Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

TÀI LIỆU HƢỚNG DẪN TẬP HUẤN CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ về QUẢN LÝ KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH, KỸ NĂNG KINH DOANH TIẾP CẬN THỊ TRƢỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 118 trang )

DỰ ÁN “NÂNG CAO VAI TRÒ LÀM CHỦ KINH TẾ CHO PHỤ
NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ THÔNG QUA CÁC CAN THIỆP THỊ
TRƢỜNG Ở TỈNH LÀO CAI”

TÀI LIỆU HƢỚNG DẪN
TẬP HUẤN CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ
về

QUẢN LÝ KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH, KỸ NĂNG
KINH DOANH TIẾP CẬN THỊ TRƢỜNG

Biên soạn và hƣớng dẫn
Trƣơng Hào Quang, R&R CONSULTING


Hà Nội, 12-2011


MỤC LỤC
GIỚI THIỆU .................................................................................................................................................................................................... 1
PHẦN 1: QUẢN LÝ KINH TẾ HỘ VÀ KỸ NĂNG KINH DOANH TIẾP CẬN THỊ TRƢỜNG
KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH ........................................................................................................................................................................... 2
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HỘ GIA ĐÌNH ............................................................................................................................................... 7
PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI NHUẬN CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH ............................................... 15
KINH TẾ HỘ VÀ Ý TƢỞNG KINH DOANH ............................................................................................................................... 20
LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH ............................................................................................................................. 25
CÁC BƢỚC LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH ........................................................................................................................... 27
ĐÁNH GIÁ THỊ TRƢỜNG ĐỂ PHÁT TRIỂN Ý TƢỞNG KINH DOANH.................................................................... 28
CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG ............................................................................................................................. 31
LỰA CHỌN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP................................................................................................................................. 37
XÁC ĐỊNH LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CẦN CHO SẢN XUẤT KINH DOANH ........................................................... 39


XÁC ĐỊNH CÁC CHI PHÍ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH ........................................................................................ 40
XÁC ĐỊNH TỔNG VỐN ĐẦU TƢ VÀ CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH ................................................................................... 43
DỰ TÍNH LỢI NHUẬN ........................................................................................................................................................................... 44
GHI CHÉP SỔ SÁCH TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH ............................................................................................... 45
PHẦN 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ KỸ NĂNG TẬP HUẤN
CHU TRÌNH TẬP HUẤN....................................................................................................................................................................... 47
CẤU TRÚC BÀI HỌC HIỆU QUẢ .................................................................................................................................................... 49
KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI ..................................................................................................................................................................... 52
KỸ NĂNG LẮNG NGHE ....................................................................................................................................................................... 56
KỸ NĂNG QUAN SÁT ........................................................................................................................................................................... 59
KỸ NĂNG GIAO NHIỆM VỤ............................................................................................................................................................... 63
PHƢƠNG PHÁP NHÓM NHỎ .......................................................................................................................................................... 65
PHƢƠNG PHÁP HỘI THẢO ............................................................................................................................................................. 68
PHƢƠNG PHÁP LÀM MẪU ............................................................................................................................................................... 71
CẦM TAY CHỈ VIỆC ............................................................................................................................................................................... 74
THUYẾT TRÌNH TÍCH CỰC .............................................................................................................................................................. 78
KỸ NĂNG PHẢN HỒI TÍCH CỰC ................................................................................................................................................... 84
THIẾT KẾ VÀ PHÂN TÍCH ĐỂ CÓ BÀI HỌC HIỆU QUẢ .................................................................................................. 88
TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP............................................................................................................................................................... 92
TẬP HUẤN LẤY NGƢỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM................................................................................................................ 94
PHẦN 3: KHÓA HỌC QUẢN LÝ KINH TẾ HỘ VÀ KỸ NĂNG KINH DOANH CHO PHỤ NỮ
KHAI MẠC VÀ LÀM QUEN ................................................................................................................................................................. 97
LƢU Ý KHI THIẾT KẾ CÁC BÀI HỌC .......................................................................................................................................... 98
THIẾT KẾ BÀI “SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH” .................................................................................................................................... 98
THIẾT KẾ BÀI “CÁC NGUỒN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ” ........................................................................100
THIẾT KẾ BÀI “TÀI CHÍNH HỘ GIA ĐÌNH” .............................................................................................................................102
THIẾT KẾ BÀI “PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI NHUẬN CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH” .........106
THIẾT KẾ BÀI “QUẢN LÝ KINH KẾ HỘ THEO ĐỊNH HƢỚNG KINH DOANH” .................................................109
THIẾT KẾ BÀI “CÁCH THỨC BÁN HÀNG HIỆU QUẢ” ....................................................................................................111



GIỚI THIỆU
Tổ chức Oxfam hiện đang hợp tác cùng các tổ chức và cá nhân để thực hiện dự án
“Nâng cao vai trò làm chủ kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua các can thiệp
thị trƣờng ở tỉnh Lào Cai”. Dự án này có mục tiêu giải quyết các vấn đề về phát triển
của phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua giải pháp thị trƣờng có lồng ghép yếu tố giới,
qua đó đội ngũ cán bộ của đối tác địa phƣơng sẽ đảm nhiệm vai trò hƣớng dẫn cho
các phụ nữ của vùng dự án, giúp họ từng bƣớc nâng cao đƣợc vị thế của mình, giữ
vai trò chủ động hơn trong quản lý kinh tế gia đình và phát triển đƣợc các nguồn sinh
kế của gia đình theo định hƣớng kinh doanh tiếp cận thị trƣờng.
Để các cán bộ đối tác của dự án có thể thực hiện tốt vai trò đào tạo - hƣớng dẫn cho
phụ nữ dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai về quản lý và lập kế hoạch phát triển kinh tế hộ
gia đình và kỹ năng kinh doanh tiếp cận thị trƣờng, cần có hai điều kiện căn bản:
1) Các cán bộ này có đủ kiến thức kỹ năng về quản lý kinh tế hộ và kỹ năng kinh
doanh, và
2) Các cán bộ này có đủ kiến thức, kỹ năng về các phƣơng pháp tập huấn với quan
điểm lấy ngƣời học làm trung tâm và chú trọng rèn luyện kỹ năng cho ngƣời học.
Để đạt đƣợc 2 điều kiện trên, các cán bộ thực hiện nhiệm vụ đào tạo - hƣớng dẫn cần
đƣợc củng cố kiến thức và kỹ năng cả 2 lĩnh vực: a) các kiến thức kỹ năng về quản lý
kinh tế hộ gia đình và phát triển kinh doanh, b) các phƣơng pháp tập huấn chú trọng
rèn luyện kỹ năng, đặc biệt là cách thức tập huấn cho những ngƣời có học vấn thấp.
Tài liệu hƣớng dẫn các kiến thức và kỹ năng hai lĩnh vực nói trên sẽ gồm 2 phần
chính: 1) kiến thức về quản lý kinh tế hộ gia đình và kỹ năng kinh doanh; 2) phƣơng
pháp và kỹ năng tập huấn dùng để chuyển tải các nội dung quản lý kinh tế hộ và kỹ
năng kinh doanh đến ngƣời hƣởng lợi (phụ nữ dân tộc thiểu số).
Phần 1 của tài liệu - kiến thức về quản lý kinh tế hộ gia đình và kỹ năng kinh doanh
giới thiệu các khái niệm về quản lý kinh tế hộ gia đình, cách phân tích chi phí – lợi
nhuận trong các hoạt động sinh kế, cho đến việc phát triển ý tƣởng thành một công
việc kinh doanh của hộ gia đình hay tổ-nhóm. Các bài học trình bày chi tiết từ các loại
hình kinh doanh, các yếu tố cần có của quy trình sản xuất kinh doanh, cách thức xây

dựng chiến lƣợc để phát triển thị trƣờng cho sản phẩm, các bƣớc lập bản kế hoạch
kinh doanh, và các nghiệp vụ giúp theo dõi đƣợc các hoạt động của hộ gia đình hay
tổ-nhóm kinh doanh.
Phần 2 của tài liệu giới thiệu về các phƣơng pháp và kỹ năng tập huấn. Tài liệu giới
thiệu về chu trình tập huấn nhƣ một định hƣớng tổng thể để các tập huấn viên có thể
xây dựng các chƣơng trình tập huấn qua từng bƣớc. Bài học về cấu trúc bài học hiệu
quả giúp các tập huấn viên định hình đƣợc một trung bình bài giảng mà họ sẽ thực
hiện. Các kỹ năng và phƣơng pháp mà tập huấn viên cần có để thực hiện một bài học
hiệu quả theo cấu trúc đƣợc giới thiệu ở các phần tiếp theo.
Lƣu ý rằng tất cả các kỹ năng về quản lý kinh tế hộ, kỹ năng kinh doanh, và kỹ năng
tập huấn đều cần đƣợc rèn luyện mới có thể thành thạo. Các tập huấn viên cần đƣợc
thực hành và đƣợc hỗ trợ trong quá trình học cách sử dụng và thực hiện tập huấn.
1


PHẦN 1
QUẢN LÝ KINH TẾ HỘ VÀ KỸ NĂNG KINH
DOANH TIẾP CẬN THỊ TRƢỜNG
Phần này đề cập các kiến thức về quản lý kinh tế hộ gia đình và kỹ năng kinh doanh
theo hƣớng hộ gia đình cá thể hay tổ-nhóm kinh doanh tham gia hoạt động kinh
doanh thực sự trên thị trƣờng.
Các khái niệm đƣợc đề cập bắt đầu từ phạm vi kinh tế của hộ gia đình ở nông thôn,
bao gồm: kinh tế hộ gia đình, đặc điểm của sản xuất hộ gia đình, các nguồn lực để
phát triển kinh tế hộ, cách thức quản lý tài chính hộ gia đình. Phần này cũng giới thiệu
công cụ để phân tích các nguồn lực của hộ gia đình có thể huy động cho phát triển
kinh tế của nông hộ.
Phần tiếp theo, tài liệu trình bày cách thức phát triển một ý tƣởng thành một công việc
kinh doanh với các bƣớc cụ thể cho đến khi hình thành đƣợc một bản kế hoạch dùng
làm định hƣớng cho hoạt động kinh doanh. Cách thức ghi chép sổ sách đơn giản
nhất, có thể bắt đầu áp dụng ở qui mô hộ gia đình kinh doanh nhỏ cũng đƣợc đề cập

nhằm hoàn chỉnh tiến trình các bƣớc lập kế hoạch này.


KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH
Khái niệm
Hộ gia đình là những ngƣời có quan hệ thƣờng là cùng huyết thống, họ hàng hay vợ
chồng con cái, cùng sống chung trong một nhà, và cùng chia sẻ một số công việc và
các phƣơng tiện sinh hoạt hàng ngày.

