Tải bản đầy đủ (.doc) (209 trang)

Tài liệu bồi dưỡng NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC THỐNG KÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 209 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Tài liệu bồi dưỡng
NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC THỐNG KÊ
(Chương trình thống kê viên chính)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1642/QĐ-BKHĐT ngày 04 tháng 12 năm
2012 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Hà Nội – 2016


Chủ biên:
TỔNG CỤC THỐNG KÊ

Biên soạn:

• Vụ Phương pháp chế độ Thống kê và Công nghệ thông tin

Chuyên đề 1,2

• Viện Khoa học Thống kê

Chuyên đề 3,4,6

• Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia

Chuyên đề 5

MỤC LỤC
Trang


2


LỜI NÓI ĐẦU

Chuyên đề 1
QUY TRÌNH SẢN XUẤT THÔNG TIN THỐNG KÊ
I. GIỚI THIỆU CHUNG
II. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT THÔNG TIN THỐNG KÊ
III. MỘT SỐ MÔ HÌNH VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT THÔNG TIN THỐNG KÊ
TRÊN THẾ GIỚI
IV. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH SẢN XUẤT THÔNG TIN THỐNG KÊ CỦA TỔNG CỤC
THỐNG KÊ
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Chuyên đề 2
HỆ THỐNG PHÂN NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM 2007
I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM 2007
II. ÁP DỤNG HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM 2007 TRONG CÔNG TÁC
PHÂN NGÀNH
III. CÁC BẢNG CHUYỂN ĐỔI VÀ TỔNG HỢP
Phụ lục 1. Quan hệ giữa VSIC 2007, VSIC 1993, ACIC và ISIC rev.4
Phụ lục 2. Quan hệ giữa VSIC 2007 với phân loại sản phẩm
Phụ lục 3. Cấu trúc tổng hợp đối với tài khoản quốc gia

Chuyên đề 3
XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
I. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
II. QUY TRÌNH ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
III.XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

IV. SAI SỐ TRONG ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
V. THIẾT KẾ PHIẾU ĐIỀU TRA
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Chuyên đề 4
ĐIỀU TRA CHỌN MẪU
I. ĐIỀU TRA CHỌN MẪU, ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNG
II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRA CHỌN
MẪU
III. XÁC ĐỊNH CỠ MẪU, PHÂN BỔ MẪU VÀ TÍNH SAI SỐ CHỌN MẪU
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CHỌN MẪU

V. QUY TRÌNH TIẾN HÀNH MỘT CUỘC ĐIỀU TRA CHỌN MẪU
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Chuyên đề 5

3


TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN
QUỐC GIA VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GDP
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ TÀI KHOẢN QUỐC GIA
I. LỊCH SỬ HÍNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÀI KHOẢN QUỐC GIA
TRÊN THẾ GIỚI
II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA, PHÂN TỔ DÙNG TRONG HỆ THỐNG TÀI
KHOẢN QUỐC GIA
III. CẤU TRÚC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN QUỐC GIA
IV. MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ TỔNG HỢP CHỦ YẾU
PHẦN II. CÁC PHƯƠNG PHÁP BIÊN SOẠN CHỈ TIÊU GDP

I. BIÊN SOẠN GDP THEO PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT
II. BIÊN SOẠN GDP THEO PHƯƠNG PHÁP THU NHẬP
III. BIÊN SOẠN GDP THEO PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG CUỐI CÙNG
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Chuyên đề 6
MỘT SỐ KỸ NĂNG PHÂN TÍCH VÀ SỬ DỤNG
PHẦN MỀM TIN HỌC TRONG PHÂN TÍCH THỐNG KÊ
I. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM KHI TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH THỐNG KÊ
III. SỬ DỤNG PHẦN MỀM TRONG PHÂN TÍCH THỐNG KÊ
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

LỜI NÓI ĐẦU

4


Thực hiện Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ
về đào tạo, bồi dưỡng công chức (gọi tắt là Nghị định số 18); Thông tư số 03/2011/TTBNV ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 18 ;
Quyết định số 03/2008/QĐ-BNV ngày 12 tháng 11 năm 2008 của Bộ Nội vụ về việc ban
hành chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Thống kê,
Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ
công tác thống kê (Chương trình thống kê viên chính) tại Quyết định số 1642/QĐBKHĐT ngày 04 tháng 12 năm 2012. Tài liệu này gồm 06 chuyên đề:
Chuyên đề 1: Qui trình sản xuất thông tin thống kê;
Chuyên đề 2: Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007;
Chuyên đề 3: Xây dựng phương án điều tra thống kê;
Chuyền đề 4: Điều tra chọn mẫu;
Chuyên đề 5: Tổng quan về tài khoản quốc gia và các phương pháp tính GDP;
Chuyên đề 6: Một số kỹ năng phân tích thống kê và phần mềm tin học trong phân

tích thống kê.
Qua thực tế giảng dạy và học tập, các chuyên đề 3, 4, 6 của Tài liệu Bồi dưỡng
nghiệp vụ công tác thống kê nói trên đã được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện
thực tế trong các hoạt động thống kê.
Tổng cục Thống kê mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của các giảng viên,
học viên và bạn đọc để Tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thống kê (Chương trình
thống kê viên chính) được hoàn thiện hơn./.

