trên khắp mọi miền đất nước. Ngưỡng cửa đại học đối với nhiều bạn là niềm mơ ước, niềm khao
khát hay cũng có thể là cơ hội đầu đời, là bước ngoặt của cả đời người. Và con của cha cũng
không ngoại lệ, con đã được sự trải nghiệm, sự cạnh tranh quyết liệt đầu đời. Từ nay cha mẹ sẽ
buông tay con ra để con tự do khám phá và quyết định cuộc đời mình. Đã đến lúc cha mẹ lui về
chỗ đứng của mình để thế hệ con cái tiến lên. Nhưng con hãy yên tâm bên cạnh con cha mẹ luôn
hiện diện như những vị cố vấn, như một chỗ dựa tinh thần vững chắc bất cứ khi nào con cần tới.
(Trích “Thư gửi con mùa thi đại học”, trên netchunetnguoi.com)
Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
Câu 2: Theo tác giả, cha mẹ có vai trò như thế nào trong cuộc đời của con mình?

Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói: Đã đến lúc cha mẹ lui về chỗ đứng của mình để
thế hệ con cái tiến lên.
Câu 4: Nêu bài học có ý nghĩa mà anh/ chị rút ra được từ “Thư gửi con mùa thi đại học”?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn (không quá 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị
về ý kiến được nêu trong phân Đọc hiểu: Ngưỡng cửa đại học đối với nhiều bạn là niềm mơ
ước, niềm khao khát hay cũng có thể là cơ hội đầu đời, là bước ngoặt của cả đời người.
Câu 2. (5,0 điểm)
Hình tượng “Sóng” trong bài thơ cùng tên của nữ sĩ Xuân Quỳnh là lời giãi bày rất chân
thực về khát vọng tình yêu của tác giả. Hãy phân tích và chứng minh vấn đề trên qua đoạn thơ
sau:
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương


Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
Biển Diêm Điền, 29-12-1967

( Trang 156 sách Ngữ văn 12 tập một, NXB Giáo Dục năm 2008)

------ Hết -----Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: …………………………..……..…; Số báo danh: ……………………………
Chữ kí của giám thị 1:…………..…………………; Chữ kí của giám thị 2: ..............................


HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ MINH HỌA THI THPTQG
NĂM HỌC 2019 - 2020
Môn: NGỮ VĂN
A. Hướng dẫn chung
- Hội đồng chấm cần thống nhất cách chấm trước khi triển khai chấm đại trà.
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm
của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận
dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm
của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm.
B. Đáp án và thang điểm
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
I. ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm)
3,0
0,5
Câu 1. Các phương thức biểu đạt : tự sự, miêu tả, biểu cảm.
0,5
Câu 2. Theo tác giả, cha mẹ có vai trò như thế nào trong cuộc đời của con
mình: cha mẹ luôn hiện diện như những vị cố vấn, như một chỗ dựa tinh
thần vững chắc bất cứ khi nào con cần tới.

1,0
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói: Đã đến lúc cha mẹ lui về chỗ đứng
của mình để thế hệ con cái tiến lên.
Học sinh có thể trình bày suy nghĩ cá nhân miễn sao quan điểm đó hợp
lý, tích cực và có sức thuyết phục. Có thể tham khảo một số gợi ý:
- Cha mẹ chỉ nên định hướng, hành động và phát triển tương lai hãy để
cho con tự quyết định.
- Con cái đã trưởng thành, cha mẹ nên để cho con tự quyết định tương
lai.
1,0
Câu 4. Học sinh có thể trình bày suy nghĩ cá nhân miễn sao quan điểm đó hợp
lý, tích cực và có sức thuyết phục.
II. LÀM VĂN. (7,0 điểm)
Câu 1. Hãy viết một đoạn văn (không quá 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị 2,00
về về ý kiến được nêu trong phân Đọc hiểu: Ngưỡng cửa đại học đối với nhiều
bạn là niềm mơ ước, niềm khao khát hay cũng có thể là cơ hội đầu đời, là bước
ngoặt của cả đời người.
0,25
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận
Có đủ ba phần câu mở đoạn, các câu thân đoạn và câu kết đoạn. Mở đoạn nêu
được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: về ý kiến được nêu trong phân Đọc hiểu: 0,25
Ngưỡng cửa đại học đối với nhiều bạn là niềm mơ ước, niềm khao khát hay cũng
có thể là cơ hội đầu đời, là bước ngoặt của cả đời người.


×