Sinh kế của hộ gia đình
Sinh kế hay kế sinh nhai là các hoạt động tạo thu nhập của hộ gia đình để đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của các thành viên gia đình. Sinh kế của hộ gia đình đa
dạng và khác nhau theo địa bàn cƣ trú và điều kiện xã hội. Phân loại theo hình thức
sở hữu nguồn sinh kế, có các nhóm sinh kế nhƣ: đi làm hƣởng lƣơng; tự làm chủ việc
sản xuất, kinh doanh. Có những hộ gia đình có thể kết hợp cả mấy loại hình này. Phân
loại theo đặc điểm kỹ thuật của nguồn sinh kế, có các nhóm sinh kế nhƣ: sản xuất
nông nghiệp, sản xuất phi nông nghiệp, kinh doanh thƣơng mại, kinh doanh dịch vụ.
Ở địa bàn nông thôn các hộ gia đình có nguồn sinh kế chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp. Có một số hộ gia đình có thể có những hoạt động ngoài nông nghiệp nhƣ
cung cấp dịch vụ, buôn bán nhỏ nhƣ một phần phụ thêm của sinh kế. Ở khu vực thành
thị các hộ gia đình thƣờng có các nguồn sinh kế đa dạng hơn bao gồm cả sản xuất và
cung cấp dịch vụ. Sản xuất và dịch vụ của các hộ gia đình ở thành thị nhằm để bán và
thu nhập của các hộ này chủ yếu dƣới dạng tiền mặt.
Tài liệu này đề cập chủ yếu đến nguồn sinh kế (ngoài việc đi làm hƣởng lƣơng) của
các hộ gia đình sinh sống ở khu vực nông thôn tỉnh Lào Cai.

Sản xuất của hộ gia đình
Sản xuất của hộ gia đình chủ yếu dựa vào các nguồn lực của gia đình (lao động, đất
đai, mặt nƣớc, vốn, nguồn lực khác). Lao động sử dụng thƣờng xuyên trong sản xuất
của hộ gia đình là lao động không trả lƣơng. Ở các vùng nông thôn miền núi nhƣ Lào

Cai, sản xuất của phần lớn các hộ gia đình thƣờng chỉ phục vụ cho nhu cầu của gia
đình. Một số sản phẩm có thể đƣợc bán ra nhƣng thƣờng là khi có sản phẩm dôi dƣ
ngoài nhu cầu của hộ hoặc khi cần tiền trang trải cho các chi phí của gia đình. Ví dụ
các hộ gia đình ở Bát Xát có thể bán ra một vài con gà nuôi để ăn trong gia đình,
nhằm lấy tiền trang trải các chi tiêu nhỏ hay bán ra một vài con lợn khi cần có nhu cầu
chi tiêu lớn hơn. Phần lớn các hộ gia đình không sản xuất ra hàng hóa để bán trên thị
trƣờng.

Kinh tế hộ gia đình
Kinh tế hộ gia đình (kinh tế hộ) là tập hợp tất cả các hoạt động sinh kế của một hộ gia
đình để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của các thành viên gia đình.
Tùy theo điều kiện tự nhiên xã hội, đặc điểm địa lý của từng vùng, có các loại hình
kinh tế hộ nhƣ sau: hộ gia đình sản xuất tự cấp-tự túc, hộ gia đình sản xuất nửa tự
cấp-tự túc, hộ gia đình buôn bán nhỏ, hộ gia đình kinh doanh dịch vụ, hộ gia đình sản
xuất kết hợp buôn bán nhỏ và dịch vụ.

Các nguồn lực phát triển kinh tế của hộ gia đình
Nguồn lực phát triển kinh tế hộ là tất cả các nguồn lực mà một hộ gia đình có thể huy
động phát triển kinh tế gia đình. Nguồn lực cơ bản của các hộ gia đình nông thôn gồm
có lao động, đất đai, vốn sản xuất, tay nghề kỹ thuật. Ngoài ra các mối quan hệ mạng
lƣới của gia đình hay thành viên gia đình, các chính sách của nhà nước ủng hộ sản
xuất kinh doanh cũng là các loại nguồn lực mà hộ gia đình có thể tận dụng. Các nguồn
2


lực để phát triển kinh tế hộ gia đình thƣờng đang ở dạng sẵn có hoặc dạng tiềm năng,
tức dạng đang khai thác đƣợc hoặc sẽ có thể khai thác đƣợc trong tƣơng lai. Ví dụ
một gia đình có con sắp hết hạn nghĩa vụ quân sự thì tiềm năng lao động của hộ gia
đình có một ngƣời; một khu đất vƣờn rừng đang trồng cây ăn quả và đang hoặc sắp
cho thu hoạch là dạng sẵn có, còn nếu khu vƣờn đó chƣa đƣợc sử dụng để nhằm

mục đích phát triển kinh tế thì đang ở dạng tiềm năng.
Lao động của gia đình là nguồn lực căn bản của hộ gia đình nông thôn. Đó là tất cả
những ngƣời có khả năng lao động và sẵn sàng tham gia lao động sản xuất. Lao động
của gia đình gồm những ngƣời trong độ tuổi lao động và cả những ngƣời ngoài độ
tuổi lao động có thể tham gia lao động khi cần, ví dụ ngƣời cao tuổi và trẻ em đủ lớn
có thể tham gia làm những công việc phù hợp của gia đình. Ngoài ra lao động của gia
đình có thể gồm cả lao động đổi công, lao động thuê rất ngắn hạn trong những dịp
mùa vụ. Có một yếu tố rất quan trọng quyết định chất lƣợng lao động của hộ gia đình
là kiến thức của ngƣời lao động: kiến thức về cây trồng vật nuôi, cách thức canh tác,
kinh doanh.
Đất đai là một nguồn lực quan trọng của hộ gia đình nông thôn. Hầu hết các hộ gia
đình nông thôn đều có đất sản xuất và mức độ có nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc điểm
tự nhiên của từng vùng. Các loại đất đai gồm có đất ruộng trồng lúa nƣớc, ruộng khô
trồng hoa màu và các cây lƣơng thực, đất vƣờn, đất rừng. Thông thƣờng ruộng nƣớc
đƣợc dùng trồng lúa, ruộng khô và đất vƣờn đƣợc dùng để trồng hoa màu và những
cây hàng hóa khác. Tùy theo loại đất hiện có, diện tích canh tác đƣợc, độ màu mỡ, độ
thuận tiện sẽ quyết định nguồn đất đai phục vụ tốt đến mức nào nhu cầu sản xuất của
hộ gia đình. Ví dụ một hộ gia đình có nhiều đất rừng, phù hợp trồng trúc nhƣng khu
đất nằm xa đƣờng giao thông và để bán đƣợc trúc thì cần thuê ngƣời chặt và vận
chuyển (vác) ra mặt đƣờng để bán. Tiền bán trúc chỉ đủ bù chi phí thuê nhân công và
phần dôi ra còn rất ít. Trong trƣờng hợp này rừng trúc là một tiềm năng và hiện chƣa
khai thác đƣợc.
Tiền vốn và trang thiết bị phục vụ sản xuất là một trong 3 nguồn lực quan trọng trong
sản xuất kinh doanh của hộ gia đình. Tiền vốn có thể là tiền mặt hoặc cây, con giống,
hay nguyên liệu phục vụ sản xuất khác (ví dụ giống gà vịt, giống lợn, tre nguyên liệu
để đan lát). Các trang thiết bị cho sản xuất có thể từ loại đơn giản nhƣ dao, cuốc,
thuổng cho đến máy bơm, máy tuốt, máy cắt, hay máy chế biến nông sản khác. Tiền
vốn và giá trị bằng tiền của các trang thiết bị đều có thể tính toán (ƣớc lƣợng) đƣợc và
quy thành tổng giá trị bằng tiền. Việc tính toán này giúp các hộ gia đình tính toán đƣợc
lợi nhuận của việc sản xuất kinh doanh do đó giúp định hƣớng và lập kế hoạch cho

các hoạt động sinh kế của gia đình mình.
Tay nghề kỹ thuật là sự thành thạo về một công việc sản xuất nào đó, đặc biệt là
những công việc đòi hỏi phải có kiến thức và khéo tay, ví dụ các nghề truyền thống
nhƣ đan lát, dệt, nuôi tằm, canh tác các loại cây trồng vật nuôi có yêu cầu cao về kỹ
thuật. Tay nghề kỹ thuật có thể đƣợc hoàn thiện qua đào tạo chính thức hoặc học
nghề không chính thức và đều phải đƣợc rèn luyện không ngừng.
Các mối quan hệ, sự quen biết của gia đình hay ngƣời trong nhà mà qua đó hộ gia
đình biết đƣợc mặt hàng nào đang bán đƣợc giá, hay ai đang cần mua bán loại hàng
hóa nào, hoặc các mối làm ăn do ngƣời quen giới thiệu, đều có thể đƣợc tận dụng để
hộ gia đình phát triển kinh tế.
Các chính sách của nhà nước hỗ trợ cho việc sản xuất kinh doanh, ví dụ trợ giá thu
mua nông sản, hỗ trợ kỹ thuật canh tác, hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, cũng là một
loại nguồn lực mà hộ gia đình có thể tận dụng để phát triển kinh tế.

3


Phân tích các nguồn lực để phát triển kinh tế hộ gia đình
Phân tích các nguồn lực để phát triển kinh tế hộ là xác định các thuận lợi, các khó
khăn, xác định các cách phối hợp trong việc sử dụng các nguồn lực của gia đình, cá
nhân, hay tổ-nhóm để phát triển kinh tế. Đó là các phân tích so sánh nhằm trả lời cho
câu hỏi có thể sử dụng các nguồn lực hiện có của gia đình để phát triển kinh tế hay
không.
Công cụ phân tích SWOT
Đây là một công cụ hữu ích dùng để phân tích các nguồn lực cho phát triển kinh tế hộ
gia đình. SWOT là cách viết tắt tiếng Anh của các từ: Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội,
Nguy cơ. Để phân tích đƣợc các nguồn lực để phát triển kinh tế hộ cần phân tích các
yếu tố bên trong (thuộc về nội tại) của các nguồn lực (Điểm mạnh, Điểm yếu) và các
yếu tố bên ngoài tác động đến các nguồn lực và việc sử dụng các nguồn lực đó (Cơ
hội, và Nguy cơ).

