Những vấn đề lý luận về hoạt động tài trợ cho thuê tại các công ty cho thuê tài chính
1. Tổng quan về hoạt động cho thuê tài chính
1.1. lịch sử ra đời của hoạt động cho thuê
Theo các văn tự cổ, cho thuê (leasing) ra đời rất sớm. Khoảng 2800 năm
trước Công nguyên ở Sumerians
1
của người UR đó cú hoạt động cho thuê về
dụng cụ nông nghiệp và công cụ cầm tay. Cho thuê đất nông nghiệp đó xuất
hiện trong nền văn minh Babylonia khoảng 1800 năm trước Công nguyên và ở
Hy Lạp 370 năm trước Công nguyên. Sau đó tài sản cho thuê được mở rộng
sang nhiều loại khác như: các thiết bị, máy móc, tàu thuyền và súc vật (bũ kộo,
bũ sữa). Đến thế kỉ 19, hoạt động cho thuê tài sản đó cú sự gia tăng đáng kể về
số lượng và chủng loại thiết bị, đó phỏt triển cỏc loại tài sản cho thuê có giá trị
lớn như toa xe, đầu máy tầu hoả, đường ray ở Anh năm 1894 và ở Hoa Kỳ cuối
thế kỉ 19.
Hoạt động cho thuê đó trải qua hàng nghỡn năm, nhưng mói đến giữa thế
kỉ 20 mới trở thành ngành kinh doanh thực sự. Công ty chuyên hoạt động cho
thuê đầu tiên được thành lập tại Hoa Kỳ vào tháng 5/1952 đó là công ty cho
thuê Hoa Kỳ (United States Leasing Corporation). Năm 1960, Công ty cho thuê
tài chính Mercantile (đơn vị trực thuộc của tổ chức tín dụng Mercantile) ra đời.
Từ đó hoạt động cho thuờ phỏt triển rộng rói ở Mỹ và Chõu Âu.
Ở Châu Á, Nhật là quốc gia có ngành kinh doanh cho thuê ra đời sớm nhất.
Công ty cho thuê đầu tiên của Nhật được thành lập vào năm 1963, đó là công ty
cho thuê Orient (Orient Leasing Corporation). Ở Nhật hoạt động của các công
ty cho thuê được sự hỗ trợ tích cực của các ngân hàng thương mại, các công ty
thương mại tổng hợp và các hóng sản xuất, vỡ vậy ngành cho thuờ ở Nhật phỏt
triển khỏ nhanh. Năm 1970, tổng giá trị hợp đồng cho thuê của 31 công ty cho
thuê lớn nhất là 726 triệu USD, năm 1981 là 7.500 triệu USD, tăng hơn 10 lần
so với năm 1970.
Đầu những năm 70, hoạt động cho thuê tài chính cũng bắt đầu xuất hiện ở
Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia; đến cuối những năm 70 đầu 80 hoạt động cho
thuê tài chính đó phỏt triển hầu hết ở các nước Châu Á.
So với các nước Châu Á, ngành công nghiệp cho thuê thâm nhập vào Việt
Nam có phần muộn hơn. Ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực này là Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam, năm 1994 Ngân hàng này đó thành lập cụng ty cho
thuờ và đầu tư để thực hiện hoạt động cho thuê tài chính. Tuy nhiên, đến ngày
27 tháng 5 năm 1995 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới ban hành
thể lệ tín dụng thuê mua (Quyết định 149/QĐ - NH5) và ngày 9/10/1995, Chính
phủ đó ban hành Nghị định 64/CP về "Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt
1 Là một thành phố phía nam của thành phố Mesopotania cổ - gần vịnh Ba Tư, là một phần của Iraq
ngày nay - được xác định là một trong những nền văn minh phát triển sớm nhất thế giới. Oxford
Advanced Learner's Dictionary, Oxford University Press, 1992, page 912.
động của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam". Các văn bản pháp lý trờn đó
tạo điều kiện cho các công ty cho thuê tài chính, bao gồm các công ty cho thuê
trực thuộc các ngân hàng thương mại, công ty cho thuê liên doanh và công ty
cho thuê 100% vốn nước ngoài ra đời và hoạt động.
Theo Luật các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997 của Việt
Nam, kinh doanh dịch vụ cho thuê tài chính là chức năng của các công ty cho
thuê tài chính, đây là một định chế tài chính phi ngân hàng. Định chế này được
huy động tiền gửi có kỳ hạn (không được huy động tiền gửi thanh toán) và thực
hiện cho thuê tài sản đối với các tổ chức và cá nhân.
1.2. khái niệm cho thuê tài chính
1.2.1. định nghĩa cho thuê tài chính
Cho thuê là một giao dịch hợp đồng giữa hai chủ thể: bên chủ sở hữu tài
sản (bên cho thuê) và bên sử dụng tài sản (bên đi thuê), trong đó bên cho thuê
chuyển giao tài sản cho bên đi thuê sử dụng trong một thời gian nhất định và
bên sử dụng tài sản phải thanh toán tiền thuê cho bên chủ sở hữu tài sản.
Cho thuê có hai loại chính sau: cho thuê vận hành (operating leases) và
cho thuê tài chính (financial leases).
Cho thuê vận hành là loại cho thuê ngắn hạn so với toàn bộ đời sống hữu
ích của tài sản và bên đi thuê có thể huỷ bỏ hợp đồng và bên cho thuê có trách
nhiệm bảo trỡ, đóng bảo hiểm và thuế tài sản.
Xuất phát từ các đặc điểm trên dẫn đến tổng chi phí tiền thuê của một hợp
đồng nhỏ hơn nhiều so với giá trị của tài sản. Thông thường khi kết thúc hợp
đồng bên cho thuê có thể gia hạn hợp đồng, ký hợp đồng mới hoặc tỡm một
khỏch hàng cho thuờ khỏc.
Cho thuê tài chính là loại cho thuê trung và dài hạn, bên thuê không được
huỷ bỏ hợp đồng. Bên đi thuê chịu trách nhiệm bảo trỡ, đóng bảo hiểm và thuế
tài sản. Phần lớn các hợp đồng cho thuê tài chính, bên đi thuê được quyền gia
hạn hợp đồng hoặc được quyền mua đứt tài sản sau khi thời hạn hợp đồng kết
thúc. Thực chất cho thuê tài chính là một hỡnh thức tài trợ vốn, trong đó theo
yêu cầu sử dụng của bên đi thuê, bên cho thuê tiến hành mua tài sản và chuyển
giao cho bên đi thuê sử dụng.
