Tải bản đầy đủ (.pdf) (222 trang)

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐẮK LẮK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.23 MB, 222 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THU NGUYÊN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THU NGUYÊN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 62.34.04.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. TRẦN THỊ MINH CHÂU

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số


liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận
khoa học của luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thị Thu Nguyên


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

....................................................................................................................... 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP ............................................... 7

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vai trò, chức năng của nhà nước trong
lĩnh vực quản lý đất đai nói chung, quản lý đất nông nghiệp nói riêng............... 7
1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung, phương thức, công cụ
quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp .................................................. 11
1.3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến bộ máy quản lý nhà nước đối với đất
nông nghiệp ................................................................................................. 17
1.4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án .................................... 21
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN MỘT TỈNH ....................................................... 24

2.1. Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết quản lý nhà nước của chính quyền
địa phương đối với đất nông nghiệp trên địa bàn một tỉnh ......................... 24

2.2. Mục tiêu, nội dung, bộ máy và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà
nước của địa phương đối với đất nông nghiệp trên địa bàn một tỉnh .......... 34
2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp của một số địa
phương trong nước và bài học cho tỉnh Đắk Lắk ............................................ 52
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TỈNH ĐẮK LẮK ........................................................................................... 59

3.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng đất nông
nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk ................................................................................. 59
3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk.... 65
3.3. Thực trạng bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp
ở tỉnh Đắk Lắk ............................................................................................. 99
3.4. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk.... 109


2

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐẮK LẮK .............. 128

4.1. Phương hướng tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp
tỉnh Đắk Lắk ............................................................................................... 128
4.2. Giải pháp tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp tỉnh
Đắk Lắk ...................................................................................................... 132
KẾT LUẬN................................................................................................................... 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................... 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 151
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 166



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐS

: Bất động sản

ĐKQSD

: Đăng ký quyền sử dụng

ĐNN

: Đất nông nghiệp

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KT - XH

: Kinh tế - xã hội

QLNN

: Quản lý nhà nước

QSDĐ

: Quyền sử dụng đất


SDĐ

: Sử dụng đất

TN&MT

: Tài nguyên và Môi trường

UBND

: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát hộ gia đình về các kênh thông tin tiếp nhận pháp luật và
chính sách đất đai ............................................................................................. 68
Bảng 3.2. So sánh chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp năm 2015 và điều chỉnh quy
hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk...... 71
Bảng 3.3. Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp
theo kế hoạch 5 năm kỳ cuối (2016-2020) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk .................. 72
Bảng 3.4. Tình trạng lấn, chiếm đất nông nghiệp do các công ty nông, lâm nghiệp
quản lý .............................................................................................................. 75
Bảng 3.5. Kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp lần đầu tỉnh
Đắk Lắk ............................................................................................................ 81
Bảng 3.6. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2015 ..................................................... 81
Bảng 3.7. So sánh dữ liệu của ngành thuế và ngành tài nguyên môi trường tỉnh Đắk
Lắk liên quan đến thuế sử dụng đất nông nghiệp ............................................ 83

Bảng 3.8. Tiền thuê đất nộp ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ........................ 85
Bảng 3.9.Tình hình thuê đất của các đơn vị trong tỉnh Đắk Lắk năm 2016 ................... 85
Bảng 3.10. Kết quả khảo sát về đánh giá mức giá đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
hiện nay ............................................................................................................ 86
Bảng 3.11. Đánh giá về sự phù hợp giá đất nông nghiệp do nhà nước Xác định với
giá thị trường ở tỉnh Đắk Lắk .......................................................................... 87
Bảng 3.12. Nguồn thu từ đất của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011 – 2016.......................... 88
Bảng 3.13. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi từ năm 2004 – 2016 trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk .................................................................................................... 89
Bảng 3.14. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2012 – 2016................................................................ 91
Bảng 3.15. Các vi phạm pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp ở các Công ty nông,
lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.............................................................. 95


Bảng 3.16. Kết quả việc giải quyết tranh chấp đất đai của chính quyền tỉnh Đắk Lắk
qua đánh giá của cán bộ và dân cư .................................................................. 96
Bảng 3.17. Thống kê số lượng cán bộ ngành tài nguyên và môi trường tỉnh Đắk Lắk
hiện nay .......................................................................................................... 103
Bảng 3.18. Cơ cấu độ tuổi của cán bộ ngành tài nguyên và môi trường trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk .................................................................................................. 104
Bảng 3.19. Trình độ chuyên môn của cán bộ ngành tài nguyên và môi trường tỉnh
Đắk Lắk .......................................................................................................... 105
Bảng 3.20. Trình độ tin học và ngoại ngữ của cán bộ ngành tài nguyên và môi
trường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk .................................................................. 106
Bảng 3.21. Số lượng cán bộ ngành tài nguyên và môi trường phân theo trình độ lý
luận chính trị và trình độ quản lý nhà nước ................................................... 107
Bảng 3.22. Kết quả khảo sát đánh giá chất lượng công tác quản lý nhà nước đối với
đất nông nghiệp của chính quyền tỉnh Đắk Lắk ............................................ 116
Bảng 3.23. Kết quả khảo sát cán bộ quản lý đất đai về khó khăn trong quản lý nhà

nước về đất nông nghiệp ................................................................................ 124


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu các loại đất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk ................................................ 62
Biểu đồ 3.2. Thái độ của cán bộ địa chính cấp xã trong việc tiếp thu, góp ý của người dân ... 108
Biểu đồ 3.3: Đánh giá của dân về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh ............. 113


