Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

giáo trình chăn nuôi gia cầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 77 trang )

GIÁO TRÌNH

CHĂN NUÔI GIA CẦM
Nghề Thú y


MỤC LỤC
Trang
BÀI 1: CHĂN NUÔI CÚT, BỒ CÂU.............................................................................
1. Con giống...............................................................................................................
2. Chuồng trại, thiết bị, dụng cụ chăn nuôi................................................................
3. Dinh dưỡng thức ăn....................................................................................................
4. Chăn nuôi...............................................................................................................
BÀI 2: CHĂN NUÔI GÀ, VỊT.......................................................................................
1.1 Con giống.................................................................................................................
1.2 Chọn giống gà........................................................................................................
1.3 Chọn giống vịt.......................................................................................................
2. Chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi.............................................................................
3. Dinh dưỡng, thức ăn..............................................................................................
4. Chăn nuôi...............................................................................................................


BÀI 1: CHĂN NUÔI CÚT, BỒ CÂU
1. Con giống
1.1 Các giống chim cút
1.1.1 Sơ lược về một số giống chim cút
Trên thế giới có nhiều giống chim cút khác nhau:
- Nuôi để phục vụ giải trí, săn bắn: có giống cút Bop White.
- Nuôi làm cảnh, nghe hót: giống Singing quail.
- Nuôi lấy thịt và đẻ trứng: Pharaoh của Anh, Coturnix Tatonica của Nhật Bản, một số
giống khác của Pháp, Mỹ, Philippine, Malaysia.


Nhìn chung, các giống cút đều có kích thước không lớn, mỏ cút ngắn, khỏe;
chan ngắn, tròn, yếu, có 10 lông cánh sơ cấp. Đuôi ngắn, mềm gồm 12 lông, phần lớn
đều có 3 ngón chân. Chim cút mái lớn hơn chim trống và màu lông cũng sặc sỡ hơn.
Ở nước ta, nuôi giống cút Pharaoh (nhập vào miền Nam từ rất lâu), khối lượng
trưởng thành 180 – 200 g/con. Khoảng năm 1980, nhập chim cút Pháp khối lượng to
hơn cút Pharaoh, trưởng thành khoảng 200 – 250 g/con. Các giống cút này pha tạp
trong quá trình phát triển chăn nuôi cút.
Căn cứ vào màu sắc vỏ trứng để nhận biết độ thuần chủng của các giống cút.
- Cút Pharaoh thuần vỏ trứng có màu trắng và các đốm đen nhỏ đều như đầu đinh ghim.
- Cút Anh thuần vỏ trứng có màu nâu nhạt, các đốm đen to.
Hiện nay, ở các đàn cút nuôi thường nhận được trứng có nhiều màu pha trộn,
đốm đen to, nhỏ không như nhau chứng tỏ cút đã bị pha tạp ở các mức độ khác nhau.
1.1.2 Chọn cút giống
Nên chọn mua cút ở những cơ sở có uy tín, ở đó cút giống phải khỏe mạnh,
không bị bệnh, dị tật, đồng đều, nhanh nhẹn, háo ăn, … Tỷ lệ đẻ, tỷ lệ ấp nở và nuôi
sống cao, tăng trọng nhanh.
Chọn chim cút con để nuôi: nặng từ 6 – 8 g/con, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, không
bị hở rốn. Loại bỏ những con nở chậm. Cút con nở ra phải úm ngay.
Chọn cút trống để làm giống: cút trống khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông bóng
mượt, thân hình gọn, nhỏ hơn con mái, đầu nhỏ mỏ ngắn, cổ dài, ngực nở, lông ngực
vàng, có bầu tinh căng tròn co bóp thường xuyên. Khi bóp có nhiều tinh dịch tiết ra
màu trắng.


Cút mái, đầu thanh, cổ nhỏ, lông bóng mượt, lông ngực có đốm trắng đen,
xương chậu rộng, hậu môn nở, đỏ hồng và mềm mại, không có phân dính vào lỗ huyệt.
Trọng lượng của cút mái thường lớn hơn cút trống. Sau 3 tuần chọn ra cút trống và cút
mái, nếu đạt tiêu chuẩn sẽ làm hậu bị. Số cút còn lại dùng để nuôi thịt.
1.1.3 Phân biệt cút trống, cút mái
Có 4 cách sau đây để phân biệt cút trống, cút mái. Bằng cách dựa vào màu sắc

bộ lông, màu sắc của mỏ, quan sát túi tinh ở phía sau đuôi và tiếng gáy.
- Cút trống:
+ Lông phía dưới cổ và vùng ức có màu đỏ verni.
+ Cút trống trên 6 tuần tuổi thì có bầu tinh rất lớn ở sau đuôi, to bằng đầu ngón
tay và biết gáy.
+ Lúc cút được 8 – 10 tuần tuổi thì mỏ dưới cút trống đều có màu đen.
- Cút mái:
+ Lông phía dưới cổ và ức có lốm đốm đen như hạt cườm.
+ Cút mái không có bầu tinh sau đuôi và không biết gáy.
+ Lúc cút được 8 – 10 tuần tuổi thì mỏ dưới cút mái có màu vàng nhạt hoặc
vàng đục.