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

5


CHUYÊN ĐỀ 1

6


QUY TRÌNH SẢN XUẤT THÔNG TIN THỐNG KÊ
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Thực hiện tiến trình quản lý chất lượng trong hoạt động của Tổng cục Thống kê,
việc xây dựng và thực hiện hệ thống quy trình sản xuất thông tin thống kê khoa học, hợp
lý, phù hợp điều kiện sản xuất trong nước và phù hợp với xu hướng quốc tế là việc làm
quan trọng và cần thiết. Trên cơ sở kiến trúc tổng thể của Tổng cục Thống kê do tư vấn
của dự án Hiện đại hóa Tổng cục Thống kê đề xuất; những định hướng đã được xác định
trong Chiến lược phát triển thống kê đến năm 2020, tầm nhìn 2030; và xu hướng phát
triển thống kê quốc tế, chuyên đề này đã nghiên cứu và đề xuất quy trình sản xuất thông
tin thống kê của Tổng cục Thống kê với những nội dung chính như sau:
1. Mục đích xây dựng và thực hiện quy trình sản xuất thông tin thống kê
- Thống nhất hóa việc sản xuất thông tin thống kê ở tất cả các chuyên ngành, các

thời kỳ, các cấp quản lý trong Hệ thống thống kê tập trung
- Đồng bộ hóa giữa chuyên môn nghiệp vụ với ứng dụng CNTT
- Minh bạch hóa quá trình sản xuất thông tin thống kê
- Nâng cao chất lượng thông tin
- Đạt hiệu quả công việc cao
2. Các khái niệm định nghĩa
- Quy trình: Là trình tự các bước thực hiện một công việc theo thứ tự từ bước
đầu tiên đến bước cuối cùng, trong đó kết quả đầu ra của một bước là đầu vào của
bước tiếp theo.
- Quy trình cấp dưới: Là quy trình thực hiện trong từng bước của một quy trình.
Như vậy, một quy trình có thể bao gồm nhiều quy trình cấp dưới.
- Quy trình cấp cao nhất (cấp trên cùng): là trình tự các bước thực hiện của toàn bộ
một nhiệm vụ.
3. Nội dung tổng quát của xây dựng và thực hiện quy trình sản xuất thông tin
thống kê
- Xác định các bước và thứ tự thực hiện các bước của quy trình sản xuất thông tin
thống kê cấp cao nhất.
- Xác định quy trình thực hiện trong từng bước của các quy trình cấp trên

7


- Xác định các điều kiện cần thiết để áp dụng quy trình vào thực tế quá trình sản
xuất thông tin thống kê Việt Nam
- Ban hành và triển khai áp dụng quy trình vào thực tế sản xuất thông tin thống kê
4. Phương pháp xây dựng quy trình sản xuất thông tin thống kê
- Rà soát, chọn lọc từ thực tế tiến hành công việc để xác định các khâu công việc
cần thực hiện để đạt mục tiêu đề ra một cách khả thi, hiệu quả nhất.
- Xác định thứ tự thực hiện các khâu công việc theo từng bước, từ bước đầu đến
bước kết thúc.

- Xác định quy trình (cấp dưới) thực hiện ở từng bước trong quy trình.
- Ban hành và thống nhất sử dụng quy trình đối với công việc đó
- Triển khai áp dụng thực tiễn và cải tiến, tiếp tục phát triển
5. Nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quy trình sản xuất thông tin thống kê
- Đạt hiệu lực, hiệu quả cao nhất
- Rõ ràng
- Chi tiết, đơn giản, dễ hiểu, hiểu thống nhất
- Đầy đủ, đúng thứ tự các bước thực hiện
- Kết quả của cả quy trình cấp dưới phải là kết qủa của bước thực hiện trong một
quy trình.
6. Một số lợi ích chính khi sản xuất thông tin thống kê theo quy trình
- Hệ thống sản xuất thông tin thống kê đồng bộ, thống nhất, đầy đủ, cụ thể
- Thông tin thống kê được sản xuất theo định hướng siêu dữ liệu
- Hệ thống sản xuất thông tin được hỗ trợ toàn diện của CNTT
- Thay đổi phương thức sản xuất thông tin thống kê theo hướng tích cực, hiện đại
- Tiếp cận và hòa nhập với thống kê tiên tiến trên thế giới

II. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT THÔNG TIN THỐNG KÊ
Hiện nay, quá trình sản xuất thông tin thống kê bao gồm 4 khâu công việc chính,
đó là: thu thập thông tin; tổng hợp thông tin; phân tích thông tin và phổ biến, lưu trữ
thông tin.
1. Thu thập thông tin
1.1. Các kênh thu thập thông tin bao gồm: Điều tra và Tổng điều tra thống kê; chế
độ báo cáo cơ sở và khai thác từ hồ sơ hành chính.

8


- Thu thập thông tin từ kênh điều tra thống kê thực hiện với những việc chính, gồm:
xây dựng hoặc cập nhật phương án điều tra; có thể tập huấn nghiệp vụ đối với một số

cuộc điều tra mới và tiến hành thu thập thông tin theo phương án điều tra.
- Thu thập thông tin từ kênh chế độ báo cáo cơ sở thực hiện những công việc chính,
gồm: Xây dựng và ban hành chế độ báo cáo áp dụng đối với từng đối tượng thuộc phạm
vi điều chỉnh, áp dụng thường trong một thời kỳ dài (5 năm, 10 năm); tiếp nhận báo cáo
theo kỳ báo cáo để tổng hợp chung.
- Thu thập thông tin từ kênh khai thác hồ sơ hành chính thực hiện các việc chính,
gồm: thiết lập cơ chế cung cấp và tiến hành khai thác thông tin từ hồ sơ hành chính của
các cơ quan chức năng.
1.2. Xác định thông tin thu thập: Hiện tại, thông tin thu thập chủ yếu dựa trên điều
kiện về nguồn lực và hệ thống thông tin lịch sử. Ngoài ra, những năm gần đây Tổng cục
Thống kê đã tổ chức cuộc điều tra nhu cầu thông tin, chu kỳ 5 năm để xác định nhu cầu
thông tin thống kê của các nhóm đối tượng sử dụng thông tin thống kê. Tuy nhiên, công
việc này chưa ổn định, chưa đi vào nề nếp. Do vậy, căn cứ để xác định thông tin thu thập
chưa sát với nhu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin.
1.3. Công tác chuẩn bị cho việc thu thập thông tin: Hiện công việc này được tiến
hành một số nội dung sau:
- Lập, giao kế hoạch công tác hàng năm bao gồm cả thu thập thông tin qua điều tra
và qua hệ thống chế độ báo cáo cơ sở;
- Rà soát cập nhật hoặc xây dựng mới các phương án điều tra trên cơ sở chương
trình điều tra thống kê quốc gia và chương trình điều tra thống kê hàng năm và tập huấn
nghiệp vụ (đối với những nghiệp vụ cần thiết phải tập huấn);
- Xây dựng kế hoạch tài chính;
- Xây dựng kế hoạch hỗ trợ của CNTT (mới chỉ dừng lại đối với một số nghiệp vụ
một cách đơn lẻ, thiếu tính đồng bộ xuyên suốt).
1.4. Công tác thu thập thí điểm: Hiện chưa có quy định cho vấn đề này, nên việc
thí điểm chưa có nền nếp, thực hiện theo kiểu đơn lẻ, không theo chuẩn mực nhất định,
tùy tiện, có chỗ thực hiện, chỗ không, có lúc thực hiện, lúc không.
1.5. Việc thực hiện thu thập dữ liệu: hiện tiến hành những nội dung chủ yếu sau:
- Lập kế hoạch thu thập dữ liệu và kế hoạch kiểm tra, giám sát;
- Cung cấp, ghi chép thông tin và làm sạch thông tin thu thập;

- Thực hiện giám sát, kiểm tra.

