Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

TÌNH HÌNH CHO VAY TRUNG DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC BA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.05 KB, 26 trang )

TÌNH HÌNH CHO VAY TRUNG DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG KHU VỰC BA ĐÌNH
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU
VỰC BA ĐÌNH.
1. Lịch sử hình thành.
Cùng hoà nhập với không khí đổi mới và phát triển của nền kinh tế đất
nước, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã không ngừng tiến bộ trở thành
một hệ thống Ngân hàng lớn mạnh ở Việt Nam với mạng lưới rộng khắp đất
nước. Để đạt được những thành tích này, Ngân hàng Công thương Việt Nam
đã phải trải qua nhiều bước thăng trầm, thành lập và hoạt động trên cơ sở vụ
tín dụng công nghiệp và vụ tín dụng thương nghiệp của Ngân hàng Nhà Nước.
Từ tháng 7/1988, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã chính thức trở thành
một tổ chức kinh doanh với chức năng tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân
hàng.thời gian đầu Ngân hàng Công thương Việt Nam thực hiện mô hình ba
cấp: Cấp trung ương, cấp tỉnh thành phố, cấp quận huyện. Đây quả là một mô
hình kồng kềnh, phức tạp. Theo mô hình đó Chi nhánh Ngân hàng Công thương
khu vực Ba Đình trực thuộc hạch toán chung, chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Ngân
hàng Công thương Hà Nội. Ngay từ khi ra đời, hoạt động của Ngân hàng Công
thương Ba Đình vẫn mang tính bao cấp hoạt động kinh doanh kém hiệu quả,
hệ số sử dụng vốn thấp, thua lỗ liên miên. Cụ thể năm 1992 tổng nguồn vốn
huy động bình quân là: 168 tỷ đồng, tổng dư nợ bình quân đạt 12%, hệ số sử
dụng vốn chỉ đạt 12% là quá thấp, Ngân hàng Công thương Ba Đình lỗ trầm
trọng, cả năm lỗ 46 tỷ đồng, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của cán bộ công
nhân viên.
Sau quyết định số 93/NHCT - TCCB của tổng giám đốc Ngân hàng Công
thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt nam đã đổi mới cơ chế quản lý
từ Ngân hàng ba cấp sang Ngân hàng hai cấp (Ngân hàng hội sở - các chi
nhánh trực thuộc). Lúc này Ngân hàng Công thương Ba Đình là một chi nhánh
trực thuộc của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Đồng thời với việc đổi mới
cơ chế quản lý là sự đổi mới của các chỉ tiêu quản lý và điều hành kinh doanh.
Trước kia Ngân hàng công thương Việt Nam quản lý và điều hành với chỉ tiêu:


Nguồn vốn huy động, dư nợ, doanh thu, chi phí... thì lúc này có thêm hệ thống
chỉ tiêu mới là: nộp vốn điều hoà, thu nghập, lợi nhuận hạch toán gắn với thu
nhập và kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh...
Với hệ thống chỉ tiêu mới này Ngân hàng Công thương Việt Nam đã trao
quyền tự chủ trong hạch toán kinh doanh cho các chi nhánh thông qua các quy
định, công văn, chỉ thị thống nhất trong toàn bộ hệ thống, tạo ra khung pháp lý
cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của các chi nhánh. Vấn đề này đặt cho Ngân
hàng Công thương Ba Đình trước những thử thách mới, làm thế nào để hoạt
động kinh doanh đúng với quy định do Ngân hàng Công thương đưa ra mà vẫn
có lãi. Trong điều kiện nền kinh tế còn đang trong giai đoạn đầu của sự phát
triển, đầu tư tín dụng chưa cao, nguốn vốn huy động lại lớn với cơ cấu chủ yếu
là tiền tiết kiệm với lãi suất cao. Song nhờ có định hướng đúng đắn với tinh
thần năng động sáng tạo Ngân hàng Công thương Ba Đình đã không ngừng
đổi mới, hoạt động kinh doanh, tổ chức đào tạo cán bộ, tận tình phục vụ khách
hàng nên đã vượt qua được những khó khăn ban đầu để đạt hiệu quả trong
kinh doanh. Tuy nằm trên địa bàn quận Ba Đình là quận tập trung chủ yếu các
đợn vị hành chính sự nghiệp, dân cư đông đúc, tình hình sản xuất kinh doanh
không được sầm uất như các quận khác trong thành phố. Địa bàn này tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác huy động tiền gửi tiết kiệm nhưng lai không thuận
lợi cho công tác cho vay của Ngân hàng, song với sự lỗ lực, sáng tạo trong kinh
doanh Ngân hàng Công thương Ba Đình đã tạo được chỗ đứng vững chắc cho
mình ttrong toàn hệ thống và đã được đánh giá là một trong những Chi nhánh
hàng đầu của Ngân hàng Công thương Việt Nam là đạt thành tích thi đua xuất
sắc của hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam năm 2000, 2001.
2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công thương Ba Đình.
Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình là Chi nhánh khá lớn
mạnh với số lượng cán bộ công nhân viên hơn 300 người, trong đó hơn 60% có
trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học. Về cơ cấu tổ chức: Ngoài một giám
đốc và 4 phó giám đốc Ngân hàng còn có 8 phòng chức năng
Phòng kinh doanh đối nội: Gồm có tổ cho vay quốc doanh, tổ cho vay

