Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Luận văn thạc sĩ: Một Số Giải Pháp Xây Dựng Rào Cản Đối Với Hàng Nhập Khẩu Qua Thực Tiễn Thành Phố Hồ Chí Minh Giai Đoạn 2014 đến 2020​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 159 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------------------

PHẠM HỮU DANH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG RÀO CẢN
ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU QUA THỰC
TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI
ĐOẠN 2014-2020
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 02 năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------------------

PHẠM HỮU DANH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG RÀO CẢN
ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU QUA THỰC
TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI
ĐOẠN 2014-2020
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


Mã số ngành: 60340102
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HÀ THỊ NGỌC OANH

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 02 năm 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Một số giải pháp xây dựng rào cản đối với hàng
nhập khẩu qua thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014-2020” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Phạm Hữu Danh


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này,
tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của
quý thầy cô trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
và Quý bạn hữu.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến Q u ý l ã n h
đ ạ o , Q uý thầy cô trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí

Minh đã tạo điều kiện cho Tôi hoàn thành chương trình học thạc
sĩ, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời
gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Phó giáo sư – Tiến sĩ
Hà Thị Ngọc Oanh đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết
hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Nhân đây, tôi xin chân thành cám ơn các anh, chị, em ở
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Cục Hải quan, Cục
Thống kê thành phố v à Q u ý b ạ n h ữ u đã tạo điều kiện hỗ
trợ, giúp đỡ để Tôi có nguồn dữ liệu cũng như khuyến khích Tôi
viết luận văn.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng
tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng
góp quý báu và chân tình của Quý thầy cô và các bạn hữu.
Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại:
0986.134.829, email:
TP. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2014
Học viên

Phạm Hữu Danh


iii

TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Nhận thức được vai trò của thành phố Hồ Chí Minh đối với cả nước, đặc biệt
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thế giới, Việt Nam đã và đang chuẩn bị ký kết
các Hiệp định FTA, TPP, ... thì việc xây dựng rào cản đối với hàng nhập khẩu vô cùng
quan trọng, do đó tác giả chọn tên đề tài luận văn là ”Một số giải pháp xây dựng rào

cản đối với hàng nhập khẩu qua thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 20142020“.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về rào cản đối với hàng nhập khẩu: nội
dung chương đã nêu lên các cơ sở lý luận về nhập khẩu, mục đích nhập khẩu, các
hình thức nhập khẩu và rào cản. Rào cản được phân theo 02 nhóm chính đó là rào
cản thuế quan và rào cản phi thuế quan. Tại chương này còn nêu lên một số rào cản
điển hình ở Trung Quốc, Canada, Thái Lan.
- Chương 2: Thực trạng rào cản đối với hàng nhập khẩu vào TP.HCM giai
đoạn 2007-2012: nội dung chương trình bày cho người đọc khái quát về thành phố
Hồ Chí Minh, nêu lên những tồn tại, ưu và khuyến điểm của các doanh nghiệp Việt
Nam và các doanh nghiệp FDI đồng thời trình bày tình trạng nhập khẩu trong thời
gian từ năm 2007 – 2012. Qua đó, thấy nổi trội lên tình trạng nhập siêu. Chính vì
thực trạng này, tác giả trình bày các rào cản hiện đang được áp dụng tại Việt Nam
nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trên cơ sở mặt hàng quản lý ngành
và những mặt tồn tại của rào cản.
- Chương 3: Giải pháp và kiến nghị xây dựng rào cản đối với hàng nhập khẩu
của Việt Nam giai đoạn 2014-2020: Nội dung chương này trình bày các cam kết
quốc tế về giảm rào cản tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất một vài ý kiến cá nhân
về việc xây dựng rào cản đối với hoạt động nhập khẩu trong bối cảnh Việt Nam vừa
phải thực hiện các cam kết quốc tế đối với hàng nhập khẩu vừa đảm bảo bảo hộ
hàng hóa trong nước.
Mặc dù có những khó khăn nhất định trong suốt quá trình viết luận văn nhưng


iv

tác giả đã cố gắng hết năng lực để thu thập dữ liệu, hoàn thành luận văn theo đúng tiến
độ. Bên cạnh những khía cạnh luận văn trình bày thì vẫn còn những hạn chế nhất định
khi lĩnh vực nhập khẩu rất rộng, ngành hàng đa dạng, địa bàn nhập khẩu hầu như trải

dài từ Nam chí Bắc và đặc biệt là các hình thức tiểu ngạch vẫn chưa thể kiểm soát được
một cách chặt chẽ. Do đó, tác giả rất mong muốn được tiếp thu kiến thức lẫn kinh
nghiệm thực tiễn để đề tài luận văn này ngày càng hoàn chỉnh./.