Điểm mạnh là những lợi thế, những yếu tố đang tiến triển tốt của hộ gia đình, của cá
nhân hay tổ-nhóm kinh doanh. Ví dụ: một hộ gia đình có nhiều lao động, đất đai màu
mỡ, gia đình có kinh nghiệm canh tác, hay có mối quan hệ rộng với các đầu mối sản
xuất và tiêu thụ hàng hóa; cơ sở kinh doanh có nhiều thợ giỏi, có sản phẩm tốt hơn
các sản phẩm khác ngoài chợ, có cửa hàng tại địa điểm đẹp là những điểm mạnh.
Điểm yếu là những bất lợi, những yếu tố chƣa tốt của hộ gia đình, của cá nhân hay tổnhóm kinh doanh. Ví dụ: lao động trong gia đình còn thiếu kinh nghiệm sản xuất, đất
canh tác thiếu nguồn nƣớc tƣới; sản phẩm của tổ kinh doanh làm ra có giá thành cao
hơn nên có giá bán đắt hơn cơ sở khác, mặt hàng sản xuất ra không phong phú, thiếu
vốn để quảng cáo chào bán sản phẩm.
Cơ hội là những yếu tố trong cộng đồng xung quanh có tác động tốt đến các hoạt
động sinh kế của hộ gia đình, cá nhân, hay tổ-nhóm. Ví dụ: ngƣời dân trong và ngoài
địa phƣơng ƣa chuộng lợn đen, gà xƣơng đen và các loại sản phẩm này bán đƣợc giá
trên thị trƣờng; tỉnh đang có chính sách hỗ trợ nuôi trồng và phát triển thị trƣờng tiêu
thụ cho các loại cây trồng vật nuôi địa phƣơng dƣới dạng cho vay vốn hoặc tập huấn
kỹ thuật; trong vùng không có cửa hiệu nào tƣơng tự nhƣ của cửa hiệu của cá nhân,
hộ gia đình hay tổ-nhóm kinh doanh, trong vùng đang có các cơ sở kinh doanh loại
khác đang mọc lên và họ sẽ sử dụng các hàng hóa dịch vụ của hộ gia đình hay tổnhóm kinh doanh làm cho số khách hàng của hộ gia đình hay tổ-nhóm sẽ tăng.
Nguy cơ là những yếu tố trong cộng đồng xung quanh có tác động không tốt đến các
hoạt động sinh kế của cá nhân, hộ gia đình, hay tổ-nhóm kinh doanh. Ví dụ: bệnh dịch
đôi khi xảy ra với lợn đen và nếu lợn mắc bệnh chỉ có thể mang đi tiêu hủy và mất vốn,
bệnh dịch trên gà hay cây trồng vật nuôi khác; nhiều cơ kinh doanh trong vùng cũng
sản xuất loại sản phẩm mà tổ-nhóm đang sản xuất, hoặc khách hàng có xu hƣớng
không thích loại sản phẩm mà hộ gia đình hay tổ-nhóm đang sản xuất nữa.
Phân tích các nguồn lực bằng công cụ SWOT là trả lời cho các câu hỏi:
-

Hộ gia đình đang có những nguồn lực nào có thể huy động để phát triển kinh tế?

-


Việc sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế của hộ gia đình gặp thuận lợi gì?

-

Việc sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế của hộ gia đình sẽ gặp khó khăn
gì?

-

Việc sử dụng nguồn lực này để phát triển kinh tế hộ có những thuận lợi gì? (áp
dụng cho mỗi nguồn lực)

-

Việc sử dụng nguồn lực này để phát triển kinh tế hộ sẽ gặp những khó khăn gì?
(với mỗi nguồn lực)
4


Các khó khăn và thuận lợi đƣợc xác định dựa trên các khía cạnh sau:
Các thuận lợi thuộc về nội tại của hộ gia đình, nội tại của nguồn lực đó (điểm mạnh),
ví dụ hộ gia đình có diện tích đất canh tác rộng, đất vƣờn màu mỡ phù hợp trồng cây
ăn quả. Các thuận lợi thuộc về bên ngoài (cơ hội), ví dụ chính sách hỗ trợ trồng cây
ăn quả và bao tiêu sản phẩm của chính phủ; chính sách khuyến khích phát triển sản
phẩm lợn bản địa của tỉnh.
Các khó khăn thuộc về nội tại của nguồn lực (điểm yếu), ví dụ khu đất vƣờn trồng cây
ăn quả có địa thế dốc khó khăn cho việc tƣới nƣớc chăm sóc. Các khó khăn đến từ
bên ngoài (nguy cơ), ví dụ nhiều ngƣời cùng trồng một loại cây dẫn đến việc tiêu thụ
khó khăn hơn; hay giá phân bón và các nguyên liệu phục vụ sản xuất tăng cao.
Khi đã xác định đƣợc các thuận lợi khó khăn trong phát triển kinh tế hộ gia đình, công

việc tiếp theo là xác định các giải pháp để phát huy các thuận lợi và giải pháp để khắc
phục các khó khăn. Có những khó khăn có thể đƣợc khắc phục bằng chính các thuận
lợi mà các nguồn lực có đƣợc; và các khó khăn khác thì cần tìm đƣợc giải pháp phù
hợp. Ví dụ: Một hộ gia đình có diện tích đất vƣờn rộng có thể trích ra một khoảng đủ
lớn để trồng rau hay cỏ dùng chăn nuôi lợn và trâu bò; các hộ gia đình chăn nuôi lợn
đen tại xã Bản Qua hiện đang thiếu vốn đầu tƣ xây chuồng có thể tận dụng cơ hội về
chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc để vay vốn, hay vay vốn qua chƣơng trình tín dụng
tiết kiệm của Hội phụ nữ.

Công cụ phân tích SWOT

5


Ví dụ: Phân tích SWOT cho việc nuôi lợn đen của hộ gia đình tại xã Bản Qua, huyện
Bát Xát
Các thuận lợi
Lợn đen dễ nuôi
Chịu nóng chịu rét tốt
Phàm ăn và ăn thức ăn
sống
Hộ gia đình đã có những
kinh nghiệm nuôi lợn nhất
định

Giải pháp

Đánh giá giải pháp

Cho ăn thức ăn sống (rau,

củ) thu hái trong vƣờn,
quanh nhà

Dễ làm, tận dụng nguồn
thức ăn sẵn có

Vận dụng các kinh nghiệm
chăn nuôi đã có

Vận dụng đƣợc ngay

3

Dễ bán và đƣợc giá

Nuôi nhiều để bán thu tiền

Thực hiện đƣợc, cần kết
hợp các giải pháp khác

4

Tỉnh đang có chính sách
hỗ trợ phát triển lợn đen
thông qua hệ thống
khuyến nông

Chủ động liên hệ khuyến
nông để đƣợc hỗ trợ


Cán bộ khuyến nông
thƣờng xuyên đến địa
bàn, dễ gặp

Các khó khăn

Giải pháp

1

2

1

Lợn hay bị dịch bệnh vào
mùa đông

2

Lợn con dƣới 2 tháng tuổi
hay bị bệnh đau bụng

3

Khó nhân giống

4

Thiếu các kỹ thuật chăn
nuôi khoa học


5

Bị ép giá khi bán

Đánh giá giải pháp
Dễ liên hệ với thú y xã,
Tổ chức tiêm phòng sớm
cần cử ngƣời chịu trách
hàng loạt cho cả thôn
nhiệm gặp và xúc tiến việc
bằng cách chủ động liên
tiêm phòng phòng. Dân
hệ với cơ quan thú y; xây
trong thôn hiểu chƣa
dựng chuồng trại đúng quy thống nhất về tiêm phòng,
cách - sạch sẽ, mát mùa
có thể khó vận động nhất
hè ấm mùa đông; không
là khi phải trả tiền tiêm
thả rông
thuốc. Có hộ gặp khó khăn
trong xây dựng chuồng trại
Cho lợn mẹ ăn chín, cho
lợn con ăn chín, ăn sạch,
Dễ làm, chỉ cần các hộ
ăn đều trong giai đoạn lợn thống nhất cùng thực hiện
con dƣới 2 tháng tuổi
Dễ thống nhất các nhóm
Tổ chức nhân giống theo

hộ với nhau về việc cùng
nhóm hộ và kêu gọi nhà
nhân giống. Hỏi thú y xã
nƣớc hỗ trợ nhân giống
về việc xin hỗ trợ nhân
thuần chủng tập trung
giống tập trung
Học kỹ thuật nuôi lợn theo Tận dụng đƣợc chính
khoa học
sách hỗ trợ của tỉnh
Cả thôn có thể tổ chức
đầu mối bán nhƣng cần
Tổ chức tiêu thụ để đảm
thêm thời gian để họp bàn
bảo giá cả
thống nhất cách làm và cử
ngƣời chịu trách nhiệm

Có thể thấy rằng các thuận lợi là vƣợt trội và có thể phát huy đƣợc trong điều kiện
hiện tại. Các khó khăn có thể khắc phục bằng các giải pháp dễ thực hiện.
Để trả lời cho câu hỏi có thể sử dụng các nguồn lực hiện có của gia đình để phát triển
kinh tế hay không còn cần đến công cụ Kế hoạch tài chính theo đó tính toán các chi
phí đầu tƣ và lợi ích mang lại (lợi nhuận) khi sử dụng các nguồn lực phát triển kinh tế.
Công cụ Kế hoạch tài chính sẽ đƣợc đề cập chi tiết trong học phần tiếp theo.
6


QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HỘ GIA ĐÌNH
Các khái niệm
Tài chính hiểu một cách đơn giản là lƣợng tiền mà hộ gia đình đang nắm giữ (tiền mặt

và tiền gửi ngân hàng) và giá trị của tất cả các nguồn lực có thể quy đổi ra tiền của
một hộ gia đình. Các nguồn lực khác có thể quy ra tiền có thể kể đến: lƣơng thực và
hoa màu đã thu hoạch, trâu bò lợn gà đang nuôi, trái cây trong vƣờn thu hoạch đƣợc,
các sản phẩm từ vƣờn rừng của hộ gia đình có thể bán đƣợc, và các nguồn lực khác.
Hộ gia đình có thể sử dụng nguồn tài chính này cho chi tiêu hay để đầu tƣ phát triển
kinh tế.
Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng là nguồn tài chính có tính thanh khoản (khả năng sử
dụng để thanh toán) cao, dùng để thanh toán đƣợc ngay. Ví dụ một hộ gia đình có 5
triệu đồng tiền mặt thì có thể sử dụng ngay để chi trả cho việc mua bán hàng hóa và
dịch vụ; nếu hộ gia đình đó có 5 triệu đồng gửi tiết kiệm ở ngân hàng thì cần phải đến
ngân hàng rút tiền và lúc đó mới có thể chi tiêu.
Các nguồn tài chính có giá trị quy đổi bằng tiền của các nguồn lực khác thì tính thanh
khoản thấp hơn và tùy thuộc vào loại nguồn lực. Ví dụ: giá trị quy ra tiền của rừng cây
lấy gỗ của hộ gia đình chỉ có thể chi dùng khi gỗ đƣợc bán và nhận tiền; nguồn tài
chính này có tính thanh khoản thấp. Nguồn tài chính tính bằng giá trị quy ra tiền của
đàn gà, đàn lợn nuôi trong chuồng sẽ có tính thanh khoản cao hơn, do hộ gia đình có
thể dễ dàng bán lợn gà ở chợ để thu tiền.
Hộ gia đình dùng tiền để chi tiêu cho các nhu cầu cuộc sống, và tiền đƣợc chi tiêu (đi
ra khỏi hộ gia đình). Các nguồn lực khác quy ra tiền nhƣ lƣơng thực, sản phẩm vật
nuôi khi đƣợc tiêu dùng sẽ hết. Để có tiền hộ gia đình cần có các hoạt động tạo dựng
sinh kế, tạo ra sản phẩm để bán lấy tiền hoặc chi dùng trực tiếp. Nhƣ vậy tài chính hộ
gia đình bao gồm việc chi tiêu, thu nhập bằng tiền; các luồng tiền vào ra.
Quản lý tài chính của hộ gia đình, một cách đơn giản là việc lập kế hoạch và kiểm soát
chi tiêu và thu nhập, để đảm bảo hộ gia đình cân đối đủ nguồn tài chính để chi trả cho
các nhu cầu hàng ngày và có tích lũy. Quản lý tài chính hộ gia đình cần phải đảm bảo
theo dõi đƣợc các khoản thu, khoản chi của gia đình; xác định đƣợc các nhu cầu chi
tiêu cần thiết và hạn chế các chi dùng không cần thiết; đồng thời lập đƣợc kế hoạch
tạo nguồn thu nhập bằng các hoạt động sinh kế.

Theo dõi thu – chi của hộ gia đình

Bảng theo dõi thu – chi của hộ gia đình là cách trình bày các nguồn thu nhập và các
khoản chi tiêu của hộ, theo đó hộ gia đình theo dõi đƣợc các khoản thu chi của gia
đình, cân đối nguồn tài chính và giúp lên kế hoạch cho các hoạt động sinh kế. Một
bảng theo dõi thu – chi của hộ gia đình cần có các nội dung căn bản sau: các khoản
chi tiêu, nguồn thu của hộ. Bảng theo dõi thu – chi của hộ gia đình phản ánh các chi
tiêu và thu nhập thực tế phát sinh; có thể đƣợc lập theo tháng, quý, hay năm và đây là
cơ sở cho việc lập bản kế hoạch tài chính của hộ gia đình. Một bảng theo dõi thu - chi
có dạng nhƣ trình bày dƣới đây - Bảng 1.
Các nguồn thu của hộ gia đình
Các nguồn thu của hộ gia đình nông thôn miền núi nhƣ Lào Cai chủ yếu là từ nông
nghiệp (lúa, hoa màu, trâu bò, lợn gà, chè, cây khác), một số sản phẩm thu hái từ
rừng (thảo quả), và thu nhập từ các công việc khác. Tất cả các nguồn thu nhập cần
đƣợc liệt kê đầy đủ trong bảng theo dõi thu - chi. Lƣơng thực, hoa màu, các sản phẩm
chăn nuôi, và các sản phẩm khác nếu không bán ra chỉ để chi dùng trong gia đình thì
cần đƣợc quy ra tiền theo giá thị trƣờng tại thời điểm thu hoạch và ghi nhƣ các khoản
7


thu. Để theo dõi và không bị bỏ sót, các khoản thu cần đƣợc ghi chép lại hàng ngày và
cuối kỳ (tháng, quý, năm) tổng hợp lại để làm cơ sở lập kế hoạch tài chính. Dƣới đây
là ví dụ về sổ ghi chép nguồn thu hàng ngày của một hộ gia đình - Bảng 2.
Bảng 1. Bảng theo dõi thu – chi của hộ gia đình
TT

Hạng mục

Số tiền

Ghi chú


Các khoản chi
1
2
3
4

Tổng chi
Các khoản thu
1
2
3
4
5

Tổng thu
Cân đối (tổng thu – tổng chi)
Cộng dồn kỳ trƣớc

Bảng 2. Bảng theo dõi nguồn thu của hộ gia đình tháng 10/2011
Nguồn thu

Số tiền

TT

Ngày

1

15/10/2011


Bán gà

2

21/10/2011

Làm thuê

80.000

3

25/10/2011

Bán rượu

90.000

4

25/10/2011

Bán rượu (nợ)

60.000

Tổng thu

Ghi chú


265.000

Anh Mong nợ

495.000

Các khoản thu nhập dự kiến có đƣợc trong tháng (hay quý, năm) sẽ đƣợc ghi chép lại
trong bản kế hoạch tài chính.
Các khoản chi của hộ gia đình
Các khoản chi của hộ gia đình là tất cả những chi tiêu hàng ngày của hộ gia đình, cần
đƣợc ghi chép lại và đƣa vào bản kế hoạch tài chính. Các khoản chi bao gồm: 1) chi
cho tiêu dùng, từ những khoản vừa và nhỏ nhƣ chi mua lƣơng thực thực phẩm, thuốc
men đến chi dùng lớn nhƣ mua sắm trong nhà, làm nhà, sửa nhà; 2) chi đầu tƣ cho
sản xuất kinh doanh nhƣ mua cây con giống, thức ăn chăn nuôi, máy móc; 3) các chi
dùng khác. Các khoản chi tiêu cần đƣợc ghi chép ngay khi phát sinh và các khoản chi
tiêu dự kiến có trong tháng (hay quý, năm) cần đƣợc ghi chép lại. Đến cuối kỳ (tháng,
8


quý, năm) các khoản chi đƣợc tổng hợp để làm cơ sở lập kế hoạch tài chính cho kỳ
sau. Dƣới đây là ví dụ về ghi chép các chi tiêu hàng ngày của hộ gia đình.
Bảng 3. Bảng theo dõi các khoản chi của hộ gia đình
TT

Ngày

Khoản chi

Số tiền


1

15/10/2011

Đóng tiền học cho con

2

21/10/2011

Mua sách vở cho con

50,000

3

25/10/2011

Mua thuốc chữa bệnh

45,000

4

25/10/2011

Mua thức ăn (cá)

40,000


5

31/10/2011

Lương thực

6

31/10/2011

Mua lợn đen giống
Tổng chi

Ghi chú

300,000

1,950,000

thóc của nhà

550,000
2,935,000

Cân đối thu chi của hộ gia đình
Việc cân đối thu chi giúp cho hộ gia đình không bị rơi vào tình trạng khủng hoảng về
tài chính – không có tiền để chi tiêu khi có nhu cầu, đặc biệt là những nhu cầu cấp
thiết nhƣ khám chữa bệnh. Việc cân đối thu chi tức là điều chỉnh các khoản thu – chi
của gia đình để đảm bảo gia đình có đủ tiền để chi tiêu cho các nhu cầu cần thiết và

có một số tiền dôi dƣ nhất định để tích lũy và dự phòng cho các trƣờng hợp khẩn cấp.
Nếu từng thời kỳ (tuần, tháng, quý, hoặc năm) phần chi luôn vƣợt quá phần thu và
không có tiền để dành thì cần đánh giá lại các khoản chi tiêu. Việc đánh giá này để trả
lời các câu hỏi:
-

Trong các khoản chi, khoản nào là thiết yếu (bắt buộc phải chi)?
Trong các khoản chi, khoản nào có thể cắt giảm?
Cách chi tiêu nào khác giúp làm giảm thiểu khoản chi này?

Việc đánh giá các khoản thu để trả lời cho các câu hỏi:
-

Có nguồn thu nào khác của gia đình ngoài những khoản đã có?
Có thể thay thế hoạt động này bằng hoạt động nào mang lại nguồn thu cao
hơn?

Việc đánh giá và trả lời các câu hỏi trên nhằm hạn chế các chi tiêu không cần thiết,
đồng thời giúp định hƣớng để tăng nguồn thu cho nguồn lực tài chính của hộ gia đình.
Với các hộ gia đình ở vùng nông thôn miền núi Lào Cai có nguồn sinh kế chủ yếu là
sản xuất nông nghiệp nửa tự cấp-tự túc, để đơn giản hơn trong lập kế hoạch thu chi
và tài chính của hộ gia đình, có thể cân đối thu chi bằng tiền sau khi đã cân đối các
nguồn thu nhập bằng sản phẩm nông nghiệp mà hộ gia đình dùng để chi dùng. Trong
trƣờng hợp này, hộ gia đình cần lập một bảng thu - chi cho hiện vật/sản phẩm, và sau
khi xác định nhu cầu chi tiêu của gia đình nếu còn dƣ thừa để bán hay thiếu cần phải
mua thêm thì sẽ quy ra tiền và số tiền đó sẽ đƣợc lập bảng cân đối thu – chi bằng tiền.
Ví dụ: trong bảng cân đối hiện vật, số thóc thu đƣợc trong năm ghi vào nguồn thu, bên
nguồn chi ghi số thóc cần có để gia đình đủ ăn trong năm, số thóc thiếu hoặc dƣ thừa
sẽ đƣợc quy ra tiền tại thời điểm tính toán và ghi vào bảng cân đối thu – chi bằng tiền.


Lập kế hoạch tài chính hộ gia đình
Kế hoạch tài chính của hộ gia đình là cách trình bày các nguồn thu nhập và các khoản
chi tiêu của hộ, theo đó hộ gia đình dự kiến các khoản thu chi của gia đình, cân đối
9


nguồn tài chính và giúp lên kế hoạch cho các hoạt động sinh kế. Một bản kế hoạch tài
chính hộ gia đình cần có các nội dung căn bản sau: các khoản chi của hộ gia đình,
nguồn thu của hộ, định hƣớng tạo dựng nguồn thu. Kế hoạch tài chính của hộ gia đình
có thể đƣợc lập theo tháng, quý, hay năm tùy theo thực tế các nguồn sinh kế của hộ
gia đình. Cơ sở để lập kế hoạch tài chính của hộ gia đình là các hoạt động sinh kế
hiện có và thực tế nhu cầu chi tiêu của hộ gia đình kỳ trƣớc thể hiện trên bảng theo
dõi thu – chi, theo đó các nguồn thu và khoản chi đƣợc dự kiến cho kỳ lập kế hoạch.
Quy trình lập kế hoạch tài chính hộ gia đình
Việc lập kế hoạch tài chính hộ gia đình đƣợc thực hiện theo các bƣớc sau:
1)
2)
3)
4)
5)
6)

Liệt kê các khoản thu thực tế và dự kiến của hộ gia đình trong kỳ cần lập kế hoạch,
Liệt kê các khoản chi thực tế và dự kiến của hộ gia đình trong kỳ cần lập kế hoạch,
Tính toán để cân đối Thu – Chi
Đánh giá các khoản thu và các khoản chi
Điều chỉnh các khoản chi và tìm giải pháp tăng nguồn thu
Hoàn chỉnh bản kế hoạch tài chính tổng thể.

