Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở giao dịch I Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.24 KB, 38 trang )

Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở giao dịch I
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
I.Vài nét chung về quá trình phát triển và hoạt động đầu tư của -Sở
giao dịch I
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam(viết tắt là NHĐTPT ) có tên gọi
bằng tiếng Anh là:
Bank for investment and development of Viet Nam.
(Viết tắt là BIDV)
Tên giao dịch quốc tế: VIETIDEBANK
Trải qua hơn 41 năm phát triển và trưởng thành NHĐTPT đã đóng góp
rất nhiều vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Hoạt động
của NHĐTPT gắn với sự chuyển mình của đất nước và đã được đổi tên gọi cho
phù hợp tính chất hoạt động như sau:
-Ngân hàng kiến thiết Việt Nam(1957-1981) thành lập theo Nghị định số
177-Ttg của thủ tướng Chính phủ ngày 26/04/1957.
-Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam(1981-1990) theo Quyết định số
259 CT ngày 14/6/1981.
-Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (1990 đến nay) theo Quyết định
410 CP ngày 14/11/1990
Trong thời kỳ bao cấp (1957-1987) nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng
chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước, Ngân hàng thực hiện nhiệm vụ cấp phát
không hoàn trả cho các chương trình dự án đã được bố trí vào kế hoạch đầu
tư cơ bản hàng năm của Nhà Nước .Trong giai đoạn này, xét về bản chất Ngân
hàng chỉ đơn thuần là một cơ quan cấp phát vốn cho Nhà nước .
Bắt đầu từ năm 1990, cùng với sự thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
và Nhà nước, hệ thống ngân hàng nói chung và hệ thống Ngân hàng Đầu tư &
Phát triển nói riêng đã bước sang một giai đoạn hoạt động mới sau khi có hai
Pháp lệnh ngân hàng. Ngân hàng Đầu tư & Phát triển đã được Nhà nước sắp
xếp lại trở thành một ngân hàng đa năng tổng hợp, thực hiện chế độ hoạch
toán kinh doanh độc lập.
Đặc biệt từ năm 1995, theo quyết định 287QĐ/HN5 của Thống đốc Ngân


hàng Nhà nước NHĐTPT được tổ chức lại theo mô hình Tổng công ty nhà nước
được quy định tại Quyết định 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo mô hình
này, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển là một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc
biệt, bao gồm các đơn vị thành viên gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài
chính, công nghệ thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động trong lĩnh
vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ khác.
Với nhiệm vụ mới Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam thực hiện cho
vay đối với các chương trình, dự án sản xuất kinh doanh có thu hồi vốn và có
hiệu quả kinh tế, theo cơ chế vay trả tín dụng, thu hẹp đối tượng cấp phát đầu
tư từ ngân sách Nhà nước . Trách nhiệm của Ngân hàng tăng lên cùng với
nhiều khó khăn, thử thách trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt
nhưng Ngân hàng vẫn đứng vững trên thị trường và đạt được kết quả tăng
trưởng cao, quy mô ngày càng mở rộng. Đến nay Ngân hàng đã có mạng lưới
102 chi nhánh trên toàn quốc với đội ngũ chuyên gia thẩm định dự án giàu
kinh nghiệm, có quan hệ đại lý, thanh tóan, bảo lãnh với 500 Ngân hàng Nước
ngoài. Ngân hàng còn là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn
nhất Việt Nam và giữ vai trò chủ đạo trong tín dụng phục vụ đầu tư phát triển.
Hệ thống Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam liên tục phát triển, hoàn
thiện góp phần thúc đẩy lạm phát, ổn định tiền tệ, phục vụ có hiệu quả cho
công cuộc xây dựng đất nước đặt biệt là trong lĩnh vực đầu tư phát triển.
Cùng với sự phát triển của hoạt động Ngân hàng và để đáp ứng yêu cầu
hoạt động giao dịch ngày càng tăng ngày 28/3/1991 Tổng giám đốc Ngân
hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam ký quyết định thành lập số 76 QĐ/TCCB
thành lập Sở giao dịch I.
Sở giao dịch I là một doanh nghiệp nhà nước chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển, đại diện cho Ngân hàng giao dịch với tất
cả khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Sở giao dịch
I hoạt động đối ngoại như một chi nhánh lớn và đối nội như phòng ban của
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam. Thành lập sau khi pháp lệnh Ngân
hàng và các tổ chức tín dụng đã ra đời, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt

Nam đã hoạt động theo cơ chế mới, Sở giao dịch I bước vào hoạt động ngay
như một Ngân hàng thương mại. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng qua 8
năm hoạt động dưới sự chỉ đạo kịp thời, có hiệu quả của Ngân hàng Trung
ương cùng với địa bàn thuận lợi Sở giao dịch I đã không ngừng trưởng thành
cả về quy mô và chất lượng. Hiện nay Sở giao dịch I là chi nhánh lớn nhất
trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam và là một trong 10 chi
nhánh dẫn đầu toàn quốc trong mọi lĩnh vực công tác.
Từ năm 1995 cùng với toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư & Phát triển, Sở
giao dịch I đã chuyển sang kinh doanh đa năng tổng hợp các dịch vụ Ngân
hàng, phi Ngân hàng và kinh doanh độc lập. Sở giao dịch I thực hiện mọi
nghiệp vụ và là nơi thử nghiệm đầu tiên những cơ chế chính sách, nghiệp vụ
mới của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển, là cánh tay nối dài của Ngân hàng
Đầu tư & Phát triển đến các thành phần kinh tế. Sở giao dịch I cũng thay đổi
nhiệm vụ cơ bản của mình từ phục vụ chủ yếu cho cấp phát nguồn vốn ngân
sách đầu tư xây dựng cơ bản sang cho vay đầu tư xây dựng cơ bản. Mô hình tổ
chức của Sở giao dịch I cũng luôn được đổi mới cho phù hợp với quy mô hoạt
động. Trước năm 1999 Sở giao dịch I có trụ sở đặt tại 194 Trần Quang Khải và
chỉ gồm ba phòng ban: Phòng tín dụng và kinh doanh, phòng kế toán kho quỹ,
phòng huy động vốn với tổng số cán bộ khoảng 53 người. Từ đầu năm 1999 Sở
giao dịch I chuyển sang địa điểm mới tại 53 Quang Trung và bổ sung thêm các
nghiệp vụ đầy đủ như một chi nhánh lớn. Hiện nay Sở giao dịch I có tổng số
nhân viên khoảng 90 người và gồm 9 phòng ban:
1. Phòng nguồn vốn kinh doanh
và thẩm định
6.Phòng điện toán .
7.Phòng kiểm soát nội bộ.
2.Phòng quản lý khách khách
hàng.
8.Phòng tổ chức hành chính
và kho quỹ.

3.Phòng tín dụng. 9.Bộ phận giao dịch số 1
4.Phòng kế toán tài chính. .Bộ phận nghiệp vụ.
5.Phòng thanh toán quốc tế. .Quỹ tiết kiệm số 1,2,3.

Tuy thời gian hoạt động chưa dài, trong điều kiện nền kinh tế chung Sở giao
dịch I đã vượt lên khó khăn thử thách, nắm bắt thời cơ thuận lợi, phát huy nội
lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đạt được những kết quả đáng kể. Hiện
nay Sở giao dịch I đang quản lý và thực thi một khối lượng công việc bằng 1/6
của toàn bộ hệ thống và được xếp hạng là một trong 10 chi nhánh dẫn đầu
toàn quốc trong mọi lĩnh vực công tác. Quy mô hoạt động và chất lượng các
hoạt động của Sở giao dịch I không ngừng tăng trưởng. Từ khi thành lập, dư
nợ cho vay chỉ đạt từ 40-50 tỷ VNĐ, đến cuối năm 1997 đã có dư nợ trên 1500
tỷ VNĐ, cao nhất trong toàn ngành, trong đó dư nợ trung dài hạn đạt từ 80-
90%. Đến nay, tổng dư nợ lên tới gần 4000 tỷ VNĐ (riêng công trình thủy điện
YALY có tổng vốn 1500tỷ VNĐ). Lợi nhuận năm 1998 của Sở giao dịch I tăng 6
lần so với năm 1997 đạt 59 tỷ VNĐ.
II- Tình hình hoạt động đầu tư tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư &
Phát triển Việt Nam:
1- Tình hình thực hiện vốn đầu tư:
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam có chức năng huy động vốn trung-
dài hạn và ngắn hạn từ mọi nguồn vốn trong, ngoài nước của các tổ chức kinh
tế-xã hội và dân cư thuộc các thành phần kinh tế để cho vay phục vụ đầu tư
phát triển kinh tế. Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam cũng làm đại lý và
được uỷ thác phục vụ đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước,
các nguồn vốn khác của Chính Phủ và các Ngân hàng, tổ chức tài chính tín
dụng, các tổ chức kinh tế-xã hội, cá nhân trong và ngoài nước. Qua 42 năm
hoạt động đặt biệt là từ năm 1991 trở lại đây tổng nguồn vốn của toàn hệ
thống Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam tăng trưởng liên tục, nhanh
chóng. Cho đến 31/12/1998 tổng nguồn vốn tại Ngân hàng là 29.000 tỷ VNĐ
gấp hơn 20 lần năm 1990, tăng 24% so với năm 1997. Cơ cấu nguồn vốn của