Hình 2.1: Cút mái


Hình 2.2: Bầu tinh của chim cút trống giống

1.2 Các giống bồ câu
1.2.1 Sơ lược về một số giống bồ câu
* Bồ câu nội (bồ câu ta):
Các giống chim bồ câu của nước ta có khối lượng cơ thể nhỏ, lúc 28 ngày đạt
250 – 300 g/con; khi trưởng thành con trống 400 – 450 g/con, con mái 350 – 400
g/con.
Bồ câu ta thường bắt đầu giao phối vào đầu mùa xuân, từ tháng 2, sau đó đẻ đến
tận tháng 10, mỗi năm bồ câu đẻ khoảng 5 – 6 lứa. Khoảng cách thời gian giữa các lứa
tăng dần về cuối vụ. Mỗi lứa bồ câu ta thường đẻ 2 trứng, cách nhau khoảng 36 giờ.
Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ bình quân 40 – 50 ngày. Ở miền Bắc, bồ câu đẻ 5 – 6 lứa,
còn ở miền Nam, bồ câu có thể đẻ đến 6 – 7 lứa do không có mùa đông.
* Bồ câu Pháp:
Năm 1996, 1998 nước ta đã nhập các dòng bồ câu Pháp về nuôi. Bồ câu Pháp là

giống bồ câu chuyên thịt gồm 3 dòng chính VN1, Titan, Mimas.
- Bồ câu Pháp dòng VN1:
+ Được nhập vào Việt Nam năm 1996.
+ Số lứa đẻ/mái/năm: 08 – 09.
+ Tỷ lệ nở: 78 – 80%.
+ Số chim non tách mẹ 28 ngày/năm: 12 – 13 con.
+ Khối lượng lúc 28 ngày tuổi: 540 – 580 g/con.
- Bồ câu Pháp dòng Titan:


+ Được nhập vào Việt Nam năm 1998.
+ Số lứa đẻ/mái/năm: 06 – 07.
+ Tỷ lệ nở: 66 – 72%.
+ Số chim non tách mẹ 28 ngày/năm: 11 – 12 con.
+ Khối lượng lúc 28 ngày tuổi: 650 g/con.
- Bồ câu Pháp dòng Mimas:
+ Được nhập vào Việt Nam năm 1998.
+ Số lứa đẻ/mái/năm: 10.
+ Tỷ lệ nở: 76 – 82%.
+ Số chim non tách mẹ 28 ngày/năm: 14 – 15 con.
+ Khối lượng lúc 28 ngày tuổi: 930 - 980 g/con.
1.2.2 Chọn giống bồ câu
Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh, lông
mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi.
Bồ câu còn non rất khó phân biệt trống mái, khi lớn thì dễ phân biệt hơn. Chim
trống thường lớn hơn chim mái, đầu to và chân cũng to hơn con mái. Chim trống hay
gù và thích đùa giỡn với con mái. Chim bồ câu thường đi đôi ngay cả khi bay đi kiếm
mồi hay về chuồng. Khi ấp trứng, một con ấp còn một con bay đi kiếm mồi. Trứng bồ
câu có vỏ màu sáng trắng, khối lượng trứng trung bình 16 – 18 g. Khi ấp lứa đầu tiên
chim bố mẹ còn vụng, nhưng từ lứa thứ hai trở đi, chúng ấp tốt và tỷ lệ nở cao hơn.

Sau khi ấp khoàng 17 ngày thì trứng nở. Một cặp bồ câu sinh sản tốt thì sau 3 năm đẻ
cần phải thay chim bố mẹ mới có khả năng sinh sản có chiều hướng giảm.
Chim bồ câu mới nở chưa mở mắt, ít lông và không có khả năng tự mổ thức ăn
như gà, vịt. Chim trống và mái thay nhau mớm mồi cho chin non. Hai tuần lễ đầu tiên,
chim non lớn rất nhanh. Sau một tháng, chim non đã mọc lông hoàn chỉnh, chim dần
dần tập bay, có thể bán thịt khi chim 25 – 30 ngày tuổi. Bồ câu non một tháng tuổi bắt
đầu thay lông.
2. Chuồng trại, thiết bị, dụng cụ chăn nuôi
2.1 Chuồng trại, thiết bị, dụng cụ nuôi cút
* Lồng úm:
Kích thước lồng úm: rộng 1 m, dài 1,5 m và cao 0,5 m. Có bao lưới chống thú
dữ, chuột, mèo. Đáy lồng cách mặt đất 0,4 – 0,5 m. Lưới lót đáy cần có lỗ nhỏ, lót bìa
cứng, cót trong những ngày đầu tránh cút bị kẹt chân.


* Chuồng nuôi:
Cút hay bay nhảy nên thiết kế chuồng cần chú ý đặc điểm này. Thường nuôi cút
trên lồng tầng, tùy điều kiện mà bố trí chuồng nuôi thích hợp. Yêu cầu chuồng nuôi
sàn phải lót lưới thép nắp trên làm bằng lưới mềm để cút bay nhảy không đụng vào
nắp lồng. Vách chuồng có các song dọc đủ kẻ hở cho cút lấy được thức ăn, nước uống
từ bên ngoài thành của chuồng nuôi. Một số nơi có thể nuôi trên nền có quây lưới và
lót trấu hay mùn cưa.
* Máng ăn, máng uống:
Máng ăn cho cút 2 tuần đầu thường dùng máng rộng 5 – 7 cm, cao 2 cm và dài
20 – 30 cm, trên có nắp lưới ngăn không cho cút con bới làm rơi vãi thức ăn, mỗi
chuồng cút đặt 2 – 4 máng ăn. Cút 3 tuần trở lên dùng máng ăn rộng 5 – 7 cm, cao 5 –
6 cm và dài 20 – 30 cm, máng được mắc bên ngoài chuồng, cút thò đầu qua song cửa
lấy thức ăn.
Máng uống có nhiều dạng: dài, tròn, trụ.
* Nguồn sưởi:

Thường dùng bóng đèn điện 45W để làm nguồn sưởi trong chuồng nuôi cút.
Khi không có điện có thể dùng đèn bão làm nguồn sưởi.
* Chuồng nuôi:

Hình 2.3: Chuồng nuôi cút
a. Cửa, b. Máng ăn, c. Máng uống, d. Vỉ hứng phân,
e. Song cửa, g. Máng hứng trứng