Một bản kế hoạch tài chính hộ gia đình đơn giản có dạng nhƣ sau

TT

Hạng mục
Các khoản chi

Số tiền

Ghi chú

1
2
3
4

Tổng chi
Các khoản thu
1
2
3

Tổng thu
Cân đối thu chi
Cộng dồn tháng trước
Nguồn thu mới dự kiến
1
2

Cân đối thu chi mới
Định hƣớng tạo nguồn thu
- Giải pháp 1

- Giải pháp 2

Vai trò của quản lý tài chính trong phát triển kinh tế hộ gia đình
Quản lý tài chính giúp hộ gia đình duy trì đƣợc sự ổn định tài chính thông qua việc
theo dõi và kiểm soát đƣợc thu chi của hộ gia đình. Khi các khoản chi đƣợc ghi chép
theo dõi sẽ giúp hạn chế các khoản chi tiêu không hợp lý. Các nguồn thu đƣợc theo
dõi sẽ giúp phân tích xác định đƣợc các nguồn thu hiệu quả và phát triển các nguồn
10


thu mới. Nhìn vào cân đối thu - chi, một hộ gia đình thấy đƣợc tài chính của mình đang
trong tình trạng nào và có giải pháp để cân đối thu – chi và tăng tích lũy. Việc lập kế
hoạch tài chính kể cả đối với qui mô thu nhập và chi tiêu nhỏ nhất, đều rất hữu ích cho
hộ gia đình.
Ví dụ: Kế hoạch tài chính gia đình anh Dỉn

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH HỘ GIA ĐÌNH (phác thảo)
6 tháng từ tháng … đến …. /2011
TT
1
2
3
4
5
6
7

1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

Nguồn thu nhập
Số lƣợng Giá (đồng/kg)
Thu nhập từ thóc
1.000
6.500
Thu nhập từ ngô
500
4.500
Thu nhập từ bán gà ta
30
120.000

Gà vịt trong chuồng chƣa bán
35
120.000
Thu nhập từ lợn đen
60
120.000
Lợn trong chuồng chƣa bán
35
120.000
Thu nhập từ nấu rƣợu
75
25.000
Tổng thu

Số tiền
6.500.000
2.250.000
3.600.000
4.200.000
7.200.000
4.200.000
1.875.000
29.825.000

CHI
Các khoản chi
Thóc cả nhà ăn 6 tháng
Ngô để chăn nuôi
Ngô nấu rƣợu
Men rƣợu

Rau và thức ăn khác cho lợn
Giống gà
Giống lợn
Thuốc phòng bệnh gà
Tiêm phòng lợn
Sửa chuồng lợn. chuồng gà
Tiền học cho con
Sách vở con đi học
Thuốc chữa bệnh
Thức ăn gia đình (cá)
Gà để ăn
Rau và gia vị
Rƣợu uống
Xăng xe máy
Điện sinh hoạt và bơm nƣớc
Công cày làm đất
Công làm cỏ, cấy, gặt
Tổng chi

Số tiền
5.850.000
4.050.000
2.250.000
360.000
600.000
900.000
2.500.000
180.000
75.000
300.000

300.000
220.000
270.000
600.000
4.800.000
360.000
750.000
1.320.000
900.000
1.600.000
1.600.000
29.785.000

CÂN ĐỐI THU CHI
Định hƣớng tạo nguồn thu:
- Nuôi thêm 2 con lợn đen
- Nuôi thêm ít nhất 20 con gà

Số lƣợng
900
900
500
12
1
30
25
6
5
1
2

2
3
6
40
6
30
60
6
20
20

Giá (đ/kg)
6.500
4.500
4.500
30.000
600.000
30.000
100.000
30.000
15.000
300.000
150.000
110.000
90.000
100.000
120.000
60.000
25.000
22.000

150.000
80.000
80.000

Ghi chú
không bán
không bán

3 lợn cắp nách
2 con chƣa bán

Nhà làm đƣợc
Mua thêm

Công lấy rau
Tự gây, mua thêm
Mua trong thôn

Sửa chuồng cũ

cá biển. cá ao
Tính bình quân
Mua thêm

Đổi công, thuê
Đổi công, thuê

40.000

11



Kế hoạch trên có thể lập theo cách 2 dƣới đây.

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH HỘ GIA ĐÌNH (phác thảo)
6 tháng từ tháng … đến …. /2011
TT Cân đối thu - chi hiện vật
1 Thóc
2 Ngô
3 Gà
4 Lợn đen
5 Rƣợu
Tổng

1
2
3
4

1
2
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15
16
17
18
19
20
21

Thu bằng tiền sau khi cân đối
Thu nhập từ thóc
Thu nhập từ bán gà ta
Thu nhập từ lợn đen
Thu nhập từ nấu rƣợu
Tổng thu bằng tiền
Chi bằng tiền sau khi cân đối
Các khoản chi
Thóc cả nhà ăn 6 tháng
Ngô để chăn nuôi, nấu rƣợu
Men rƣợu
Rau và thức ăn khác cho lợn
Giống gà
Giống lợn
Thuốc phòng bệnh gà
Tiêm phòng lợn
Sửa chuồng lợn, chuồng gà
Tiền học cho con
Sách vở con đi học
Thuốc chữa bệnh

Thức ăn gia đình (cá)
Gà để ăn
Rau và gia vị
Rƣợu uống
Xăng xe máy
Điện sinh hoạt và bơm nƣớc
Công cày làm đất
Công làm cỏ. cấy, gặt
Tổng chi bằng tiền
CÂN ĐỐI THU CHI
Định hƣớng tạo nguồn thu:
- Nuôi thêm 2 con lợn đen
- Nuôi thêm ít nhất 20 con gà

Thu đƣợc
1.000
500
65
95
75

Chi dùng
900
1.400
40
30

Thừa/thiếu
100
-900

25
95
45

Số lƣợng
100
25
95
45

Giá (đ/kg)
6.500
120.000
120.000
25.000

Số tiền
650.000
3.000.000
11.400.000
1.125.000
16.175.000

Số lƣợng
900
900
12
1
30
25

6
5
1
2
2
3
6
40
6
30
60
6
20
20

Giá (đ/kg)
4.500
30.000
600.000
30.000
100.000
30.000
15.000
300.000
150.000
110.000
90.000
100.000
60.000
22.000

150.000
80.000
80.000

Số tiền
4.050.000
360.000
600.000
900.000
2.500.000
180.000
75.000
300.000
300.000
220.000
270.000
600.000
360.000
1.320.000
900.000
1.600.000
1.600.000
16.135.000

Ghi chú
Bán
Mua thêm
Bán
Bán
Bán


Nhà làm đƣợc
Mua thêm
Công lấy rau
Tự gây, mua thêm
Mua trong thôn

Sửa chuồng cũ

cá biển, cá ao
bình quân
Mua thêm

Đổi công, thuê
Đổi công, thuê

40.000

12


Gia đình anh Dỉn có thể tạm thời sử dụng bản kế hoạch tài chính trên đây định hƣớng
cho các hoạt động sinh kế của gia đình trong 6 tháng với dự kiến rằng các khoản thu
vừa đủ bù cho các khoản chi và có dôi dƣ rất ít (40.000 đồng). Nếu thấy rằng gia đình
có khả năng mở rộng nguồn thu, anh Dỉn có thể điều chỉnh bản kế hoạch tài chính
theo các định hƣớng đã xác định với 2 giải pháp: nuôi thêm lợn đen và nuôi thêm gà.

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH HỘ GIA ĐÌNH (hoàn thiện)
6 tháng từ tháng … đến …. /2011
TT Nguồn thu nhập

Số lƣợng Giá (đ/kg)
1 Thu nhập từ thóc
1,000
6,500
2 Thu nhập từ ngô
500
4,500
3 Thu nhập từ bán gà ta
60
120,000
4 Gà vịt trong chuồng chƣa bán
35
120,000
5 Thu nhập từ lợn đen
100
120,000
6 Lợn trong chuồng chƣa bán
35
120,000
7 Thu nhập từ nấu rƣợu
75
25,000
Tổng thu

1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

CHI
Các khoản chi
Thóc cả nhà ăn 6 tháng
Ngô để chăn nuôi
Ngô nấu rƣợu
Men rƣợu
Rau và thức ăn khác cho lợn
Giống gà
Giống lợn
Thuốc phòng bệnh gà
Tiêm phòng lợn
Sửa chuồng lợn, chuồng gà
Tiền học cho con
Sách vở con đi học

Thuốc chữa bệnh
Thức ăn gia đình (cá)
Gà để ăn
Rau và gia vị
Rƣợu uống
Xăng xe máy
Điện sinh hoạt và bơm nƣớc
Công cày làm đất
Công làm cỏ, cấy, gặt
Tổng chi
CÂN ĐỐI THU CHI

Số lƣợng Giá (đ/kg)
900
6,500
1,050
4,500
500
4,500
12
30,000
1.5
600,000
50
30,000
35
100,000
10
30,000
10

15,000
1.5
300,000
2
150,000
2
110,000
3
90,000
6
100,000
40
120,000
6
60,000
30
25,000
60
22,000
6
150,000
20
80,000
20
80,000

Số tiền
6,500,000
2,250,000
7,200,000

4,200,000
12,000,000
4,200,000
1,875,000
38,225,000

Ghi chú
không bán
không bán

bán 3 lợn cắp nách
2 con chƣa bán

Số tiền
Ghi chú
5,850,000
Nhà làm đƣợc
4,725,000
Nhà làm + mua
2,250,000
360,000
900,000
Công lấy rau
1,500,000 Tự gây + mua thêm
3,500,000
Mua trong thôn
300,000
150,000
450,000 Sửa lại chuồng cũ
300,000

220,000
270,000
600,000 mua cá biển, cá ao
4,800,000
tính bình quân
360,000
Trồng, mua thêm
750,000
1,320,000
900,000
1,600,000
Đổi công và thuê
1,600,000
Đổi công và thuê
32,705,000
5,520,000

13


Bản kế hoạch hoàn thiện trên có thể đƣợc lập theo cách 2 sau khi cân đối thu - chi
hiện vật:

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH HỘ GIA ĐÌNH (hoàn thiện)
6 tháng từ tháng … đến …. /2011
TT

Cân đối thu - chi hiện vật

Thu đƣợc


Chi dùng

Thừa/thiếu

900

100

Ghi chú

1

Thóc

1,000

bán

2

Ngô

500

1,550

-1,050

3




95

40

55

bán

4

Lợn đen

135

-

135

bán

5

Rƣợu

75

30


45

bán

Giá (đ/kg)

Số tiền

mua thêm

Tổng
Thu bằng tiền sau khi cân đối

Số lƣợng

1

Thu nhập từ thóc

100

6,500

650,000

2

Thu nhập từ bán gà ta


55

120,000

6,600,000

3

Thu nhập từ lợn đen

135

120,000

16,200,000

4

Thu nhập từ nấu rƣợu

45

25,000

Tổng thu bằng tiền

Ghi chú

1,125,000
24,575,000


Chi bằng tiền sau khi cân đối
Các khoản chi

Số lƣợng

Giá (đ/kg)

Số tiền

-

-

1,050

4,500

4,725,000
360,000

Ghi chú

1

Thóc cả nhà ăn 6 tháng

2

Ngô để chăn nuôi, nấu rƣợu


4

Men rƣợu

12

30,000

5

Rau và thức ăn khác cho lợn

1.5

600,000

900,000

Rau, thức ăn

6

Giống gà

50

30,000

1,500,000


Tự gây + mua

7

Giống lợn

35

100,000

3,500,000

Mua trong thôn

8

Thuốc phòng bệnh gà

10

30,000

300,000

9

Tiêm phòng lợn

10


15,000

150,000

10

Sửa chuồng lợn, chuồng gà

1.5

300,000

450,000

11

Tiền học cho con

2

150,000

300,000

12

Sách vở con đi học

2


110,000

220,000

13

Thuốc chữa bệnh

3

90,000

270,000

14

Thức ăn gia đình (cá)

6

100,000

600,000

15

Gà để ăn

40


-

-

16

Rau và gia vị

6

60,000

360,000

17

Rƣợu uống

30

-

-

18

Xăng xe máy

60


22,000

1,320,000

19

Điện sinh hoạt và bơm nƣớc

6

150,000

900,000

20

Công cày làm đất

20

80,000

1,600,000

Đổi công và thuê

21

Công làm cỏ, cấy, gặt


20

80,000

1,600,000

Đổi công và thuê

900

Tổng chi bằng tiền

19,055,000

CÂN ĐỐI THU CHI

5,520,000

Nhà làm đƣợc
mua thêm

Sửa chuồng cũ

mua cá biển, cá ao
tính bình quân
Trồng, mua

14



PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI NHUẬN CÁC HOẠT ĐỘNG
SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH
Trong các hoạt động sinh kế và đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình
cần phải tính toán đƣợc hiệu quả sản xuất để đảm bảo rằng việc đầu tƣ tiền vốn và
công sức cho sản xuất mang lại lợi ích tƣơng xứng với chi phí đã bỏ ra. Để tính toán
đƣợc hiệu quả của các hoạt động sinh kế cần thực hiện phân tích chi phí – lợi nhuận.
Phân tích chi phí – lợi nhuận là tính toán các yếu tố chi phí cho các hoạt động sinh kế,
doanh thu từ các hoạt động đó, và xác định các yếu tố tác động đến doanh thu và chi
phí.

Chi phí trong sản xuất nông nghiệp
Chi phí sản xuất là tất cả các chi phí mà hộ gia đình phải bỏ ra để thực hiện một hay
nhiều hoạt động sản xuất. Chi phí này bao gồm các chi phí bằng tiền, nhƣ chi phí để
mua con giống, thuê ngƣời làm; các chi phí quy ra tiền nhƣ công lao động của gia
đình, công vận chuyển (tự làm). Các loại chi phí có thể bao gồm:
-

Tiền mua dụng cụ sản xuất: cày, cuốc, dao, liềm

-

Chi phí làm đất (tiền thuê ngƣời làm, đổi công)

-

Chi phí làm đất (gia đình tự làm tính ra tiền)

-


Tiền mua cây con giống

-

Chi phí chăm sóc (thuê ngƣời làm)

-

Chi phí chăm sóc (gia đình tự làm tính ra tiền)

-

Tiền mua phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y

-

Tiền mua thức ăn hàng ngày trong chăn nuôi

-

Chi phí thu hoạch (tiền thuê ngƣời làm, vận chuyển)

-

Chi phí thu hoạch (gia đình tự làm tính ra tiền)

-

Chi phí để xay xát


-

Chi phí khác liên quan đến canh tác.

Chi phí trong các hoạt động sinh kế khác
Trong các hoạt động sinh kế khác cần tính đến tất cả các hạng mục chi phí cho các
hoạt động đó. Hiện nay tại vùng nông thôn miền núi Lào Cai có thể có các hoạt động
sinh kế ngoài sản xuất nông nghiệp nhƣ buôn bán nhỏ, cung cấp dịch vụ (xay xát, tuốt
lúa, cày, dịch vụ khác). Với các hoạt động này cần tính đến các chi phí nhƣ:
-

Chi phí làm (hay thuê) nhà xƣởng, kho chứa

-

Chi phí mua dụng cụ, nguyên vật liệu

-

Chi phí mua hàng hóa

-

Chi phí vận chuyển hàng hóa

-

Chi phí đóng gói hàng hóa

-


Chi phí thuê nhân công

-

Chi phí thuế, lệ phí

-

Chi phí khác để thực hiện dịch vụ.
15


Doanh thu từ sản xuất nông nghiệp và sinh kế khác
Doanh thu là tất cả các khoản tiền thu đƣợc từ sản xuất nông nghiệp và các hoạt động
sinh kế khác. Doanh thu từ sản xuất nông nghiệp là các khoản tiền thu đƣợc do bán
các sản phẩm thu đƣợc từ nông nghiệp (lƣơng thực, hoa màu, cây, vật nuôi, cây con
giống, loại khác). Doanh thu từ buôn bán nhỏ là các khoản tiền thu đƣợc từ việc bán
hàng hóa đã mua trƣớc đó. Doanh thu từ dịch vụ là tiền phí dịch vụ mà khách hàng trả
cho các dịch vụ mà họ đƣợc hƣởng.

Lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp và sinh kế khác
Lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí trong sản xuất nông
nghiệp hay hoạt động sinh kế khác. Nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì hoạt động sinh
kế đó có lãi, nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí thì hoạt động đó thua lỗ.
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Ví dụ 1: Một hộ gia đình nuôi lợn đen vỗ béo. Tính toán chi phí – lợi nhuận một cách
đơn giản nhƣ sau:
Các khoản chi phí
Mua lợn giống 10kg, giá 100.000 đ/kg

Mua ngô làm thức ăn
Mua thức ăn tăng trọng
Công chăm sóc
TỔNG CHI PHÍ

Số tiền (đồng)
1.000.000
2.500.000
500.000
900.000
4.900.000

Nuôi 1 năm, lợn cân nặng 70 kg, Bán với giá 56.000 đ/kg.
Doanh thu = 70 x 56.000 = 3.920.000 đồng
Lợi nhuận = 3.920.000 – 4.900.000 = - 980.000 (đồng).
Nhƣ vậy nếu chăn nuôi lợn theo cách này tính ra sẽ thua lỗ 980.000 đồng.
Ví dụ 2: Một hộ gia đình nuôi lợn đen “cắp nách” trong 2 năm, tính toán chi phi – lợi
ích đơn giản:
Mục chi phí
Lợn giống 5kg, giá 100.000 đ/kg
Rau, thức ăn, ngô (vỗ béo khi bán)

Số tiền (đồng)
500.000
1.000.000

Công chăm sóc

720.000


TỔNG CHI PHÍ

2.220.000

Nuôi 2 năm, lợn cân nặng 20 kg, bán với giá 120.000 đ/kg. Doanh thu = 20 x 120.000
= 2.400.000 (đồng)
Lợi nhuận = 2.400.000 – 2.220.000 = 180.000 (đồng)
Nhƣ vậy nếu chăn nuôi lợn theo cách này tính ra sẽ lãi 180.000 đồng.
Nếu chƣa tính đến việc cải tiến kỹ thuật nuôi để lợn nhanh lớn hơn, và xác định “lấy
công làm lãi” thì cách nuôi thứ hai sẽ mang lại lợi ích tốt hơn.
Ví dụ 3: Một hộ gia đình có các hoạt động sinh kế nhƣ sau: Canh tác 5 sào lúa nƣớc
(360 m2/sào). Nuôi 2 lứa gà một năm mỗi lứa 60 con, 5 con lợn đen, 1 con bò. Các chi
phí cho canh tác và chăn nuôi nhƣ sau: phân u-rê 3,6 kg/sào, phân NPK 7,2 kg/sào,
thuốc trừ sâu 100.000 đồng, mỗi công 80.000 đồng. Mỗi năm thu đƣợc 1800 kg thóc
16


(2 vụ), bán với giá 5.400 đồng/kg. Bình quân mỗi con gà nặng 1,2 kg khi xuất bán với
giá bình quân 120.000 đồng/kg. Lợn đen nuôi kiểu “cắp nách” xuất bán sau 2 năm với
giá 120.000 đồng/kg.
Tính chi phí – lợi nhuận cho từng hoạt động:
Canh tác 5 sào lúa nước (1800 m2)
TT

Số lƣợng

Các chi phí

Đơn giá


Thành tiền

1

Công làm đất

10

80.000

800.000

2

Công cấy

20

80.000

1.600.000

3

Công làm cỏ

20

80.000


1.600.000

4

Công lấy nƣớc, phun thuốc sâu

10

80.000

800.000

5

Công gặt

10

80.000

800.000

6

Phân U-rê

18

9.500


171.000

7

Phân NPK

36

12.700

457.200

8

Thuốc trừ sâu

5

20.000

100.000

TỔNG CHI PHÍ

6.328.200

THU TỪ THÓC

1800


5.400

LỢI NHUẬN

9.720.000
3.391.800

Nuôi 2 lứa gà thả vườn, mỗi lứa 60 con
TT

Số lƣợng

Các chi phí

Đơn giá

Thành tiền

1

Gà giống

120

20.000

2.400.000

2


Thức ăn

480

4.500

2.160.000

3

Thuốc phòng dịch

2

120.000

240.000

4

Gia công chuồng

2

300.000

600.000

TỔNG CHI PHÍ


5.400.000

THU TỪ BÁN GÀ THỊT

144

120.000

LỢI NHUẬN

17.280.000
11.880.000

Nuôi 1 con bò
Các chi phí
1

Bò giống

2

Thức ăn tinh

3

Thức ăn thô (cỏ, rơm)