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai cấp Trung ương ................................... 45
Sơ đồ 2.2. Bộ máy quản lý nhà nước của chính quyền địa phương đối với đất nông
nghiệp trên địa bàn một tỉnh ............................................................................ 46
Sơ đồ 3.1. Bộ máy quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp của chính quyền tỉnh
Đắk Lắk ............................................................................................................ 99
Sơ đồ 3.2. Bộ máy quản lý Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk ...................... 100
Sơ đồ 3.3. Mô hình phối hợp quản lý nhà nước đối với đất đai giữa các cơ quan nhà
nước tỉnh Đắk Lắk .......................................................................................... 102


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai vừa là tư liệu sản xuất, vừa là địa bàn sống của cư dân, vừa là quê
hương, đất nước của dân tộc, con người. Vì thế, dù các quốc gia có chế độ chính trị và
chế độ sở hữu đất đai khác nhau, nhưng không có nước nào, mà ở đó nhà nước không

tham gia quản lý đất đai.
Ở Việt Nam, phù hợp với chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước có vai
trò to lớn trong quản lý đất đai vừa với tư cách quản lý lãnh thổ, quản lý nguồn tài
nguyên, môi trường sống chung của dân cư, vừa với tư cách đại diện chủ sở hữu. Đặc
biệt, với diện tích đất nông nghiệp (ĐNN) khá lớn, thuận lợi cho phát triển nền nông
nghiệp nhiệt đới có sức cạnh tranh, quản lý nhà nước (QLNN) đối với ĐNN ở Việt
Nam càng có có vai trò quan trọng, một mặt để bảo vệ quỹ ĐNN đủ sức phát triển
ngành nông nghiệp hiện đại, có sức cạnh tranh, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, bảo
đảm an ninh lương thực, mặt khác, tạo điều kiện chuyển một phần ĐNN sang sử dụng
vào mục đích khác. Trong những năm qua, QLNN đối với ĐNN ở Việt Nam đã có
nhiều thay đổi, đóng góp vào thành tựu phát triển đất nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu,
QLNN đối với ĐNN vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như tổ chức SDĐ ở quy
mô nhỏ, manh mún, quy hoạch SDĐ nông nghiệp chưa được tuân thủ chặt chẽ, hệ
thống thông tin về ĐNN chưa hoàn thiện… kết cục là hiệu quả phát huy nguồn lực
ĐNN chưa cao.
Đắk Lắk là một tỉnh có diện tích ĐNN khá lớn, khoảng 1.152.184,9 ha, chiếm
88,4% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh [122]. Đa phần diện tích ĐNN trên địa bàn tỉnh
có chất đất màu mỡ, thích hợp với phát triển nhiều loại cây trồng, nhất là cây công
nghiệp, cây ăn trái. Từ khi tiến hành đổi mới cơ chế quản lý ĐNN theo Luật đất đai
năm 1993 đến nay, chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã từng bước đổi mới QLNN đối với
ĐNN và đã thu được một số thành tựu. Tính đến năm 2017, Đắk Lắk là một trong
những tỉnh dẫn đầu về việc hoàn thành sớm việc đo đạc, lập bản đồ địa chính đến từng
xã, phường, thị trấn. Tỉnh đã hoàn thành công tác kiểm tra, rà soát thực trạng quản lý
quy hoạch, kế hoạch sử dụng ĐNN và cơ bản cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng


2

ĐNN cho các thửa đất đủ hồ sơ. Việc giao đất, thu hồi đất đã được quy trình hóa, nhờ
đó các vụ tranh cấp, khiếu kiện về ĐNN có xu hướng giảm…

Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực, QLNN đối với ĐNN trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk vẫn còn chưa đáp ứng yêu cầu. Cụ thể là: Hệ thống thông tin về ĐNN được thu
thập và lưu giữ chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu của người dân một
cách thuận tiện, kịp thời; Chất lượng quy hoạch SDĐ còn thấp, hay bị điều chỉnh, kỷ
luật tuân thủ quy hoạch chưa cao; Vẫn còn một số tổ chức, cá nhân sử dụng ĐNN sai
mục đích, sai quy hoạch. Tiềm năng ĐNN chưa được phát huy hiệu quả; Nhiều diện
tích đất của các nông, lâm trường trước kia chưa được quản lý chặt chẽ, chưa được sử
dụng hiệu quả dẫn đến hiện tượng tranh chấp với người dân địa phương hoặc sử dụng
ĐNN kém hiệu quả. Trong khi đó nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số tại chỗ và di cư
chưa có hoặc không đủ đất ở, đất sản xuất cần thiết.
Những hạn chế trong QLNN đối với ĐNN nêu trên, nếu không được khắc
phục sẽ cản trở ngành nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk phát triển theo hướng hiện đại,
hiệu quả, làm mất lòng tin của người dân vào chính sách, pháp luật quản lý đất đai
của Nhà nước. Hơn nữa, trong bối cảnh dân số tiếp tục tăng, nhất là tăng cơ học do
nhiều gia đình dân tộc thiểu số vẫn tiếp tục di cư tự do đến Đắk Lắk, các diện tích
có thể khai hoang, phục hóa đưa vào sản xuất nông nghiệp không còn nhiều, ngành
nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk đang phải tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả, tăng sức cạnh
tranh, QLNN đối với ĐNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đứng trước áp lực phải đổi
mới nhanh hơn nữa.
Chính vì thế, cần triển khai nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước đối với ĐNN
tỉnh Đắk Lắk” nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho quá trình đổi mới đó.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý
ĐNN của chính quyền tỉnh Đắk Lắk trong điều kiện pháp luật hiện hành của Việt Nam,
từ đó đề xuất giải pháp tiếp tục đổi mới quản lý ĐNN của tỉnh Đắk Lắk trong những
năm sắp tới.
Để hoàn thành mục đích trên, quá trình nghiên cứu đề tài đã hoàn thành các
nhiệm vụ sau:



3

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và xây dựng khung phân tích về QLNN của chính
quyền địa phương đối với ĐNN trên địa bàn một tỉnh trong điều kiện pháp luật hiện
hành của Việt Nam.
+ Tổng hợp có phân tích kinh nghiệm QLNN đối với ĐNN ở một số tỉnh, rút ra
bài học cho chính quyền tỉnh Đắk Lắk.
+ Phân tích thực trạng QLNN đối với ĐNN ở tỉnh Đắk Lắk từ năm 2008 đến
2017, làm rõ thành công, hạn chế và nguyên nhân.
+ Đề xuất định hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới QLNN đối với ĐNN ở tỉnh
Đắk Lắk giai đoạn đến năm 2025.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu đề tài luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
QLNN đối với ĐNN của chính quyền tỉnh Đắk Lắk.
3.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
* Phạm vi về nội dung: QLNN đối với ĐNN sẽ được tiếp cận theo hai khía
cạnh: nội dung và bộ máy QLNN đối với ĐNN; Nội dung QLNN đối với ĐNN được
giới hạn ở thẩm quyền của chính quyền địa phương (bao gồm ba cấp: tỉnh, huyện, xã)
phù hợp với phân cấp QLNN về đất đai theo pháp luật hiện hành của Việt Nam. Bộ
máy QLNN đối với ĐNN bao gồm HĐND, UBND và các cơ quan tham mưu cho
UBND trong QLNN đối với ĐNN (bao gồm các cơ quan quản lý TN&MT ở ba cấp và
các cơ quan nhà nước phối hợp khác như cơ quan tài chính, kế hoạch đầu tư, nông
nghiệp và phát triển nông thôn…)
* Phạm vi về đối tượng quản lý: ĐNN theo phân loại của Luật Đất đai Việt
Nam trong phạm vi địa giới hành chính một tỉnh. ĐNN được xem xét trên 2 góc độ: tài
nguyên và quá trình sử dụng, trao đổi.
* Về thời gian: Thời gian khảo sát được giới hạn trong giai đoạn từ năm 2008
đến năm 2017. Định hướng và giải pháp đề xuất cho giai đoạn đến năm 2025.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài

4.1. Phương pháp tiếp cận
Phù hợp với chuyên ngành quản lý kinh tế, cách tiếp cận để giải quyết các vấn
đề theo yêu cầu của đề tài chủ yếu là tiếp cận kinh tế học, quản lý học, tiếp cận hệ
thống và lịch sử.


4

Tiếp cận kinh tế học nhằm giải quyết vấn đề QLNN đối với ĐNN phù hợp với
kinh tế thị trường và sở hữu toàn dân về đất đai. Nói cách khác, QLNN đối với ĐNN
phải đảm bảo hài hòa lợi ích quốc gia, địa phương, người nông dân và các chủ thể liên
quan đến ĐNN theo quy luật thị trường.
Tiếp cận quản lý học đặt vấn đề QLNN về ĐNN của chính quyền địa phương
trong khung khổ QLNN về đất đai theo tinh thần Luật đất đai năm 2003 và năm 2013.
Nội dung khảo sát thực trạng QLNN đối với ĐNN của chính quyền tỉnh Đắk Lắk dựa
trên căn cứ pháp lý là luật đất đai và các luật liên quan. Các đề xuất giải pháp hướng tới
đổi mới nội dung và bộ máy QLNN đối với ĐNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Cách tiếp cận hệ thống đặt vấn đề quản lý ĐNN của tỉnh Đắk Lắk trong khung
khổ QLNN về ĐNN thống nhất cho cả nước nhưng có chú ý đến tính đặc thù của tỉnh
Đắk Lắk. Ngoài ra, nghiên cứu về QLNN đối với ĐNN cũng được đặt trong mối quan
hệ với QLNN nói chung về đất đai và phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH của Tỉnh.
Tiếp cận lịch sử đòi hỏi phải xem xét các vấn đề QLNN đối với ĐNN ở tỉnh
Đắk Lắk trong quá trình phát triển đất nước nói chung, đổi mới chính sách ĐNN nói
riêng. Những nhận định, lý giải về QLNN đối với ĐNN ở tỉnh Đắk Lắk phải được đặt
trong bối cảnh lịch sử cụ thể có quan hệ với các quá trình đã diễn ra trong quá khứ và
mục tiêu dự định trong tương lai.
4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
4.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
- Sử dụng dữ liệu đã công bố liên quan đến QLNN đối với ĐNN của các cơ
quan QLNN như Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk, Sở TN&MT, Sở Nông nghiệp và phát

triển nông thôn, Trung tâm phát triển quỹ đất, …
- Kế thừa thành quả nghiên cứu từ các công trình khoa học đã được công bố.
4.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
i) Phương pháp điều tra xã hội học:
- Phương pháp chọn mẫu: Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp ngẫu
nhiên phân tầng. Tầng được chọn theo 4 vùng sinh thái gồm: Thành phố Buôn Ma
Thuột, huyện Cư M’gar, huyện Ea H’leo, huyện Ea Súp. Mỗi huyện, thành phố lựa
chọn ngẫu nhiên 2 xã, phường.


5

- Quy mô mẫu điều tra là 400 phiếu với 4 mẫu phiếu cho 4 đối tượng là hộ gia
đình, doanh nghiệp, chủ trang trại và cán bộ QLNN về đất đai. Phân bổ phiếu cho 4 đối
tượng thể hiện ở bảng sau:
STT

Đối tượng điều tra

Quy mô phiếu

1

Người sử dụng ĐNN (hộ gia đình, cá nhân)