Theo Điều 1 - Chương I - Nghị định số 16/2001/NĐ-CP của Chính phủ,
ngày 02/05/2001, cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông
qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản
khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê và bên thuê. Bên cho thuê
cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác
theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê.
Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đó
được hai bên thoả thuận.
Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản
thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đó thoả thuận trong hợp đồng cho thuê
tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định trong hợp đồng cho thuê tài
chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp
đồng
1.2.2. phân biệt cho thuê tài chính và cho thuê vận hành
Thông thường cho thuê tài chính và cho thuê vận hành có các điểm khác
nhau cơ bản sau:
Bảng 1: Sự khác nhau giữa cho thuê tài chính và vận hành
Các tiêu thức Cho thuê tài chính Cho thuê vận hành
Thời hạn cho thuê của
một hợp đồng
Trung và dài hạn Ngắn hạn
Quyền huỷ ngang
Hợp đồng
Không được phép huỷ
bỏ hợp đồng
Có thể được phép huỷ
bỏ hợp đồng
Trỏch nhiệm bảo trỡ,
đóng bảo hiểm và thuế
tài sản
Bên đi thuê Bên cho thuê
Mức thu hồi vốn của
một hợp đồng thuê
Tổng số tiền thuê gần
bằng hoặc lớn hơn giá
trị tài sản
Tổng số tiền thuê của
một hợp đồng nhỏ hơn
nhiều so với giá trị tài
sản
Chuyển quyền sở hữu
hoặc bán tài sản
Trong hợp đồng thuê
thường có điều khoản
thoả thuận chuyển
quyền sở hữu hoặc bán
hoặc cho thuê tiếp
Không có thoả thuận
chuyển quyền sở hữu
hoặc bán lại tài sản cho
bên đi thuê
Trách nhiệm rủi ro liên
quan đến tài sản
Bên đi thuê chịu phần
lớn các rủi ro, kể cả rủi
ro không phải do mỡnh
gõy ra
Bên đi thuê chịu phần
lớn các rủi ro, chỉ trừ
rủi ro do lỗi của bên đi
thuê gây ra
Những điểm khác biệt trên đây thực chất là khác biệt mang tính phổ biến
của hai loại cho thuê nói trên. Tuy nhiên, trong đời sống thực tế người ta có thể
vận dụng hết sức linh hoạt, vỡ vậy nhiều lỳc ranh giới giữa hai loại cho thuờ
này cũng khụng rừ ràng. Xuất phỏt từ tỡnh hỡnh thực tế núi trờn mà cỏc cơ
quan quản lý Nhà nước thường ban hành các tiêu chuẩn để làm cơ sở phân biệt
giữa giao dịch cho thuê vận hành và cho thuê tài chính. Hiện nay phần lớn các
nước đó đưa ra các tiêu chuẩn dựa trên các tiêu chuẩn do Ủy ban Tiêu chuẩn kế
toán quốc tế (IASC) đó quy định để xác định một hợp đồng giao dịch được gọi
là hợp đồng cho thuê vận hành hay hợp đồng cho thuê tài chính. Theo quy định
của IASC, bất cứ một giao dịch cho thuê nào thoả món ớt nhất một trong bốn
tiờu chuẩn sau đây đều được coi là cho thuê tài chính:
1. Quyền sở hữu tài sản được chuyển giao khi chấm dứt thời hạn hợp đồng.
2. Hợp đồng có quy định quyền chọn mua.
3. Thời hạn hợp đồng bằng phần lớn thời gian hoạt động của tài sản.
4. Hiện giá của các khoản tiền thuê lớn hơn hoặc gần bằng giá trị tài sản.
1.3. các loại hình cho thuê tài chính
Hiện nay, cho thuê tài chính đó trở thành một trong những phương thức tài
trợ chủ yếu cho các doanh nghiệp, không chỉ ở các nước phát triển, mà cả các
nước đang phát triển. Về cơ bản, việc áp dụng các phương thức tài trợ này
không có khác biệt lớn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, vỡ
cỏc lý do sau:
- Quan hệ cho thuê không chỉ bó hẹp trong phạm vi một nước, mà nó đó trở
thành một mối liờn hệ quốc tế, như Trung Quốc đến năm 1980 đó thuờ 50 chiếc
mỏy bay từ cỏc cụng ty cho thuờ nước ngoài. Tương tự phần lớn các máy bay
đang sử dụng của Hóng hàng khụng quốc gia Việt Nam là thuờ của cỏc tổ chức
nước ngoài, trong đó có một phần là thuê theo hợp đồng cho thuê tài chính.
- Các công ty cho thuê tài chính, các ngân hàng lớn của các nước phát triển
đó thõm nhập vào cỏc nước đang phát triển dưới hỡnh thức mở chi nhỏnh cụng
ty cho thuờ tài chính nước ngoài hoặc liên doanh với các tổ chức tài chính sở
tại. Chính yếu tố này đó làm cho việc ứng dụng phương thức tài trợ này nhanh
hơn và mang tính phổ biến hơn. Ở Singapore, ba công ty cho thuê hàng đầu của
Nhật đều có mặt, đó là: Công ty cho thuê Orient, Công ty cho thuê Nippon và
Công ty cho thuê Tokyo; ở Trung Quốc có 25 công ty cho thuê liên doanh với
nước ngoài.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số khác biệt trong hoạt động cho thuê
giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển. Sự khác biệt này xuất hiện
từ điều kiện kinh tế và môi trường kinh doanh. Ở các nước phát triển việc áp
dụng các phương thức tài trợ này mang tính phổ biến hơn, cách thức vận dụng
linh hoạt hơn; mặt khác các công ty cho thuê tài chính không chỉ thực hiện
nghiệp vụ cho thuờ tài chớnh, mà cũn thực hiện nghiệp vụ cho thuờ vận hành,
vỡ ở cỏc nước này thị trường hàng hoá cũ hoạt động tốt hơn.