ngoài quốc doanh và các tổ cho vay tại các phường hoạt động chủ yếu của
phòng này là cho vay, tiến hành các hoạt động tiếp thị, tổng hợp thông tin và
báo cáo
Phòng kinh doanh đối ngoại: Thực hiện nhiệm vụ thanh toán quốc tế
bằng các hình thức như: Mở L/C, thông báo L/C, nhờ thu, lập bộ chứng từ với
những đơi vị suất nhập khẩu, kinh doanh thu đổi ngoại tệ trên cơ sở tỷ giá
chính thức của Ngân hàng Nhà Nước công bố và biên độ cho phép và cung cấp
các dịch vụ khác như: Chi trả kiều hối, thanh toán thẻ tín dụng...
Phòng kế toán tài chính: Làm nhiệm vụ kế toán Ngân hàng, hạch toán
tiền gửi, tiền vay, thanh toán chuyển tiền, chuyển khoản giữa các Ngân hàng
trong cùng và khác hệ thống, quản lý tài khoản của khác hàng.
Phòng ngân quỹ: Có chức năng chủ yếu là thu chi tiền mặt, ngân phiếu
đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho Ngân hàng, đảm bảo an toàn kho qũy.
Phòng nguồn vốn: Có nhiệm vụ chủ yếu là nhận tiền gửi tiết kiệm không
kỳ hạn, có kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu theo chỉ định của Ngân hàng
Công thương Việt Nam, chịu trách nhiệm về công tác huy động vốn của Ngân
hàng.
Phòng kiểm soát: Có chức năng kiểm tra, giám soát toàn bộ nghiệp vụ và
hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong việc thực thi các quy định, quy chế
của Nhà Nước, của Ngân hàng cấp trên.
Phòng hành chính tổ chức: Có nhiệm vụ bố ttris sắp xếp nhân lực, tiếp
nhận và tổ chức đào tạo cán bộ cho Ngân hàng.
Phòng giao dịch: Được thành lập với mục đích mở rông hoạt động kinh
doanh của Chi nhánh trên trên địa bàn, thực hiện hoạt động tín dụng, thu chi
tiền mặt.
Ngoài trụ sở chính ở 126 Đội Cấn Ngân hàng còn bố trí 9 quỹ tiết kiệm và
một số địa điểm cho vay kinh tế ngoài quốc doanh tại các phường trên địa bàn
quận nhằm đáp ứng nhu cấu huy động vốn và cho vay các cá nhân, tổ chức
kinh tế trên địa bàn quận Ba đình cũng như ở mọt số quận khác.
3.Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công