Ngân hàng trước đây chủ yếu là vốn ngân sách Nhà nước thì nay vốn Ngân
hàng tự huy động chiếm phần chủ yếu. Sở giao dịch I hoạt động như một chi
nhánh của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam nhưng trên thực tế là một
bộ phận trực tiếp kinh doanh trực thuộc Ngân hàng Trung ương. Do vậy,
nguồn vốn của Sở giao dịch I gồm hai bộ phận chính: Vốn huy động tại chỗ
(huy động từ tổ chức kinh tế, dân cư,..); Vốn do Trung ương điều chuyển về là
vốn đảm bảo cho những công trình dự án được ghi kế hoạch hay chỉ định của
Nhà nước, hoặc nguồn vốn tài trợ uỷ thác của nước ngoài.
Xác định, muốn kinh doanh phải tạo được nguồn vốn đủ mạnh với cơ cấu
hợp lý nên công tác huy động vốn đã được nhận thức là công tác quan trọng có
tính chất mở đường cho các hoạt động phục vụ kinh doanh của Sở giao dịch I.
Trong những năm qua Sở giao dịch I luôn là chi nhánh dẫn đầu trong toàn bộ
hệ thống Ngân hàng Đầu tư & Phát triển về vốn huy động. Đến nay Sở giao
dịch I đã tự lo được nguồn vốn hoạt động và bổ sung thêm một phần cho hệ
thống Ngân hàng Đầu tư & Phát triển. Kết quả cụ thể của công tác huy động
vốn được thể hiện như biểu 1.
Từ số liệu ở biểu 1 ta thấy tổng nguồn vốn của Sở giao dịch I đã không
ngừng tăng lên: nguồn vốn năm 1996 tăng 44,8% so với năm 1995; năm 1997
tăng 70,2% so với năm 1996 và năm 1998 tăng 83,3% so với năm 1997.
Trong cơ cấu vốn cũng có những thay đổi tích cực, tỉ trọng nguồn vốn Sở
giao dịch I tự huy động theo chiều hướng tăng lên và nguồn vốn Trung ương
điều chuyển ngày càng giảm. Năm 1995 Trung ương điều chuyển nguồn vốn
chiếm 46,36% ; năm 1996 giảm xuống còn 44,36% ; tới năm 1997 và 1998 tỉ
trọng này giảm hẳn chỉ còn 28,13% và 26,71% trong tổng nguồn vốn. Phần
vốn hỗ trợ cho vay trung và dài hạn đối với Sở giao dịch I giảm dần làm cho
khối lượng vốn Trung ương điều chuyển giảm xuống, chiếm tỉ trọng bé trong
cơ cấu nguồn vốn của Sở giao dịch I. Điều này cho thấy khả năng ngày càng
cao của Sở giao dịch I trong việc tự bảo đảm nguồn vốn huy động, tăng cường
sự tự chủ, độc lập, giảm bớt gánh nặng, tạo điều kiện cho Ngân hàng Đầu tư &
Phát triển Trung ương có nhiều vốn để điều hoà về các chi nhánh còn khó