v

ABSTRACT
To understand the role and responsibility of Ho Chi Minh city to whole
country, especially during the integration period of global economy, Viet Nam has
already prepared to sign FTA, TPP agreements, etc; therefore, the setting up the
barriers to imported goods is very crucial, that is the reason which the author has
chosen the topic of “Solutions in setting up the barriers to imported goods to reality
Ho Chi Minh city period of 2014 to 2020 ” for the thesis.
Beside the beginning and conclusion of the thesis, the list of documents for
reference, the thesis is divided in 3 chapters as follows:
Chapter 1: There have some theoretical issues about barriers for imported
goods: the contents of this chapter have mentioned all the basic reasons about
importing, the purpose of importing, the kinds of importing types and obstacles.
Obstacles are sorted to 2 main types which are the barrier of tariffs and non tariffs.
In this chapter, the author has also provided some typical barriers/obstacles in
China, Thailand, and Canada.
Chapter 2: The reality of barrier to imported goods into Ho Chi Minh city
period of 2007 to 2012: The contents of this chapter will provide for the readers a
whole/ general information about Ho Chi Minh city, providing the existing issues,
the advantages and disadvantages of enterprises in Viet Nam and FDI companies; at
the same time, the author also provides the importing situation in the period of 2007
to 2012; therefore, we can see the outstanding/prominent trade deficit issue.
Because of this reality, the author would like to present the barriers which have
been applied in Viet Nam in generally and Ho Chi Minh in single, based on the

industry management o and existing issues of the barriers.
Chapter 3: Solutions and Suggestions in setting up the barriers to imported
goods of Viet Nam period of 2014 to 2020: The contents of this chapter will provide
some international commitments about reducing the barriers in Viet Nam; Basing
on those kinds of suggestions, the author also suggests some own comments/
advices about setting up barriers to importing activities during Viet Nam has to both


vi

implement all international commitments to imported goods and ensure to protect
domestic goods.
Even though there still has some difficulties during thesis preparation period,
the author has tried his best in order to collect information and data in order to
finish the thesis on time. Beside the contents presented in the thesis, there still have
some restrictions in a large importing area, multiple industries; the importing areas
are expanded from North to South and especially in unofficial quota which we have
not controlled effectively.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN ........................................................................... iii
ABSTRACT .................................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................xi
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ xiv
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................................................................xv

LỜI MỞ ĐẦU
1. GIỚI THIỆU
Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 2
2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của đề tài ................................................................................................... 3
Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 3
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 4
Phương pháp luận .............................................................................................. 4
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ................................................ 4
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .............................................................. 4
5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ....................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RÀO CẢN ĐỐI VỚI HÀNG
NHẬP KHẨU .............................................................................................................. 5
1.1. HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP ....................................... 5
1.1.1. Nhập khẩu và mục tiêu của nhập khẩu .......................................................... 5


viii

1.1.1.1. Nhập khẩu ............................................................................................... 5
1.1.1.2. Mục tiêu nhập khẩu ................................................................................ 6
1.1.2. Những hoạt động liên quan đến nhập khẩu ................................................... 8
1.1.2.1. Nguyên nhân thúc đẩy hoạt động nhập khẩu ......................................... 8
1.1.2.2. Các hình thức nhập khẩu trong thương mại quốc tế ............................... 8
1.2. RÀO CẢN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU .............................................. 11
1.2.1. Khái niệm rào cản thương mại ...................................................................... 11
1.2.2. Rào cản đối với hàng hóa nhập khẩu .............................................................. 12
1.2.2.1. Hàng rào thuế quan ............................................................................... 12