2.2 Chuồng trại, thiết bị, dụng cụ nuôi bồ câu
Chuồng nuôi phải có ánh mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh, tránh
được gió lùa, mưa hắt. Cần hết sức lưu ý các động vật ăn thịt: mèo, chuột,… Chuồng
cần có độ cao vừa phải để người chăn nuôi tiện quan sát và chăm sóc.
2.2.1 Chuồng nuôi cá thể
Dùng nuôi các cặp chim sin sản từ 6 tháng tuổi trở đi.
Mỗi cặp chim sinh sản cần 1 ô chuồng riêng, kích thước của 1 ô chuồng: cao x
dài x rộng = 40 cm x 60 cm x 50 cm.
Trong chăn nuôi công nghiệp, người ta dùng lồng 2 – 3 tầng bằng lưới sắt, cũng
có thể đóng bằng gỗ hoặc tre,…
Trong mỗi một ô chuồng được đặt các ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng
thức ăn bổ sung cho 1 đôi chim sinh sản.
2.2.2 Chuồng nuôi quần thể
Dùng để nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2 – 6 tháng tuổi.
Kích thước của 1 nhà chim: dài x rộng x cao (cả mái) = 6 m x 3,5 m x 5,5 m.
Trong nhà chim này, người ta bố trí nhiều dãy lồng tần để nuôi các loại chim
với các máng ăn, máng uống, ổ đẻ, máng đựng thức ăn bổ sung được thiết kế riêng cho
từng đối tượng chim. Khi chim chuẩn bị sinh sản thì người ta ghép từng đôi với nhau
vào chuồng cá thể.
Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (nuôi vỗ béo chim thương phẩm từ 21 – 30 ngày
2


tuổi), tương tự như chuồng nuôi cá thể nhưng mật độ dày hơn 45 – 50 con/m , không
có ổ đẻ, máng ăn…

Hình 2.4: Chuồng bồ câu trên cột

7
0


Hình 2.5: Chuồng nuôi bồ câu ở Ai Cập

2.2.3 Thiết bị nuôi chim
- Ổ đẻ có đường kính 20 – 25 cm; chiều cao 7 – 8 cm; phía trong lót rơm sạch
và êm.
- Máng ăn để cung cấp thức ăn cho chim hàng ngày nên đặt ở những vị trí tránh
chim thải phân vào, tránh các nguồn gây ẩm ướt và đặc biệt hạn chế thức ăn rơi vãi.
Kính thước dài x rộng x sâu = 15 x 5 x (5 – 10) (cm).
- Máng uống phải đảm bảo tiện lợi và vệ sinh. Có thể làm bằng lon nước giải khát, lon
bia, cốc nhựa,… với kích thước đường kính 5 – 6 cm, chiều cao 8 – 10 cm.
- Máng đựng thức ăn bổ sung: do nuôi nhốt công nghiệp nên cần bổ sung chất khoáng,
sỏi, muối ăn. Kích thước của máng đựng thức ăn bổ sung như máng uống.
3. Dinh dưỡng, thức ăn
3.1 Dinh dưỡng, thức ăn cho chim cút
3.1.1 Thức ăn cho chim cút con từ 1 – 25 ngày tuổi
Chất dinh dưỡng trong thức ăn cho chim cút cao hơn gà con. Nếu gà con trong
khẩu phần thức ăn cần chất đạm tiêu hóa là 20-24%, thì chim cút con cần 26-28%.
Cho nên khi nuôi chim cút ta có thể dùng thức ăn hỗn hợp của gà con như Proconco,
CP Vina, Vifoco và chỉ cần bổ sung 4-5% bột các nhạt, 4-5% bánh dầu đậu phộng hay
đậu nành là đủ. Đổ ít một thức ăn (khoảng1/2-1/3 phần máng) và phải cho ăn liên tục

cả ngày đêm vì chim cút càng ăn nhiều, càng mau lớn.

9


Bảng 2.1: Khẩu phần thức ăn cho chim cút con có protein từ 26-28% (Nguyễn
Minh Trí, 2009)
Khẩu phần tính trong 10 kg (kg)
STT

Nguyên liệu
Công thức I

Công thức II

1

Bắp

3,0

1,0

2

Tấm

1,0

3,0


3

Cám nhuyễn

1,0

1,0

4

Bột cá nhạt

1,5

1,5

5

Bánh dầu đậu phộng

1,2

1,2

6

Bột đậu nành

1,0


1,0

7

Bột đậu xanh

1,0

1,0

8

Bột sò + xương

0,2

0,2

9

Premix khoáng

0,05

0,05

10

Premix vitamin


0,05

0,05

11

Vitamin ADE gói 10 g (gói)

4

6

- Công thức I: dùng cho vùng trung du hay các trung tâm thành phố, thị trấn, nơi mà ở
đó lượng bắp nhiều có giá rẻ hơn tấm và cám.
- Công thức II: dùng cho vùng đồng bằng có sẵn tấm cám và giá thành rẻ hơn bắp. Nếu
sử dụng công thức này thì phải bổ sung thêm vitamin A vì trong tấm lượng vitamin A
có ít hơn ở trong bắp rất nhiều. Thiếu vitamin A chim cút sẽ chậm lớn, xù lông, mù
mắt và đẻ kém.
Trong khẩu phần ăn cho chim cút không nên đưa nhiều cám gạo và bánh dầu
phộng vì cám gạo có nhiều chất xơ và chất béo rất khó tiêu hóa, gây chậm lớn và tiêu
chảy. Bánh dầu đậu phộng lượng chất béo rất nhiều bảo quản không tốt dễ bị nấm
mốc. Những nấm mốc này sản sinh ra độc tố aflatoxin gây sưng gan, xuất huyết ruột
làm chết hàng loạt chim cút con. Nếu lượng độc tố chưa đủ gây chết thì cũng gây thoái
hóa tế bào trong gan làm mất khả năng giải độc và tổng hợp protein cho cơ thể, vì vậy
chim cút sẽ chậm lớn và đẻ giảm.
Ngoài ra, các chất khác như bắp, tấm, cám, bột, đậu nành nếu bảo quản không
tốt, bị ẩm ướt, đều có khả năng bị nấm mốc và sản sinh ra độc tố aflatoxin gây hại cho
chim cút.



