Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tấm gương gia đình hiếu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.69 KB, 2 trang )

GIA ĐÌNH HIẾU HỌC
Đó là tâm sự của vợ chồng ông bà Nguyễn Não (SN 1933) và Phạm Thị Cảnh (SN
1936) ở KV1, phường Ngô Mây, TP Quy Nhơn, khi nói về quá trình nuôi dạy các con học
hành nên người, đỗ đạt: 9 trong số 11 người con của ông bà đều tốt nghiệp đại học (ĐH) và
trên ĐH…
Chỉ tay vào chiếc ti vi khá cũ kỹ nơi phòng khách, ông bà nói thêm: “Cho đến khi thằng út
đậu đại học, vợ chồng tôi mới mua chiếc ti vi này đấy. Trước đó, anh em chúng nó chỉ toàn
đi coi ké hàng xóm, nhưng mỗi tuần chúng tôi cũng chỉ cho xem một tối mà thôi, để thời
gian học bài. Không phải chúng tôi không mua nổi ti vi, mà cái chính là muốn các con
chuyên tâm vào học hành, không bị xao lãng…”.

Ông bà Não (đứng thứ 3 và 4 từ trái qua, hàng thứ 2) trong lễ nhận bằng
thạc sĩ của con gái Nguyễn Thị Ngọc Lan

Ông bà quê ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, chạy loạn vào Quy Nhơn từ năm 1963, rồi
lập nghiệp nơi này. Cuộc sống ban đầu nơi xứ lạ rất khó khăn. Nơi ăn, ngủ, học hành của cả
đại gia đình gói gọn trong một căn nhà cấp bốn ọp ẹp, xiêu vẹo. Ông Não theo học nghề gò
hàn nuôi sống gia đình. Hàng ngày, bà Cảnh phải đi lùng mua từng tấm tôn, về nhà lau chùi
sạch sẽ để chồng tỉ mẩn gò từng cái thùng, cái chậu bán. Rảnh rỗi, bà còn chạy chợ, mua
bán mớ rau, con cá đắp đổi thêm cho cuộc sống. Vất vả là vậy nhưng ông bà rất coi trọng
việc học hành của các con. Khi các con đến tuổi đi học, ông Não là người quản lý sát sao
việc học của từng đứa, thời gian biểu ra sao, học tập như thế nào, vở sách các con phải luôn
giữ ngay thẳng, không được để quăn góc, nhàu nhĩ. Các con của ông sau giờ học phải lên
núi đốn củi, đi vớt tôm, tép giúp thêm cho cha mẹ.
Cuộc sống thời bao cấp khó khăn, các con lần lượt đi đại học, gia đình càng khó khăn gấp
bội, nên ông bà chỉ có thể chu cấp cho con một phần nhỏ. “Tôi dặn các con, vào đại học thì
phải tự lo trang trải mọi thứ, gia đình nghèo nên chu cấp có chừng. Được cái, bọn chúng
đều ngoan ngoãn, vâng lời, vừa đi học vừa làm gia sư nên có thể tự lo cho mình”- ông Não
kể.
Cứ thế, 5 người con gái và 4 con trai của ông bà lần lượt tốt nghiệp các trường đại học “tốp
trên” như: Y, Dược, Bách khoa, Kinh tế… Hiện các con của ông bà đang sinh sống, làm


việc tại Quy Nhơn và TP Hồ Chí Minh; trong đó, có 4 người con gái làm việc trong ngành
Y, Dược; 2 con trai là kỹ sư điện tử, 2 con tốt nghiệp đại học ngành kinh tế. “Quân số” của
đại gia đình ngày càng tăng. Trong tổng số 32 người (gồm con, dâu, con rể và các cháu nội,
ngoại) có công ăn việc làm ổn định, thì 22 người tốt nghiệp ĐH và trên ĐH. Hai người cháu
nội, ngoại là Nguyễn Ngọc Hạnh và Lê Ngọc Phương Lan hiện đang du học tại Canada và
Anh. Các cháu nhỏ học phổ thông đều là học sinh khá, giỏi.
Ông Não nay đã già, không còn đủ sức theo “nghiệp” gò, hàn. Nhưng ông bà sống tự lập
nhờ vào quầy tạp hóa nhỏ và nhận bán các đồ gò, hàn. “Chúng tôi quen với nếp sống tằn
tiện, giản dị. Con cái muốn phụ giúp thêm cha mẹ bao nhiêu thì tùy, không bao giờ đòi hỏi.
Bọn nó cũng còn có trách nhiệm với con cái của chúng nữa mà…”- bà Cảnh nói.
Gần 60 năm chung sống, bà Cảnh nhận xét về chồng như sau: “Ông nhà tôi cả đời không
nhậu nhẹt, bia rượu, thuốc lá, sống rất mẫu mực. Những lúc vợ chồng giận nhau thì một
trong hai người biết nín, nhịn, không để cho các con hay biết hoặc người khác chê cười.
Chúng tôi luôn dặn nhau phải sống gương mẫu cho con cháu noi theo”.
Chị Nguyễn Thị Hoàng Phương, 31 tuổi, cháu nội của ông bà hiện làm việc cho một công
ty Nhật Bản có chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh, tâm sự: “Ngay từ nhỏ, tôi rất ngưỡng mộ
các cô, các chú vì ai cũng học giỏi, thành đạt. Từ đó, tôi luôn tự nhủ phải cố gắng hết mình,
để xứng với truyền thống hiếu học của gia đình…”.
Gia đình ông Não được Hội Khuyến học TP Quy Nhơn công nhận là Gia đình hiếu học tiêu
biểu 5 năm liền.

×