1.2.2.2. Các hàng rào phi thuế quan ................................................................... 16
1.2.3. Tác dụng của rào cản hàng nhập khẩu ........................................................... 28
1.2.4. Các nhân tố XD rào cản hàng nhập khẩu ...................................................... 31
1.2.5. Kinh nghiệm XD rào cản của một số nước trên thế giới ............................... 32
1.2.5.1. Kinh nghiệm xây dựng rào cản kỹ thuật ở TQ ....................................... 32
1.2.5.2. Rào cản về dán nhãn sản phẩm rau quả tươi Canada ........................... 36
1.2.5.3. Rào cản hàng nhập khẩu vào nước Mỹ .................................................. 37
1.2.5.4. Kinh nghiệm xây dựng rào cản nhập khẩu ở Thái Lan ........................... 38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 39
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RÀO CẢN HÀNG NK VÀO TP.HCM. ................. 41
2.1. TỔNG QUAN VỀ DN NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM ....................... 41
2.1.1. Giới thiệu về Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................... 41
2.1.2. Tổng quan về các DN nhập khẩu trên địa bàn TP.HCM ................................ 43
2.1.2.1. Các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu ở TP. HCM................................................. 43
2.1.2.2. Các doanh nghiệp FDI nhập khẩu tại TP.HCM ..................................... 45
2.2. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM ...................................... 51
2.2.1. Tình hình nhập khẩu của thành phố Hồ Chí Minh ........................................ 52
2.2.2. Tình hình nhập khẩu của doanh nghiệp FDI thành phố Hồ Chí Minh .......... 56
2.3. RÀO CẢN ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU......................................................... 67
2.3.1. Rào cản cấm nhập khẩu .................................................................................. 68


ix

2.3.2. Rào cản cấp phép nhập khẩu .......................................................................... 69
2.3.3. Rào cản nhập khẩu khác ................................................................................ 80
2.3.3.1. Chế độ hạn ngạch thuế quan.................................................................... 80
2.3.3.2. Rào cản chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động .................................. 81
2.3.3.3. Rào cản phòng vệ thương mại ................................................................. 82
2.3.3.4. Rào cản cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu ........................................ 83

2.3.3.5. Rào cản định giá hải quan ....................................................................... 84
2.3.3.6. Rào cản các qui định về vệ sinh, nhãn mác.. ........................................... 84
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÁC ĐỘNG CỦA RÀO CẢN HÀNG NK ....................... 86
2.4.1. Mặt tích cực .................................................................................................... 86
2.4.2. Mặt hạn chế ..................................................................................................... 87
2.4.3. Nguyên nhân ................................................................................................... 89
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................................. 90
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ XD RÀO CẢN VÀO VN .. 91
3.1. CAM KẾT QUỐC TẾ VỀ GIẢM RÀO CẢN CỦA VIỆT NAM ......................... 91
3.2. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ XD RÀO CẢN HÀNG NK VÀO TP.HCM ......... 100
3.2.1. Giải pháp vĩ mô của nhà nước ........................................................................ 100
3.2.1.1. Giải pháp về thuế quan ........................................................................... 100
3.2.1.2. Giải pháp sử dụng bảo hộ để bảo vệ nền sản xuất trong nước .............. 103
3.2.1.3. Giải pháp về đối với hoạt động cấp phép ............................................... 105
3.2.1.4. Giải pháp thực hiện thanh tra, kiểm tra và kiểm soát ............................. 108
3.2.1.5. Giải pháp khác ........................................................................................ 110
3.2.2. Giải pháp vi mô .............................................................................................. 112
3.2.2.1. Giải pháp kiểm soát nhập khẩu FDI của TP.HCM ................................. 112
3.2.2.2. Giải pháp kiểm soát đối với doanh nghiệp nhập khẩu FDI.................... 112
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 113
3.3.1. Đối nhà nước ................................................................................................... 113
3.3.2. Đối với hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp .............................................. 115
3.3.3. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố ............................................................... 116


x

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................................. 117
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............ 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 120



xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Viết tắt

1

ATVSTP

2

APEC

3

ASEAN

4

ASEM

5

BNN&PTNT


6

C/O

7

CPSIA

8

D/O

9

EPC

Tiếng Anh

An toàn vệ sinh thực phẩm
Asia-Pacific Economic

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu

Cooperation

Á – Thái Bình Dương

Association of Southeast

Hiệp hội các quốc gia


Asian Nations

Đông Nam Á

The Asia-Europe Meeting

Diễn đàn hợp tác Á–Âu

Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn
Certificate of Origin

Chứng nhận xuất xứ hàng
hóa

Consumer Product Safety

Đạo luật cải tiến an toàn sản

Improvement Act

phẩm tiêu dùng

Delivery Order

Lệnh giao hàng

Engineering, Procurement and
Construction Contract


10

EU

European Union

11

FDI

Foreign Direct Investment

FTA

A free-Trade Area

12

Tiếng Việt

Hợp đồng thiết kế, cung cấp
thiết bị công nghệ và thi công
xây dựng công trình

Liên minh châu Âu
Vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài
Hiệp định Thương mại Tự do



xii

Hiệp định chung về thuế
13

GATT

General Agreement on

quan và thương mại (Hiệp

Tariffs and Trade

định chống bán phá giá
ADP)

14

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội
Quy định xuất xứ để được

15

GSP


16

GMP

17

HACCP

18

ILP

19

ISO

20

MFN

21

NSNN

22

ODA

23


REACH

Generalized System of
Preferences

Good Manufacturing

hưởng ưu đãi thuế quan phổ
cập
Hệ thống sản xuất tốt

Practices
Hazard Analysis Critical

Hệ thống phân tích mối nguy

Control Point

và điểm kiểm soát tới hạn
Hiệp định về thủ tục cấp giấy

Instruction-Level Parallelism

phép nhập khẩu

International Organization for

Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn

Standardization


hoá

Most Favoured Nation

Thuế ưu đãi tối huệ quốc
Ngân sách nhà nước

Official Development

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển

Assistance

chính thức

Registration Evaluation

Quy định về hóa chất và sử

Authorisation and

dụng an toàn hóa chất

Restriction of Chemicals
24

SPS

Sanitary and Phytosanitary


Hiệp định kiểm dịch động

Measure

thực vật


xiii

25

SCM

Subsidies Countervailing

Trợ cấp và các biện pháp

Measures

đối kháng
Hiệp định về Áp dụng các

26

SPS

The Agreement on the

biện pháp Vệ sinh Kiểm dịch


Aplication of Sanitary and

động thực vật (Hiệp định Vệ

Phytosanitary Measures)

sinh Kiểm dịch động thực
vật)

27

TBT

28

TNHH MTV

29

TP.HCM

30

TRIMs

31

TRIP


32

Technical Barriers to Trade

Hiệp định về hàng rào kỹ

Agreement

thuật trong thương mại
Trách nhiệm hữu hạn Một
thành viên
Thành phố Hồ Chí Minh

Trade Related Investment

Các biện pháp đầu tư liên

Measures

quan đến thương mại

Trade-Related Intellectual

Hiệp định bảo vệ quyền sở

Property Rights

hữu trí tuệ

USD


United States Dollar

Đô la Mỹ

33

VAT

Value Added Tax

Thuế giá trị gia tăng

34

VCCI

Vietnam Chamber of

Phòng Thương mại và Công

Commerce and Industry

nghiệp Việt Nam

35

WTO

World Trade Organization


Tổ chức thương mại thế giới


xiv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tình hình thu hút FDI giai đoạn 2007-2012 của TP.HCM ........................... 46
Bảng 2.2 Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của TP.HCM .............................................. 51
Bảng 2.3 Chi tiết kim ngạch nhập khẩu hàng hoá chi tiết của TP.HCM ...................... 53
Bảng 2.4 Chi tiết kim ngạch NK hàng hoá DN FDI của TP.HCM............................... 56
Bảng 2.5 Bảng tỉ trọng kim ngạch nhập khẩu FDI/KN TP.HCM................................. 58
Bảng 2.6 Tình hình đăng ký quyền nhập khẩu của DN FDI......................................... 61
Bảng 2.7 Hiện trạng mạng lưới kinh doanh gas, khí hóa lỏng...................................... 77
Bảng 2.8 Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 3 mặt hàng năm 2012-2013 ....................... 80


xv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1.Hình Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................... 41
Hình 2.2.Tình hình thu hút FDI giai đoạn 2007 – 2012 của thành phố ......................... 46


