Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.19 KB, 17 trang )

Thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại
I/ Hoạt động kinh tế đối ngoại với sự nghiệp CNH - HĐH ở
Việt Nam
Việt Nam là nước nghèo và kém phát triển, nông nghiệp lạc hậu, trang bị
kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội thấp kém. Vì vậy việc tiến hành CNH
-HĐH đất nước là yêu cầu cấp bách đối với Việt Nam. Có đẩy mạnh CNH - HĐH
đất nước thì chúng ta mới có thể nâng cao đời sống người lao động, rút ngắn
khoảng cách tụt hậu và tiến tới theo kịp các nước trong khu vực và trên thế
giới.
Để thực hiện CNH - HĐH đất nước chúng ta cần phải có khối lượng vốn
lớn, trong khi đó thu nhập quốc dân đầu người của chúng ta còn rất thấp, do
vậy khả năng tích luỹ nội bộ còn thấp. Bên cạnh đó quy mô nền kinh tế Việt
Nam nhỏ bé cả về chỉ tiêu GDP và kim ngạch xuất nhập khẩu, cơ cấu kinh tế
còn mang tính lạc hậu, trình độ công nghệ thấp, vẫn là nền kinh tế ở giai đoạn
khai thác tài nguyên và sức lao động, hàm lượng khoa học công nghệ và hàm
lượng vốn thấp, hệ thống cơ sở hạ tầng thấp kém.
Tuy nhiên Việt Nam là đất nước nhiều tiềm năng như có nguồn nhân lực
dồi dào, giá nhân công rẻ, tư chất người Việt Nam cần cù, sáng tạo, tài nguyên
thiên nhiên đa dạng và phong phú, vị trí địa lý có nhiều thuận lợi nằm trên
đường hàng không và hàng hải quốc tế quan trọng.
Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH, đất nước Việt Nam cần
đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại vì:
+ Thông qua hoạt động kinh tế đối ngoại mà khai thác có hiệu quả những
lợi thế của đất nước, tham gia sâu rộng vào sự trao đổi và phân công lao động
quốc tế, đổi mới cơ cấu kinh tế, hình thành cơ cấu kinh tế theo hướng CNH -
HĐH, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, từng bước hoà nhập
nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.
+ Thông qua hoạt động kinh tế đối ngoại để tạo nguồn ngoại tệ cần thiết
phục vụ cho việc nhập khẩu các thiết bị kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến...
+ Tận dụng kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý vốn
đầu tư nước ngoài nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ công nghệ


và trình độ quản lý của đất nước nhằm đẩy mạnh quá trình CNH - HĐH đất
nước.
+ Giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống người lao động
và tăng tích luỹ cho nền kinh tế, phục vụ cho sự nghiệp CNH -HĐH đất nước.
Như vậy việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại có ý nghĩa thực tiễn đối
với mọi quốc gia, đặc biệt là đối với nước ta, nơi mà nền kinh tế kém phát
triển, nghèo nàn, lạc hậu trong khi dân số đông và tốc độ tăng dân số còn cao.
Nước ta muốn phát triển, muốn rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước
trong khu vực và trên thế giới, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh thì chúng ta phải đẩy mạnh
hoạt động kinh tế đối ngoại, nhanh chóng CNH - HĐH đất nước, đưa nền kinh
tế Việt Nam tham gia ngày càng mạnh mẽ vào sự phân công lao động, hợp tác
quốc tế và thương mại quốc tế.
II/ Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng
1. Khái niệm
Thanh toán quốc tế (TTQT) là việc chi trả các nghĩa vụ và yêu cầu về tiền
tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ
chức kinh tế Quốc tế, giữa các hãng, các cá nhân của các Quốc gia khác nhau
để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các
hình thức chuyển tiền hay bù trừ trên các tài khoản tại Ngân hàng.
Khác với thanh toán nội địa, TTQT thường gắn liền với việc trao đổi
giữa đồng tiền của nước này sang đồng tiền của nước khác. Nội tệ với chức
năng là phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán theo luật định trong
phạm vi một nước sẽ không thể vượt qua giới hạn của nó nếu như 2 bên liên
quan trong hợp đồng không có một thoả thuận nào cụ thể về vấn đề đó. Do
vậy khi ký kết các hợp đồng thương mại, tín dụng... các bên thường đàm
phán thống nhất về đồng tiền nào được sử dụng trong giao dịch, nó có thể là
đồng tiền của nước người bán hay của nước người mua hay có thể là đồng
tiền của một nước thứ 3. Các đồng tiền được sử dụng trong TTQT chủ yếu là
các loại ngoại tệ mạnh có khả năng chuyển đổi tự do như USD, GBP... Những