Một số loại hỡnh cho thuờ tài chớnh đang áp dụng phổ biến ở các nước
phát triển, cũng như các nước đang phát triển như sau:
1.3.1. các loại hình cho thuê tài chính cơ bản
1.3.1.1- Cho thuê tài chính hai bên
Theo phương thức này, trước khi thực hiện nhiệm vụ cho thuê, tài sản
cho thuê đó thuộc quyền sở hữu của bờn cho thuờ bằng cách mua tài sản hoặc
tự xây dựng.
Phương thức tài trợ này thường do các công ty kinh doanh bất động sản
và các công ty sản xuất máy móc thiết bị thực hiện, như các nhà đầu tư xây
dựng cao ốc văn phũng, cỏc chung cư, sau đó ký các hợp đồng cho thuê với
khách hàng. Các tổ chức tài chính rất ít áp dụng phương thức tài trợ này.
Phương thức tài trợ cho thuê tài chính có sự tham gia của hai bên được
thực hiện như sau:
Hỡnh 1: Mụ hỡnh tài trợ cho thuê hai bên
Chuyển giao quyền sử dụng (2a)
Ký hợp đồng thuê (1)
Giao tài sản (2b)
Thanh toán tiền thuê (3)
1. Bên cho thuê và bên đi thuê ký hợp đồng cho thuê
2a. Bên cho thuê lập thủ tục chuyển giao quyền sử dụng cho bên đi thuê
2b. Bên cho thuê giao tài sản cho bên đi thuê
3. Theo định kỳ bên đi thuê thanh toán tiền thuê cho bên cho thuê
1.3.1.2- Cho thuê tài chính ba bên
Theo phương thức này, bên cho thuê chỉ thực hiện việc mua tài sản theo
yêu cầu của bên đi thuê và đó được hai bên thoả thuận theo hợp đồng thuê. Quy
trỡnh tài trợ cú sự tham gia của ba bờn, bao gồm: Bờn cho thuờ, bờn đi thuê và
bên cung cấp. Phương thức tài trợ có sự tham gia của ba bên cũn được gọi là
phương thức cho thuê tài chính thuần (net leases).
Hỡnh 2: Mụ hỡnh tài trợ cho thuờ ba bờn
2c 2a 1 1a 2d 3
2b
Bên đi thuêBên cho thuê
Bên cho thuê
(leasor)
Bên cung cấp
(supplier)
Bên đi thuê
( leasee)
1a. Bên cho thuê và bên đi thuê ký hợp đồng thuê tài sản
1b. Bờn cho thuờ và bờn cung cấp ký hợp đồng mua tài sản
2a. Bên cung cấp lập thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho bên cho thuê
2b. Bên cung cấp lập thủ tục chuyển giao tài sản cho bên đi thuê
2c. Bên cho thuê thanh toán tiền mua tài sản
2d. Bên cho thuê lập thủ tục chuyển giao quyền sử dụng cho bên đi thuê
3. Theo định kỳ bên đi thuê thanh toán tiền thuê cho bên cho thuê
Đây là phương thức cho thuê áp dụng phổ biến nhất vỡ:
- Bên cho thuê không phải mua tài sản trước và như vậy, sẽ làm cho
vũng quay của vốn nhanh hơn vỡ khụng phải dự trữ tồn kho.
- Việc chuyển giao tài sản được thực hiện trực tiếp giữa bên cung cấp
và bên đi thuê và giữa họ cũng chịu trách nhiệm trực tiếp về tỡnh trạng hoạt
động của tài sản cũng như việc thực hiện bảo hành và bảo dưỡng tài sản. Như
vậy, bên cho thuê trút bỏ gánh nặng về tỡnh trạng hoạt động của tài sản.
- Bên cho thuê không trực tiếp nhận tài sản rồi sau đó chuyển giao cho
bên đi thuê sẽ hạn chế được rủi ro liên quan đến việc từ chối nhận hàng của bên
đi thuê do những sai sót về mặt kỹ thuật.
Xuất phát từ các ưu điểm trên đây mà các ngân hàng và các tổ chức tài
chính đó ỏp dụng chủ yếu phương thức này để tài trợ cho các doanh nghiệp đặc
biệt đối với cho thuê thiết bị. Trên thế giới 80% hợp đồng cho thuê áp dụng theo
phương thức này.
1.3.2. các loại cho thuê tài chính đặc biệt
1.3.2.1- Tái cho thuê (lease-back)
Tỏi cho thuờ hay cũn gọi là bán và thuê lại (sale and leases back) là một
dạng đặc biệt của phương thức cho thuê có sự tham gia của hai bên. Trong hoạt
động kinh doanh có nhiều doanh nghiệp vốn lưu động để khai thác tài sản cố
định hiện có, nhưng lại không đủ uy tín để vay vốn lưu động ở các ngân hàng.
Trong trường hợp đó, họ buộc phải bán lại một phần tài sản cố định cho ngân
hàng hoặc công ty tài chính, sau đó thuê lại tài sản để sử dụng và như vậy sẽ có
thêm nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động. Đôi lúc các định chế tài
chính cũng áp dụng phương thức tài trợ này như là một biện pháp giải quyết nợ
quá hạn mà không phải dùng biện pháp thanh lý, tức là đề nghị tuyên bố phá sản
doanh nghiệp khi lõm vào tỡnh trạng khú khăn tài chính. Cần lưu ý rằng khi
dựng phương thức này như là một biện pháp giải quyết nợ quá hạn các định chế
tài chính cũn kốm theo cỏc biện phỏp khỏc như kiểm soát các khoản thu, chi về
ngân quỹ, tư vấn trong quản trị kinh doanh, khuyến cáo về việc bán các tài sản
chưa cần dùng, tham gia vào quản trị doanh nghiệp…
Phương thức tái thuê áp dụng trong hai trường hợp trên là sự chuyển hoá
từ cho vay ngắn hạn sang tài trợ trung và dài hạn. Nhưng tại sao các định chế tài
chính lại chấp nhận tài trợ trung và dài hạn hơn là cho vay ngắn hạn? Như phần
trên đó trỡnh bày, cho thuờ tài chớnh là kỹ thuật cấp tớn dụng ớt rủi ro, vỡ vậy
định chế tài chính có thể sử dụng nó để thay thế cho vay ngắn hạn khi mà không
cũn cách nào khác để giúp cho xí nghiệp có thể giải quyết được khó khăn về tài
chính. Nếu không giải quyết bằng cách này doanh nghiệp có thể lâm vào tỡnh
trạng phỏ sản và trong trường hợp đó ngân hàng có thể bị thiệt hại lớn hơn.