khăn.
Nguồn vốn tự huy động tăng lên chủ yếu tập trung vào nguồn huy động dân
cư có tỉ lệ tăng trưởng năm 1996 là 53,3% so với năm 1995; năm 1997 tăng
1163% so với 1996; và 1998 tăng 94,84% so với 1997. Nguồn vốn huy động
dân cư tăng nhanh do từ năm 1995 Sở giao dịch I đã được phép huy động
nguồn vốn dưới mọi kỳ hạn và các hình thức huy động nguồn vốn nhàn rỗi
trong các thành phần dân cư, tổ chức kinh tế đã được tổ chức tốt, bám sát tâm
lý người gửi tiền. Đặc biệt các đợt huy động trái phiếu, kỳ phiếu cũng được tổ
chức tốt . Bằng cách tiếp xúc trực tiếp với đơn vị, duy trì các khách hàng truyền
thống, thu hút thêm khách hàng mới mở tài khoản tiền gửi tại Sở giao dịch I
tiền gửi các tổ chức kinh tế năm 1998 tăng lên gần 3,3 lần so với năm 1995.
Như vậy, công tác huy động vốn của Sở giao dịch I đã thật sự tăng trưởng
với nguồn tiền tương đối ổn định. Sở giao dịch I đã và đang thể hiện vai trò đi
đầu trong việc thực hiện các chủ trương của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển
Việt Nam, cụ thể trong công tác huy động vốn là một đầu mối giao dịch quan
trọng, một kênh huy động vốn lớn của toàn hệ thống. Tuy vậy để nguồn vốn
huy động được phát huy tác dụng thì công tác huy động vốn phải luôn được
gắn liền với việc sử dụng vốn.
2- Tình hình đầu tư cho vay phát triển kinh tế:
Sau hơn bốn năm chuyển sang kinh doanh độc lập, Sở giao dịch I đã nhanh
chóng nắm bắt thị trường, một mặt củng cố những khách hàng truyền thống,
mặt khác phát triển, đa dạng hoá những khách hàng tiềm năng. Với nhiều hình
thức tín dụng đa dạng phong phú và chính sách lãi suất linh hoạt, cơ chế cho
vay thận trọng, đảm bảo uy tín với khách hàng trong quan hệ thanh toán, tín
dụng nên số lượng khách hàng đến với Sở giao dịch I ngày càng tăng. Đến nay,
Sở giao dịch I đã có quan hệ tín dụng với hơn 180 doanh nghiệp, trong đó có
đến 80% là Doanh nghiệp Nhà nước. Đặc biệt có những khách hàng truyền
thống của Sở giao dịch I là những Tổng công ty lớn như: Tổng công ty điện
lực, Tổng công ty thép, Tổng công ty xăng dầu,... và những công ty chi nhánh
trực thuộc là những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có quan hệ cả về tín

dụng ngắn hạn và dài hạn. Bên cạnh đó Sở giao dịch I vẫn phải đang đối đầu
với khó khăn đó là giải quyết Tín dụng cho những khách hàng là những công
ty yếu kém về tài chính.Vì những công ty này là khách hàng truyền thống, hơn
nữa dự án đầu tư lại giải quyết khó khăn cho hàng vạn lao động nên Sở giao
dịch I vẫn phải cho vay với mong muốn giúp các doanh nghiệp này cải thiện
được tình hình, dần vượt qua khó khăn đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp
đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Sở. Không chỉ trên địa bàn Hà
Nội Sở giao dịch I còn phục vụ tốt các khách hàng ở tỉnh khác như: Thái
Nguyên, Hà Tây, Thanh Hoá,..góp phần quan trọng vào việc xây dựng những dự
án lớn của Nhà Nước như dự án Xi măng Bút Sơn, cải tạo quốc lộ 1A, đường
cao tốc Láng- Hoà lạc...Trong điều kiện nguồn vốn lưu động của các doanh
nghiệp khách hàng còn hạn chế và thường xuyên bị chiếm dụng, bên A nợ đọng
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển đã mở rộng tín dụng cho vay bổ sung vốn lưu
động đáp ứng yêu cầu về vốn phục vụ sản xuất, luân chuyển vốn kinh doanh
thực hiện đúng tiến độ thi công, sản xuất.Hoạt động cho vay của Sở giao dịch I
nói riêng và Ngân hàng Đầu tư & Phát triển nói chung có thế mạnh và truyền
thống phục vụ trong lĩnh vực đầu tư xây lắp. Nhưng từ khi chuyển sang kinh
doanh đa năng tổng hợp Sở giao dịch I đã mở rộng phục vụ các đối tượng
thuộc các lĩnh vực sản xuất ngoài xây lắp: sản suất vật liệu xây dựng, sản xuất
hàng xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại, dịch vụ,...bằng vốn VNĐvà ngoại tệ.Cơ
cấu đầu tư phân theo ngành kinh tế tại Sở giao dịch I thể hiện ở biểu2.
Qua số liệu trong biểu số 2 ta thấy dư nợ cho vay các ngành ngoài lĩnh vực
xây lắp năm 1995 chỉ chiếm tỉ trọng 0,89% và tỉ trọng này được tăng dần theo
các năm đến năm 1998 được nâng lên 5,3%. Điều này thể hiện lĩnh vực kinh
doanh của Sở giao dịch I ngày càng được mở rộng đa dạng hơn tuy vậy đầu tư
và lĩnh vực xây lắp vẫn luôn chiếm tỉ trọng chủ yếu trên 90%.
Dư nợ trung và dài hạn tăng mạnh qua các năm và chiếm tỉ trọng chủ yếu
trong tổng dư nợ cho vay, điều đó biểu hiện ở biểu số 3. Nguồn dư nợ trung và
dài hạn năm 1996 tăng 22% so với năm 1995; năm 1997 tăng 66% so với 1996
cho đến năm 1998 tăng 138,2% so với năm 1997 và tăng nhanh hơn so với

