Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

4 năm thực hiện cuộc vận động tấm gương đạo đức HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.23 KB, 8 trang )

BVĐK M’ĐRĂK CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoa dược Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN VỀ 4 NĂM THỰC HIỆN CUỘC VẬN
ĐỘNG “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC
HỒ CHÍ MINH”
Họ và Tên:
Hiện đang công tác tại:
Thực hiện công văn hướng dẫn số 01-HD/TG của Ban tuyên giáo huyện ủy huyện
M’Drak ngày 25 tháng 8 năm 2010 về hướng dẫn nội dung viết bản thu hoạch cá nhân
và viết báo cáo tổng kết 4 năm thực hiện cuộc vận động ‘‘ Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh’’.
Qua nghiên cứu, học tập chuyên đề "Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản thân đã nhận thức và rút ra được những vấn đề tâm
đắc;tầm quan trọng ,ý nghĩa của cuộc vận động”Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”,những kết quả cụ thể của bản thân về học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh trong thời gian tới như sau :
I. Về nhận thức :
1. Nhận thức của cá nhân về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
1.1 Tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác trong tác phẩm Di chúc; tác phẩm nâng cao
đạo đức cách mạng ,quyét sạch chủ nghĩa cá nhân; tác phẩm sửa đổi lề lối làm việc :
-Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt
nam đã được hình thành và phát triển trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ
nước; là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa
Mác- Lênin . Đó là sự tiếp thu có chọn lọc và phát triển những tinh hoa văn hóa, đạo
đức của nhân loại cả phương Đông và phương Tây
, mà Người đã tiếp thu được trong quá trình hoạt động cách mạng đầy gian lao thử thách
và vô cùng nguy hiểm vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp , giải phóng
con người .
-Phẩm chất cao quý của Bác là trung với nước, trung với Đảng hiếu với dân, “hết lòng
phục vụ nhân dân’’; kiên định lập trường cách mạng; sáng suốt trong đường lối chiến
lược, sách lược; dũng cảm trong hành động; khôn khéo trong xử lý tình huống ; khiêm


tốn giản dị trong cuộc sống hàng ngày; cần kiệm liêm chính chí công vô tư; hêt
mựcthương yêu đồng chí đồng bào.
-Đạo đức cao quý của bác là “ hy sinh tất cả vì độc lập dân tộc,vì hạnh phúc của nhân
dân’’, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân’’. Cả cuộc đời Bác
‘‘ chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho đất nước ta được hoàn toàn
độc lập,dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được
học hành ’’.
Bác là tấm gương sáng về phong cách tư duy độc lập, tự chủ sáng tạo, học đi đôi với
hành, gắn lý luận với thực tiễn; là gương sáng về tinh thần cách mạng và khoa học;
gương sáng về tinh thần học tập suốt đời ; một phong cách nói đi đôi với làm…
-Tác phẩm sửa đổi lề lối làm việc có 6 vấn đề chính :
+Phê bình và sửa chữa: Hồ Chủ tịch chỉ rõ 3 loại khuyết điểm chính, mới xuất hiện khi
thực hiện vai trò lãnh đạo quần chúng nhân dân. Phương thức cơ bản để sửa chữa những
khuyết điểm này là phải thông qua học tập, phê bình.
+ Mấy điều kinh nghiệm: Hồ Chủ tịch nêu lên 6 kinh nghiệm từ thực tế hoạt động, công
tác để cán bộ, đảng viên làm tốt công việc của mình.
+ Tư cách và đạo đức cách mạng: Hồ Chủ tịch nêu rõ những lý tưởng, mục tiêu và
nguyên tắc hoạt động cơ bản của Đảng ta; trách nhiệm của người đảng viên, phẩm chất
đạo đức của cán bộ, đảng viên; phân tích các khuyết điểm, thói tật, căn bệnh cụ thể mà
họ thường mắc phải và cách khắc phục chúng.
+Vấn đề cán bộ: Hồ Chủ tịch phân tích sâu sắc 5 nội dung cơ bản trong vấn đề chung về
công tác cán bộ; chỉ ra phương hướng, biện pháp mà Đảng, Chính phủ cần thực hiện để
sử dụng và phát huy tốt vai, trò tác dụng của đội ngũ cán bộ.
+ Cách lãnh đạo: Hồ Chủ tịch chỉ ra phương pháp, cách thức để cán bộ, đảng viên thực
hiện tốt vai trò phụ trách (quản lý) công việc và lãnh đạo đối với quần chúng nhân dân.
+ Chống thói ba hoa: Hồ Chủ tịch coi đây là một trong 3 khuyết điểm chính ở đội ngũ
cán bộ, đảng viên, gây tác hại không nhỏ đối với công việc; đây là khuyết điểm về cách
nói, cách viết của họ khi tiếp xúc, quan hệ với quần chúng nhân dân
1.2 Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham
ô, lãng phí , quan liêu:

a) Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiết kiệm và thực hành tiết kiệm: trong tư tưởng Hồ Chí
Minh tiết kiệm là vì nước, vì dân, tiết kiệm vì sự nghiệp chung.Tiết kiệm trong tư tưởng
Hồ Chí Minh có 3 điểm: - Thứ nhất, tiết kiệm là không xa xỉ, không hoang phí, không
bừa bãi.
- Thứ hai, tiết kiệm không phải là bủn xỉn, tức là tiết kiệm là chi tiêu hợp lý, dùng vào
đúng mục đích. Nếu cần, bao nhiêu cũng chi.
- Thứ ba, tiết kiệm là tích cực chứ không phải là tiêu cực.
Ba lý do cần phải thực hiện tiết kiệm:
- Để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, phục vụ cho kháng chiến và kiến quốc.
- Tiết kiệm là một phương thức để tăng thêm tiền vốn xây dựng đất nước.
- Tiết kiệm vì mục tiêu phát triển
Ba nội dung cần phải tiết kiệm:
- Tiết kiệm sức lao động.
- Tiết kiệm thì giờ.
- Tiết kiệm tiền của của Nhà nước, của nhân dân và của chính mình.
* Dẫn chứng cụ thể về tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thực hành tiết kiệm:
- Đầu tiên là tiết kiệm tiền của Nhà nước: lối sống giản dị của Bác.
- Bác luôn tiết kiệm thời gian cho người khác: Câu chuyện Bác đến thăm trường Trần
Quốc Tuấn năm 1946, câu chuyện UBND Hà Nội chúc tết Bác,…
- Bác luôn yêu cầu mọi người, giáo dục mọi người, dặn dò mọi người cần phải thực hành
tiết kiệm: Câu chuyện cái phong bì, chiếc ôtô,…
- Bác luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào để động viên cán bộ, đảng viên và
nhân dân thực hành tiết kiệm: Câu chuyện hũ gạo cứu đói, dùng tiền tiết kiệm để tặng bộ
đội, không tổ chức điếu phúng linh đình,…
Và còn rất nhiều những mẫu chuyện như thế nữa
b. Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về chống tham ô, lãng phí, quan liêu:
-Tham ô: theo Hồ Chí Minh là trộm cướp, là hành động xấu xa nhất, tội lỗi đê tiện nhất
trong xã hội mà nguyên nhân chủ quan là thiếu lương tâm, kém lòng trách nhiệm.
-Lãng phí : Hồ Chí Minh đưa ra nguyên nhân do lãng phí sức lao động, lãng phí thì
giờ lãng phí tiền của nhà nước, cơ quan và bản thân mình như : ‘‘ăn tiêu xa xỉ, liên hoan

sắm sửa lu bù, xài tiền như nước’’.
-Quan liêu theo Hồ Chí Minh là xa rời thực tế, quần chúng nhân dân, xa rời mục tiêu
lý tưởng của Đảng.
Theo Hồ Chí Minh tham ô, lãng phí, quan liêu là kẻ thù nguy hiểm của nhân dân ; là
bạn đồng minh của thực dân và phong kiến; là tội ác làm hại đến sự nghiệp xây dựng
nước nhà, hại đến công việc cải thiện đời sống nhân dân, hại đến đạo đức cách mạng
Muốn trừ sạch nạn tham ô, lãng phí thì trước mắt phải tẩy sạch bệnh quan liêu, Chống
tham ô, lãng phí là cách mạng, là dân chủ và phải dựa vào lực lượng quần chúng mới
thành công.
Hồ Chí Minh đã đề xuất phong trào ‘‘ 3 xây 3 chống’’, 06 điều về chống tham ô, lãng
phí, quan liêu trong đó chống tham ô lãng phí , quan liêu phải có tổ chức và có kế
hoạch, triển khai các cấp cùng thực hiện, tổ chức các cuộc học tập và tuyên truyền .
Giao cho nhân dân giám sát và kiểm tra .
1.3 Tư tưởng,tấm gương đạo đức của Bác về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng , hết
sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch vững
mạnh, ‘‘ là đạo đức, là văn minh ’’.
1.4Về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân
dân .
a)Về ý thức trách nhiệm
Theo Hồ Chí Minh, ý thức trách nhiệm của mỗi người trước hết thể hiện trong quan hệ
với nhiệm vụ được giao, với công việc phải làm.
Khi Đảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho ta việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ,
đều phải đưa cả tinh thần lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, làm một cách tự giác
theo lương tâm lương tri, theo nhu cầu nội tâm của cá nhân mình. Nếu làm một cách cẩu
thả làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ dánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy…,.là không
có tinh thần trách nhiệm .Tất cả mọi người, ở mọi địa vị , mọi công tác mọi hoàn cảnh
đều phải có tinh thần trách nhiệm .
-Ý thức trách nhiệm biểu hiện trong việc nắm vững đường lối chính sách của Đảng và
Chính phủ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói Đảng và Chính phủ đề ra chính sách, cán bộ phải nghiên cứu ,