300

2

Doanh nghiệp sử dụng ĐNN


30

3

Trang trại

20

4

Cán bộ QLNN về đất đai

50

Nội dung thông tin điều tra liên quan đến đánh giá của người dân, của cán bộ
quản lý doanh nghiệp, của cán bộ QLNN về đất đai về hiệu lực, hiệu quả của QLNN
đối với ĐNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Cách thức điều tra: Nghiên cứu sinh kết hợp với sinh viên tiến hành hỏi trực
tiếp người được điều tra.
ii) Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu đối với một số cán bộ ở Sở TN&MT, Sở
Nông nghiệp, Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Đắk Lắk và một số cán bộ thuộc
UBND, HĐND tỉnh Đắk Lắk.
4.3. Phương pháp xử lý thông tin và số liệu
- Các dữ liệu điều tra, sau khi thu thập được được làm sạch, chuẩn hóa và tổng
hợp, phân tổ thành bộ cơ sở dữ liệu và xử lý bằng phần mềm Excel.
- Các dữ liệu khác được phân tích, tổng hợp, khái quát hóa theo các phương
pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh, quy nạp và diễn dịch.
- Phương pháp phân tích SWOT được sử dụng để phân tích điểm mạnh, điểm
yếu của thực trạng quản lý ĐNN hiện nay ở tỉnh Đắk Lắk, trình bày cơ hội và thách

thức đặt ra trước chính quyền địa phương trong việc tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước
đối với ĐNN của tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
5. Điểm mới của luận án
- Xây dựng khung phân tích lý thuyết về quản lý nhà nước của chính quyền địa
phương đối với ĐNN trên địa bàn một tỉnh phù hợp với kinh tế thị trường và pháp luật
hiện hành ở Việt Nam.


6

- Tập hợp có phân tích kinh nghiệm QLNN đối với ĐNN của hai tỉnh và rút ra
bảy bài học cho tỉnh Đắk Lắk.
- Mô tả thực trạng QLNN đối với ĐNN tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2008 2017, rút ra 11 thành công, ba tác động tích cực, 11 yếu kém, 3 chỉ tiêu chưa hoàn
thành và hai nhóm nguyên nhân của tình trạng yếu kém trong QLNN đối với ĐNN ở
tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất hệ thống 5 định hướng, 8 nhóm giải pháp tiếp tục đổi mới QLNN đối
với ĐNN tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn tới năm 2025.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án
được trình bày trong 4 chương, 13 tiết.


7

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VAI TRÒ, CHỨC NĂNG
CỦA NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI NÓI CHUNG, QUẢN

LÝ ĐẤT NÔNG NGHIỆP NÓI RIÊNG

Nghiên cứu về vai trò, chức năng cũng như lý do can thiệp của nhà nước vào
lĩnh vực đất đai nói chung, ĐNN nói riêng được các tác giả trong và ngoài nước đề
cập đến qua một số khía cạnh thể hiện ở một số công trình sau:
Theo Liên hợp quốc [156], chính phủ có một số vai trò nhất định trong quản
lý đất đai như: (i) Bảo đảm các quyền về đất đai hợp pháp của người sở hữu, SDĐ
và cung cấp cơ sở pháp lý cho các khoản vay thế chấp bằng đất; (ii) Hỗ trợ việc
định giá đất để đánh thuế đất và thuế BĐS; (iii) Cung cấp thông tin thị trường đất và
BĐS; (iv) Cung cấp dữ liệu điều tra đất đai và những điều kiện hạn chế đối với
người SDĐ; (v) Giám sát tác động môi trường của những dự án phát triển SDĐ; (vi)
Tạo thuận lợi cho cải tạo đất; (vii) Hỗ trợ kinh phí sáng tạo ban đầu cho hệ thống
quản lý đất.
Robert Home [146], thông qua phân tích ba hình thức sở hữu đất ở Anh gồm:
đất tư nhân, đất của nhà nước, đất do tập thể (cộng đồng) sở hữu, đã kết luận: có
những thay đổi lớn trong QLNN đối với sở hữu đất đai trong thế kỷ XX ở Anh. Tác
giả cũng phát hiện một số lĩnh vực mới cần có sự can thiệp của Nhà nước Anh như:
bảo vệ môi trường, đánh giá rủi ro, cung cấp đất ở và giải quyết xung đột về phân
bổ sử dụng đất …
A. Ahmet Yucer, Mustafa Kan, Muhammet Demirtas, Sevket Kalanlar [135]
nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong việc đưa ra và bổ sung các chính sách pháp lý về
thừa kế để tránh tình trạng phân mảnh ĐNN do luật thừa kế đất đai ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Các nhà nghiên cứu của Ngân hàng thế giới [56] đã phát hiện các lý do mà
nhà nước phải can thiệp vào lĩnh vực đất đai là: (i) Trách nhiệm giải quyết các
xung đột về đất đai liên quan đến quyền sở hữu do lịch sử để lại; (ii) Hạn chế sự


8

phát triển vô kế hoạch trong sử dụng đất và thực thi chính sách thu hồi đất đảm bảo