tổng nguồn vốn huy động (năm 1998 nguồn vốn huy động tăng là 83,3%).
Nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn bao gồm tín dụng theo kế hoạch Nhà
nước và tín dụng thương mại thông thưòng.
Tín dụng theo kế hoạch Nhà nước là loại tín dụng đặc trưng của Sở giao
dịch I, và cũng tồn tại nhiều vấn đề cần xem xét. Khách hàng vay vốn tín dụng
theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước do Nhà nước lựa chọn chứ ngân hàng không
được tự lựa chọn. Trong quá trình xem xét thẩm định để đi đến quyết định cho
vay đối với những dự án không có hiệu quả Sở giao dịch I có quyền từ chối cho
vay và trình Trung ương xem xét. Tuy vậy trong trường hợp này vai trò thẩm
định của Sở giao dịch I chưa phát huy hết trách nhiệm và khả năng.
Ngoài cho vay theo KHNN Sở giao dịch I thực hiện nhiều món vay thương
mại đối với cả các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Khi thực hiện cho vay tín dụng thương mại Sở giao dịch I được quyền lựa chọn
khách hàng và tự quyết định cho vay nhưng vẫn có thể gặp rủi ro.
Tỉ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ còn nhỏ nhưng tăng dần
qua các năm. Năm 1995 tỉ trọng là 4,8% ; năm 1996 là 5,67% và đến năm
1997 là 7,82%; năm 1998 tỉ trọng là 6,94% nhưng về số tuyệt đối tăng mạnh.
Như vậy dư nợ dài hạn vẫn chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ cho vay
do tính chất hoạt động của Sở giao dịch I nói riêng cũng như Ngân hàng Đầu
tư & Phát triển Việt Nam nói chung. Điều này cũng khẳng định vai trò quan
trọng của công tác thẩm định nói chung và thẩm định tài chính dự án đầu tư
nói riêng trong hoạt động của Sở giao dịch I.

III- dự án đầu tư và thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở giao dịch
1- Dự án đầu tư:
Tất cả các dự án trong hồ sơ xin vay vốn đưa đến Sở giao dịch I đều được
thẩm định về mặt tài chính. Các dự án xét thấy không khả thi, không có khả
năng trả nợ,.. Sở giao dịch I đều từ chối cho vay. Đầu tư trung và dài hạn chủ
yếu tập trung vào các dự án theo kế hoạch Nhà nước, caca dự án thương mại
khác chiếm tỉ trọng bé trong tổng dư nợ cho vay. Tuy vậy trong năm 1998 Sở

