Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

KH XÂY DỰNG THTT-HSTC NĂM HỌC 2010-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.24 KB, 8 trang )

phßng GIÁO DỤC& ĐÀOTẠO
TRƯỜNGTH ĐINH BỘ LĨNH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 02 /KH-THTT Tam Mỹ Đông, ngày 30 tháng 9 năm 2010

KẾ HOẠCH
Triển khai phong trào thi đua
"Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
NĂM HỌC : 2010-2011
Thực hiện Chỉ thị số 40/CT-BGDĐT và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT, ngµy
22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo và kế hoạch số 2829/KH-SGD&§T,
ngày 04/9/2008 của sở GD&§T Quảng Nam về phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013, theo kế
hoach chỉ đạo số 146/PGD&ĐT, của Phòng Giáo dục & Đào tạo xây dựng Kế hoạch
triển khai trong năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008-2013 ngày 30 tháng 9 năm
2008 . Trường TH Đinh Bộ Lĩnh xây dựng kế hoạch “xây dựng trường học thân thiện học
sinh tích cực”như sau:
1. Về mục tiêu:
a) Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để
xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của
địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.
b) Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt
động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
2. Yêu cầu
a) Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật
chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân
thiện, vui vẻ.
b) Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động
giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng
tạo.


c) Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới
phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế.
d) Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú
của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho
học sinh.
đ) Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong
công việc của nhà trường, sát với điều kiện ở cơ sở. Nội dung cụ thể của phong trào là do
cơ sở tự chọn, phù hợp với điều kiện của nhà trường, làm cho chất lượng giáo dục được
nâng lên và có dấu ấn của địa phương một cách mạnh mẽ.
1
3. Về nội dung
a) Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
- Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn,
lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh.
- Tổ chức để học sinh trồng cây và chăm sóc cây thường xuyên.
- Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ
gìn vệ sinh sạch sẽ.
- Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công
trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân.
b) Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các
em tự tin trong học tập.
- Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự
chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học
của học sinh.
- Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện
các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.
c) Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen
và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
- Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn

giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và
các tệ nạn xã hội.
d) Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự
tham gia chủ động, tự giác của học sinh.
- Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù
hợp với lứa tuổi của học sinh.
đ) Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn
hóa, cách mạng ở địa phương
- Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách
mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn; tuyên
truyền, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn bè.
- Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh
thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với chính quyền, đoàn
thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng
cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương .
2
4. Tổ chức thực hiện:
4.1. Đối với Ban giám hiệu :
- Thành lập ban chỉ đạo để xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức triển khai phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cùng với chủ đề năm học và
các cuộc vận động khác của ngành.
- Tổ chức quán triệt Chỉ thị của Bộ trưởng, kế hoạch triển khai phong trào thi đua
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của tỉnh và triển khai kế hoạch của huyện đến tận CBGV,
học sinh và phụ huynh . Đôn đốc, hướng dẫn từng đoàn thể, cá nhân thực hiện phong trào
thi đua.
- Trường phát động phong trào này trong ngày khai giảng năm học 2010-2011
trước toàn thể CBGV, phụ huynh và học sinh.Xây dựng chương trình hành động xây
dựng THTTHSTC cho năm học 2010-2011.

Tổ chức khảo sát định kỳ để đánh giá được mức độ, tiến độ của các trường học trong
việc thực hiện phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và
đánh giá hiệu quả của việc thực hiện đó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện; phát hiện những khó khăn, vướng mắc ở nhà trường trong quá trình thực hiện phong
trào thi đua để kịp thời có biện pháp tháo gở.
Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể nhằm thực hiện nội dung, chương trình phù
hợp với điều kiện của trường, không quá tải; có sự tham gia của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh và phân công cụ thể.
Phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ,
lựa chọn khẩu hiệu phù hợp với lứa tuổi học sinh trong nhà trường từng lớp học để tuyên
truyền, giáo dục.
-Tiếp tục thực hiện “Qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường” (số
04/2000/QĐ-BGDĐT) trong đó có cụ thể hóa các qui tắc ứng xử giữa các thành viên
trong nhà trường.
-Tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xây dựng môi trường giáo dục
lành mạnh, an toàn cho học sinh, đảm bảo CSVC cho nhà trường, đáp ứng các tiêu chí
trường học thân thiện, học sinh tích cực; tổ chức các hoạt động cụ thể thiết thực để giúp
đỡ học sinh đến trường học tập tích cực hơn.
4.2 Đối với công đoàn :
-Phối hợp cùng hiệu trưởng tổ chức quán triệt các công văn chỉ đạo phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của các cấp. Vận động đoàn viên
tham gia tích cực phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
của nhà trường đề ra trong năm học .
-Công đoàn tổ chức ban vận động, vận động CBCC cùng phụ huynh học sinh hưởng ứng
phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của nhà trường .
-Công đoàn tổ chức xây dựng trường học thân thiện trong đội ngũ CBCC, cùng với cuộc
vận động mỗi thấy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo.
3
- Đối với thầy cô giáo phải tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, nhằm khuyến
khích sự chuyên cần, tích cực chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện kỹ năng