Trong khẩu phần ăn cho chim cút con nên đưa bột đậu xanh vào từ 5-10% vì
đậu xanh là protein thực vật cho chim cút dễ tiêu hóa và còn có tác dụng quan trọng
khác là giải độc, nhất là đối với độc tố aflatoxin,…
Nếu trong khẩu phần thức ăn được bổ sung 5-10% bột đậu xanh thì bánh dầu
đậu phộng có thể tăng tới 20%, còn bột đầu nành có thể giảm còn 5%. Như vậy giá
thành sẽ giảm mà chất dinh dưỡng vẫn đầy đủ. Lượng thức ăn hàng ngày cho chim cút
phụ thuộc vào ngày tuổi và trọng lượng cơ thể:
Giai đoạn từ 1-30 ngày tuổi nên cho chim non ăn thức ăn nhiều chất dinh
dưỡng, có mùi thơm, dễ tiêu hóa, cho ăn nhiều lần trong ngày.
Giai đoạn 31-42 ngày tuổi, thay đổi dần tỷ lệ thức ăn cho chim cút đẻ và chim
non, cho ăn vừa đủ để chim không quá béo và đẻ sớm.
Giai đoạn đẻ, dùng thức ăn cho chim cút đẻ, cho ăn vào ban ngày và ban đêm
cần có đủ ánh sáng để chim ăn được nhiều hơn.
3.1.2 Khẩu phần thức ăn cho chim cút đẻ
Bảng 2.2: Khẩu phần thức ăn cho chim cút đẻ có protein từ 24-26% (Nguyễn
Minh Trí, 2009)
Khẩu phần tính trong 10 kg (kg)
STT

Nguyên liệu
Công thức I

Công thức II

1

Bắp

2,5


3,0

2

Cám nhuyễn

2,0

1,5

3

Bột cá nhạt

1,2

2,0

4

Bánh dầu đậu phộng

1,2

1,2

5

Bột đậu nành


1,5

0,5

6

Bột đậu xanh

1,0

1,0

7

Bột sò

0,3

0,3

8

Bột xương

0,1

0,1

9


Premix khoáng

0,05

0,05

10

Premix vitamin

0,05

0,05

11

Bột cỏ

0,1

0,2

12

Vitamin ADE gói 10 g

4 (gói)

4 (gói)



Công thức I và II chỉ khác nhau ở tỷ lệ bột cá và bột đậu nành. Nếu giá bột cá
và bột đậu nành chênh nhau quá nhiều thì có thể giảm bột cá đến 10% và tăng bột đậu
nành đến 15%. Ngược lại có thể giảm đậu nành đến 5% và tăng bột cá đến 20%.
Trong hai công thức trên nguyên liệu tinh bột thường dùng chủ yếu là bắp và
cám. Trong điều kiện giá bắp cao hơn tấm thì có thể dùng tấm thay bắp nhưng phải từ
từ và phải bổ sung tăng lượng premix vitamin lên 0,1% hoặc tăng vitamin ADE gói lên
6 – 8 gói trên 10 kg thức ăn.
Hoặc dùng thức ăn hợp chất của gà đẻ do các công ty Proconco, CP Vina,
Vifoco,… sản xuất, cộng thêm 4 -6% đậu nành hoặc bột cá nhạt sẽ được một khẩu
phần thức ăn cho chim cút đẻ.
3.1.3 Khẩu phần thức ăn cho chim cút thịt
Bảng 2.3: Khẩu phần thức ăn cho chim cút thịt có protein từ 22 – 24% (Nguyễn
Minh Trí, 2009)
Khẩu phần tính trong 10 kg (kg)
STT

Nguyên liệu
Công thức I

Công thức II

1

Bắp

4,0

3,5


2

Tấm

1,0

-

3

Cám nhuyễn

0,7

2,5

4

Bột cá nhạt

1,0

1,0

5

Bánh dầu đậu phộng

2,0


1,7

6

Bột đậu nành, bột đậu xanh

1,0

1,0

7

Bột sò + xương

0,2

0,2

8

Premix khoáng

0,01

0,1

9

Premix vitamin


0,01

0,1

10

Vitamin ADE gói 10 g

4 (gói)

4 (gói)

Có thể dùng một trong hai công thức trên để vỗ béo cho chim cút. Nếu bắp quá
đắt thì có thể dùng tấm thay bắp nhưng phải tăng bánh dầu đậu phộng hay đậu nành vì
trong tấm chất béo ít hơn bắp. Còn trong bánh dầu đậu phộng và bột đậu nành chất béo
rất cao phù hợp cho nuôi chim cút vỗ béo.
Ngoài ra, có thể dùng thức ăn hỗn hợp dùng cho gà con nuôi thịt ở giai đoạn 1 –
21 ngày tuổi Proconco, CP, Vina, … để dùng cho chim cút nuôi thịt.