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề
Kể từ ngày nước ta thực hiện chính sách mở cửa kinh tế, trong nước nhiều thành
phần kinh tế được thành lập, bên cạnh đó, làn sóng các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu
tư vào Việt Nam cũng tăng nhanh. Trong giai đoạn đầu, hầu hết các nhà đầu tư đều đầu
tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng để hoạt động sản xuất nhằm tạo
ra sản phẩm. Nhà nước khuyến khích với nhà đầu tư trong nước sản xuất sản phẩm đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng, sử dụng trong nước; khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài
sản xuất sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Trên thực tế, phần lớn các doanh nghiệp, kể cả
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều hướng vào thay thế nhập khẩu hơn là
hướng vào xuất khẩu, chạy đua lợi nhuận trước mắt hơn là có chiến lược lâu dài dẫn
đến chất lượng, mẫu mã, màu sắc hàng hóa kém cạnh tranh so với hàng ngoại nhập.
Trong những năm gần đây, bạn bè quốc tế đã bắt đầu chú ý tới hình ảnh một Việt
Nam mới mẻ, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế toàn cầu. Một trong những cột
mốc đáng nhớ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đó là ngày
11/01/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO). Chính điều này đã buộc Việt Nam mở cửa hơn nữa kinh tế và tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam, nó như là một xu thế khách quan, một
nhu cầu tất yếu với những lợi ích không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nó cũng mang lại
không ít khó khăn, đặc biệt là đối với những nền kinh tế còn non trẻ, sức cạnh tranh
của các nền sản xuất trong nước còn kém. Vì vậy, hàng hóa của nước ngoài thâm nhập
vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều, đa dạng về chủng loại, chất lượng, giá cả,
trong đó không thiếu những hàng hóa làm mất niềm tin và ảnh hưởng đến nhà sản xuất,
người tiêu dùng Việt Nam. Đặc biệt, khi tình hình kinh tế, chính trị thế giới bất ổn,
nguy cơ chiến tranh xảy ra tại nhiều nước thì Việt Nam được xem là điểm đến lý tưởng
để đầu tư. Bên cạnh những nhà đầu tư có uy tín, có trách nhiệm, tha thiết đầu tư tại


2

Việt Nam để phát triển sản xuất, chiếm thị phần thì ngày càng xuất hiện nhiều nhà đầu

lợi dụng chính sách nhập khẩu để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trục lợi, thiếu
trách nhiệm, không nghiêm túc, hoặc nhập khẩu hàng hóa gây ra nguy hại cho nền kinh
tế đất nước, làm rối loạn thị trường, gây khó khăn cho nhà sản xuất trong nước đã tác
động đến chất lượng cuộc sống của người Việt Nam.
Do đó, các quốc gia thường sử dụng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan để
bảo hộ nền sản xuất trong nước; coi bảo hộ là công cụ đắc lực trong chính sách thương
mại của mình đã đem lại cho Việt Nam những lợi ích to lớn, nhưng bên cạnh đó là
không ít khó khăn và thách thức. Hội nhập đồng nghĩa với việc Việt Nam phải mở cửa
hơn nữa nền kinh tế, cắt giảm thuế quan và loại bỏ những hàng rào phi thuế quan
không phù hợp với các quy định và cam kết quốc tế nhưng vẫn đảm bảo lợi ích quốc
gia và bảo vệ nền sản xuất nước nhà.
Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị ... lớn
nhất của cả nước. Hàng ngày, nơi đây diễn ra các hoạt động giao thương nhộn nhịp rất
cần cho sự phát triển kinh tế của đất nước, trong đó có hoạt động nhập khẩu. Từ đây
hàng hóa nhập khẩu của thành phố sẽ được vận chuyển và lan tỏa đến hầu hết mọi
miền của đất nước. Tuy nhiên, hàng nhập khẩu cũng gặp nhiều vần đề: năm 2011 phát
hiện 6 vụ nhập phế liệu không đạt chất lượng trị giá hơn 1,5 tỷ đồng, năm 2012 phát
hiện 9 vụ trị giá lên đến hơn 12 tỷ đồng; hàng ngàn tấn ác quy chì phế thải và hàng hóa
khác thuộc diện chất thải nguy hiểm; máy móc thiết bị lạc hậu, … đã nhập khẩu qua
các cảng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Kể từ khi gia nhập WTO đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thành
phố luôn ở mức cao (năm 2006 chỉ có 283 dự án thì năm 2007 là 493, năm 2008 là
546, năm 2009 là 389, năm 2010 là 375, năm 2011 là 439 và năm 2012 là 436 dự án).
Trong đó, các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực thương mại đầu tư vào
thành phố Hồ Chí Minh thực hiện hoạt động nhập khẩu liên tục gia tăng (năm 2007 có