Số lƣợng
1
800


Đơn giá

Thành tiền

5.000.000

5.000.000

4.500

3.600.000

-

1.000.000

-

Tổng chi phí
Thu từ bán bò thịt

Ghi chú

cả công chăm sóc

9.600.000
160

105.000


Lợi nhuận

16.800.000
7.200.000

Nuôi 5 con lợn đen kiểu "cắp nách"
TT

Các chi phí

1

Giống lợn

2

Rau, thức ăn, ngô (vỗ béo)

3

Công chăm sóc

Số lƣợng

Đơn giá

Thành tiền

25


100.000

2.500.000

-

1.000.000

80.000

1.600.000

20

TỔNG CHI PHÍ
THU TỪ BÁN LỢN
LỢI NHUẬN

Ghi chú
Tính 1/2 (nuôi 2 năm)

5.100.000
50

120.000

6.000.000

Tính 1/2 (nuôi 2 năm)


900.000

17


Các ví dụ trên là cách tính đơn giản để xác định một hoạt động sản xuất nông nghiệp
hay hoạt động sinh kế khác có mang lại lợi nhuận hay không. Khi có nhiều hoạt động
sinh kế để lựa chọn có thể dùng cách đơn giản trên để so sánh lợi nhuận mang lại của
các hoạt động sinh kế khác nhau, từ đó chọn lựa hoạt động mang lại lợi nhuận cao
hơn.
Ngoài ra để phân tích so sánh hiệu quả mang lại từ vốn đầu tƣ, có thể phân tích thêm
bằng cách tính tỉ suất lợi nhuận. Tỉ suất lợi nhuận là cách tính tỉ lệ của lợi nhuận mang
lại so với tổng số tiền chi phí cho hoạt động sinh kế.
Tỉ suất lợi nhuận = Lợi nhuận : Chi phí
Tỉ số này cho biết số tiền lợi nhuận mang lại trên mỗi đồng vốn bỏ ra để đầu tƣ. Với
các hoạt động sinh kế trên, hoạt động Canh tác 5 sào lúa nước có tỉ suất lợi nhuận là:
TSLN (lúa) = 3.391.800 : 6.328.200 = 54%

Hoạt động nuôi gà thả vƣờn có tỉ suất lợi nhuận là:
TSLN (gà) = 11,880,000 : 5,400,000 = 220%

Hoạt động nuôi bò thịt có tỉ suất lợi nhuận là:
TSLN (bò) = 7,200,000 : 9,600,000 = 75%

Hoạt động nuôi lợn đen “cắp nách” có tỉ suất lợi nhuận là:
TSLN (lợn đen) = 900,000 : 5,100,000 = 18%

So sánh tỉ suất lợi nhuận các hoạt động sinh kế
TT Hoạt động


Tỉ suất lợi nhuận

1

Canh tác 5 sào lúa nƣớc (1800 m2)

54%

2

Nuôi 2 lứa gà thả vƣờn, mỗi lứa 60 con

220%

3

Nuôi 1 con bò

75%

4

Nuôi 5 con lợn đen kiểu "cắp nách"

18%

Theo đó hoạt động nuôi gà thả vƣờn có tỉ suất lợi nhuận cao nhất và nuôi lợn đen “cắp
nách” có tỉ suất lợi nhuận thấp nhất. Tùy theo hoàn cảnh cụ thể mà hộ gia đình có thể
quyết định lựa chọn đầu tƣ để phát triển một hay vài hoạt động sinh kế và ít ƣu tiên

hơn cho các hoạt động sinh kế khác. Việc lựa chọn đó còn phải căn cứ vào các phân
tích về các nguồn lực sẵn có; và phải tính đến việc phân bố rủi ro cho các sinh kế khác
nhau.
Trong ví dụ trên việc canh tác lúa nƣớc là một đảm bảo cho nguồn lƣơng thực của gia
đình và thƣờng vẫn đƣợc ƣu tiên; việc nuôi lợn đen và bò nhằm tận dụng nguồn lực
tại chỗ và những kinh nghiệm lâu đời về chăn nuôi. Việc chăn nuôi gà mang lại hiệu
quả kinh tế cao nhƣng nguy cơ bị thua lỗ trong trƣờng hợp rủi ro dịch bệnh cũng rất
lớn; nếu đầu tƣ tất cả nguồn vốn cho chăn nuôi gà thì có khả năng hộ gia đình sẽ mất
trắng nếu dịch bệnh xảy ra. Ngoài ra hộ gia đình còn phải tính đến khả năng mở rộng
quy mô, ví dụ vƣờn và chuồng trại phải đủ rộng để có thể thả thêm gà.
Nhƣ vậy một hộ gia đình thƣờng cần phải kết hợp nhiều hoạt động sinh kế nhằm tận
dụng các nguồn lực sẵn có và phân bố rủi ro cho các khoản đầu tƣ của mình. Cách
kết hợp các loại hình đầu tƣ khác nhau đƣợc khuyến khích, giúp hộ gia đình giảm
thiểu rủi ro khi xảy ra một hay một vài hoạt động bị thua lỗ. Khi đó hộ gia đình vẫn còn
có thu nhập từ hoạt động sinh kế khác.
Một bản phân tích tổng thể chi phí – lợi nhuận của nhiều hoạt động sinh kế đƣợc trình
bày dƣới đây.
18


PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI NHUẬN SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH
CHI PHÍ
TT

Các hoạt động

A

Canh tác 5 sào lúa nước (1800 m2)


1

Công làm đất

10

80.000

800.000

2

Công cấy

20

80.000

1.600.000

3

Công làm cỏ

20

80.000

1.600.000


4

Công lấy nƣớc, phun thuốc sâu

10

80.000

800.000

5

Công gặt

10

80.000

800.000

6

Phân U-rê

18

9.500

171.000


7

Phân NPK

36

12.700

457.200

8

Thuốc trừ sâu

5

20.000

100.000

B

Nuôi 2 lứa gà thả vườn, mỗi lứa 60 con

1

Gà giống

120


20.000

2.400.000

2

Thức ăn

480

4.500

2.160.000

3

Thuốc phòng dịch

2

120.000

240.000

2

300.000

600.000


1

5.000.000

5.000.000

4.500

3.600.000

4

Gia công chuồng

C

Nuôi 1 con bò

1

Bò giống

2

Thức ăn tinh

3

Thức ăn thô (cỏ, rơm)


D

Nuôi 5 con lợn đen kiểu "cắp nách"

1

Giống lợn

2

Rau, thức ăn, ngô (vỗ béo khi bán)

3

Công chăm sóc

Số lƣợng

800

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

1.000.000
25

100.000


2.500.000
1.000.000

20

80.000

TỔNG CHI PHÍ

1/2 (nuôi
2 năm)

1.600.000
26,428,200

THU
1

Thu từ thóc

1800

5.400

9.720.000

2

Thu từ bán gà thịt


144

120.000

17.280.000

3

Thu từ bán bò thịt

160

105.000

16.800.000

4

Thu từ bán lợn

50

120.000

6.000.000

TỔNG THU

49,800,000


LỢI NHUẬN

23,371,800

1/2 (nuôi
2 năm)

Sử dụng kết quả phân tích chi phí – lợi nhuận trong phát triển kinh tế hộ
Kết quả phân tích chi phí – lợi nhuận kinh tế hộ giúp cho các hộ gia đình: 1) quyết định
có tiếp tục thực hiện một hoạt động sinh tế hay không khi xét mức lợi nhuận hoạt động
sinh kế đó mang lại, 2) so sánh để lựa chọn đƣợc hoạt động sinh kế mang lại lợi
nhuận cao hơn, và 3) so sánh để lựa chọn hoạt động sinh kế mang lại giá trị lợi nhuận
trên số vốn đầu tƣ bỏ ra cao hơn. Hộ gia đình hoàn toàn dựa vào phân tích này kết
hợp với xem xét các điều kiện thực tế khác khi thực hiện hoạt động sinh kế để quyết
định.

19


KINH TẾ HỘ VÀ Ý TƢỞNG KINH DOANH
Kinh doanh là gì?
Kinh doanh là những hoạt động sinh kế diễn ra thƣờng xuyên với mục đích tìm kiếm
lợi nhuận. Những hoạt động sinh kế đó có đặc điểm chung sau:
-

Là việc sản xuất hoặc thu mua hàng hóa để bán cho khách hàng, hoặc là cung cấp
các dịch vụ phục vụ khách hàng,

-


Mỗi hoạt động kinh doanh đều cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ mà khách hàng
muốn mua và chấp thuận trả tiền,

-

Hộ gia đình hay đơn vị kinh doanh thu tiền của khách hàng trả cho hàng hóa hay
dịch vụ mà hộ gia đình hay đơn vị kinh doanh cung cấp,

-

Việc kinh doanh tạo công ăn việc làm cho mọi ngƣời.

Các hoạt động kinh doanh diễn ra trên thị trƣờng. Thị trƣờng bao gồm khách hàng,
tức là các cá nhân hoặc đơn vị kinh doanh khác muốn mua sản phẩm hay dịch vụ của
ngƣời kinh doanh cung cấp, và còn bao gồm cả các đối thủ cạnh tranh của ngƣời kinh
doanh.
Ở vùng nông thôn miền núi nhƣ Lào Cai, hầu hết nguồn sinh kế của ngƣời dân dựa
vào sản xuất nông lâm nghiệp, và phần lớn mang tính tự cấp-tự túc. Các hộ gia đình
thƣờng chỉ đem bán các sản phẩm lƣơng thực và chăn nuôi dƣ thừa, hoặc bán khi
cần tiền chi tiêu cho việc gì đó trong gia đình. Cách thức sản xuất tự cấp-tự túc này
mang lại nguồn thu nhập có thể nói là rất nhỏ.
Thực tế là, ngƣời dân nông thôn miền núi nhƣ Lào Cai vẫn có cơ hội tạo đƣợc thu
nhập cao và ổn định hơn bằng việc phát triển các hoạt động sinh kế của mình với định
hƣớng kinh doanh. Thứ nhất, các hộ gia đình có thể cung cấp các dịch vụ phục vụ đời
sống hàng ngày. Hiện còn có quá ít các dịch vụ phục vụ ngƣời dân; có một số ít các
cửa hàng cung cấp các dịch vụ hàng ngày nhƣng thƣờng rất nhỏ và không phục vụ
đƣợc nhiều ngƣời. Thứ hai, các ngành nghề ngoài nông nghiệp hiện nay chƣa nhiều,
chƣa đƣợc tận dụng phát huy triệt để mà chỉ nhƣ nghề phụ bên cạnh việc canh tác
nông nghiệp. Thứ ba, hiện có những sản phẩm nông nghiệp có nhu cầu lớn trên thị

trƣờng và ngƣời tiêu dùng có thể trả giá cao. Việc phát triển các hoạt động sinh kế
theo định hƣớng kinh doanh tận dụng các cơ hội đó giúp ngƣời dân có cơ hội để có
đƣợc thu nhập cao hơn.