thương khu vực Ba Đình.
a. Tình hình huy động vốn.
Với chủ trương coi trọng hàng đầu nguồn vốn trong nước và tích cực huy
động nguồn vốn nhàn dỗi trong dân cư, chủ động thay đổi cơ cấu nguồn vốn
phù hợp với yêu cầu đa dạng hoá trong kinh doanh. Ngân hàng Công thương
Ba Đình đã dùng nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn trong dân cư và trong
các tổ chức kinh tế. Trong những năm qua Chi nhánh Ngân hàng Công thương
khu vực Ba Đình đã đẩy mạnh công tác huy động vốn, đạt mức tăng trưởng
nguồn vốn khá cao, tạo điều kiện mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh cho các
doanh nghiệp.
Qua bảng biểu 1 “Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Ba
Đình” ta thầy nhìn chung nguồn vốn huy động Chi nhánh tăng đều qua các
năm 1999, 2000, 2001. Cụ thể như sau: Năm 2000 tổng nguồn vốn huy động
(tính đến ngày 31/12/1999) tăng 206303 triệu đồng và đạt 123.7 % so với
năm 1999. Năm 2001 tăng 185787 triệu đồng đạt 118.2% so với năm 2000.
Với số dư tổng nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/2001 đạt: 1271 262 triệu
đồng đây là con số tương đối cao trong hệ thống Ngân hàng Công thương.
Thực hiện quyết định 381 của Ngân hàng Nhà Nước về việc thực hiện trần
lãi suất cho vay và khống chế mức chênh lệch lãi suất giữa huy động tiền gửi
và cho vay. Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình đẫ thực hiện
một số giải pháp nhằm ổn định và tăng trưởng hợp lý nguồn vốn huy động,
tăng tối đa hệ số sử dụng vốn, đảm bảo khả năng thanh toán nhằm đạt được
hiệu quả kinh doanh cao nhất. Để có được kết quả huy động vốn, Chi nhánh
Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình đã liên tục thực hiện chiến lược huy
động vốn với nhều hình thức đa dạng và hấp dẫn như thực hiện chính sách
khách hàng linh hoạt, nâng cao chất lượng thanh toán và dịch vụ Ngân hàng,
mở rộng mạnh lưới giao dịch tăng cường mối quan hệ với khách hành. Cụ thể
như sau:
Về nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Trong thời gian qua Chi nhánh
đã không ngừng tăng cường công tác tiếp thị, thực hiện tốt chiến lược khách

hàng để thu hút và giữ vững các doanh nghiệp có số lượng tiền gửi lớn nhằm
không ngừng tăng cường nguồn tiền này cả VND và ngoại tệ bảo đảm nguồn
này tăng đều qua các năm.
So với năm 1999 tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 2000 tăng 37842
triệu đồng với tốc độ tăng 9%. Riêng năm 2001 nguồn này có bị giảm 5537
triệu đồng với tỷ lệ 1.2%. Nguyên nhân chính là do: Sau khi có nghị định về
quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà Nước bắt buộc các đơn vị kinh tế có tài
khoản tiền gửi bằng ngoại tệ thì chỉ được duy trì tài khoản này tại một Ngân
hàng, dẫn đến việc các tổ chức kinh tế có tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ tại
Chi nhánh chuyển hết về tài khoản của mình ở Ngân hàng Ngoại thương, nên
khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Công thương Ba Đình bị
giảm sút.
Xét về tỷ trọng thì năm 1999 tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm 48.5%,
năm 2000 chiếm 42,7% và năm 2001 chiếm 35.7% trong tổng nguồn huy động
được của Chi nhánh. Nhìn chung tỷ trọng này có xu hướng giảm dần trong
mấy năm gần đây nhưng xét về tốc độ thì vẫn tăng đều (trừ năm 2001 do có
quy định về quản lý ngoại hối ).
Tuy nhiên nếu so sánh với các nguồn khác thì nguồn tiền gửi của các tổ chức
kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Đây cũng là một thành công trong hoạt động
của Ngân hàng bởi lãi suất trả cho các khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế
thường nhỏ hơn lãi suất trả cho các khoản tiền gửi dân cư: Ví dụ như theo quy
định 160 QĐ/NHCT3 của Ngân hàng Công thương quy định về mức lãi suất
huy động bằng USD trong hệ thống Ngân hàng Công thương quy định với tiền
gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, thì mức lãi suất tối đa là 1.5% / năm
còn đối với khoản tiền gửi của dân cư là 3% / năm. Vì vậy nếu huy động càng
nhiều tiền gửi của các tổ chức kinh tế thì lãi suất đầu vào của Ngân hàng càng
nhỏ tạo điều kiện cho các hoạt động cho vay và đầu tư của Ngân hàng được
phát triển.
Về nguồn tiền gửi tiết kiệm: Đây là nguồn quan trọng nhất trong các
nguồn của Ngân hàng và thường chiếm tỷ trọng cao nhất cụ thể tại Chi nhánh

Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình như sau:
Năm 1999 nguồn tiền tiết kiệm là: 411011 triệu đồng chiếm: 47% tổng
nguồn, năm 2000 nguồn này là: 569781 triệu đồng chiếm tỷ trọng 53% trong
tổng nguồn, về doanh số huy động tăng 38.6% so với năm 1999, năm 2001
nguồn này là 744270 triệu đồng chiếm 58.5% trong tổng nguồn và tăng 30.6%
so với năm 2000.
Nguồn tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn, tuy
nhiên chủ yếu là ngắn hạn: 3tháng, 6 tháng, 9tháng, không có kỳ hạn lớn hơn
hoặc bằng 12 tháng đây cũng là một nhân tố dẫn đến việc Ngân hàng phải lãi
ít hơn giúp Ngân hàng mở rộng tín dụng nhờ vào nguồn vốn có chi phí thấp
này nhưng nếu mở rông tín dụng trung và dài hạn là không đảm bảo.
Ngoài hai hình thức huy động trên, Ngân hàng còn huy động thông qua
việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Tuy nhiên nguồn này chiếm tỷ trọng không
đáng kể khoảng từ 4 - 5 % trong tổng nguồn. Và việc phát hành còn tuỳ thuộc
vào Ngân hàng Công thươngViêt Nam. Ngoài ra Chi nhánh Ngân hàng Công
thương khu vực Ba Đình còn khai thác nguồn vốn tài trợ uỷ thác của nước
ngoài để phục vụ kinh tế trong nước. Điển hình là nguồn vốn EC, nguồn vốn
Việt Đức, chương trình Tín dụng Đài Loan.
Trên đây là những kết quả về huy động vốn nói chung. Song vì đề tài
nghiên cứu về cho vay trung và dài hạn nên ta cần phải nghiên cứu về tình
hình huy động vốn trung và dài hạn của Chi nhánh . Hoạt động huy động vốn
trung và dài hạn trong những năm qua tuy có tăng nhưng thường tỷ trọng rất
thấp, có thể nói đây là một bất lợi lớn cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh
vì lượng vốn huy động trung và dài hạn quá nhỏ so với lượng vốn cho vay
trung và dài hạn ( chiếm khoảng 17% trong năm 2000). Hơn nữa Ngân hàng
chỉ huy động vốn trung và dài hạn khi có nhu cầu cho vay trung và dài hạn.
Ngân hàng có thể tăng lượng vốn trung và dài hạn nếu cần thiết bằng cách
phát hành các kỳ phiếu dài hạn nhưng thông thường bằng các này Ngân hàng
phải trả một lãi suất cao hơn cho nên rất ít khi Ngân hàng phát hành trái
phiếu có kỳ hạn dài.