Hỡnh 3: Mụ hỡnh tỏi cho thuờ
2a
2b
1a
1b
2c
3
1a. Bờn cho thuờ (cụng ty cho thuờ tài chớnh) ký hợp đồng mua tài sản của
doanh nghiệp
1b. Bên đi thuê và bên cho thuê ký hợp đồng cho thuê
2a. Doanh nghiệp lập thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho công ty
2b. Ngân hàng lập thủ tục chuyển giao quyền sử dụng cho doanh nghiệp được
phép sử dụng tài sản
2c. Ngõn hàng trả tiền mua tài sản cho doanh nghiệp. Nếu là biện phỏp giải
quyết nợ quỏ hạn thỡ khoản thanh toỏn này được thu hồi khoản nợ quá hạn.
3. Theo định kỳ doanh nghiệp thanh toán tiền thuê cho công ty
1.3.2.2- Cho thuê hợp tác (leveraged lease)
Cho thuê hợp tác là phương thức đặc biệt biến tướng từ hai loại cho thuê
cơ bản nói trên. Trong cho thuê hợp tác, bên cho thuê đó vay phần lớn vốn từ
cỏc ngõn hàng hoặc từ cỏc định chế tài chính khác để mua tài sản cho thuê. Đối
với tài sản thuê có giá trị lớn, một bên cho thuê không đủ vốn để tài trợ hoặc sợ
rủi ro vỡ tập trung vốn quỏ lớn vào một khỏch hàng. Trong trường hợp này, một
hoặc một số bên cho thuê hợp tác với một hoặc nhiều bên cho vay khác để cùng
tài trợ. Tuy nhiên, hỡnh thức hợp tỏc này khụng phải là phương thức cùng tài
trợ mà bên cho thuê vẫn là trái chủ trong quan hệ cho thuê hay nói cách khác,
vốn tài trợ trong phương thức này bao gồm hai phần, một phần là vốn của bản
thân bên cho thuê và một phần là vốn vay được cung cấp từ các bên cho vay.
Thông thường, bên cho vay bao gồm: các ngân hàng, công ty bảo hiểm,
quỹ đầu tư. Cũn bờn cho thuờ là cỏc công ty cho thuê tài chính và các tổ chức
Bên cho thuê
(công ty cho thuê tài
chính)
Bên đi thuê
(doanh nghiệp)
khác hợp tác với công ty cho thuê. Trong trường hợp có nhiều bên cho thuê thỡ
họ cú thể uỷ thỏc cho một tổ chức để ký kết các hợp đồng và quản lý vốn; nếu
cú nhiều bờn cho vay cũng cú thể làm tương tự.
Đối với các hợp đồng thuê có giá trị lớn và phức tạp, bên cho thuê và bên
cho vay cùng uỷ thác cho một tổ chức tài chính đứng ra đảm nhiệm các công
việc và bên này được gọi là bên thụ uỷ trọn gói. Thông thường, bên thụ uỷ trọn
gói là một công ty cho thuê tài chính độc lập hoặc một ngân hàng.
Trong thời gian qua, Tổng công ty hàng không Việt Nam đó thực hiện
một số hợp đồng theo phương thức cho thuê hợp tác với các tổ chức tài chính
nước ngoài. Ví dụ: Năm 1989, Hóng hàng khụng Việt Nam đó thuờ hai mỏy bay
hành khỏch ATR 72 của Công ty Stock Leasing LTD và công ty này lại được
các ngân hàng của Pháp cho vay để thực hiện hợp đồng cho thuê này với Hóng
hàng khụng Việt Nam.
Hỡnh 4: mụ hỡnh cho thuờ hợp tỏc
1c
3b
2b 2a
1b 1a 2c 3a
2d
1d
1a. bên cho thuê và bên đi thuê ký hợp đồng cho thuê
1b. bờn cho thuờ và bờn cung cấp ký hợp đồng mua tài sản
1c. bên cho thuê và bên đi vay ký hợp đồng tín dụng
1d. bên cung cấp và bên đi thuê ký hợp đồng bảo hành và bảo dưỡng tài sản
2a. bên cung cấp lập thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho bên thuê
2b. bờn cho thuờ thanh toỏn tiền mua tài sản bằng một phần vốn của mỡnh và
một phần vốn đi vay
2c. bên cho thuê lập thủ tục chuyển giao quyền sử dụng cho bên đi thuê
2d. bên cung cấp chuyển giao tài sản cho bên đi thuê
3a. bên đi thuê thanh toán tiền thuê theo định kỳ
3b. bên cho thuê thanh toán tiền thuê cho bên cho vay
Trong cho thuê hợp tác, vốn vay thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
số tiền tài trợ, khoảng 60% - 80% và khoảng cho vay được bảo đảm bằng chính
tài sản cho thuê và cam kết chuyển nhượng hợp đồng cho thuê và các khoảng
tiền thuê.
1.3.2.3- Cho thuê giáp lưng (under lease)
Bên cho thuê
(leasor)
Bên cho vay
(lender)
Bên đi thuê
(leasee)
Bên cung cấp
(supplier)
Mặc dù cho thuê có thể tài trợ được cho cả những doanh nghiệp mà
ngân hàng hoặc công ty tài chính chưa có độ tin cậy cao, nhưng không có nghĩa
là tài trợ cho bất cứ ai. Vỡ vậy, trong nhiều trường hợp người cần tài sản muốn
đi thuê nhưng không thể thực hiện trực tiếp từ những bờn cho thuờ chuyờn
nghiệp. Lý do cú thể rất nhiều, cú thể là người đó đó khụng thực hiện những
hợp đồng kinh tế trong quá khứ (hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng thu mua), có
thể là hoạt động yếu kém theo cách đánh giá của các tổ chức tài chính, hoặc đơn
giản là vỡ doanh nghiệp đó chưa được bên cho thuê biết đến, như những công ty
cho thuê nước ngoài họ chỉ chấp nhận tài trợ cho những công ty lớn của Việt
Nam. Trong những trường hợp như vậy đũi hỏi phải ỏp dụng phương thức cho
thuê giáp lưng.