3.2 Dinh dưỡng, thức ăn cho chim bồ câu
3.2.1 Thức ăn
Thông thường chim ăn trực tiếp các loại hạt thực vật: đậu, bắp, lúa, gạo,… và
một lượng cần thiết thức ăn hỗn hợp chứa nhiều chất khoáng và vitamin.
- Đậu bao gồm: đậu xanh, đậu đen, đậu tương… Riêng đậu tương có hàm lượng chất
béo cao nên cần cho ăn ít hơn và phải được rang trước khi cho chim ăn.
- Thức ăn bột đường: lúa, bắp, gạo, cao lương,… Trong đó, bắp là thành phần chính của
khẩu phần. Yêu cầu của thức ăn phải đảm bảo sạch, chất lượng tốt, không mốc, mọt.
- Chim bồ câu cần một lượng nhất định các hạt sỏi, giúp cho chim trong quá trình tiêu

hóa của dạ dày cơ. Kích cỡ của các hạt: dài 0,5 – 0,8; đường kính: 0,3 – 0,4 mm.
- Thức ăn bổ sung.
3.2.2 Cách phối trộn thức ăn
- Thức ăn bổ sung: premix khoáng 85%, NaCl 5%, sỏi 10%.
- Thức ăn cơ bản: hạt đậu 25 – 30%; bắp và lúa gạo 70 – 75%.
Sau đây là 2 khẩu phần đang được ứng dụng nuôi chim bồ câu Pháp:
Bảng 2.4: Khẩu phần chim sinh sản và chim dò với nguyên liệu thông thường
(Nguyễn Minh Trí, 2009)
Nguyên liệu

Chim sinh sản

Chim dò

Bắp (%)

50

50

Đậu xanh (%)

30

25

Gạo xay (%)

20


25

Năng lượng ME (Kcal/kg)

3165,5

3185,5

Protein (%)

13,08

12,32

Ca (%)

0,129

0,12

P (%)

0,429

0,23


Bảng 2.5: Khẩu phần chim sinh sản và chim dò với nguyên liệu thông thường kết
hợp với thức ăn hỗn hợp cho gà (Nguyễn Minh Trí, 2009)
Nguyên liệu


Chim sinh sản

Chim dò

Cám viên Proconco C24 (%)

50

33

Bắp hạt đỏ (%)

50

67

Năng lượng ME (Kcal/kg)

3000

3089

Protein (%)

13,5

11,99

Xơ thô (%)


4,05

3,49

Ca (%)

2,045

1,84

P tiêu hóa (%)

0,4

0,25

Lysin (%)

0,75

0,52

Methionin (%)

0,35

0,29

3.2.3 Cách cho ăn

- Thời gian:
Hai lần trong ngày, buổi sáng lúc 8 – 9 giờ, buổi chiều lúc 14 – 15 giờ.
Nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày.
- Định lượng:
Tùy theo từng loại chim mà cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau,
thông thường lượng thức ăn bằng 1/10 trọng lượng cơ thể:
+ Chim dò (2 – 5 tháng tuổi): 40 – 50 g thức ăn/con/ngày.
+ Chim sinh sản (6 tháng tuổi trở đi):
Khi nuôi con: 125 – 130 g thức ăn/đôi/ngày.
Không nuôi con: 90 – 100 g thức ăn/đôi/ngày.
+ Lượng thức ăn/đôi sinh sản/năm: 45 – 50 kg.
Cần cho chim ăn đầy đủ, nhất là cám tổng hợp. Có thể cho ăn bắp, đậu xanh
hạt, lúa trộn với một ít thức ăn công nghiệp của gà, vịt (thịt, đẻ).


Pha chế thức ăn cho chim theo tỷ lệ 40% đậu xanh, 30% bắp hạt sống, 20% gạo
lức và 10% lúa trộn đều với nhau. Có thể trộn gạo, lúa và pha thêm cám gà để giảm
lượng đậu xanh, giảm chi phí thức ăn.
Ngoài ra, nên tăng cường thêm một số chất khoáng, vôi vào khẩu phần ăn của
chim đẻ đảm bảo cho chim sinh sản và giúp chim luôn giữ được nhiệt để tiêu thụ thức
ăn tốt.
3.2.4 Nước uống
Nhu cầu nước uống của chim bồ câu không lớn nhưng cần có đủ nước để chim
uống tự do. Nước phải sạch sẽ và phải thay hàng ngày.
Có thể bổ sung vào trong nước vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần
thiết, trung bình mỗi chim bồ câu cần 50 – 90 ml/ngày.
4. Chăn nuôi
4.1 Chăn nuôi cút
4.1.1 Nuôi cút con
* Nhiệt độ trong lồng úm:

o

o

o

Nhiệt trong 3 ngày đầu là 35 C giảm xuống còn 28 C. Tuần thứ 2: 25 C. Tuần
o
thứ 3 trở đi nếu thời tiết tốt không cần nguồn sưởi nhưng nhiệt độ không dưới 20 C.
2

* Ánh sáng: cần 60 W/m .
* Mật độ:
2

- Tuần 1: 200 – 250 con/m .
2

- Tuần 2: 150 – 200 con/m .
2

- Tuần 3: 100 – 150 con/m .
Quây với đường kính 1 m thì nhốt được 200 cút tuần đầu và 150 cút tuần 2, 100
cút tuần 3.
* Thức ăn cho cút:
- Thức ăn nuôi cút cần lượng protein thô 26 – 28%.
- Hàng ngày cho thức ăn vào máng nhiều lần, chỉ đổ 1/2 - 1/3 máng, không nên đổ quá
đầy tránh rơi vãi. Đảm bảo đủ nước sạch, thường xuyên cho cút cả ngày đêm.
4.1.2 Nuôi cút đẻ
Cút con sau 20 ngày tuổi có thể phân biệt trống mái. Nuôi đến 25 ngày tuổi thì

chọn lọc chuyển qua nuôi cút thịt hoặc giữ lại nuôi cút đẻ.
* Ghép trống mái:


Thông thường ghép trống mái từ nhỏ nhưng theo kinh nghiệm nhiều người nuôi
cút thì nuôi cút trống tới 3 – 4 tháng tuổi mới cho phối giống vì ở tuổi này cho tỷ lệ thụ
tinh cao (> 80%). Tỷ lệ ghép trống mái có thể 2 – 3/5, 5/15 hoặc 5/20 (5 trống cho 20
mái). Nếu trống quá nhiều thì cắn mổ, đạp lẫn nhau gây trụi lông, vỡ đầu, chết, tỷ lệ
thấp thì tỷ lệ thụ tinh thấp.
* Kỹ thuật nuôi:
- Cút mái bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên lúc 42 – 45 ngày tuổi. Tỷ lệ đẻ tăng dần và đạt
cao nhất tới 90 – 95%. Đẻ tập trung vào buổi chiều từ 13 – 18 h (khoảng 75% tổng số
trứng đẻ/ngày). Thời gian đẻ kéo dài tới 60 tuần thì giảm đẻ.
o

o

- Nhiệt độ thích hợp cho cút đẻ 20 – 25 C, mùa hè có nhiệt độ 35 - 37 C cút đẻ giảm đi
nhiều. Vì vậy, cần chống nóng cho cút trong mùa hè và giữ ấm cho cút trong mùa
đông.
2

- Ánh sáng: cần 16h chiếu sáng/ngày. Dùng bóng đèn 40 – 60 w/3 m .
- Thức ăn: cút đẻ cần thức ăn dinh dưỡng cao vì lượng trứng sản xuất ra bằng 10% khối
lượng cơ thể cút. Protein thô trong thức ăn là 24 – 26%, nguyên liệu tốt tránh thiu mốc
và không thay đổi thức ăn đột ngột và đảm bảo yên tĩnh, tránh ồn ào, xáo động đàn cút
đẻ.
4.1.3 Nuôi cút thịt
Sau 25 ngày tuổi cút được chuyển đem qua nuôi thịt không cần chọn lọc nếu
không giữ lại nuôi cút đẻ. Tuổi bán cút thịt thích hợp lúc 40 – 50 ngày, lúa này thịt

ngon, mềm, nuôi dài hơn nữa sẽ tiêu tốn thức ăn, hiệu quả thấp.
Giai đoạn 1 – 25 ngày tuổi nuôi như quy trình chăn nuôi cút con.
Giai đoạn 26 – 50 ngày tuổi: cút khỏe, ăn mạnh, dễ nuôi, chóng lớn. Cần cho ăn
thức ăn năng lượng cao, lượng đạm trong thức ăn giảm (22 – 24%). Khi chuyển thức
2

ăn cần tránh đột ngột. Mật độ nuôi 70 – 90 con/m (30 – 45 ngày tuổi). Cho cút ăn tự
do.
4.2 Chăn nuôi bồ câu
4.2.1 Nuôi dưỡng chim dò (2- 5 tháng tuổi) nuôi hậu bị sinh sản
Sau 28 – 30 ngày tuổi thì tách chim non khỏi mẹ (chim dò).
Chim dò được nuôi thả trong chuồng nuôi quần thể. Giai đoạn này chim còn
yếu, khả năng đề kháng và khả năng tiêu hóa kém dễ sinh bệnh mà chim lại tự đi lại,
tự ăn nên cần chú ý công tác chăm sóc nuôi dưỡng bổ sung vitamin A, B, D, các chất
kháng sinh... vào nước uống để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hóa và chống các
bệnh khác. Trong thời gian đầu, một số con chưa quen cuộc sống tự lập như không
biết ăn, uống nên người nuôi phải kiên nhẫn tập cho chim non.


4.2.2 Nuôi dưỡng chim sinh sản (6 tháng tuổi trở đi)
Sau giai đoạn chim dò đến 5 tháng tuổi và đã ghép đôi tự nhiên, mỗi đôi này
được chuyển sang ô chuồng nuôi cá thể (dùng nuôi chim cá thể từ 6 tháng trở đi).
a/ Chăm sóc đẻ và ấp trứng
Các đôi chim sau khi đã quen với chuồng và ổ đẻ, chim sẽ đẻ. Lúc này người
nuôi cần chuẩn bị ổ đẻ (chỉ dùng 1 ổ): dùng rơm khô, sạch sẽ và dài để lót ổ. Ở những
lứa đầu tiên chim thường có hiện tượng làm vãi rơm gây vỡ trứng, do đó nên bện một
vòng rơm lót vừa khít đường kính của ổ.
- Nơi chim ấp trứng yêu cầu môi trường phải yên tĩnh, đặc biệt với chim ấp lần đầu nên
giảm bớt tầm nhìn, âm thanh, ánh sáng để chim chuyên tâm ấp trứng.
- Ghi chép cụ thể ngày chim đẻ bằng sổ sách để người nuôi chim có thể ghép ấp những

quả trứng có cùng ngày đẻ hoặc chênh lệch nhau 2 – 3 ngày (số lượng trứng ghép ấp
tối đa 3 quả/ổ).
- Định kỳ kiểm tra xem trứng có thụ tinh không (soi trứng khi ấp được 7 ngày) nếu quả
trứng nào không được thụ tinh thì loại ngay.
- Thời gian ấp được 18 – 20 ngày là chim nở, nếu quả trứng nào mổ vỏ lâu mà chim
không đạp vỏ trứng chui ra thì người nuôi cần trợ giúp bằng cách bóc vỏ trứng để
chim non không chết ngạt trong trứng.
Những đôi chỉ nở 1 con thì chúng ta cũng có thể ghép nuôi con vào những ổ 1
con khác với ngày nở chênh lệch nhau 2 – 3 ngày (có cùng ngày nở là tốt nhất), số
lượng con ghép tối đa 3 con/ổ.
b/ Chăm sóc chim nuôi con
Trong thời kỳ nuôi con (từ khi nở đến 28 ngày tuổi), cần thay lót ổ thường
xuyên (2 – 3 ngày/lần), để tránh sự tích tụ phân trong ổ vì đó là nơi lý tưởng cho ký
sinh trùng, vi khuẩn và virus phát triển.
Khi chim non được 7 – 10 ngày mới tiến hành cho ổ đẻ thứ hai vào. Sau khi
tách mẹ, ổ đẻ tương ứng được bỏ ra rửa sạch, phơi khô để bố trí lứa đẻ tiếp theo.
4.2.3 Nuôi vỗ béo chim lấy thịt
Khi chim bồ câu được 20 -21 ngày tuổi (khối lượng cơ thể đạt 350 – 400 g/con)
thì nuôi vỗ béo chim lấy thịt bằng phương pháp nhồi.
2