3


25 dự án thì năm 2008 là 66, 2009 là 87, năm 2010 là 107, năm 2011 là 121, năm 2012
là 137 dự án). Tuy nhiên, một số doanh nghiệp FDI có dấu hiệu chuyển giá để trốn
thuế thể hiện qua việc báo lỗ như: Cty TNHH Freetrend Industriala Việt Nam với mức
lỗ trên 2 năm là 222 tỷ đồng, Metro 11 năm chưa có lãi, Cô ca cô la liên tục lỗ… là
tình trạng đáng báo động.
Khuyến khích các nhà đầu tư trong nước phát triển sản xuất, ủng hộ các nhà đầu
tư nước ngoài phục vụ phát triển đất nước là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết trên cơ
sở tôn trọng luật pháp quốc tế, những điều cam kết WTO, đòi hỏi phải có một chính
sách hợp lý, đúng đắn, và linh hoạt. Một trong những chính sách đó là công khai minh
bạch, cụ thể hóa thủ tục hành chính, thủ tục cấp phép … và xây dựng rào cản trong
hoạt động nhập khẩu. Vấn đề khó khăn đối với các nhà hoạch định chính sách là làm
thế nào để có thể thực hiện tốt các rào cản đối với hàng nhập khẩu mà không vi phạm
các cam kết về tự do hoá thương mại của WTO.
Chính vì lý do trên nên tác giả chọn tên luận văn là “Một số giải pháp xây dựng
rào cản đối với hàng nhập khẩu qua thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2014-2020” để thực hiện luận văn tốt nghiệp cao học.
2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của luận văn
Trên cơ sở trình bày thực trạng hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp trên địa
bàn TP.HCM, tìm hiểu về những rào cản Việt Nam hiện đang áp dụng đối với họat
động nhập khẩu và đề xuất một số giải pháp về việc xây dựng rào cản đối với hoạt
động nhập khẩu trong bối cảnh Việt Nam phải thực hiện các cam kết quốc tế đối với
hàng nhập khẩu.
Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên cần giải quyết các vấn đề sau:
- Trình bày một số rào cản trong hoạt động nhập khẩu tại Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị xây dựng rào cản đối với hàng nhập khẩu.


4


- Thực trạng hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM.
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện luận văn này, tác giả sẽ sử dụng những
phương pháp nghiên cứu như sau: Thu thập thông tin, thống kê, phân tích, so sánh,
tổng hợp và phương pháp chuyên gia.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Rào cản đối với hàng nhập khẩu vào TP.HCM, trong đó tập trung chú trọng đến
doanh nghiệp FDI khi làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp FDI đầu tư vào TP.HCM
nhiều và có những bất cập trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
- Nội dung nghiên cứu: rào cản đối với hàng nhập khẩu vào TP.HCM.
- Không gian nghiên cứu: lấy thực tiễn của TP.HCM để chứng minh.
- Thời gian nghiên cứu: số liệu trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012 để
định hướng cho giai đoạn 2014 đến 2020.
5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về rào cản đối với hàng nhập khẩu.
- Chương 2: Thực trạng rào cản đối với hàng nhập khẩu vào TP.HCM giai đoạn
2007 - 2012.
- Chương 3: Giải pháp và kiến nghị xây dựng rào cản đối với hàng nhập khẩu của
Việt Nam giai đoạn 2014-2020.


