Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Lũ lụt tàn phá có nguyên nhân do người gây ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.58 KB, 2 trang )

Lũ lụt tàn phá có nguyên nhân do người gây ra
- “Hai đợt lũ lụt kinh hoàng xảy ra liên tiếp tại miền Trung vừa qua, bên
cạnh nguyên nhân từ thiên nhiên, có nguyên nhân từ con người”, chủ
nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn, chia sẻ với báo chí bên hành
lang kỳ hợp Quốc hội, ngày 20.10.
Cụ thể, ông Đàn phân tích: một loạt các tỉnh miền
Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình nằm
dọc theo dãy Trường Sơn, có độ dốc từ tây sang
đông. Khi có mưa lớn, nước từ trên đại ngàn chảy
xuống sẽ được thoát tự nhiên theo độ dốc, ra biển.
Tuy nhiên, do nhiều tuyến đường mới được mở,
trong đó có tuyến đường đường Hồ Chí Minh như
một con đập chặn lại dòng chảy tự nhiên của
nước. Ngoài ra, nước còn bị chặn lại bởi hệ thống
đê biển. Đồng thời, cũng trên tuyến đường đó có
nhiều hồ thủy điện có dung tích nước lớn, khi mưa
lớn cũng xả lũ ào ạt, cộng hưởng thành một lượng
nước rất lớn.
Thêm nữa, khi xây thủy điện, hay mở đường, nhiều diện tích rừng, cây bị chặt hạ, khiến lũ càng lớn, gây lụt
lội nghiêm trọng cho cả một vùng.
Như vậy, nguyên nhân chính của những đợt lũ lụt kinh hoảng vừa qua ở miền Trung không chỉ do thiên tai
mà do cả con người gây ra, thưa ông?
Trước hết là do thiên tai (mưa lớn liên tục), nhưng cộng hưởng với sự bất hợp lý, thiếu quy hoạch của hệ
thống thủy điện, giao thông. Theo tôi, đúng là có nguyên nhân về con người. Từ năm 2002, khi tôi đang làm
chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chứng kiến nhiều trường hợp bị ngập là do đường Hồ Chí Minh và khi đó đã
đề nghị bộ Giao thông vận tải xem xét mở khẩu độ.
Thời điểm đó, nước chỉ ngập chủ yếu khu vực huyện Hương Sơn, nhưng bây giờ, gần như cả huyện Hà
Tĩnh bị ảnh hưởng. Trước đây, gần một chục xã ngoài đê Đức Thọ, người dân đều phải có phương án sống
chung với lũ, lụt. Nhưng vừa qua, một số vùng như Phú Quang, Hương Khê, kể cả vùng Can Lộc, Thạch
Hà, Cẩm Xuyên - ở khu vực khá cao cũng bị ngập nặng, nên người dân gần như trở tay không kịp.
Những dự án thủy điện, giao thông rõ ràng không tính đến những hậu quả, thiệt hại về môi trường, đời


sống, dân sinh có thể xảy ra. Theo ông, chúng ta cần phải làm gì để khắc phục hậu quả này?
Người dân vùng lũ phải ăm mì gói sống cho
qua cơn đói. Ảnh: Sông La
Quốc hội sẽ đề nghị Chính phủ phải tổng kiểm tra, rà soát lại quy hoạch khu vực này và sẽ giám sát việc
thực hiện đó. Quan điểm của tôi là, có những dự án có thể đã được cấp phép rồi, thậm chí đang triển khai,
nhưng vẫn phải xem xét, cân nhắc lại, trên cơ sở lợi ích kinh tế của dự án đó với an toàn, tính mạng của
dân cư trong khu vực. Thậm chí, nếu lợi ích kinh tế có thể nhìn thấy đi nữa, nhưng có thể gây ảnh hưởng
đến đời sống, dân sinh một khu vực thì cũng phải dừng lại, chứ không thể làm bằng mọi giá.
Tôi lấy ví dụ, như hồ thủy điện Hố Hô, nếu xảy ra vỡ đập sẽ ảnh hưởng đến an toàn, tính mạng của hàng
nghìn người dân. Hay như trận lũ, lụt năm 2002 xảy ra ở Hà Tĩnh, huyện Hương Sơn gần như bị xóa hết cơ
sở hạ tầng như trường học, trạm y tế, nhà dân…
Cùng với đó, bộ giao thông vận tải cùng các cơ quan chức năng khác và địa phương phải nghiên cứu, mở
rộng ngay khẩu đồ của tuyến đường Hồ Chí Minh, dọc theo chân núi các tỉnh nằm trong vùng mà nguy cơ
lũ lụt rất cao để nước có thể thoát nhanh nhất.
Xin cảm ơn ông!
Thảo Nguyễn (ghi)

×