hài hòa lợi ích của các bên; (iii) Bảo vệ cảnh quan, sự đa dạng sinh học, khu di tích
lịch sử và các công trình văn hóa.
Nhiều nhà nghiên cứu (như David Freshwater [142]; Yongdeng Lei, Hailin
Zhang, Fu Chen, Linbo Zhang [157]) cho rằng, một trong những mục tiêu quan
trọng của QLNN đối với ĐNN là bảo vệ quỹ ĐNN, mặc dù mỗi nước có thể có
chính sách khác nhau phù hợp với các điều kiện của họ.
Nguyễn Cúc [19] đã phân tích QLNN đối với lĩnh vực đất đai theo ba nội
dung: (i) Phân định và bảo hộ quyền sở hữu đất đai; (ii) Chính sách khuyến khích sử
dụng đất hiệu quả; (iii) Cung cấp các dịch vụ công đối với đất đai.
Nguyễn Văn Sửu [88] đã phân tích chế độ sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai
giai đoạn trước, trong và sau khi tập thể hóa nông nghiệp ở Việt Nam và đi đến kết
luận rằng: ở Việt Nam, quyền sở hữu được phân chia thành hai cấp độ: sở hữu tối
cao (quyền này thuộc về nhà nước) và sở hữu thực (thuộc về cá nhân, tập thể, tổ
chức sử dụng đất).
Vũ Văn Phúc [67] khẳng định: Việc xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất
đai là khẳng định quyền của toàn dân đối với việc định đoạt, khai thác, sử dụng,
phát triển và bảo vệ đất đai và các tài sản gắn liền với nó theo cơ chế dân chủ.
Nguyễn Minh Tuấn [67, tr.71] đề xuất: Cần phải có một cơ chế quản lý đất đai phù
hợp, đi kèm với hệ thống luật pháp, chính sách đúng đắn, ổn định và bộ máy quản
lý có hiệu quả.
Đàm Khắc Cử [17] đã phân tích quyền giao đất, thu hồi đất theo pháp luật của
Nhà nước Việt Nam thông qua chính sách dồn điền, đổi thửa, tích tụ, tập trung ruộng
đất trong tình trạng ruộng đất manh mún, phân tán, ô thửa nhỏ.
Trần Quốc Toản [93, tr. 239] đã khái quát thực trạng quan hệ sở hữu đất đai
ở Việt Nam trước khi ban hành Luật đất đai 1993 và một số vấn đề về tiếp tục hoàn
thiện quan hệ sở hữu đất đai trong nền kinh tế thị trường. Tác giả cho rằng, xác định
“chế độ sở hữu toàn dân” về đất đai thực chất phản ánh chủ yếu về phương diện
chính trị - xã hội và tài nguyên quốc gia của quan hệ đất đai với ý nghĩa: đất đai là
lãnh thổ, tài nguyên quốc gia, của cả dân tộc, của toàn dân.



9

Trần Thị Minh Châu [10] đã phân tích vai trò của nhà nước trong ban hành
và thực hiện chính sách ĐNN với tư cách đại diện sở hữu toàn dân. Tác giả khuyến
nghị: (i) Phân quyền rõ ràng giữa nhà nước và người SDĐ trong thể chế hóa sở hữu
toàn dân về đất đai; (ii) Củng cố, nâng cao năng lực cơ quan QLNN về đất đai; (iii)
Hoàn thiện chính sách khuyến khích người dân SDĐ hiệu quả; (iv) Chống tham
nhũng trong quản lý đất đai...
Nguyễn Quốc Ngữ [63] đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá quản lý ĐNN
gồm: Diện tích và tỷ lệ diện tích được đo đạc mới; Diện tích và tỷ lệ diện tích được
phân hạng; Số hộ và tỷ lệ số hộ nông dân đã được giao ĐNN sử dụng lâu dài; Diện
tích và tỷ lệ diện tích ĐNN đã giao cho hộ sử dụng lâu dài; Số hộ và tỷ lệ số hộ
được cấp giấy chứng nhận QSDĐ; Diện tích và tỷ lệ diện tích ĐNN đã cấp giấy
chứng nhận QSDĐ; Tỷ lệ số hộ nông dân tham gia thực hiện các quyền của người
SDĐ; Số vụ, số diện tích vi phạm chính sách, pháp luật đất đai…
Nguyễn Thị Hoài [34] đã nhấn mạnh: bản chất sở hữu toàn dân đối với ĐNN
trong thời kỳ đổi mới là nâng cao tính chủ động, sáng tạo của người nông dân trong
quá trình sản xuất khi chuyển từ quan hệ sở hữu tập thể với các hợp tác xã trước đây
sang các hình thức mới.
Trần Tú Cường [23] đã làm rõ cơ sở lý luận về quyền sở hữu, QSDĐ cũng
như phân tích những ưu điểm, hạn chế của các loại hình sở hữu khác nhau đối với
đất đai.
Nguyễn Kế Tuấn [99] khuyến nghị: phải xác định rõ các hình thức sở hữu đất
đai ở Việt Nam và cần hoàn thiện các quan hệ đất đai theo yêu cầu phát triển của kinh
tế thị trường, xử lý tốt các quan hệ quản lý giữa nhà nước và các chủ thể SDĐ trong các
vấn đề như: tích tụ và tập trung ruộng đất, chuyển đổi mục đích SDĐ…
Trần Phan Hiếu [33, tr.46] khẳng định: Chính phủ cần tạo điều kiện cho
nông dân tự chăm lo mảnh đất của mình bằng việc thừa nhận quyền sở hữu đất đai.
Các cấp chính quyền cần giúp đỡ nông dân chia sẻ kiến thức kinh nghiệm trong việc

bảo vệ các nguồn tài nguyên trong đó có đất đai.
Trịnh Văn Toàn [94] đưa ra giải pháp đổi mới QLNN đối với đất đai theo 4
lĩnh vực là: gắn với quy hoạch SDĐ dài hạn, tăng cường công tác QLNN, hỗ trợ
chuyển đổi, bảo vệ đất và môi trường, giải pháp xã hội.