9


2. Tổng hợp thông tin
- Thông tin đã thu thập được tổng hợp riêng cho từng chuyên ngành, từng lĩnh vực
riêng rẽ, từng kênh thông tin hoặc kết hợp với tính đồng bộ, thống nhất chưa cao.
- Trình tự tổng hợp thông tin khác nhau giữa các chuyên ngành, giữa các thời kỳ, độ
ổn định và thống nhất chưa cao.
- Những hoạt động chính thực hiện việc tổng hợp thông tin hiện gồm:
+ Nhập tin
+ Làm sạch dữ liệu
+ Tổng hợp, suy rộng (đối với điều tra thống kê)
+ Tổng hợp chung
+ Làm sạch dữ liệu tổng hợp
3. Phân tích thông tin
- Những thông tin cơ bản cấp quốc gia được phân tổ, phân loại theo biểu mẫu xây
dựng sẵn (Niên giám thống kê). Cấp tỉnh chưa hoàn toàn thống nhất giữa các tỉnh, giữa
các năm.
- Thông tin chuyên đề được thực hiện theo các yêu cầu và biểu mẫu cụ thể,
không theo một kế hoạch, chương trình thống nhất từ trước và không thống nhất giữa
các thời kỳ.
- Những hoạt động chính thực hiện việc phân tích hiện gồm:
+ Phân tổ, kết xuất dữ liệu theo các mẫu biểu đầu ra
+ Bình luận, diễn giải một số dữ liệu
4. Phổ biến, lưu trữ thông tin
- Thông tin được phổ biến bằng nhiều phương pháp, nhiều hình thức, nhiều trình tự
khác nhau, chưa theo một nguyên tắc, trình tự thống nhất, xuyên suốt;
- Thông tin được cung cấp bằng một số phương tiện phổ biến hiện nay;

- Thông tin được lưu trữ bằng nhiều hình thức, nhiều phương tiện, chưa có sự thống
nhất, chưa theo quy trình cụ thể.
* Tóm lại: Hiện tại, quá trình sản xuất thông tin thống kê có một số đặc điểm
chính sau:
- Quy trình tiến hành công việc giữa các chuyên ngành trong Tổng cục Thống kê
không giống nhau, gây ra sự không thống nhất về dữ liệu.

10


- Việc chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ chưa được tiến hành một cách chặt chẽ,
gây ra sự không tương thích và không nhất quán.
- Các đơn vị của Tổng cục Thống kê thực hiện công việc một cách khép kín, độc lập
một cách tương đối, gây cản trở đối với việc tối ưu hóa và thống nhất các dịch vụ dùng
chung trong toàn Ngành.
- Việc xây dựng và sử dụng siêu dữ liệu chưa được chú trọng, gây cản trở việc
chuẩn hóa, đồng bộ hóa toàn hệ thống.
- Việc ứng dụng CNTT phục vụ quá trình sản xuất thông tin thống kê rời rạc, đơn lẻ,
chưa có thiết kế tổng thể, chưa liên thông giữa các khâu, các bước, các thời kỳ do nghiệp
vụ chưa được chuẩn hóa đồng bộ thống nhất. CNTT được ứng dụng ở các khâu công việc
với các mức độ khác nhau, nhiều khâu chưa thể ứng dụng CNTT.

III. MỘT SỐ MÔ HÌNH VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT THÔNG TIN
THỐNG KÊ TRÊN THẾ GIỚI
1. Quy trình đề xuất thông tin thống kê của EUROSTATS
- EUROSTATS đưa ra mô hình chung cho thống kê Châu Âu, trên cơ sở mô hình đề
nghị của Newzealand có bổ sung của Canada và Úc. Quy trình cấp cao nhất gồm 9 bước:
(1) Xác định nhu cầu
(2) Thiết kế
(3) Xây dựng

(4) Tiến hành thu thập
(5) Làm sạch và tổng hợp
(6) Phân tích
(7) Phổ biến
(8) Lưu trữ
(9) Đánh giá
- Trong mỗi bước của quy trình cấp cao đều xác định quy trình thực hiện với tổng
số 47 bước nhỏ
- Mô hình này được khuyến nghị sử dụng cho cả quá trình sản xuất thông tin thống
kê hoặc có thể áp dụng cho riêng từng chuyên ngành.
- Mô hình này hướng tới việc tạo thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT, chia sẻ các
thành phần của các phần mềm trên cơ sở siêu dữ liệu (metadata).
- Mô hình này còn hướng tới việc cải tiến liên tục (thể hiện qua bước đánh giá, nhận
phản hồi và lập kế hoạch cải tiến).