Cho thuê giáp lưng là phương thức mà trong đó, thông qua sự đồng ý
của bờn cho thuờ, bờn đi thuê thứ nhất cho bên đi thuê thứ hai thuê lại tài sản
đó. Trên thực tế, thực chất bên đi thuê thứ nhất chỉ là bên trung gian giữa bên
cho thuê và bên đi thuê thứ hai, nhưng về mặt pháp lý thỡ bờn đi thuê thứ nhất
phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng với bên cho thuê. Với phương
thức thuê này, mặc dù doanh nghiệp không đủ điều kiện để trực tiếp thuê với
bên cho thuê, vẫn thuê được tài sản để sử dụng cho kinh doanh.
Hỡnh 5: Mụ hỡnh cho thuờ giỏp lưng
3b 1a 2
3a
1b
1a. bên cho thuê và bên đi thuê thứ nhất ký hợp đồng cho thuê
1b. bên đi thuê thứ nhất và bên đi thuê thứ hai ký hợp đồng cho thuê
2. bên cho thuê hoặc bên cung cấp chuyển giao tài sản cho bên đi thuê thứ hai
3a. bên đi thuê thứ hai trả tiền thuê cho bên đi thuê thứ nhất
3b. bên đi thuê thứ nhất trả tiền thuê cho bên cho thuê
Cần lưu ý rằng, tiền thuờ mà bờn đi thuê thứ hai phải trả thường cao hơn
tiền thuê mà bên đi thuê thứ nhất trả cho bên cho thuê. Phần chênh lệch giữa hai
khoảng tiền thuê đó bên đi thuê thứ nhất được hưởng, coi như là hoa hồng trách
nhiệm. Ngoài ra, cho thuê giáp lưng cũng áp dụng trong trường hợp bên đi thuê
thứ nhất đó thuờ tài sản và sử dụng tài sản đó nhưng sau đó không cú nhu cầu
sử dụng thỡ cú thuờ cho bờn khỏc thuờ lại với sự đồng ý của bên cho thuê.
1.4. lợi ích của cho thuê tài chính
Một trong những nguyên nhân thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính phát
triển mạnh mẽ trên thế giới, nhất là đối với các nền kinh tế đang phát triển là do
Bên cho thuê
Bên đi thuê thứ 2Bên đi thuê thứ 1
những lợi ích mà chúng đem lại cho nền kinh tế nói chung và cho các bên tham
gia vào hỡnh thức này.
1.4.1. đối với nền kinh tế
1.4.1.1. Cho thuê tài chính góp phần thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế
Do tính chất của hoạt động cho thuê tài chính có mức độ rủi ro thấp,
phạm vi tài trợ rộng rói hơn các hỡnh thức tớn dụng khỏc,… nờn cho thuờ tài
chớnh cú thể khuyến khớch cỏc thành phần kinh tế, cỏ nhõn và nhất là cỏc định
chế tài chính đầu tư vốn để kinh doanh. Do đó, hoạt động cho thuê đó huy động
được những nguồn vốn cũn nhàn rỗi trong nội bộ nền kinh tế thậm chớ thu hỳt
vốn từ cỏc lĩnh vực đầu tư khác.
Mặt khác, trong điều kiện giao lưu quốc tế ngày nay, cho thuê tài chính
góp phần giúp các quốc gia thu hút các nguồn vốn quốc tế cho nền kinh tế thông
qua các loại máy móc thiết bị cho thuê mà quốc gia đó nhận được. Đồng thời,
hỡnh thức thu hỳt vốn đầu tư nước ngoài này không làm tăng khoản nợ nước
ngoài của quốc gia nhận được thiết bị cho thuê (theo quy định của Quỹ tiền tệ
quốc tế IMF).
Đối với các nền kinh tế đang phát triển, cho thuê tài chính càng phát
huy tác dụng mạnh mẽ bởi việc tích luỹ vốn của các nền kinh tế này thường rất
khó khăn, do các doanh nghiệp đều thuộc loại vừa và nhỏ, thu nhập quốc dân
thấp, hiệu quả của nền kinh tế thấp nên hoạt động này có thể thu hút vốn quốc tế
giúp các doanh nghiệp hiện đại hoá sản xuất, gia tăng công suất, hiệu quả, tạo
điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
1.4.1.2.Cho thuê tài chính góp phần thúc đẩy đổi mới công nghệ, thiết bị,
cải tiến khoa học kỹ thuật
Thông qua hoạt động tài trợ cho thuê, các loại máy móc, thiết bị có
trỡnh độ công nghệ tiên tiến được đưa vào các doanh nghiệp, góp phần nâng
cao trỡnh độ công nghệ của nền sản xuất trong những điều kiện có khó khăn về
vốn đầu tư. Ngay cả đối với các nền kinh tế phát triển cao như Mỹ, Nhật, Pháp,
v.v… cho thuê tài chính vẫn phát huy tác dụng cập nhật hoá công nghệ hiện đại
cho nền kinh tế.
Đối với các quốc gia chậm phát triển nếu có những biện pháp đúng đắn,
đồng bộ và toàn diện… thỡ tỏc dụng của nú cũn mạnh mẽ hơn nhiều. Nhất là
trong thời đại bùng nổ công nghệ ngày nay, việc đầu tư công nghệ hiện đại một
cách kịp thời, nhanh chóng đối với các nền kinh tế chậm phát triển gặp rất
nhiều khó khăn. Nếu có chính sách đúng đắn, hoạt động tài trợ cho thuê có thể
đáp ứng được nhu cầu đổi mới công nghệ nhanh chóng.