10

Nguyễn Thế Tràm [111]; Cao Thị Hà [29]; Trần Trí Dũng và Phạm Hoàng
Ngân [27] đã phân tích nguyên nhân nông dân Việt Nam bỏ ruộng hoang và đề xuất
các biện pháp khắc phục như: cần rà soát lại diện tích ĐNN để xây dựng chiến lược,
quy hoạch SDĐ hợp lý; Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Tăng cường sự
kiểm tra, giám sát của nhà nước đối với thị trường vật tư đầu vào thiết yếu trong sản
xuất nông nghiệp...
Phạm Mai Ngọc [59] đã trình bày thực trạng thu hồi ĐNN ở Việt Nam trong
thời gian qua và đề xuất những giải pháp thể hiện vai trò quản lý của nhà nước như: (i)
Phối hợp giữa các bộ ngành liên quan để hoàn thiện quy hoạch SDĐ nông nghiệp; (ii)
Đổi mới phương thức quản lý ĐNN; (iii) Đổi mới chính sách tài chính về đất đai.
Phạm Quốc Doanh [25] thông qua nghiên cứu về quá trình phát triển và đổi
mới của các nông, lâm trường quốc doanh trong 25 năm đã rút ra nhận xét: các nông,
lâm trường đã đạt nhiều thành tựu trong sản xuất, hỗ trợ nâng cao đời sống nhân dân,
góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng ở vùng sâu vùng xa… Tuy
nhiên, quản lý các công ty chuyển đổi từ nông, lâm trường còn nhiều hạn chế như:
chưa xử lý xong vấn đề sở hữu đất, quản lý SDĐ, giao khoán, SDĐ sai mục đích…
Có thể nói, nội dung được nhiều công trình đề cập đến nhất là đối với QLNN
về ĐNN vẫn là nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả
SDĐ. Kỷ yếu hội thảo quốc gia: Đất Việt Nam, hiện trạng sử dụng và thách thức
[17] đã tập hợp nhiều bài viết về quản lý và SDĐ nông nghiệp, trong đó nhấn mạnh:
diện tích ĐNN bị bỏ hoang ngày một gia tăng trong quá trình đô thị hóa, trong khi
diện tích ĐNN (nhất là đất trồng lúa) đang dần bị thu hẹp trước biến đổi khí hậu

cũng như tình trạng xâm nhập mặn, lũ lụt…; tình trạng thiếu đất sản xuất của hộ gia
đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo… Giải pháp khắc phục được đề xuất là
đổi mới chính sách của Nhà nước theo hướng nâng cao hiệu quả QLNN đối với đất
đai nói chung và ĐNN nói riêng.
Nguyễn Văn Hùng [38] và Nguyễn Ngọc Châu [9] đã đưa ra khuyến nghị: cần
có chính sách SDĐ khoa học, hiệu quả. Lê Trọng Hùng [37] đề xuất giải pháp: nên
thiết lập một công ty lâm nghiệp theo địa bàn hành chính cấp tỉnh (có thể mỗi tỉnh
thành lập một tổng công ty bao gồm các công ty thành viên).


11

Lê Văn Thành [107] cho rằng, để thực hiện được tốt quyền và trách nhiệm
của nhà nước trong quản lý đối với đất đai cũng như ĐNN thì việc ban hành và áp
dụng pháp luật về đất đai là rất quan trọng.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG, PHƯƠNG
THỨC, CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP

1.2.1. Tình hình nghiên cứu về nhà nước bảo hộ quyền sở hữu đất nông nghiệp
Hầu hết các nghiên cứu ở nước ngoài đều đề cao vai trò của nhà nước trong
bảo hộ quyền sở hữu ĐNN, nhất là quyền sở hữu tư nhân về đất đai.
Trong công trình nghiên cứu Factors shaping the agricultural land market in
Poland [150], các tác giả căn cứ vào dữ liệu điều tra bằng bảng hỏi đối với 943 chủ
sở hữu và những người thuê ĐNN ở tất cả các vùng của Ba Lan, đã cho rằng, sở
hữu trang trại tư nhân và gia đình chiếm ưu thế ở Ba Lan và chủ yếu có nguồn gốc
từ thừa kế (84,84% nông dân khảo sát cho biết đất của họ do cha mẹ để lại). Đây là
một đặc điểm cho phép thị trường ĐNN ở Ba Lan vận hành hiệu quả.
Công trình nghiên cứu Land Policies for Growth and poverty [56, tr.xxviii] đã
khẳng định việc bảo hộ quyền sở hữu ĐNN của nhà nước. Các tác giả cho rằng, chính
phủ có vai trò lớn trong việc cấp quyền hưởng dụng bảo đảm cho chủ đất và người

SDĐ. Lợi ích của việc này là làm gia tăng sự đảm bảo cho quyền hưởng dụng có thể đo
lường một cách dễ dàng thông qua việc tăng động cơ để người SDĐ đầu tư vào đất.
Theo các tác giả này, nếu đầu tư vào đất tăng gấp đôi, thì giá trị miếng đất sẽ tăng lên
30-80% tùy vị trí đất. Nghiên cứu này cũng khẳng định việc bảo đảm các quyền về
đất đai khuyến khích chủ đất đầu tư nhiều hơn vào đất đai để nâng cao giá trị gia
tăng thu được từ đất đai, qua đó thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện thu nhập. Ngược
lại, nếu các quyền về đất đai không được bảo đảm thì hệ quả của nó là tăng trưởng
phúc lợi giảm và phát sinh những vấn đề xã hội khác. Ngoài ra, các nước đang phát
triển phải chú ý tới các khía cạnh kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử cụ thể của các
quan hệ đất đai khi đưa ra các quyết định có tính chính sách, luật pháp thì mới hạn
chế được các hậu quả tiêu cực không mong muốn trong quá trình quản lý và SDĐ.
Tác giả Hernando De Soto [31] đã nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong
cung cấp cơ sở pháp lý chứng nhận quyền sở hữu đất đai của người sử dụng đất, coi


12

đó là điều kiện vô cùng quan trọng để người dân, nền kinh tế có thể huy động nguồn
tài chính to lớn từ đất phục vụ phát triển kinh tế. Ông cũng cho rằng, quyền sở hữu
đất đai đóng vai trò quan trọng trong nhịp độ phát triển kinh tế. Vì thế, ông đưa ra
khẩu hiệu: “Cần phải khơi dậy của cải từ đất bằng cách tạo cho mỗi thửa đất một
“cuốn hộ chiếu”(Land title)”.
Ở trong nước, Nguyễn Văn Sửu [88] đã đề cập sâu hơn đến các vấn đề về
quyền tài sản trong quyền sử dụng ĐNN, đồng thời phân tích một số hạn chế của
Nhà nước Việt Nam trong quản lý đất đai, nhất là trong phân chia lợi ích từ đất,
trong thu hồi đất, trong đảm bảo quyền tiếp cận đất của dân cư.
Phan Xuân Sơn [87, tr. 76] đã khẳng định vai trò bảo hộ của nhà nước đối với
QSDĐ trong vấn đề xung đột đất đai. Tác giả nhấn mạnh, nhà nước cần điều chỉnh các
mối quan hệ về quyền đất đai giữa các thành viên trong xã hội bằng pháp luật và các
công cụ chính sách.