năm gần đây do sự mất giá của đồng USD so với một số đồng tiền khác nên
vị trí của nó trên thị trường có phần giảm sút. Do đó một số đồng tiền của
các quốc gia khác như DEM, FRF, JPY ngày càng được sử dụng nhiều hơn
trong TTQT. Mặc dù vậy đồng USD, GBP vẫn giữ được vai trò chủ đạo của nó
trong TTQT, trong mua bán ngoại tệ bởi sự tiện lợi và nhanh chóng trong
việc thực hiện các giao dịch.
Hiện nay phần lớn việc chi trả trong TTQT được thực hiện thông qua điện
tín, bưu điện, mạng SWIFT hoặc qua các uỷ nhiệm thu, chi hộ lẫn nhau giữa
các Ngân hàng. Do vậy tỷ lệ trả bằng tiền mặt trong TTQT chiếm một phần
không đáng kể.
TTQT có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động kinh tế đối
ngoại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, đặc biệt trong bối
cảnh hiện nay khi mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại ở vị trí
hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến
lược phát triển kinh tế của mình.
2. Điều kiện của TTQT
Trong quan hệ thanh toán giữa các nước, các vấn đề có liên quan đến
quyền lợi và nghĩa vụ của đôi bên được quy định thành những điều kiện TTQT.
Các điều kiện đó là:
+ Điều kiện về địa điểm: phụ thuộc vào hợp đồng các bên ký kết, địa điểm
đó có thể ở nước người xuất khẩu hoặc ở nước người nhập khẩu.
+ Điều kiện về tiền tệ: là chỉ việc sử dụng đồng tiền nào để tính toán và
thanh toán hợp đồng và hiệp định ký kết giữa các nước, đồng thời quy định
cách xử lý khi giá trị của đồng tiền đó biến động.
+ Điều kiện về thời gian: có liên quan chặt chẽ tới việc luân chuyển vốn phi
lợi tức và có thể tránh được những rủi ro tổn thất do tỷ giá đồng tiền thanh
toán biến động. Vì vậy xảy ra mâu thuẫn đó là người được thu tiền muốn thu
tiền nhanh còn người phải trả tiền thì muốn trả chậm. Trong khi đàm phán ký
kết hợp đồng, việc quy định thời hạn trả tiền còn phụ thuộc vào những yếu tố
như tình hình thị trường, đối tượng hàng hoá, mối quan hệ giữa các bên liên