Song mặt khác, trờn bỡnh diện vĩ mụ cũng cần cú chớnh sỏch quản lý
chặt chẽ, biện phỏp khoa học để khắc phục những mặt trái của hoạt động cho
thuê tài chính, nhất là đối với các quốc gia chậm phát triển. Do thông tin thiếu,
trỡnh độ quản lý yếu, luật pháp không rừ ràng…, và nhất là trong xu hướng các
nước phát triển đang muốn chuyển giao công nghệ lỗi thời gây ô nhiễm môi
trường, hao tốn nguyên liệu, sử dụng nhiều lao động, điều kiện an toàn không
đảm bảo, sản xuất ra sản phẩm có chất lượng kém, v.v… sang các quốc gia đang
phát triển. Do đó, nếu không có chiến lược chính sách công nghiệp hoá - hiện
đại hoá đúng đắn, khoa học; hoạt động tài trợ cho thuờ sẽ “gúp phần” gõy lóng
phớ nguồn ngoại tệ hiếm hoi của quốc gia, biến đất nước thành “bói rỏc thiết bị
cụng nghiệp”.
1.4.2. đối với người cho thuê
Những tính chất riêng biệt của hoạt động tài trợ thuê mua mang lại nhiều
thuận lợi và lợi ích cho các nhà tài trợ so với cỏc hỡnh thức tài trợ khỏc.
1.4.2.1. Tài trợ cho thuờ là hỡnh thức tài trợ cú mức độ an toàn cao
Do quyền sở hữu tài sản cho thuê mua vẫn thuộc người cho thuê nên họ
có quyền kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản. Nếu có những biểu hiện đe doạ
sự an toàn cho giao dịch thuê mua đó, người cho thuê có thể thu hồi tài sản ngay
lập tức. Nhờ vậy, họ có thể tránh được những thiệt hại, mất vốn tài trợ. Trong
khi đó, đối với nhiều hỡnh thức tài trợ khỏc, người tài trợ khó có thể thực hiện
được các biện pháp này.
Khi tiến hành tài trợ cho thuê sẽ đảm bảo cho khoản tiền tài trợ được sử
dụng đúng mục đích mà người được tài trợ yêu cầu. Nhờ vậy, đảm bảo khả năng
trả nợ của người vay. Do tài trợ bằng tài sản hiện vật nên hạn chế được ảnh
hưởng của lạm phát, không làm giảm dần khoản vốn tài trợ.
Tài trợ cho thuê giúp cho người thuê không bị khó khăn về khả năng
thanh khoản do tiền thuê và vốn được thu hồi dựa trên hiệu quả hoạt động của
tài sản.
1.4.2.2. Phương thức cho thuê tài chính cho phép người cho thuê linh hoạt
trong kinh doanh
Trong thời gian diễn ra giao dịch thuê mua, vốn tài trợ được thu hồi dần
cho phép người cho thuê tái đầu tư chúng vào hoạt động kinh doanh sinh lợi và
giữ vững được nhịp độ hoạt động. Người cho thuê do tập trung vào lĩnh vực hẹp
của họ nên có điều kiện đầu tư theo chiều sâu cả về kiến thức kinh tế kỹ thuật và
kỹ năng nghiệp vụ tín dụng. Do đó có thể ngày càng nâng cao hiệu quả kinh
doanh của họ.
Song bên cạnh những lợi ích trên, mặt trái của tín dụng thuê mua đối
với người cho thuê cũng rất phức tạp nhất là hoạt động trong những môi trường
kinh tế vĩ mô không thuận lợi. Những quốc gia không có luật quy định rừ ràng
về quyền sở hữu hay khụng cú thị trường mua bỏn mỏy múc thiết bị cũ hoặc cỏc
quy chế xuất nhập khẩu, thuế… chặt chẽ thỡ nguy cơ bị quốc hữu hoá, đọng
vốn, mất vốn hoặc gây lỗ trong kinh doanh là điều rất dễ xảy ra.
1.4.3. đối với người thuê
1.4.3.1. Người thuê có thể gia tăng năng lực sản xuất trong những điều
kiện hạn chế về nguồn vốn đầu tư
Trong quỏ trỡnh kinh doanh, nhu cầu gia tăng công suất của doanh
nghiệp có thể được đặt ra vào bất cứ lúc nào. Việc đáp ứng các nhu cầu này đũi
hỏi phải cú nguồn vốn tớch luỹ. Trong khi đó, các doanh nghiệp - nhất là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ - thường gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn trung
và dài hạn và nếu đi vay theo các thể thức tín dụng thông thường lại thiếu tài
sản thế chấp. Thông qua thuê mua, các doanh nghiệp có thể từ tay không mà
vẫn có thể có được máy móc, thiết bị phục vụ yêu cầu của sản xuất và sau một
số năm có thể có được một số tài sản tích luỹ nhất định.
1.4.3.2. Hoạt động tài trợ cho thuê không ảnh hưởng bất lợi đối với các hệ
số kinh doanh của doanh nghiệp
Trừ Mỹ và Mexico có những điều kiện trong các đạo luật quy định phải
hạch toán tài sản thuê mua vào Bảng tổng kết tài sản như một khoản vay nợ, hầu
hết các quốc gia đều quy định phần tiền thuê trả cho người cho thuê được đưa
vào phần giải trỡnh của Bảng tổng kết tài sản. Như vậy, tài sản thuê mua được
hạch toán ngoại bảng và được coi như một khoản nợ phát sinh trong năm tài
chính. Do đó, không làm thay đổi các hệ số phân tích tài chính của doanh
nghiệp theo chiều hướng bất lợi.
1.4.3.3. Những doanh nghiệp khụng thoả món cỏc yêu cầu vay vốn của các
ngân hàng cũng có thể nhận được vốn tài trợ
Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hay
những doanh nghiệp mới thành lập, chưa có uy tín với các ngân hàng thường
rất khó thoả món cỏc điều kiện chống rủi ro nên thường bị các tổ chức này từ
chối cho vay. Trong khi đó, đặc thù của cho thuê tài chính là người cho thuê
nắm quyền sở hữu pháp lý đối với tài sản và họ cú thể trực tiếp kiểm soỏt theo
dừi việc sử dụng tài sản, tỡnh hỡnh kinh doanh của người thuê. Do đó, các công
ty cho thuê tài chính có thể sẵn sàng thoả món nhu cầu đầu tư của khách hàng
ngay cả khi vị thế tài chính, uy tín của họ có những hạn chế.