tự học của học sinh .
- Các tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức trao đổi chuyên đề đổi mới phương pháp
dạy và học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh , tổ chức thao giảng thể
nghiệm chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Mỗi thầy cô giáo thao giảng ít
nhất 1lần/ năm.
- Quan tâm đến đối tượng học sinh yếu, kém . Tổ chức dạy phụ đạo cho các em nhằm
lấp lổ hỏng kiến thức lớp dưới hạn chế tình trạng học sinh ngồi nhằm lớp .Chăm lo bồi
dưỡng học sinh giỏi các môn văn hoá và năng khiếu Cuối năm tỉ lệ HS yếu không quá
2% . Chú ý nâng cao chất lượng đại trà và tổ chức ôn luyện các môn Tiếng Việt – Toán
cho học sinh từ lớp1-5, chuẩn bị cho công nhận học xonh chương trình tiểu học cho học
sinh lớp 5.
- Đưa công nghệ thông tin một cách hợp lý vào dạy và học, trong quản lý, trong đánh giá
xếp loại học sinh. Tổ chức dạy môn Tin học và Tiếng Anh cho học sinh lớp 3 đến lớp5,
dạy đúng chương trình quy định của bộ .
4.3/Đối với Đoàn đội :
-Tổ chức triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” trong liên đội, chi đội và sao nhi đồng.
- Thường xuyên rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống,
thông qua các bộ môn văn hoá, rèn luyện thói quen học tập theo thời khoá biểu, lịch làm
việc, trong sinh nhóm ở lớp ở trường và ở tại nhà .Phấn đấu cuối năm không có học sinh
xếp loại HK yếu .
- Tổ chức các hoạt động như văn nghệ phục vụ cho các ngày lễ lớn trong năm thể thao
như Hội khoẻ Phù Đổng (1lần/năm), khuyến khích học sinh tham gia một cách chủ động
tự giác,thông qua ngoại khoá (1lần/HK)
-Tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian như nhảy dây, đá cầu đánh đáo…, các
hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh, được thông qua
cắm trại, lồng ghép trong các tiết học thể dục, tiết hoạt động giáo dục NGLL hằng tuần

- Tổ chức cho học sinh học tập tìm hiểu truyền thống của nhà trường, như mỗi lớp tham
quan phòng truyền thống nhà trường và học tập ít nhất 1lần/năm .Ban hoạt động ngoài

giờ tổ chức thi tìm hiểu về truyền thống cách mạng ở địa phương
-Nhận chăm sóc một công trình đường giao thông ở địa phương luôn sạch đẹp, môi
trường thông thoáng, không có tai nạn giao thông xảy ra.
5/ Kế hoạch thực hiện cụ thể trong năm học 2010-2011:
-Trong năm học 2010- 2011, ngoài việc xây dựng kế hoạch thực hiện môi trường sư
phạm đảm bảo an toàn, trật tự; an ninh, chính trị; thân thiện, gắn bó với học sinh; học
sinh đến trường học tập trong không khí vui tươi lành mạnh, được khuyến khích sáng tạo,
rèn luyện sức khỏe, được tổ chức các hoạt động vui chơi tích cực, chơi các trò chơi dân
gian phù hợp với lứa tuổi, góp phần phát huy, bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa, cách
mạng ở địa phương; trường TH Đinh Bộ Lĩnh cần học tập trung giải quyết những vấn đề
sau:
4
-Nhà trường có kế hoạch và thường xuyên tổ chức cho học sinh giữ gìn vệ sinh môi
trường cụ thể là biết sử dụng và giữ nhà vệ sinh sạch sẽ, sân trường luôn sạch đẹp. trồng
thêm cây xanh cây cảnh ở các cơ sở .
- Ban hoạt động GDNGLL nghiên cứu đưa các trò chơi dân gian hoặc các hoạt động vui
chơi tích cực khác vào trong trường, tạo điều kiện cho các em có nhiều thời gian tham gia
các hoạt động tập thể bổ ích tại trường, cụ thể : Tổ chức trò chơi dân gian vào các ngày lễ
lớn như khai giảng, chào mừng kỉ niệm 20/11; 26/3…Phấn đấu đến cuối năm học 2010-
2011, trường đạt được một số tiêu chuẩn “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo
quy định của BGD&ĐT ban hành.
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP HÀNG THÁNG
"Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
NĂM HỌC : 2010-2011
THÁNG NÔI DUNG THỰC HIỆN NGƯỜI THỰC
HIỆN
Đánh giá
MỨC ĐẠT
9 - Tổ chức tuyên truyển ngày toàn

dân đưa trẻ đến trường rông rãi
trong nhân dân .
- Tổ chức phát động thi đua trường
học thân thiện học sinh tích cực
trong ngày lễ khai giảng .
- Xây dựng trường lớp xanh - sạch -
đẹp .
- Lên kế họach vệ sinh hằng tuần ở
từng cơ sở .
- Xây dựng hành vi, ứng xử thân
thiện giữa trò với trò , trò với thầy
trong cơ quan và ngoài xã hội .
- Tổ chức trò chơi dân gian cho học
sinh và tổ chức thi trò chơi dân gian
trong ngày lễ khai giảng
– Tổ chức đại hội hội cha mẹ học
sinh đầu năm triển khai nhiệm vụ
năm học và “ phong trào thi đua xây
dựng trường học thân thịên học sinh
tích cực”
- Lên kế hoạch dạy phụ đạo cho học
sinh.
- Lê kế hoạch phân công học sinh
trực nhật dọn nhà vệ sinh tập thể .
- Mua sắp máy vi tính và tổ chức
-Ban HĐGDNGLL
( Thầy Ngoạn ).
+Cô Tuyến
- Cơ sở trưởng
+GVCN.

- TPT đội
- Ban HĐGNGLL.
- Ban HĐGNGLL
- BGH +Ban
TThội cha mẹ
- BGH .
- CS trưởng + HS
lớp 4&5 các cơ sở .
5

×