- Mật độ nuôi: 45 – 50 con/m lồng, không để không gian cho chim hoạt động nhiều,
đảm bảo ngoài giờ ăn, uống thì thời gian ngủ là chính.
- Thức ăn dùng để nhồi: bắp 80%, đậu xanh 20%.
- Cách nhồi: thức ăn được nghiền nhỏ, viên thành viên nhỏ ngâm cho mềm rối sấy khô
đảm bảo tỷ lệ thức ăn:nước là 1:1.


+ Định lượng: 50 – 80 g/con.
+ Thời gian: 2 – 3 lần/ngày.

+ Phương pháp: dùng tay nhét thức ăn vào miệng chim hoặc dùng máy nhồi.
- Thức ăn khoáng vẫn được bổ sung tự do, các loại vitamin, thuốc bổ khác được bổ sung
trong nước uống.

1
8


BÀI 2: CHĂN NUÔI GÀ, VỊT
1. Con giống
1.1. Các giống gà được nuôi phổ biến
1.1.1 Các giống gà thịt cao sản

Sản xuất gia cầm đang trong cơ chế thị trường, vì thế đã có nhiều giống gia cầm
cao sản cho năng suất thịt cao đã được nhập vào nước ta từ nhiều nguồn phục vụ mục
đích sản xuất và kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Sau đây là một số
giống gà được nhập vào nước ta từ năm 1990 đến nay.
Bảng 1.1: Một số giống gà được nhập khẩu vào nước ta từ năm 1990 đến nay (Bộ
NN & PTNT)
STT

Giống

Năm nhập
đầu tiên

Hiện trạng

Cu Ba


1993

Không còn

Mỹ

1993

Phát triển

Nguồn gốc
Gà chuyên thịt

1

BE.88

2

AA (Arbor Acres)

3

ISA Vedette

Pháp

1994

Không còn


4

ISA. MPK

Pháp

1998

Phát triển

5

Avian

Mỹ

1993

Phát triển

6

Ross – 208, 308,
408

Anh

1993


Phát triển

7

Lohmann meat

Đức

1995

Phát triển

8

Cobb

Mỹ

1997

Phát triển

Gà kiêm dụng
1

Tam Hoàng 882

Trung Quốc

1992


Còn lại không
nhiều

2

Tam Hoàng
Jiangcun
Lương Phượng

Hong Kong

1995

Trung Quốc

1997

Còn lại không
nhiều
Phát triển mạnh

3

1
9


4


ISA- JA 57

Pháp

1997

Còn lại không
nhiều

5

Sasso (SA 31)

Pháp

1998

Phát triển

6

Kabir

Israel

1997

Phát triển

7


ISA. Color

Pháp

1999

Phát triển

8

Ai Cập

Ai Cập

1997

Phát triển

9

Hubbard Plex

Pháp

2000

Phát triển

10


New Hampshire

Hungari

2002

Ít phát triển

11

Yellow Godollo

Hungari

2002

Ít phát triển

1.1.2 Các giống gà đẻ cao sản
Sau đây là một số giống gà chuyên trứng thương
phẩm.
Bảng 1.2: Một số giống gà chuyên trứng ngoại nhập vào nước ta

STT

Giống

Nguồn gốc


Năm
nhập đầu
tiên

Hiện trạng

1

Goldline. 54

Hà Lan

1990

Không còn

2

Brown Nick

Mỹ

1993

Phát triển

3

Hisex Brown


Hà Lan

1995

Phát triển

4

Hyline

Mỹ

1996

Phát triển

5

ISA Brown

Pháp

1998

Phát triển

6

Babcobb -B380


Pháp

1999

Phát triển

7

Lohmann Brown

Đức

2002

Đang phát triển

Tất cả những giống này đều có chung một số đặc điểm sau:

2
0


- Có sự phân ly màu sắc lông giữa trống và mái từ khi mới nở: mái lông nâu, trống lông
trắng. Yếu tố này rất có lợi cho các cơ sở ấp trứng cũng như các cơ sở chăn nuôi lấy
trứng thương phẩm.
- Ở con mái trưởng thành màu lông nâu không đồng nhất giữa các cá thể.
- Tuổi trưởng thành là 21 tuần tuổi.
- Năng suất trứng rất cao từ 280-300 trứng/mái/năm, có những cá thể lên đến 310 trứng.
- Trứng có vỏ màu nâu.
- Thời gian loại thải là 1,5 năm tuổi.

