Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ VẤN ĐỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.02 KB, 15 trang )

DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ VẤN ĐỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.Dự án đầu tư và vấn đề đầu tư theo dự án.
1.1. Khái niệm dự án đầu tư.
- Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất trên những căn cứ khoa học
và thực tiễn về việc bỏ vốn đầu tư xây dựng mới, mở rộng, cải tạo, đổi mới kỹ
thuật và công nghệ với đối tượng là tài sản cố định nhằm đạt được sự tăng
trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm
hay dịch vụ trong một khoảng thời gian xác định.
1.1.1Vấn đề đầu tư theo dự án.
Một dự án đầu tư thường có thời gian dài, nhu cầu vốn lớn và thường có
rất nhiều rủi ro bởi vì thời gian càng kéo dài, kéo theo sự không chắc chắn, có
thể là sự thay đổi của nhu cầu thị trường, các biến động trong nền kinh tế (tỷ
giá, lạm phát...), sự thay đổi trong chính các dự đoán hiện nay không thể hoàn
toàn chính xác trong tương lai.
Một dự án đầu tư từ khi hình thành ý định bỏ vốn đầu tư đến khi công trình
đi vào hoạt động phải trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư.
- Giai đoạn đầu tư.
- Giai đoạn đi vào hoạt động.
Đầu tư là một nhân tố chủ yếu cho sự phát triển một doanh nghiệp cũng
như nền kinh tế quốc dân. Trong nền kinh tế thị trường, quyết định đầu tư
có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp vay vốn, đối với tổ
chức cho vay mà còn có ý nghĩa đối với toàn bộ nền kinh tế.
1.2. Quy trình và nội dung thẩm định dự án đầu tư.
1.2.1. Khái niệm, ý nghĩa, mục đích của công tác thẩm định.
1.2.1.1. Khái niệm.
Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan
khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới công
cuộc đầu tư để ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư.
1.2.1.2 .Ý nghĩa của công tác thẩm định dự án đầu tư.


- Giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được phương pháp đầu tư tốt nhất.
- Giúp các cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá được sự cần thiết và tính phù
hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển chung của ngành, của địa phương
và cả nước trên các mặt mục tiêu, quy mô và hiệu quả.
- Thông qua thẩm định giúp chủ đầu tư xác định được sự lợi hại của dự án
khi dự án đi vào hoạt động trên các khía cạnh: công nghệ, vốn, môi trường và
lợi ích kinh tế xã hội khác.
- Giúp các nhà tài chính ra quyết định chính xác về cho vay hay tài trợ dự
án.
- Giúp xác định rõ tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư.
1.2.1.3. Mục đích thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng.
Mục đích của công tác thẩm định dự án đầu tư là nhằm giúp chủ đầu tư và
các cấp ra quyết định đầu tư, cấp giấy phép đầu tư lựa chọn được phương án
đầu tư tốt nhất, quyết định đầu tư đúng hướng và đạt được lợi ích kinh tế xã
hội mà dự án đầu tư mang lại. Đối với ngân hàng, việc thẩm định dự án đầu tư
giúp cho ngân hàng có thể ra được những quyết đinh đúng đắn nhất. Cụ thể:
- Rút ra các kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế của dự án
đầu tư, khả năng trả nợ, những rủi ro có thể xảy ra để ra quyết định cho vay
hoặc từ chối cho vay một cách đúng đắn, đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư.
- Tham gia góp ý cho các chủ đầu tư, tạo tiền đề đảm bảo hiệu quả cho vay,
thu được nợ cả gốc và lãi đúng hạn, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
- Thông qua thẩm định, ngân hàng đã tạo ra căn cứ để kiểm tra việc sử
dụng vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm vốn.
- Thông qua những lần thẩm định sẽ giúp ngân hàng rút ra những kinh
nghiệm và bài học bổ ích để thực hiện thẩm định các dự án sau được tốt hơn.
- Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợp
lý tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Để công tác thẩm định dự án đạt kết quả cao nhất, cán bộ thẩm định cần
phải thu thập các thông tin về dự án vay vốn, về khách hàng vay vốn, các văn
bản tài liệu của Nhà nước và của các ngành liên quan đến dự án để phục vụ