Hơn nữa, do chuyên biệt kinh doanh thuê mua các loại tài sản thiết bị nên
các công ty cho thuê tài chính thường có mạng lưới hoạt động rộng rói, cú trỡnh
độ chuyên sâu về thiết bị, công nghệ cao nên họ có thể cải tiến, điều chuyển các
loại tài sản cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng ở các khu vực thị trường
khác nhau. Bởi vậy, họ không quá bi quan khi một giao dịch tài trợ cho thuê bị
đổ vỡ như các ngân hàng nghi ngại bị "xù nợ".
1.4.3.4. Đi thuê tài sản có thể giúp doanh nghiệp đi thuê không bị đọng
vốn trong tài sản cố định.
Thông qua nghiệp vụ bán và tái thuê, các doanh nghiệp có thể chuyển
nguồn tài sản cố định thành tài sản lưu động hay chuyển dịch vốn đầu tư cho
các dự án kinh doanh khác có hiệu quả cao hơn trong khi vẫn duy trỡ được hoạt
động đầu tư hiện hành vỡ tài sản vẫn được tiếp tục sử dụng.
Mặt khác, nếu doanh nghiệp muốn giành vốn tích luỹ cho kinh doanh
mà cú nhu cầu về thiết bị và tài sản thỡ vẫn cú thể thực hiện được thông qua
thuê mua tài sản cố định.
1.4.3.5. Đi thuê tài sản là phương thức rút ngắn thời gian triển khai đầu tư
đáp ứng kịp thời các cơ hội kinh doanh.
So với các phương thức tăng vốn khác, tài trợ cho thuê có mức độ rủi ro
thấp hơn nên các thủ tục và điều kiện tài trợ cũng đơn giản hơn. Do người thuê
có thể tự tỡm kiếm nguồn cung ứng tài sản thiết bị, hay đàm phán, thoả thuận
trước về hợp đồng mua bán thiết bị với nhà cung cấp, sau đó mới yêu cầu công
ty cho thuê tài chính tài trợ nên có thể cho phép người thuê rút ngắn thời gian
tiến hành đầu tư thiết bị.
Mặt khỏc, nếu thiết bị cho thuờ là tài sản của cụng ty cho thuờ tài chớnh
thỡ cỏc thụng số kỹ thuật của thiết bị, cỏc ý kiến tư vấn cho những vấn đề phát
sinh trong đầu tư được các công ty này đưa ra phục vụ khách hàng thường rất
hữu ích. Bởi ngày nay các công ty cho thuê tài chính hoạt động chuyên môn hoá
sâu trong lĩnh vực tài sản cho thuê mua thường tổ chức cung ứng các loại thiết
bị theo phương thức khép kín. Thiết bị thường gắn liền với phụ tùng, linh kiện,
kỹ năng quản trị, huấn luyện đào tạo thậm chí cả về kỹ thuật công nghệ, thị
trường, sản phẩm cho khách hàng. Do đó giúp người thuê nhanh chóng đáp ứng
được các cơ hội kinh doanh.
1.4.3.6. Đi thuê tài sản cho phép người thuê hiện đại hoá sản xuất theo kịp
tốc độ phát triển của công nghệ mới.
Trong điều kiện bùng nổ công nghệ hiện nay, việc thay đổi thiết bị, máy
móc theo kịp đà phát triển của công nghệ mới, góp phần sản xuất ra những sản
phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường là một vấn đề đặt ra với
bất cứ doanh nghiệp nào. Nhưng đây cũng là một khó khăn đối với các doanh
nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ ở các quốc gia
đang phát triển đối với các doanh nghiệp phải tự xuất vốn hay vay vốn để đầu
tư. Thông qua đi thuê, các doanh nghiệp có thể bán thiết bị cũ, nhập thiết bị mới
hay nhận được lời khuyên nên áp dụng trỡnh độ công nghệ ở mức nào cho phù
hợp với doanh nghiệp, thị trường và môi trường kinh tế vĩ mô. Thông qua đi
thuê, việc thay đổi công nghệ của doanh nghiệp diễn ra có ưu thế hơn các hỡnh
thức tài trợ khỏc do đặc điểm của nó là thiết bị thuộc quyền sở hữu của người
cho thuê nên mọi rủi ro về mặt phỏp lý và những rủi ro hao mũn vụ hỡnh đều
thuộc về phía người cho thuê. Người cho thuê thường phải sử dụng những khả
năng chuyên biệt về nghiệp vụ thuê mua để khắc phục những rủi ro này.
1.4.3.7. Đi thuê tài sản cho phép người thuê hoón thuế
Các khoản tiền thuê phải trả hàng năm được tính vào chi phí của doanh
nghiệp. Do đó, chúng làm giảm mức lợi nhuận của doanh nghiệp bằng chính
những khoản chi phí đó. Khoản chi phí này được nhân với tỷ lệ chiết khấu sau
thuế của doanh nghiệp và nhân với lói suất cho vay của ngõn hàng, sẽ cho ta
biết tỷ lệ tiết kiệm do hoón thuế bởi đi thuê tài sản đem lại cho doanh nghiệp, và
doanh nghiệp có thể sử dụng khoản tiền hoàn thuế này đầu tư cho sản xuất mà
không phải đi vay ngân hàng và không phải trả lói vay.
Song bên cạnh đó, các doanh nghiệp đi thuê cũng có những bất lợi mà
cần phải xem xét, đo lường trước khi ra quyết định:
- Phí tài trợ thông qua cho thuê tài chính thường cao hơn mức lói suất cho
vay của cỏc hớnh thức tài trợ vốn khỏc trờn cựng một thị trường vốn.
- Ở giai đoạn cuối của thoả thuận thuê mua, dù đó trả gần đủ số tiền thuê
nhưng người thuê vẫn chưa được quyền sử dụng tài sản vào mục đích khác.
- Trong trường hợp hợp đồng có dự liệu quyền mua tài sản với giá tượng
trưng bị phá vỡ, người thuê sẽ bị thiệt hại do mất quyền ưu tiên này, bởi trong
phí thuê đó tớnh gộp cả phần tiền trả cho quyền chọn mua.