Cân đối của tổng nguồn so với sử dụng cho vay tại cơ sở, ở Ngân hàng
Công thương Ba Đình thường thuộc loại thừa vốn cho nên có khả năng tham
gia vào hoạt động điều hoà và cân đối vốn trong toàn hệ thống Ngân hàng
Công thương.
b.Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương
khu vực Ba Đình.
Đối với mỗi Ngân hàng huy động được mà không biết sử dụng vốn một
cách có hiệu quả, không biết làm cho đồng vốn sinh lời trong khi vẫn phải trả
lãi suất huy động sẽ dẫn đến phá sản trong kinh doanh Ngân hàng. Trong thời
gian qua Ngân hàng Công thương Ba Đình đã coi hoạt động tín dụng là trọng
tâm tạo ra khoản thu nhập chính cho Ngân hàng. Cho đến nay Ngân hàng đã
không ngừng mở rộng các hình thức tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả tín
dụng của mình, đáp ứng nhu cầu vay vốn của nhiều thành phần kinh tế, gắn
được với chính sách phát triển kinh tế của đảng và Nhà Nước đề ra.
Hình thức sử dụng vốn của Ngân hàng Công thương Ba Đình khá phong
phú và đa dạng bao gồm: Cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn, tín dụng
thuê mua và liên doanh , cho vay tài trợ uỷ thác... Để nâng cao hiệu quả tín
dụng, Ngân hàng đã không ngừng tăng cường trách nhiệm khi phát tiền vay
để thu hồi đúng thời hạn, hạn chế nợ quá hạn...
Thông qua biểu bảng 2 “ Tình hình sử dụng vốn tại Chi nhánh Ngân hàng
Công thương khu vực Ba Đình” Ta thấy qua các năm 1999, 2000, 2001 các
khoản cho vay, đầu tư đều có chiều hướng tốt, nâng dần hệ số sử dụng vốn. Với
mục tiêu đa dạng hoá, an toàn, hiệu quả Chi nhánh luôn đáp ứng đầy đủ kịp
thời nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế, cho
vay sản suất hàng suất khẩu, tăng cường cho vay trung và dài hạn theo các dự
án.
Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh đã không ngừng tăng qua các năm,
nâng dần được hệ số sử dụng vốn lên. Năm 1999 tổng vốn sử dụng 506112
triệu đồng đạt hệ số sử dụng vốn: 58.2%, năm 2000 đạt 573179 triệu đồng
tăng 13% so với năm 1999 và đạt hệ số sử dụng vốn 53.2%, năm 2001 tổng

vốn sử dụng là: 568367 triệu đồng và bằng 99.16% so với năm 2000 với hệ số
sử dụng vốn 44.7%. Nếu tính riêng số dư vào ngày 31/12/2001 thì lượng vốn
sử dụng là giảm so với năm 2000. Nhưng nếu xét trên tổng số dư bình quân cả
năm 2001 so với năm 2000 thì vẫn tăng 18.5%. Điều đó chứng tỏ tình hình sử
dụng vốn trong năm 2001 của Chi nhánh là tương đối tốt. Cơ cấu tín dụng
từng bước được điều chỉnh phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Hà
Nội và chính sách tiền tệ quốc gia. Có được kết quả như vậy là do Ngân hàng
đã áp dụng cơ chế cho vay linh hoạt, đầu tư khách hàng đúng hướng cụ thể
như:
Ngân hàng đã lựa chọn những khách hàng sản xuất kinh doanh có uy tín,
có khả năng tài chính vững mạnh, lựa chọn những ngành, những mặt hàng
mũi nhọn, các công trình trọng điểm của Nhà Nước.
Ngân hàng ưu tiên đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất
khẩu.
Mở rộng địa bàn hoạt động không chỉ trong quận Ba Đình mà còn tới các
khách hàng ở các vùng khác.
Ngân hàng bám sát các doanh nghiệp vừa và nhỏ xem xét, đầu tư vốn
hợp lý giúp doanh nghiệp từng bước ổn định sản xuất kinh doanh.
Quan tâm đầu tư tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh...
Nếu xem xét tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công
thương khu vực Ba Đình theo kỳ hạn tín dụng thì nhìn chung cả dư nợ ngắn
hạn, trung và dài hạn đều tăng. Dư nợ ngắn hạn trong năm 1999 là: 408923
triệu đồng, năm 2000 đạt: 455634 triệu đồng, tăng 46711 triệu đồng và bằng
111,4% so với năm 1999. Tuy nhiên sang năm 2001 do sự giảm sút của khoản
cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ và khoản cho vay ngắn hạn bằng VND có xu
hướng chững lại cho nên đến 31/12/2001 số dư nợ cho vay ngắn hạn chỉ đạt:
443144 triệu đồng và bằng 97.3% so với 1999. Đầu tư trung và dài hạn cũng
có kết quả khá khả quan, năm 1999 dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt: 80657
triệu đồng, năm 2000 đạt: 108591 triệu đồng, tăng 8227 triệu đồng và bằng
108.2% so với năm 2000. Như vậy cơ cấu tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng

Công thương khu vực Ba Đình đã từng bước được điều chỉnh phù hợp với
chiến lược phát triển kinh tế của đất nước vì mục tiêu công nghiệp hoá - hiện
đại hoá đất nước. Chi nhánh đã chủ động khai thác, bổ xung nguồn vốn trung
và dài hạn bằng VND và ngoại tệ với lãi suất hợp lý để đáp ứng yêu cầu phát
triển theo chiều sâu giúp các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất kinh
doanh.
Cơ cấu tín dụng trung và dài hạn đã từng bước được chuyển đổi theo
chiều hướng tíc cực. Trong năm 1999 tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn trên tổng dư
nợ đạt 16.5%, năm 2000 đạt 18.1%và năm 2001 đạt 19.68%. Tuy nhiên nếu
xem xét trên góc độ nhu cầu vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế thì tỷ lệ này
còn hạn chế, yêu cầu đặt ra cho Chi nhánh phải đạt từ 30 -35 % dư nợ trung và
dài hạn trên tổng dư nợ vào những năm tới, để đạt được con số này thì Chi
nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình phải không ngừng nghiên
cứu và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng dần tỷ trọng cho vay trung và
dài hạn.
Phân loại tín dụng theo đồng tiền ta thấy đầu tư tín dụng bằng ngoại tệ
không ngừng giảm qua các năm. Năm 1999 đầu tư tín dụng bằng ngoại tệ quy
VND là: 120219 triệu đồng. Năm 2000 đạt: 105081 triệu đồng và chỉ bằng
80.6% so với năm 1999. Năm 2001 đầu tư tín dụng bằng ngoại tệ quy VND đạt
84421 triệu đồng và chỉ bằng 80.3% so với năm 2000. Nguyên nhân dẫn đến
tình trạng này là do tình hình phát triển kinh tế đất nước và bị ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ các nước Đông Nam Á : Tỷ giá USD/VND
liên tục tăng trong suốt các tháng cuối năm 2000 và đầu năm 2001 dẫn đến sự
giảm sút của khoản dư nợ bằng ngoại tệ do các đơn vị đi vay phải chịu những
rủi ro ngoại hối.
Một tồn tại nữa cần xem xét trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh là
trong những năm qua mặc dù dư nợ tín dụng không ngừng tăng nhưng cơ cấu
tín dụng theo thành phần kinh tế lại đáng phải xem xét. Qua số liệu về dư nợ
tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình ta thấy tỷ lệ
cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh ngày càng giảm sút. Năm 1999 tỷ lệ

này đạt 6.2% trên tổng dư nợ, đến năm 2000 chỉ đạt 3.3% trên tổng dư nợ và
năm 2001 đạt 2.6% trên tổng dư nợ. Có lẽ đây là xu thế chung của các Ngân
hàng Thương Mại nói chung, do cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh có
độ rủi ro khá cao nên chủ trương của Ngân hàng là chủ động cho vay khu vực
kinh tế quốc doanh là chủ yếu, hạn chế và hầu như không cho vay với khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh “Theo biểu 3: Tình hình sử dụng vốn phân theo thành
phần kinh tế tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”.
Biểu 3: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI
NHCT BA ĐÌNH
Chỉ tiêu
31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001
2000
so với
1999
(%)
2001
so với
2000
(%)
Số
tuyệt
đối
(tr đ)
%
Số
tuyệt
đối
(tr đ)
%
Số

tuyệt
đối
(tr đ)
%
Tổng dư nợ 48958
0
100 55599
8
100 55173
5
100 113.5 99.2
Dư nợ NH 40892
3
83.5 45563
4
81.9 44314
4
80.3 111.4 97.2
+QD 39423
0
80.5 45050
2
81.0 43797
3
79.4 114.2 97.2
+NQD 14693 3.0 5132 0.9 5171 0.9 35.0 100.7
Dư nợ TDH 80657 16.5 10036
4
18.1 10859
1

19.7 124.4 108.1
+QD 64805 13.2 87557 15.7 99346 18.0 135.1 113.5
+NQD 15852 3.3 12807 2.4 9245 1.7 80.8 78.2
Chú thích:
( QD : kinh tế quốc doanh
NQD: kinh tế ngoài quốc doanh)
Ngoài các hoạt động tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực
Ba Đình còn thực hiện nhiều hoạt động đầu tư khác như: Tín dụng thuê mua
và liên doanh, cho vay tài trợ uỷ thác của các tổ chức tín dụng nước ngoài như:
Ngân hàng tái thiết và phát triển Đức.. . Đã được Ngân hàng Công thương Ba

×