quan.
+ Điều kiện về phương thức thanh toán: là cách thức nhận trả tiền hàng
trong từng món giao dịch, mua bán giữa người mua và người bán. Trong quan
hệ mua bán Quốc tế có nhiều phương thức thanh toán khác nhau để thu tiền
hoặc để trả tiền như: chuyển tiền, nhờ thu, thư tín dụng...
TTQT là sự vận dụng tổng hợp các điều kiện TTQT. Trong các điều kiện
trên, phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng nhất. Phương thức
thanh toán là người bán dùng cách nào để thu tiền về, người mua dùng cách
nào để trả tiền. Trong quan hệ mua bán, người ta có thể chọn nhiều phương
thức khác nhau để thu tiền hoặc trả tiền, nhưng xét cho cùng việc lựa chọn
phương thức thanh toán nào cũng xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu
tiền đầy đủ và đúng hạn, người mua là nhận hàng đúng số lượng, chất lượng
và đúng hạn.
3. Phân loại TTQT
*) Xét về mặt kinh tế
+ Thanh toán mậu dịch: là quan hệ thanh toán phát sinh trên cơ sở hàng
hoá, dịch vụ thương mại kết hợp xuất nhập khẩu dựa trên giá cả Quốc tế.
Trong thanh toán mậu dịch, các bên liên quan sẽ bị ràng buộc với nhau theo
theo các hợp đồng đã ký kết hoặc cam kết thương mại. Nếu 2 bên không ký
hợp đồng chỉ có đơn đặt hàng thì sẽ căn cứ vào các đại diện giao dịch.
+ Thanh toán phi mậu dịch: là quan hệ thanh toán phát sinh không liên
quan đến hàng hoá, không mang tính chất thương mại. Đó là chi phí của các cơ
quan ngoại giao ở nước sở tại, các chi phí vận chuyển và đi lại của các đoàn
khách, chính phủ, các tổ chức, cá nhân.
*) Xét về mặt hình thức
+ Phương thức thanh toán chuyển tiền
+ Phương thức thanh toán nhờ thu
+ Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
III/ Thanh toán quốc tế đối với hoạt động kinh tế đối ngoại và với hoạt
động kinh doanh của ngân hàng

1. TTQT đối với hoạt động kinh tế đối ngoại
+ TTQT là khâu quan trọng trong quá trình trao đổi mua bán hàng hoá,
dịch vụ giữa các tổ chức, các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu không
có hoạt động TTQT thì không có hoạt động kinh tế đối ngoại.
+ TTQT là cầu nối giữa các quốc gia trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Khi
thiết lập mối quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ thương mại giữa các nước thì
điều kiện quan trọng không thể thiếu được là phải thiết lập quan hệ TTQT.
+ TTQT hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế đối
ngoại. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, do vị trí địa lý của các bạn hàng cách
xa nhau làm hạn chế việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng thanh toán
của người mua, đồng thời trong điều kiện tiền tệ thường xuyên biến động thì
khả năng thanh toán của con nợ bấp bênh, và việc thực hiện hợp đồng TTQT
ngày càng nhiều thì việc tổ chức tốt hoạt động TTQT sẽ giúp cho các nhà kinh
doanh xuất nhập khẩu hạn chế được rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng
kinh tế đối ngoại, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển hơn.
2. TTQT đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Đối với hoạt động Ngân hàng, việc hoàn thiện và phát triển hoạt động
TTQT có vị trí và vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ là một dịch vụ thuần
tuý mà được coi là một mặt không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng, nó bổ sung và hỗ trợ cho những mặt hoạt động khác của ngân
hàng.
+ Hoạt động TTQT giúp cho ngân hàng thu hút thêm được khách hàng có
nhu cầu TTQT về giao dịch, trên cơ sở đó mà ngân hàng tăng được quy mô
hoạt động của mình.
+ Nhờ đẩy mạnh hoạt động TTQT mà ngân hàng đẩy mạnh được hoạt
động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu cũng như tăng cường được nguồn vốn
huy động do tạm thời quản lý được nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp
có quan hệ TTQT qua Ngân hàng.
+ Hoạt động TTQT giúp ngân hàng phát triển được các nghiệp vụ như
kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh và các dịch vụ khác.

+ Hoạt động TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách
hàng trên cơ sở đó nâng cao uy tín và tạo niềm tin cho khách hàng.
+ Hoạt động TTQT giúp ngân hàng nâng cao uy tín của mình trên trường
quốc tế trên cơ sở đó mà có thể khai thác được nguồn vốn tài trợ của các ngân
hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế đáp ứng nhu
cầu vay vốn của khách hàng.
+ Hoạt động TTQT giúp ngân hàng tăng thu nhập và tăng cường khả
năng cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thị trường, đồng thời nó giúp
hoạt động ngân hàng vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và hoà nhập với cộng
đồng ngân hàng thế giới.
IV/ Các phương tiện thanh toán quốc tế
1. Séc (Cheque)
1.1 Khái niệm và đặc điểm

×