giao dịch I đã mở rộng cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh và giúp các
doanh nghiệp là khách hàng truyền thống tự đầu tư chiều sâu, đổi mới trang
thiết bị và nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh, đầu tư một số dự án lớn,
đồng bộ như các dự án của tổng công ty Bưu chính viễn thông 543 tỷ VNĐ,
tổng công ty xây dựng công trình giao thông I trị giá 35 tỷ VNĐ, tổng công ty
lắp máy Việt Nam 21 tỷ VNĐ,..Như vậy số vốn cho vay đối với các dự án ngày
càng lớn.Điều đó còn thể hiện ở số vốn cho vay trung bình đối với một dự án
năm 1995 là 32,12 tỷ VNĐ/ da; năm 1996 là 37,4 tỷ VNĐ/ da; năm 1997 là
31,6 tỷ VNĐ/ da và đến năm 1998 tăng lên 91,5 tỷ VNĐ/da thể hiện qua số liệu
tại biểu số 4.
Với số vốn cho vay đối với mỗi dự án ngày càng lớn thì mức độ rủi ro cũng
tăng lên nên công tác thẩm định dự án cần phải được thực hiện nghiêm túc,
chính xác. Có như vậy, Sở giao dịch I mới có thể thu hồi được nguồn vốn cho
vay.
2- Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở giao dịch I.
Hoạt động thẩm định là truyền thống và thế mạnh của Ngân hàng Đầu tư
& Phát triển cũng như Sở giao dịch I trong cạnh tranh và hội nhập. Thời kỳ
bao cấp do Ngân hàng Đầu tư & Phát triển hoạt động như một cơ quan cấp
phát vốn nên hoạt động thẩm định còn bị xem nhẹ và hầu như không có. Ngân
hàng chỉ tham gia vào công tác thẩm định với tư cách là một thành viên cùng
các bộ ngành chủ quản xem xét dự án nên hầu như không có mối liên hệ giữa
việc cấp vốn và việc tính toán hiệu quả kinh tế, không có sự tính toán khả năng
hoàn vốn của dự án. Điều này dẫn đến sự ỉ lại của cả ngân hàng và doanh
nghiệp .
Bắt đầu từ năm 1990, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển thực hiện cho vay
các dự án theo định hướng kế hoạch Nhà nước và các dự án có hiệu quả kinh
tế mà Ngân hàng tự tìm kiếm. Đối với các dự án theo kế hoạch Nhà nước, Ngân
hàng chỉ được hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn còn lại
Ngân hàng phải tự tìm kiếm. Vì vậy Ngân hàng hoạt động theo quan điểm "
Cho vay và thu hồi vốn" là trách nhiệm chính của Ngân hàng Đầu tư & Phát

triển nên" công tác thẩm định dự án tín dụng đầu tư là một trong những
nghiệp vụ quan trọng hàng đầu của Ngân hàng.
Dự án được phê duyệt tuy đã thẩm định qua nhiều ngành, nhiều cấp
nhưng trách nhiệm cuối cùng và rủi ro cao nhất lại thuộc về cơ quan đầu tư
vốn mà cụ thể ở đây là Ngân hàng Đầu tư & Phát triển hay Sở giao dịch I.
Nhận thức được điều đó, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển xác định chỉ quyết
định cho vay đối với những dự án thực sự có hiệu quả, vay trả được nợ và lãi
trong thời hạn càng sớm càng tốt. Nếu xét thấy không có hiệu quả, không có
khả năng trả nợ, không đủ điều kiện phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ và
thống đốc Ngân hàng Nhà nước để xin ý kiến. Ngân hàng thực hiện cho vay
theo đúng quy định của Chính phủ và thống đốc Ngân hàng.
2.1-Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I:
Vai trò của Ngân hàng trong quá trình thẩm định dự án ngày càng được
nâng cao. Theo quyết định số 13/1999/QĐ của thủ tưóng Chính Phủ về công
tác tín dụng đầu tư năm 1999 thì các dự án vay vốn đầu tư phải có hiệu quả,
có khả năng trả nợ và phải thực hiện đúng thủ tục đầu tư và xây dựng. Những
dự án đầu tư được quyết định đầu tư sau ngày 31/3/1999, cơ quan có thẩm
quyền chỉ ra quyết định đầu tư sau khi có ý kiến của tổ chức cho vay về hiệu
quả đầu tư, khả năng trả nợ, khả năng nguồn vốn cho vay. Các dự án nhóm A
do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, tổ chức cho vay ký hợp đồng tín dụng và
phải thực hiện cho vay, giải ngân theo đúng tiến độ đầu tư của dự án. Quyết
định này là một bước ngoặt trong công tác thẩm định, nó giúp đơn giản thủ
tục để dự án đầu tư có thể đi vào hoạt động nhanh chóng, đồng thời giúp nâng
cao hiệu quả và khả năng hoàn vốn của dự án đầu tư.
Sở giao dịch I là một chi nhánh lớn của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển
nên có thẩm quyền thẩm định những dự án tín dụng nhất định theo phân cấp
của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Trung ương. Trước năm 1999 Sở giao dịch
I chưa có bộ phận thẩm định, công tác thẩm định do bộ phận tín dụng đảm
nhiệm với sự giúp đỡ của phòng thẩm định trung ương. Hiện nay,công tác
thẩm định tài chính dự án đầu tư thẩm định tại Sở giao dịch I do hai bộ phận