cho công tác thẩm định.
1.2.2. Trình tự và nội dung thẩm định dự án đầu tư.
1.2.3.1 Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phân tích tình hình tài chính của khách hàng có vai trò quan trọng trong
hoạt động tín dụng. Việc phân tích này giúp cho ngân hàng đánh giá được tình
hình sản xuất kinh doanh hiện tại, tiềm năng tương lai và dự báo khả năng trả
nợ của các đơn vị được cấp tín dụng để ngân hàng yên tâm đầu tư vốn.
a/ Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào quan hệ vay vốn, uy tín của doanh nghiệp trong những năm gần
đây (3÷5 năm), căn cứ vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Dùng phương
pháp so sánh, phân tích đánh giá các chỉ tiêu (về chi phí, thu nhập), xu hướng
phát triển của doanh nghiệp và đưa ra những nhận xét sau:
- Tình hình sản xuất của doanh nghiệp có ổn định lâu dài hay không?
Tương lai như thế nào? (Xu hướng phát triển mạnh hay đi xuống?)
- Với dự án mà doanh nghiệp đầu tư cần xem xét đánh giá qui mô sản
xuất, chất lượng sản phẩm, khả năng tiêu thụ, tình hình cạnh tranh.
b/ Phân tích tình hình tài chính.
Đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng nhằm xác định sức
mạnh tài chính, khả năng độc lập tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng
thanh toán và hoàn trả nợ vay của người vay. Ngoài ra còn phải xác định chính
xác số vốn của chủ sở hữu thực tế tham gia vào các phương án xin vay của
ngân hàng. Để phân tích được cần dựa vào các báo cáo tài chính gần nhất của
doanh nghiệp để phân tích khả năng thanh toán, cơ cấu vốn, hiệu quả sử dụng
vốn, khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
• Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán chung
Tổng t i sà ản
Tổng nợ
=


Khả năng thanh toán hiện thời
TSLĐ
Nợ ngắn hạn
=
Hệ số này phản ánh tổng tài sản toàn bộ doanh nghiệp có đủ trả nợ không.
Hệ số này càng cao càng tốt (>1).
Khả năng thanh toán nhanh
Vốn bằng tiền + đầu tư ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
=
Hệ số này cho thấy doanh nghiệp có đủ TSLĐ có thể chuyển đổi ra tiền trong
thời gian ngắn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không. Chỉ tiêu này cần
phải ≥ 1, nếu không doanh nghiệp sẽ dễ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ
đúng hạn.
Hệ số này đo lường khả năng thanh khoản của doanh nghiệp trong trường
hợp không kể những tài sản chậm chuyển ra tiền trong TSLĐ.
Khả năng thanh toán lãi vay
Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay
Lãi vay phải trả
=
Hệ số này đo lường mức độ an toàn của thu nhập có thể trả lãi cho các chủ
nợ.
• Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn:
Hệ số nợ
Tổng nợ phải trả
Tổng nguồn vốn kinh doanh
=
Hệ số này phản ánh mức độ nợ của doanh nghiệp so với tổng nguồn vốn kinh
doanh, hệ số này khoảng 50% là hợp lý.
Tỷ suất tự t i trà ợ

Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn kinh doanh
=
Hệ số này phản ánh khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp. Tỷ suất càng
cao càng tốt, các nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn khi đầu tư vào doanh nghiệp bởi
nếu có rủi ro thì sẽ rơi vào phần vốn của doanh nghiệp.
• Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động:
Vòng quay h ng tà ồn kho
Giá vốn h ng bán à
H ng tà ồn kho bình quân
=
Hệ số này phản ánh tốc độ luân chuyển hàng hoá tồn kho bán ra trong kỳ. Hệ
số càng cao càng tốt, doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn do hàng tồn kho.
Vòng quay các khoản phải thu
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu bình quân
=
Hệ số này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn nhanh hay chậm ở
khâu thanh toán. Hệ số vòng quay càng lớn càng tốt.
Vòng quay vốn lưu động
Doanh thu thuần
Tài sản lưu động bình quân
=

×