Tóm lại, phương thức giao dịch cho thuê tài chính diễn ra rất đa dạng,
phong phú tạo nên nhiều hỡnh thức rất phức tạp. Cỏc hỡnh thức này đan xen
vào nhau tạo ra những biến thể rất sinh động đũi hỏi cần được xem xét từ nhiều
góc độ. Việc nhận thức vai trũ của loại hỡnh tài trợ tớn dụng này và phõn tớch,
phõn loại chỳng cú ý nghĩa rất to lớn cả về khoa học và thực tiễn, giỳp cho việc
vận dụng vào thực tế sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả. Đồng thời, bên cạnh
những mặt tốt, có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển cũng cần nhận thấy mặt
trái của tín dụng thuê mua để có biện pháp hạn chế, phũng ngừa.
1.5. thuế và hoạt động cho thuê tài chính
1.5.1. những quy định chung
Luật thuế của các quốc gia đều định nghĩa về cho thuê tài chính, tuy
nhiên, trong định nghĩa này, mỗi quốc gia cũng có những tiêu chuẩn khác biệt
tuỳ theo mục đích phát triển ngành kinh doanh thuê mua. Điển hỡnh như Mỹ
quy định trong luật thuế, thuê tài chính là những giao dịch thoả món 4 tiờu
chuẩn sau:
- Thời hạn thuê không vượt quá 90% đời sống hữu ích của tài sản.
- Người thuê không được quyền chọn mua hay gia hạn hợp đồng thuê
mua với mức giá hời, mà phải mua hay tiếp tục thuê theo giá thị trường của tài
sản tại thời điểm kết thúc hợp đồng.
- Tiền thuờ phải hợp lý, đủ hoàn vốn đầu tư ban đầu và có thu nhập hợp lý
cho người thuê.
- Thời hạn thuê không quá 30 năm, nếu dài hơn 30 năm được coi là mua
đứt.
Trong khi đó, Cơ quan thuế quốc gia Nhật quy định cho thuê tài chính là
những giao dịch thoả món 2 điều kiện:
- Thời hạn thuê phải được xác nhận cụ thể và tổng giá trị hiện giá tiền
thuê chiếm 90% tổng giá trị tài trợ (tiền thuờ tài sản, thuế tài sản, tiền lói…)
- Cấm huỷ ngang hợp đồng thuê.
Nhỡn chung, việc phõn loại cỏc giao dịch thuờ mua theo mục đích thuế
có ý nghĩa rất quan trọng, bởi đó là cơ sở để áp dụng các biểu thuế, những ưu
đói cú liờn quan.
1.5.2. các loại thuế đánh trên giao dịch cho thuê tài chính
1.5.2.1- Thuế trước bạ
Thuế trước bạ (có quốc gia coi là phí công chứng tài sản) thường do
người cho thuê chịu dù tài sản được đem ra cho thuê với bất cứ phương thức
thuê mua nào. Mức thuế dao động từ 0,03% đến 0,06% giá trị tài sản thuê.
1.5.2.2- Thuế doanh thu
a. Đối với người cho thuê
Hầu hết các quốc gia đều cho người cho thuê hưởng thuế doanh thu
theo quy chế thuế tín dụng. Do đó mức thuế doanh thu thấp hơn thuế của các
ngành kinh doanh, chế tạo hay thương mại. Việc áp dụng quy chế thuế tín dụng
đối với các công ty cho thuê tài chính cho phép hoạt động tài trợ cho thuê có thể
cạnh tranh bỡnh đẳng với các hỡnh thức tài trợ khác cho sản xuất.
b. Đối với người thuê
Trong các đạo luật khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, các quốc
gia đều cho người thuê hưởng các ưu đói giảm thuế doanh thu trờn doanh số do
tài sản thuờ tạo ra như các quy định ưu đói đầu tư đối với tài sản mua. Các ưu
đói đặc biệt áp dụng đối với các vùng, ngành cần khuyến khích đầu tư, hay khu
chế xuất đều áp dụng đối với tài sản thuê.
1.5.2.3- Thuế lợi tức
Đa số các quốc gia đều khuyến khích hoạt động tài trợ cho thuê bằng
việc cho phép áp dụng mức khấu hao nhanh (accelerated depreciation) hơn tài
sản mua. Mức khấu hao này làm giảm lợi tức chịu thuế của doanh nghiệp thuê
trong những năm đầu, song Nhà nước sẽ thu lại bằng lợi tức chịu thuế tăng
nhanh trong những năm đó khấu hao hết giỏ trị của tài sản. Quy chế này đem lại
cho người thuê phần lợi nhuận hoón thuế.
Thuế suất thuế lợi tức của các công ty cho thuê tài chính thường thấp
hơn các hoạt động kinh doanh khác. Chẳng hạn, thuế suất thuế lợi tức của các
công ty cho thuê tài chính Trung Quốc là 30%, cộng 3% phụ thu của địa
phương, trong khi đó, các công ty thương mại có thuế suất từ 50-55%.
Đối với những công ty cho thuê tài chính chuyên hoạt động trong các ngành,
vùng cần khuyến khích đầu tư, các quốc gia đều cho hưởng các quy chế ưu đói
về thuế lợi tức. Trường hợp các công ty cho thuê tài chính thường sử dụng lợi
nhuận tái đầu tư vào tài sản cho thuê cũng được các quốc gia hoàn thuế lợi tức
trên số lợi tức đó.
1.5.2.4- Thuế xuất nhập khẩu
Nhiều quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc… miễn thuế xuất nhập khẩu
đối với những ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Trong khi những trường hợp
khác, nếu tài sản thuê được tái xuất khi kết thúc hợp đồng thỡ đều được hoàn
thuế XNK. Tuy nhiên, các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Anh… không
cho các công ty cho thuê tài chính, hay người thuê trong nước hưởng quy chế
này.
1.5.2.5- Thuế chuyển lợi tức ra nước ngoài
Hầu hết các quốc gia đang phát triển đều có chính sách ưu đói đối với
các nhà cho thuê nước ngoài, bởi bên cạnh các lợi ích thu hút vốn, chuyển giao
công nghệ thỡ vốn đầu tư cho thuê mua không tính vào nợ quốc gia. Do đó,
mức thuế chuyển lợi tức ra nước ngoài ở một số nước như Trung Quốc chỉ ở
mức 5%.
1.5.2.6- Thuế chuyển tiền