tín dụng và thẩm định cùng tiến hành xem xét. Hai bộ phận này cùng phối hợp,
mỗi bộ phận có nhiệm vụ xem xét trên từng mặt khác nhau của dự án đầu tư.
Công việc của mỗi bộ phận bổ xung, hỗ trợ, kiểm tra lẫn nhau.
Bộ phận tín dụng có trách nhiệm trực tiếp nhận hồ sơ của khách hàng,
sau khi xem xét cán bộ tín dụng lập tờ trình đối với doanh nghiệp và dự án để
thông qua phòng và trình hội đồng tín dụng. Bên tín dụng chủ yếu xem xét về
tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng đảm bảo trả nợ,
cho ý kiến về thời gian cho vay, trả nợ, trực tiếp tiến hành theo dõi, quản lý việc
cho vay, thu hồi gốc, lãi, và có biện pháp ứng phó khi cần thiết.
Bộ phận thẩm định nằm trong phòng nguồn vốn của Sở giao dịch I cũng
tiến hành kiểm tra phân tích các mặt pháp lý, thị trường, kỹ thuật, công
nghệ,tổ chức, phân tích hiệu quả kinh tế xã hội, phântích tài chính và hiệu quả
tài chính của dự án đầu tư. Sau đó lập tờ trình để thông qua phòng, trình ban
lãnh đạo và hội đồng tín dụng. Sở giao dịch I có đội ngũ cán bộ thẩm định là
những chuyên viên giàu kinh nghiệm về kỹ thuật, tài chính nên công tác thẩm
định tài chính dự án được tiến hành kỹ lưỡng.
Sau khi các bộ phận thẩm định đã hoàn tất công việc của mình thì hội
đồng tín dụng của sở họp. Từng thành viên của hội đồng tín dụng (trưởng, phó
phòng, ban giám đốc và nhân viên có nhiệm vụ gtheo dõi và thực hiện công tác
thẩm định) phải có ý kiến. Chủ tịch hội đông thẩm định căn cứ vào ý kiến của
các thành viên quyết định, việc cho vay hay không được ghi cụ thể trong biên
bản họp hội đồng tín dụng.Đối chiếu với phân cấp phán quyết tín dụng, nếu dự
án thuộc thẩm quyền của Sở giao dịch I thì ra quyết định trường hợp không
đồng ý cho vay thì có văn bản trả lời đối với doanh nghiệp và chủ dự án nêu rõ
lý do không cho vay; nếu dự án không thuộc thẩm quyền của Sở giao dịch I thì
lập tờ trình trình trung ương xét duyệt.
Các phòng tín dụng, các phòng chức năng thẩm định, nguồn vốn cùng hội
đồng thẩm định trung ương xem xét. Nếu dự án được xét duyệt cho vay, cán bộ
tín dụng trực tiếp thảo văn bản uỷ nhiệm giao cho sở ký hợp đồng và ghi rõ
điều kiện tín dụng trung ương xét thấy cần bổ sung gửi sở để đi đến ký kết hợp

đồng tín dụng. Ta có thể tóm tắt quá trình tổ chức thẩm định một dự án theo
sơ đồ dưới đây.

QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH MỘT DỰ ÁN.
Sở giao dịch I (tín dụng,
thẩm định )
Hội đồng tín dụng
Trung ương (Phòng tín dụng, Thẩm định)
Thẩm định t i chính dà ự án đầu tư

Dự án
Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở giao dịch I luôn được tiến
hành căn cứ vào các văn bản pháp quy của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước,
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam . Sau đây là các văn bản, hướng dẫn
chủ yếu liên quan đến công tác thẩm định:
-Văn bản hướng dẫn tín dụng đầu tư trung hạn của Ngân hàng Đầu tư &
Phát triển Việt Nam.(số 44/NHĐT&PT ngày 5/2/11995).
-Quyết định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 367/QĐ-NH1
ngày 21/12/1995 về vịêc ban hành thể lệ tín dụng trung hạn dài hạn.
-Các hướng dẫn về thẩm định dự án đầu tư của phòng thẩm định Ngân
hàng Đầu tư & Phát triển Việt nam.
-Các văn bản, nghị định về quản lý đầu tư và xây dựng như NĐ42/CP,
92/CP, Thông tư hướng dẫn về lập, thẩm định dự án đầu tư và quyết định đầu
tư của bộ Kế hoạch và Đầu tư 09/BKH/VPTĐ(21/9/1996),.
-Các văn bản và thông tư liên quan.
2.2-Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I:
Khi thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở giao dịch I nói riêng và trong
toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư & Phát triển nói chung cần xem xét những
nội dung cơ bản sau:
Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp :

-Các chỉ tiêu về tài chính -sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần nhất:
Sản lượng thực hiện, doanh thu, lợi nhuận, tổng vốn hoạt động, tài sản
cố định(Nguyên giá, giá trị còn lại, KHTSCĐ hàng năm), tài sản lưu động, vòng
quay vốn lưu động
-Tình hình công nợ: Nợ thương mại (nợ phải thu, nợ phải trả); quan hệ
tín dụng chung (số Ngân hàng có quan hệ tín dụng với doanh nghiệp theo các
chỉ tiêu như dư nợ trung dài hạn, dư nợ ngắn hạn, dư nợ bảo lãnh các loại, dư
tiền gửi, dư quá hạn, lãi treo).
-Một số chỉ số tài chính trong 3 năm gần nhất:
.Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn
.Lợi nhuận /doanh thu
.Lợi nhuận / Tổng tài sản có
.Vốn bằng tiền / Các khoản nợ Ngân hàng (khả năng thanh toán)
-Phân tích khả năng thanh toán:
Phân tích mặt tài chính cuả dự án :
-Tổng vốn đầu tư của dự án: Việc xác định vốn đầu tư phải hợp lý tránh
tình trạng lãng phí hay ngừng thi công do thiếu vốn đầu tư. Lưu ý để dự án đi
vào hoạt động sản xuất kinh doanh cần có vốn lưu động ban đầu(đối với dự án
đầu tư xây dựng mới), vốn lưu động bổ sung (đối với dự án đầu tư mở rộng
hay chiều sâu)
-Phân tích nguồn vốn đầu tư và tiến độ giải ngân phù hợp thực hiện dự án
đầu tư .
-Phân tích hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ:
.Căn cứ vào các nguồn vốn tham gia và tiến độ rút vốn đầu tư để tính lãi
suất vay tính vào chi phí sản xuất.
.Căn cứ vào công suất thiết kế và khả năng tiêu thụ sản phẩm.
.Các chi phí sản xuất: Các chỉ tiêu định mức, giá cả nguyên vật liệu, tiền
lương,...Lưu ý về các nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất: về khả năng ổn
định và chắc chắn.
.Phân tích lỗ lãi.

.Xác định nguồn trả nợ và mức trả nợ từ nguồn hiệu quả kinh doanh của
dự án:KHCB+quỹ phát triển sản xuất trích từ lợi nhuận, từ các nguồn hỗ trợ
khác của doanh nghiệp (như KHCB của TS CĐ hiện có, quỹ phát triển sản xuất
trích từ lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh khác, nguồn vốn hợp
pháp khác)
-Xác định lịch trả nợ và mức trả nợ: Thời gian vay trả, mức trả trong năm,
kỳ hạn cụ thể trong năm.
-Xác định lịch trả nợ và mức trả nợ: Thời gian vay trả, mức trả trong năm,
kỳ hạn cụ thể trong năm.
-Đánh giá những rủi ro tiềm ẩn: Rủi ro trong chủ trương, thị trường, tỷ giá,
nguyên liệu,..
-Điều kiện đảm bảo an toàn vốn vay.
-Ngân hàng có thể tính thêm một số các chỉ tiêu tài chính như NPV, IRR,...
hoặc một số chỉ tiêu độ nhạy để bổ sung cho kết quả thẩm định tài chính. Các
chỉ tiêu tài chính trong nhiều dự án không được tính hoặc được tính như
những chỉ tiêu tham khảo.
Việc thẩm định tài chính dự án đầu tư được thực hiện trên một diện rộng
như vậy nên để nghiên cứu dễ dàng em xin lấy một dự án mà Sở giao dịch I
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển đã tiến hành thẩm định để minh hoạ.
3-Phân tích quá trình thực hiện thẩm định một dự án đầu tư tại Sở
giao dịch I.
Dự án: Dây chuyền in vé máy bay chứng từ cao cấp
1* Giới thiệu về dự án :
Tên dự án : Dây chuyền in vé máy bay chứng từ cao cấp.
Chủ đầu tư : Công ty in Công Đoàn.
Hình thức đầu tư : Đầu tư chiều sâu.
Hồ sơ đưa đến Ngân hàng vay vốn có đầy đủ, tài liệu hợp lệ, hợp pháp về dự
án và doanh nghiệp.
Hạng mục công trình chính:
-Thiết bị: Dây truyền in flexo nhập khẩu thiết bị.

Bao gồm :

×