5

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RÀO CẢN ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU

1.1. HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1. Nhập khẩu và mục tiêu của nhập khẩu
1.1.1.1. Nhập khẩu
- Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước
ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, nhà nhập khẩu phải chuyển ngoại
tệ ra nước ngoài để thanh toán cho nhà xuất khẩu.
- Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt
Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hoá đó tại Việt Nam; bao gồm
quyền đứng tên trên tờ khai hàng hoá nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về
các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức
hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hoá tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật
Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên có quy định khác.
- Doanh nghiệp FDI hoạt động nhập khẩu được xem như là việc nhà đầu tư nước
ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt
động nhập khẩu các hàng hóa được pháp luật Việt Nam cho phép.
- Qui trình hoạt động nhập khẩu: Phù hợp với phạm vi hoạt động quyền nhập
khẩu quy định tại Điều 3.4 Nghị định 23/2007/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 12/02/2007
và Điểm 3.1 Thông tư số 05/2008/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 14/04/2008.
Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa như sau:
Trước khi hàng về đến Việt Nam, dù bằng đường không hay đường biển cũng sẽ
có giấy báo (Arrival Notice) thông báo cho nhà nhập khẩu biết về chi tiết lô hàng, thời
gian, địa điểm mà hàng sẽ về đến Việt Nam kèm theo việc yêu cầu đến nhận hàng. Nhà


6

nhập khẩu sẽ thực hiện các yêu cầu và chuẩn bị hồ sơ như nội dung yêu cầu trong Giấy
báo hàng đến để nhận lệnh giao hàng và thanh toán các chi phí (nếu có)

Các chứng từ cần thiết để nhận hàng là lệnh giao hàng (D/O : Delivery Order)
cũng được ghi chú rõ trong giấy báo (tàu) đến. Khi nhận được D/O, nhà nhập khẩu
mang nó cùng một số chứng từ khác như hợp đồng (Contract), Hóa đơn thương mại
(commercial Invoice), Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing List), Giấy Chứng nhận xuất
xứ (C/O: Certificate of Origin), Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh, đăng ký mã số
xuất nhập khẩu, giấy Giới thiệu, … đến cơ quan Hải Quan và mở tờ khai hải quan hoặc
đăng ký mở tờ khai hải quan qua mạng.
Sau khi mở tờ khai hải quan, nhà nhập khẩu sẽ nộp các loại thuế, phí thì cơ quan
hải quan sẽ tiến hành kiểm hóa hàng hóa xem có đúng trong hợp đồng, Invoice,
Packing List cũng như C/O không? Khi hàng hóa nhập khẩu đúng với kê khai trên các
chứng từ thì hàng hóa sẽ được thông quan.
1.1.1.2. Mục tiêu nhập khẩu
Mỗi doanh nghiệp khi được cấp phép hoạt động đều có một ngành nghề kinh
doanh nhất định. Thường căn cứ vào ngành nghề kinh doanh và nhu cầu hoạt động,
doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu với nhiều mục đích như sau:
- Nhập khẩu nguyên nhiên phụ liệu, máy móc và vật tư phục vụ sản xuất trong
nước: Do nền kinh tế Việt Nam nghèo nàn lạc hậu nên hầu hết nguyên nhiên phụ liệu,
máy móc và vật tư sản xuất trong nước đều phụ thuộc vào nhập khẩu. Chính sách nhà
nước thiếu định hướng chiến lược, thiếu quy hoạch vùng nguyên liệu, vùng sản xuất
cho phát triển sản xuất nên ngay cả các sản phẩm xuất khẩu và các sản phẩm có sự tăng
trưởng cao trong nhiều năm qua như: hàng dệt may, da giày, chế biến thực phẩm và đồ
uống, sản phẩm thép và kim loại màu, ô tô, xe máy, hàng điện tử, sản phẩm nhựa …
cũng phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu, bán thành phẩm nhập khẩu. Nhiều nhóm
sản phẩm có tỷ trọng chi phí cho nguyên vật liệu chiếm trên 60% giá thành sản phẩm