Lê Minh Tuynh [102] đã làm rõ bản chất của QSDĐ nông nghiệp trong quan
hệ với chế độ sở hữu toàn dân ở nước ta, đồng thời phân tích tác động của việc giao
ĐNN đến phát triển KT - XH ở các tỉnh Bắc Trung bộ.
Nguyễn Thị Xuân Hương [40]; Ngô Thị Phượng [70] đã nhấn mạnh vai trò
bảo hộ QSDĐ của nhà nước và đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết triệt để vấn đề.
Nguyễn Đình Sơn [85] đã nêu lên một thực trạng là tiền bồi thường ĐNN bị
thu hồi không đủ để các hộ nông dân ổn định cuộc sống. Theo tác giả này, sau khi
thu hồi ĐNN, hiện có tới 67% nông dân vẫn giữ nguyên nghề sản xuất nông nghiệp,
13% chuyển sang nghề mới, 20% khác không có việc làm dẫn đến thu nhập của 53%
số hộ nông dân bị thu hồi đất sụt giảm so với trước [85, tr.28]. Tác giả khuyến nghị,
cần triển khai các quy hoạch và xây dựng các chương trình, đề án chuyển đổi ĐNN;
nâng cao vai trò của nhà nước trong quá trình tổ chức thu hồi đất, đấu giá QSDĐ, tuyên
truyền, vận động người dân hợp tác; công khai, minh bạch thông tin trong quá trình thu
hồi đất [85, tr.6].
Phạm Mai Ngọc [59] cho rằng: “… cần cụ thể hóa Luật đất đai 2013 bằng các
chính sách nghiêm ngặt. Hướng sửa đổi là làm rõ vai trò của Nhà nước, hộ nông dân
trong các quyền: quản lý, sử dụng, chuyển nhượng, chuyển dịch ĐNN” [59, tr.65].


13

1.2.2. Tình hình nghiên cứu về cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đất
đai: đo, vẽ và cung cấp bản đồ, xây dựng và giám sát thực hiện quy hoạch, thu
thập, lưu giữ và cung cấp thông tin
Giáo sư Cai Yumei [140] đã chỉ rõ: hệ thống quy hoạch SDĐ ở Trung Quốc có
nhiều phân hệ với các cấp khác nhau từ Chính phủ đến địa phương bao gồm: quy
hoạch SDĐ cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp cơ sở. Tuy nhiên, các quy
hoạch đó đều phải thực hiện theo định hướng của Chính phủ. Riêng quy hoạch SDĐ
cấp quốc gia và cấp tỉnh phải do Chính phủ phê duyệt. Hàng năm, căn cứ quy QHSDĐ
được phê duyệt, Chính phủ giao chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng ĐNN sang mục đích

khác cho từng tỉnh rồi các tỉnh mới giao chỉ tiêu cho từng huyện, xã thực hiện.
Thaveeporn Vasavakul [105] cho rằng, khi nhà nước can thiệp vào quá trình
quy hoạch đất đai thì phải có trách nhiệm đền bù khi quy hoạch của nhà nước đưa ra
không đem lại kết quả tốt [56, tr.227]. Công trình nghiên cứu Land Policies for
Growth and poverty [56] còn nhấn mạnh: “Các chương trình đăng ký cần đi kèm
với các chiến dịch công khai, đảm bảo phổ biến rộng rãi kiến thức về các quy tắc và
quy trình đăng ký” [56, tr.75]. Các tác giả cũng cho rằng: “Chính phủ có thể sử
dụng các quy định về quy hoạch SDĐ để xác định rõ những cách thức sử dụng cụ
thể, hoặc nghiêm cấm những cách sử dụng khác ở một đơn vị nào đó’’ như tránh
các khu công nghiệp bố trí gần khu dân cư gây ồn ào và ô nhiễm, hay việc chặt cây,
chuyển mục đích SDĐ nông nghiệp [56, tr.235]. Tác giả Donald G. Hagman [143]
đề cập đến vai trò quản lý của nhà nước trong việc cung cấp các thông tin về quy
hoạch SDĐ nhằm nâng cao hiệu quả SDĐ đối với các nước đang phát triển.
Holm Kipka [147]; Zvilerman và Natalya Shagaida [142] nhấn mạnh vai trò
cung cấp thông tin về ĐNN của nhà nước khi phân tích việc phát triển dịch vụ thông tin
điện tử nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ĐNN. Các tác giả cũng đề cập đến
việc hạn chế thông tin thị trường đất đai sẽ đẩy giá thành chi phí giao dịch ĐNN lên
cao, thiếu sự cạnh tranh nên không có động lực SDĐ hiệu quả.
Những nội dung này cũng được các tác giả trong nước đề cập ở nhiều khía
cạnh khác nhau. Nguyễn Cúc [19] cho rằng: Nhiệm vụ quản lý đất đai là quá trình
lưu giữ và cập nhật những thông tin về sở hữu, giá trị, SDĐ… bao gồm: đo đạc đất
đai, đăng ký đất đai, định giá đất, giám sát và quản lý SDĐ… [19, tr.42]. Tác giả