hiểu suốt, thấm nhuần chính sách ấy . Theo chính sách ấy mà điều tra, nghiên cứu, hiểu
thấu hoàn cảnh thiết thực của địa phương mình. Rồi đặt kế hoạch rõ ràng, tỉ mỉ thiết thực
để giải thích tuyên truyền, cổ động quần chúng hiểu và ủng hộ chính sách của Đảng và
Chính phủ, rồi thi đua thực hiện chính sách ấy .
Để thực hiện trách nhiệm phải bàn bạc gom góp ý kiến của quần chúng. Người nói ‘‘Tóm
lại, phải đi đúng đường lối quần chúng. Thế là có tinh thần trách nhiệm đối với Đảng, đối
với Chính phủ, đối với nhân dân’’.
Bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, hấp tấp, tự ti, tự lợi là trái hẳn với tinh thần trách
nhiệm.
b)Về nội dung hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân
-Mọi người đều phải có trách nhiệm đối với đất nước
Theo Hồ Chí Minh, Tổ quốc - Đất nước là của tất cả mọi người Việt nam và nhân dân
chính là chủ nhân của đất nước. Khi Tổ quốc lâm nguy thì mọi người phải ‘‘ đem tất cả
tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy’’.
-Phải đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Cán bộ, đảng viên
phải tậ tâm tận lực, tận tình phụng sự Tổ qứôc, phục vụ nhân dân.
-Người dạy: Việc gì lợi cho dân, thì phải làm cho kỳ được. Việc gì hại cho dân thì phải
hết sức tránh. Mục đích hoạt động của các cấp, các ngành của mọi cán bộ, đảng viên là
nhằm không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, cả đời sống vật chất và
cả đời sống tinh thần . Cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dânlà tiêu chí số một
đánh giá năng lực khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người, trong các lĩnh vực hoạt
động khác nhau.
-Phải quan tâm chăm lo đến mọi mặt của đời sống nhân dân, tìm cách thoả mãn nhu cầu
lợi ích của nhân dân.
-Phải tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân và xác định vì dân mà làm việc
-Phục vụ nhân dân là hướng dẫn nhân dân tực chăm lo cho đời sống của mình
-Phục vụ nhân dân trước hết phải đề ra được các chủ trương, chính sách đúng đắn vì lợi
ích của nhân dân.
-Về cách làm việc, Hồ Chí Minh nhắc nhở phải nhận thức sâu sắc phương pháp ‘‘ Từ
trong quần chúng ra. Về sâu trong quần chúng’’. Việc to việc nhỏ đều phải phù hợp với

lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng, thì mới có thể phục vụ được
quần chúng .
-Phải luôn quán triệt cán bộ là công bộc, là đầy tớ của nhân dân.
Đầy tớ là phục vụ dân; có cái gì lo thì lo trước dân, có cái gì vui thì vui sau dân. Tự phê
bình trứơc dân và nếu có khuyết điểm thì ghi nhận đồng thời hoan nghênh nhân dân phê
bình mình.
c.Về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh, là ‘‘là đạo đức, là văn minh ’’.
Nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong
sạch vững mạnh, ‘là đạo đức, là văn minh’’tập trung chủ yếu vào năm nội dung chính:
- Cách mạng cần có Đảng. “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt”.
Cách mạng Việt nam “trước hết phải có Đảng cách mệnh”, đồng thời “Đảng muốn
vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt”. “Chủ nghĩa” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập ở
đây là chủ nghĩa Mác-Lênin. Học tập chủ nghĩa Mác-Lênin là phải nắm được cái cơ
bản, cái cốt lõi, cái bản chất để hiểu đúng và hành động đúng. Đó là thế giới quan,
phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Đồng thời vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin
phải vận dụng, sáng tạo, không rập khuôn. Vừa học tập và chúng ta vừa đấu tranh
chống những luận điểm cơ hội, xuyên tạc, kiên định bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa
Mác-Lênin. Đồng thời dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin để xây dựng khối đại đoàn
kết trong phong trào cộng sản quốc tế, “có lý có tình”.
- Xây dựng Đảng là phải thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng
Xây dựng Đảng là phải thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng”.
Những nguyên tắc đó là:
+ Nguyên tắc tập trung dân chủ.
+ Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
+Nguyên tắc tự phê bình và phê bình.
+Nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh, tự giác.
+ Nguyên tắc đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
Trong những nguyên tắc ấy, chúng ta không thể xem nhẹ bất cứ một nguyên tắc
nào, tuy nhiên, chúng ta phải nhận thức được rằng “Nguyên tắc tập trung dân chủ” là
nguyên tắc cơ bản nhất trong tổ chức và sinh hoạt Đảng. Có dân chủ chúng ta mới phát

huy được sức mạnh của đại đa số và tinh thần đoàn kết, không bảo thủ và không độc
đoán, chuyên chế, hách dịch, cửa quyền, v.v..Nhưng chúng ta cũng phải đề phòng dân
chủ “quá trớn”.
Đảng muốn phát triển thì phải không ngừng “Tự phê bình và phê bình”. . Và theo
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tự phê bình phải thành khẩn, thành tâm, không “giấu bệnh, sợ
thuốc”. Phê bình phải trung thực, “không đặt điều”, “không thêm bớt”. Tự phê bình và
phê bình phải có tính chất xây dựng, đi lên, có lí có tình, không vụ lợi hay thoả mãn
cảm xúc cá nhân và phải tiến hành thường xuyên “như người ta rửa mặt hàng ngày”.
Cũng như thế, việc chấp hành kỷ luật nghiêm minh và ý thức tự giác của mỗi Đảng viên
là không thể thiếu. Và nếu như thực hiện “dân chủ” tốt, thì tính Đoàn kết trong Đảng
cũng được nâng cao. Chúng ta có thể thấy được sụ vô cùng quan trọng trong “nguyên
tắc đoàn kết, thống nhất trong Đảng” – đó không chỉ là một truyền thống cực kỳ quý
báu mà còn là nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng, Người nhấn mạnh: “Đoàn kết,
đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
- Quan tâm xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài để Đảng
xứng đáng “là đạo đức, là văn minh”
*Đạo đức luôn là vấn đề được Người quan tâm hàng đầu và trong công tác xây
dựng Đảng Người đề ra một số phẩm chất tư cách: Suốt đời phấn đấu hy sinh cho mục
tiêu, lý tưởng của Đảng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với sự nghiệp Cách mạng. Đặt
quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc lên trên hết và lên trước hết, bên cạnh đó phải thường
xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức Cách mạng.Có đời tư trong sáng ; là một tấm gương
sáng trong cuộc sống để nhân dân tin và noi theo
- Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và dân
+ Đảng ta gắn bó với dân vì ‘ Đảng là con nòi của nhân dân ‘, mục đích của Đảng
là ‘ Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc’
+Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân
+Đảng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với dân, ‘‘ phải không ngừng nâng
cao đời sống của nhân dân’’
+ Đảng thường xuyên lắng nghe ý kiến của nhân dân, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng
của nhân dân, tổ chức và vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng.

- Đảng phải thường xuyên tự đổi mới,tự chỉnh đốn.
công tác xây dựng Đảng không thể thiếu đó là “Đảng phải thường xuyên tự đổi
mới, tự chỉnh đốn”. Mỗi thời kí Cách mạng có những nhiệm vụ khác nhau, Đảng cũng
phải linh hoạt nắm bắt tình hình, thời cơ và nhiệm vụ. Nhưng để làm được điều đó thì
“việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng” Nhưng chỉnh đốn lại Đảng ở những
nội dung nào thì Người cũng đã thể hiện rất rõ: Tăng cường công tác xây dựng Đảng cả
về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức, lối sống và luôn luôn chú ý tới những biểu hiện

×