7

như: giấy in, giấy viết, phôi thép và thép cám, lốp xe các loại… Rất nhiều những mặt
hàng này ngòai việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước còn là yếu tố đầu vào

cho nhiều ngành sản xuất và cho xuất khẩu ra các thị trường khác. Việc nhập khẩu với
số lượng lớn nguyên vật liệu cũng sẽ gây tác động trực tiếp tới tính chủ động của các
doanh nghiệp Việt Nam trong việc lập kế hoạch kinh doanh và tới giá thành do phụ
thuộc vào biến động giá cả nguyên liệu nhập khẩu, biến động tỷ giá hối đoái… Việc
phải nhập khẩu các nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước cũng sẽ làm phát sinh
thêm nhiều khoản chi phí khác như: chi phí vận chuyển, chi phí hải quan, chi phí cảng,
chi phí bảo hiểm… Chi phí kinh doanh của ta còn cao, do đó tỷ suất lợi nhuận hạn chế,
lợi nhuận thấp, doanh nghiệp không có động lực để phát triển đòi hỏi doanh nghiệp
phải có kế hoạch, định hướng và nhạy bén trong kinh doanh.
- Nhập khẩu hàng tiêu dùng để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng: nhu cầu
tiêu dùng trong nước luôn ở mức cao với các mặt hàng trong nước chưa sản xuất
được (hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu chất lượng, mẫu mã, giá cả …) như:
xăng dầu, phân bón, máy móc thiết bị, xe cộ ... nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng tiêu
dùng này còn xuất phát xu hướng chuộng hàng ngoại hơn hàng nội.
- Nhập khẩu hàng hoá để phục vụ triển lãm, hội chợ: hàng hóa nhập vào để tham
gia các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, quảng cáo và khuếch trương
sản phẩm đến với người tiêu dùng.
- Nhập khẩu hàng hóa, máy móc, thiết bị từ nước ngoài để thực hiện các dự án
trong nước: Nhiều dự án tại Việt Nam đòi hỏi trình độ máy móc, phương tiện kỹ
thuật cao hoặc đồng bộ hệ thống nên phải nhập hàng hóa ở nước ngoài về, phần đông
các dự án này do các đối tác nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Nga…
trúng thầu đã nhập khẩu một lượng lớn máy móc, thiết bị từ các nước này vào Việt
Nam để thực hiện dự án.
- Nhập khẩu hàng hóa để gia công (tạm nhập tái xuất): là việc các doanh nghiệp


8

nhập khẩu các hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để hoàn thành các công đoạn
nào đó theo hợp đồng sau đó xuất khẩu hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

1.1.2. Những hoạt động liên quan đến nhập khẩu
1.1.2.1. Nguyên nhân thúc đẩy hoạt động nhập khẩu
Xuất phát từ nhu cầu, lợi ích con người trong sản xuất, tiêu dùng, vui chơi, giải
trí nhằm tìm kiếm những nguồn nguyên liệu, hàng hóa, trang thiết bị, máy móc phục
vụ sản xuất, giao thương, tiêu dùng mà các nhà đầu tư tham gia vào hoạt động nhập
khẩu. Thông thường các nhà đầu tư nhập khẩu những thứ mà họ chưa có, hoặc nhập
khẩu những thứ mà bên ngoài ưu việt hơn thứ mà họ có về giá cả, chất lượng, màu
sắc, …Trong những năm gần đây, hoạt động nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ do những
cam kết về hàng hóa của các nư ớc khi gia nhập WTO (trong đó có Việt Nam)
cũng là những nguyên nhân thúc đẩy hoạt động nhập khẩu:
Thứ nhất, c ác nư ớc thà nh vi ên WT O mở rộng quyền kinh doanh xuất
nhập khẩu hàng hóa cho các doanh nghiệp, cá nhân, nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, các điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu như:
- Rào cản ở các nước nhập khẩu ít hơn (thuế giảm, hàng rào phi thuế quan dần
được bãi bỏ);
- Hàng hóa xuất khẩu của các thành viên WTO được đối xử công bằng hơn trên
thị trường thế giới;
- Doanh nghiệp dễ dàng định hướng hoạt động xuất khẩu của mình hơn do được
tiếp cận với thông tin về thị trường nhập khẩu.
Thứ ba, các nước thành viên WTO buộc phải cắt giảm rào cản thuế quan và
phi thuế quan, giảm bảo hộ và trợ cấp xuất khẩu, bởi vậy hàng nhập khẩu vào nhiều
hơn trước.
1.1.2.2. Các hình thức nhập khẩu trong thương mại quốc tế
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu chỉ được tiến hành ở các doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, nhưng trong thực tế do tác động của môi trường, điều


×