- Trọng lượng loại thải cao hơn nhiều so với những giống hướng trứng thuần.
1.1.3 Các giống gà kiêm dụng
Các giống gà kiêm dụng mang đặc điểm trung gian giữa gà trứng và gà thịt về
cấu trúc cơ thể, tầm vóc, sức sản xuất. Nhìn chung, nó là sản phẩm lai tạo giữa các
giống nhẹ cân và nặng cân.
Bảng 1.3: Một số giống gà kiêm dụng được nhập khẩu vào nước ta từ năm 1990
đến nay (Bộ NN & PTNT)
STT

Giống

Nguồn gốc

Năm
nhập đầu
tiên

Hiện trạng

1

Tam Hoàng 882

Trung Quốc

1992

Còn lại không nhiều

2


Tam Hoàng
Jiangcun

Hong Kong

1995

Còn lại không nhiều

3

Lương Phượng

Trung Quốc

1997

Phát triển mạnh

4

ISA- JA 57

Pháp

1997

Còn lại không nhiều


5

Sasso (SA 31)

Pháp

1998

Phát triển

6

Kabir

Israel

1997

Phát triển

7

ISA. Color

Pháp

1999

Phát triển


8

Ai Cập

Ai Cập

1997

Phát triển

9

Hubbard Plex

Pháp

2000

Phát triển

10

New Hampshire

Hungari

2002

Ít phát triển


11

Yellow Godollo

Hungari

2002

Ít phát triển


Bảng 1.4: Một số giống gà nội ở nước ta
STT

1

2

3

4

Giống

Nguồn gốc

Ri

Hồ


Hiện trạng

Phẩm chất
thịt

Rộng rãi trong cả nước,
nhất là các tỉnh phía Bắc

Thơm, ngon,
đậm đà, chắc.

Làng Hồ ven sông
Không
Phổ biến ở tỉnh Bắc
Đuống, huyện Thuận

Ninh.
Thành, tỉnh Bắc Ninh
nghiệp.

Đông
Tảo

Đông Tảo, Khoái
Phổ biến Hưng Yên.
Châu, Hưng Yên

Mía

Phùng Hưng, Tùng

Thiện, Sơn Tây, Hà
Nội

bằng
công

nhiều
thịt
nhưng
thớ
không mịn, da
đỏ.

5

Ta vàng

Miền Đông Nam Bộ,
Thơm
Đồng bằng sông Cửu
chắc.
Long.

6

Tàu
vàng

Miền Nam.


Ác

Nuôi nhiều ở Trà Vinh,
Tiền Giang, Long An và Thơm ngon,
nhiều nơi khác nhưng bổ dưỡng.
đàn ít.

7

8

9

Miền Nam Việt Nam

Thơm ngon.

Miền Đông Nam bộ và
nhiều nơi nhưng ít hơn Thơm ngon.
gà ta vàng.

Tre

H’Mông

ngon,

Miền núi phía Bắc,
dân tộc H’Mông nuôi Chưa phổ biến.
quảng canh.


1
0

Thịt có màu
đen, lượng mỡ
rất ít, thịt dai
chắc,
thơm
ngọt.


Hình 1.1: Gà Hồ

Hình 2: Gà Mía

1.2 Các giống vịt được nuôi phổ biến
1.2.1 Các giống vịt nội
a/ Vịt Cỏ
Vịt Cỏ chiếm một tỷ trọng cao trong tổng số vịt của cả nước. Chúng phân bố
rộng rãi nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu
Long, những vùng trồng nhiều lúa nước, vùng ven sông và ven biển có cửa sông đổ ra.
Sản xuất trứng: trứng vịt Cỏ có khối lượng trung bình 61,7 g/quả, có vỏ màu
trắng đục, đôi khi có màu xanh nhạt. Vịt Cỏ đẻ từ 130 - 160 trứng ở những vùng có
điều kiện đồng bãi tốt vịt đẻ tới 170 - 190 quả/năm, tức là 8 - 12 kg trứng/năm.

23


Sản xuất thịt: vịt Cỏ có khối lượng thấp, tỷ lệ thân thịt khoảng 50%. Vịt Cỏ

được dùng để bán thịt hoặc dùng làm vịt mái nền cho lai với các giống nặng cân như
vịt Bầu, vịt Bắc Kinh,… để phát huy ưu thế lai và có thể nâng cao khối lượng vịt thịt
thương phẩm.
Vịt Cỏ không có khả năng tích lũy mỡ nhiều, khó béo nên người ta không vỗ
béo. Ngoài ra, do vịt Cỏ nhút nhát, hiếu động, thực quản mỏng khi nhồi béo dễ vỡ vì
thế không nhồi béo và vỗ béo vịt.

Hình 1.3: Vịt Cỏ

b/ Vịt Kỳ Lừa
Vịt Kỳ Lừa là giống vịt kiêm dụng và có năng suất trung bình, có nguồn gốc ở
vùng Kỳ Lừa, Lạng Sơn. Trước đây, tại Kỳ Lừa có nhiều lò ấp trứng vịt thủ công để
nhân giông ra nhiều vùng xung quanh như Cao Bằng, Quảng Ninh,… và bị lai tạp
nhiều, đến nay số lượng vịt thuần chủng còn lại không còn nhiều.
c/ Vịt Bầu
Vịt Bầu Bến có nguồn gốc ở vùng chợ Bến, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Hiện nay, được nuôi ở nhiều nơi như Hà Nội, Hà Tây, Thanh Hóa và một số nơi khác.
Vịt Bầu Quì có nguồn gốc từ huyện Quì Châu, tỉnh Nghệ An. Hiện nay, được
phân bố ở các huyện Quì Châu, Quế Phong, Vinh (Nghệ An), Hà Nội, Hà Tây, Thanh
Hóa.
Vịt Bầu Bến và Bầu Quì có thân hình gần giống nhau. Đây là giống vịt to con,
ngon thịt, nặng trung bình 2,0 - 2,5 kg, 6 tháng tuổi bắt đầu đẻ trứng, trứng nặng 50-60
g.


Hình 1.4: Vịt Bầu Bến

Hình 1.5: Vịt Bầu Quì

1.2.2 Các giống vịt ngoại

a/ Vịt CV-Super M
Vịt được nhập vào Việt Nam từ năm 1989. Hiện nay, được nuôi nhiều ở các
vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Vịt có màu lông trắng
tuyền. Chân và mỏ màu nâu vàng.

Hình 1.6: Vịt CV-Super M


×