Các loại hình sản xuất kinh doanh
Có 4 loại hình kinh doanh chính: kinh doanh thương mại, cung cấp dịch vụ, sản xuất
chế biến hàng hóa, sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Dƣới đây là các trình bày về mỗi
loại hình.
Kinh doanh thương mại
Kinh doanh thƣơng mại là việc ngƣời kinh doanh đi mua hàng hoá thành phẩm từ
những ngƣời bán buôn rồi đem về bán lẻ cho khách hàng. Cách này giúp cho ngƣời
bán buôn hay nhà sản xuất tiêu thụ đƣợc hàng hóa nhanh chóng với số lƣợng lớn và
ngƣời tiêu dùng thuận tiện hơn khi cần mua các sản phẩm lẻ theo nhu cầu của mình.
Ví dụ:
1) Tại các cửa hàng bán lẻ tạp hoá ở chợ hay trong làng-xã, các cửa hàng nhỏ bán
các hàng hóa tiêu dùng hàng ngày nhƣ bánh kẹo, quần áo, xà phòng, dầu gội, kem
đánh răng. Chủ các cửa hàng này đã đảm nhiệm công đoạn lƣu thông, phân phối
hàng hóa thành phẩm từ ngƣời bán buôn đến ngƣời tiêu dùng bằng cách đi mua
hàng hoá từ những ngƣời bán buôn rồi đem về bán lại cho ngƣời tiêu dùng và
20


đƣợc hƣởng thù lao cho việc làm của mình bằng một phần giá trị khi hàng hóa
đƣợc bán lẻ đến ngƣời tiêu dùng với giá cao hơn giá mua buôn (mua số lƣợng
lớn).
2) Một ngƣời bán buôn mua hàng với số lƣợng lớn từ các nhà sản xuất (những ngƣời
làm ra sản phẩm) rồi bán lại cho những ngƣời bán lẻ.
Cả bán lẻ và bán buôn đều là kinh doanh thƣơng mại thuần túy. Việc mua hàng từ
những ngƣời này thuận tiện cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày của ngƣời tiêu dùng
(khách hàng).

Kinh doanh dịch vụ
Những ngƣời kinh doanh trong lĩnh vực này cung cấp một loại dịch vụ nào đó cho
khách hàng. Hàng hóa họ bán không phải là những sản phẩm hữu hình cụ thể nào mà
là sự phục vụ. Các ví dụ về kinh doanh dịch vụ: một hiệu sửa xe đạp, cửa hàng uốn
sấy tóc, cửa hiệu sửa xe máy, dịch vụ cho thuê bàn ghế, bát đĩa, trang điểm cô dâu,
xay xát lúa. Các dịch vụ giúp giải quyết các nhu cầu của mọi ngƣời (ngƣời tiêu dùng)
và làm cho cuộc sống tiện nghi hơn.
Sản xuất-chế biến hàng hóa
Những cơ sở làm nghề sản xuất hay chế biến là những cơ sở dùng các nguyên liệu
thô nhƣ da, vải, gỗ, kim loại để tạo ra các sản phẩm mới hoặc các sản phẩm khác với
loại nguyên vật liệu ban đầu. Những xƣởng mộc, nhà may, lò rèn, nấu rƣợu, cơ sở
chế biến lƣơng thực, các cơ sở làm hàng thủ công mỹ nghệ là các ví dụ về cơ sở sản
xuất hàng hóa. Những loại hình sản xuất hàng hóa này thuộc về sản xuất hàng hóa
phi nông nghiệp, để phân biệt với sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp.
Các nhà kinh doanh thƣơng mại mua buôn sản phẩm của các nhà sản xuất-chế biến
để bán lẻ trong các cửa hàng của họ. Ngoài ra ngƣời tiêu dùng cũng có thể đến mua
hàng trực tiếp từ nhà sản xuất.
Sản xuất nông lâm ngư nghiệp
Ngƣời ta cũng có thể sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm ngƣ nghiệp. Sản
xuất nông lâm ngƣ nghiệp chỉ đƣợc coi là kinh doanh khi các sản phẩm làm ra chủ
yếu để bán thu lợi nhuận chứ không phải để tự mình tiêu dùng. Sản phẩm của sản
xuất nông lâm ngƣ nghiệp là các hàng hóa phục vụ tiêu dùng nhƣ hoa, quả, thóc gạo,
tôm cá, sữa, thịt. Sản phẩm của ngành này còn là nguyên liệu thô phục vụ sản xuất
hàng hóa khác, ví dụ nhƣ trồng rừng cung cấp gỗ cho nghề mộc đóng bàn ghế,
giƣờng, tủ. Tất cả các ngành sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp tạo ra sản phẩm để bán
nhằm thu lợi nhuận đều là kinh doanh.
Kinh doanh tổng hợp
Có một số công việc kinh doanh mang tính tổng hợp. Một đơn vị có thể kết hợp nhiều
loại hình kinh doanh trong hoạt động của mình. Sự phân biệt loại hình kinh doanh rất
tƣơng đối, và phụ thuộc vào cách thức hoạt động của đơn vị. Khi một xƣởng xay xát

mua thóc xát đánh bóng rồi đem bán thì đó là kinh doanh sản xuất-chế biến thực
phẩm. Nhƣng khi đơn vị này nhận xay xát thóc cho cơ sở khác để lấy tiền công thì đó
là kinh doanh dịch vụ. Còn nếu khi đơn vị này đang có tiền nhàn rỗi, muốn tận dụng để
có thêm thu nhập bằng cách mua thóc gạo đem bán lấy tiền mà không qua chế biến
thì đó là kinh doanh thƣơng mại.
Trƣờng hợp khác, nếu một ngƣời nông dân trồng vải bán quả lấy tiền thì đó là kinh
doanh nông nghiệp, nhƣng nếu ngƣời đó tổ chức cho khách du lịch vào vƣờn chơi thu
tiền và phục vụ ăn trƣa cho họ thì đó là kinh doanh dịch vụ du lịch.

21


Tại sao nên kinh doanh?
Với đặc điểm của kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận, việc tổ chức một hay nhiều hoạt
động sinh kế nhƣ công việc kinh doanh giúp cho hộ gia đình tăng đƣợc nguồn thu của
mình. Nguồn thu từ nông nghiệp hiện tại thƣờng không cao và không ổn định nên hộ
gia đình có thể bắt tay vào một công việc kinh doanh nhƣ một sinh kế chính giúp tạo
nguồn thu nhập đảm bảo và ổn định hơn. Ngoài ra, hộ gia đình nên kinh doanh vì có
thể kết hợp gia tăng lợi ích của gia đình và của cộng đồng theo những cách sau:
1) Ở nông thôn ngƣời dân thƣờng ít đƣợc mua các sản phẩm có chất lƣợng tốt. Các
sản phẩm thiết yếu phi nông nghiệp có thể mua đƣợc ở các cửa hàng tạp hóa nhỏ
ở nông thôn, nhƣng chất lƣợng các sản phẩm này thƣờng không tốt. Muốn mua
đƣợc các sản phẩm tốt hơn thƣờng phải đi xa hơn lên chợ huyện hoặc thị xã, vừa
tốn kém vừa mất nhiều thời gian. Hộ gia đình kinh doanh có thể mở một quầy hàng
nhỏ và đơn giản bán lẻ các hàng hóa phi nông nghiệp này với nhiều mặt hàng hơn
và chất lƣợng tốt hơn để giúp ngƣời dân trong vùng tiết kiệm đƣợc thời gian và
tiền đi lại.
2) Hộ gia đình có thể mở một cửa hàng dịch vụ phục vụ ngƣời dân quanh vùng để
đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân và khắc phục tình trạng các cửa hiệu nhỏ không
phục vụ đƣợc nhiều ngƣời.

3) Hộ gia đình cũng có thể mở rộng những nghề liên quan đến nông nghiệp và các
sản phẩm nông lâm ngƣ của nhà mình nhƣ một công việc kinh doanh.
4) Việc bắt đầu một công việc kinh doanh từ đơn giản nhất có thể giúp thay đổi đời
sống của hộ gia đình theo hƣớng tốt hơn. Đồng thời cuộc sống của những ngƣời
dân trong vùng cũng có thể thay đổi khi họ đƣợc phục vụ chu đáo hơn bằng những
hàng hóa và dịch vụ tốt hơn.
Việc bắt đầu một công việc kinh doanh có thể đơn giản nhất là từ các nguồn lực sẵn
có phổ biến của hộ gia đình. Lợn gà đang nuôi, các sản phẩm trồng trọt (ngô, khoai,
sắn, rau cỏ trong vƣờn), các sản phẩm thu hái đƣợc, và các sản phẩm khác đều có
thể đƣợc đem bán một cách có tổ chức, mang lại thu nhập bằng tiền và có lợi nhuận.
Để tổ chức một việc sản xuất kinh doanh điều quan trọng nhất là tính toán đƣợc kết
quả của hoạt động đó, dự kiến đƣợc các chi phí đầu vào, doanh thu khi bán hàng, và
lợi nhuận thu đƣợc đảm bảo có lãi.
Thách thức khi kinh doanh
Cần lƣu ý rằng kinh doanh cũng có thể thua lỗ, đặc biệt là khi quy mô hoạt động kinh
doanh đƣợc mở rộng, vì những lý do nhƣ:
-

Các vƣớng mắc trong công tác quản lý – ngƣời kinh doanh không biết cách quản lý
tiền, ngƣời làm công, máy móc, hàng hóa, khách hàng.
Mất mát, trộm cắp – bị mất trộm tiền hoặc hàng hóa.
Thiếu kinh nghiệm – sản xuất một số ít hàng hóa rồi bán cho hàng xóm thì dễ,
nhƣng sẽ thách thức hơn trong tiêu thụ khi hàng hóa đƣợc sản xuất hàng loạt.
Khó khăn về tiếp thị - vắng khách vì hàng hóa chất lƣợng không cao, địa điểm
không thuận lợi, quảng cáo quá ít hoặc trƣng bày thiếu hấp dẫn.
Quản lý tiền và thu nợ kém – có nhiều khách hàng hay mua chịu và họ không sòng
phẳng lắm trong hoàn trả.
Chi phí quá cao – giá điện trong vùng rất cao, hay hộ gia đình phải đầu tƣ nhiều
cho cơ sở ban đầu.


22


×