14

cũng nhấn mạnh: Nhiệm vụ quản lý và cung cấp thông tin đất đai là rất quan trọng
và hệ thống thông tin đất đai xác lập và chứa đựng bốn yếu tố cơ bản: yếu tố hình
học, yếu tố pháp lý, yếu tố giá trị và yếu tố sử dụng [19, tr.43].
Nguyễn Đình Bồng, Trần Thị Minh Hà, Nguyễn Thị Thu Hồng [7] cho

rằng, Nhà nước cần xây dựng quy hoạch đất đai, hồ sơ đất đai và bản đồ địa chính;
đăng ký đất đai; định giá đất; xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
Nguyễn Mạnh Tuân [100] cho rằng: Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính,
đăng ký QSDĐ, cấp giấy chứng nhận QSDĐ ở Việt Nam trong những năm gần đây
đã có những chuyển biến, tạo cơ sở ban đầu cho việc quản lý và SDĐ hiệu quả
hơn… Nhiều địa phương đã quan tâm tới việc triển khai thực hiện công tác đánh
giá, phân hạng đất đai nông nghiệp, cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận
QSDĐ cho nông dân… Tuy nhiên, quy hoạch, kế hoạch SDĐ được lập và xét duyệt
chủ yếu vẫn mang tính hành chính, nhiều vùng, nhiều nơi còn chung chung, chưa
thực sự gắn với quy hoạch phát triển KT-XH của từng cấp, từng ngành [100, tr.59].
Nguyễn Đình Bồng [7] đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quy hoạch SDĐ.
Trần Thế Ngọc [60] đã phân tích vai trò của quy hoạch SDĐ và tác động của nó đến
việc ban hành các chính sách đất đai. Tác giả cho rằng: quy hoạch, kế hoạch SDĐ
phải được xây dựng có cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn, không chỉ hướng
người SDĐ sử dụng đúng mục đích, mà còn phải sử dụng có hiệu quả nhằm đem lại
lợi ích tốt nhất cho xã hội và người sử dụng.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu về chính sách tài chính đối với đất nông nghiệp
Vấn đề thuế đất được các nhà nghiên cứu cho là rất quan trọng, có ý nghĩa
không chỉ đối với ngân sách nhà nước mà còn khuyến khích SDĐ hiệu quả, hạn chế
để đất không. Đa số các nhà nghiên cứu ủng hộ chính quyền địa phương quản lý
thuế đất. Cụ thể là:
Trong công trình nghiên cứu Land Policies for Growth and poverty của Ngân
hàng thế giới, các tác giả viết: “Đánh thuế đất và BĐS là một cơ chế lý tưởng để tăng
trách nhiệm tài chính theo cách ít gây tác động méo mó. Mặc dù loại thuế này có cả ưu
lẫn nhược điểm, nhưng chúng có tiềm năng lớn trong việc nâng cao trách nhiệm tài
chính ở cấp địa phương theo cách khuyến khích việc SDĐ có hiệu quả hơn” [56,
tr.222]. Ở một số nước phát triển, các chính sách tài chính trong lĩnh vực đất đai, cụ thể


15


là ấn định thuế suất, do chính quyền địa phương tự xác định. Ở các nước đang phát
triển khác như Thái Lan, Ucraina, Chile thuế đất chủ yếu do chính quyền trung ương
quy định [56, tr.225]. Nếu nhà nước thực hiện đánh thuế đất để tăng cường kỷ luật tài
chính thì cần có sự phân cấp giữa nhà nước và chính quyền địa phương [56, tr.xxiii].
Bird và Slack trong nghiên cứu “Fiscal aspects of metropolitan governance”
cho rằng, việc đánh thuế đất là công cụ hữu hiệu để hạn chế các giao dịch ngầm và
hiện tượng đầu cơ đất, khuyến khích SDĐ hiệu quả hơn và tạo được thu nhập cho
chính quyền địa phương.
Công trình nghiên cứu của K. W. Chau [141] cho thấy, chính sách tài chính
trong lĩnh vực đất đai của nhà nước không ảnh hưởng nhiều đến thị trường đất đai.
Qua phân tích giá cả giữa thị trường đất đai và thị trường BĐS cho thấy rằng, các
giao dịch đất đai và các hình thức bán đấu giá có ảnh hưởng lớn đến giá cả trên thị
trường BĐS. Nhóm tác giả Mohamed Hilal, Elsa Martin, Virginie Piguet [153] đã
đưa ra một quy trình lập dự toán cho các chi phí mua ĐNN nhằm cung cấp căn cứ
định giá đất. Các tác giả này đã sử dụng phương pháp giá hưởng thụ để ước tính giá
ĐNN trong những giao dịch BĐS.
Thaveeporn Vasavakul [105] cho rằng, Chính phủ Việt Nam vẫn có thể can
thiệp vào việc xác định giá đất trên cơ sở hàng năm, song giá này cần sát với giá thị
trường. Cần phải loại bỏ hệ thống hai giá của đất để tránh sự hình thành thị trường
ngầm. Ông cho rằng, cần phải cân bằng giữa giá nhà nước (thường quá thấp) và giá
giao dịch thị trường (thường quá cao) [105, tr.228].
Trong nghiên cứu Công khai thông tin quản lý đất đai ở Việt Nam, Ngân
hàng Thế giới [58] cho rằng, giá đất chính thức có tương quan tỷ lệ thuận với việc
cung cấp thông tin trực tuyến, nhưng tỷ lệ nghịch với việc cung cấp thông tin tại
chỗ. Giá đất chính thức (và giá đất phi chính thức) có xu hướng cao hơn ở thành
phố và những nơi giàu có hơn – thực tế là sự đói nghèo tương quan tỷ lệ nghịch
đáng kể với giá đất chính thức [58, tr.81].
Ngoài ra, trong Nghiên cứu về cơ chế xác định giá đất phục vụ bồi thường
giải phóng mặt bằng tại Việt Nam các tác giả đề xuất cơ chế giao cho Hiệp hội định

giá đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về định giá đất đai và tài sản gắn liền với
đất, hướng dẫn dịch vụ định giá thực hiện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật này.


×