11


2. Quy trình sản xuất thông tin thống kê của thống kê Úc
- Thống kê Úc cũng áp dụng mô hình 9 bước như EuroStats nêu trên.
- Thống kê Úc xác định những giá trị mang lại từ mô hình này tập trung vào:
+ Tập trung và kiểm soát được giá trị của tài sản thông tin;
+ Nâng cao chất lượng thông tin, nâng cao vị thế cơ quan thống kê;
+ Tạo thuận lợi trong thực hiện công việc và nâng cao trình độ chuyên môn của cán
bộ thống kê thông qua việc áp dụng và cải tiến các quy trình làm việc;
+ Tăng cường sự phối hợp giữa các nghiệp vụ;
+ Mô hình theo hướng ứng dụng tối đa CNTT đối với toàn bộ các quy trình nghiệp
vụ trên cơ sở metadata.
3. Quy trình sản xuất thông tin thống kê của thống kê Hàn Quốc
- Hệ thống thông tin thống kê của thống kê Hàn Quốc là sự kết hợp của nhiều hệ

thống, trong đó có hệ thống sản xuất thông tin thống kê. Hệ thống sản xuất thông tin
thống kê sử dụng mô hình gồm 6 bước: thiết kế điều tra; thu thập dữ liệu; xử lý dữ liệu;
phổ biến thông tin và quản lý dữ liệu; hỗ trợ thống kê chất lượng; và đánh giá. Khâu
xác định nhu cầu và khâu lưu trữ dự liệu thuộc các hệ thống khác trong hệ thống chung
đồng bộ.
- Mô hình của Thống kê Hàn quốc có một số đặc điểm chính là:
+ Xây dựng và áp dụng kiến trúc tổng thể;
+ Chú trọng xây dựng và quản lý siêu dữ liệu;
+ Hệ thống được CNTT hỗ trợ đầy đủ, đồng bộ theo các quy trình nghiệp vụ;
+ Xây dựng và áp dụng giám quản CNTT hiệu quả.
4. Quy trình sản xuất thông tin thống kê của thống kê Thụy Điển
- Thống kê Thụy Điển sử dụng mô hình 9 bước:
(1) Xác định nhu cầu
(2) Thiết kế và lập kế hoạch
(3) Xây dựng và thử nghiệm
(4) Thu thập thông tin
(5) Tổng hợp
(6) Phân tích
(7) Phổ biến thông tin

12


(8) Đánh giá và phản hồi
(9) Hỗ trợ và cơ sở hạ tầng
- Mô hình này có một số đặc điểm:
+ CNTT hỗ trợ theo quy trình nghiệp vụ, hướng dịch vụ, tăng cường việc tái
sử dụng;
+ Siêu dữ liệu giữ vai trò là tâm điểm tích hợp hệ thống.
* Tóm lại: Như vậy, các mô hình quy trình sản xuất thông tin thống kê quốc tế mặc

dù có những sự khác nhau, nhưng hầu hết bao gồm các khâu công việc sau: Xác định nhu
cầu thu thập thông tin; thiết lập, xây dựng và thử nghiệm hệ thống thu thập thông tin; tiến
hành thu thập thông tin; tổng hợp thông tin thu thập; phân tích thông tin; phổ biến thông
tin; lưu trữ thông tin; và đánh giá và phản hồi. Những nội dung chính thực hiện các khâu
công việc đó như sau:
- Khâu xác định nhu cầu thông tin:
+ Thu thập và xem xét nhu cầu thông tin thống kê của các đối tượng sử dụng thông
tin thống kê
+ Xác định những nhu cầu thông tin có khả năng đáp ứng
+ Xác định thông tin thu thập
+ Xác định các khái niệm, định nghĩa
+ Kiểm tra tính sẵn có của thông tin
+ Dự thảo đề xuất thực hiện (Bussiness Case)
- Khâu chuẩn bị thu thập thông tin:
+ Thiết kế đầu ra
+ Thiết kế các biến
+ Xác định phương pháp thu thập dữ liệu
+ Thiết lập dàn mẫu và phương pháp chọn mẫu
+ Xác định phương pháp xử lý dữ liệu
+ Thiết kế hệ thống và quy trình thực hiện
+ Tiến hành xây dựng theo các thiết lập
+ Thí điểm hệ thống thu thập
+ Thí điểm hệ thống xử lý dữ liệu
+ Hoàn thiện toàn bộ hệ thống thu thập thông tin

13


- Khâu thu thập thông tin:
+ Tiếp nhận mẫu

+ Sắp xếp, bố trí việc thu thập
+ Tiến hành thu thập dữ liệu
+ Hoàn tất việc thu thập
- Khâu tổng hợp thông tin:
+ Đánh mã
+ Làm sạch
+ Suy rộng thông tin
- Khâu phân tích thông tin:
+ Chuẩn bị dữ liệu đầu ra thô
+ Làm sạch dữ liệu đầu ra
+ Diễn giải, giải thích
+ Sử dụng biện pháp điều chỉnh
+ Hoàn thiện dữ liệu đầu ra
- Khâu phổ biến thông tin:
+ Cập nhật hệ thống thông tin phổ biến
+ Sản xuất các sản phẩm thông tin để phổ biến
+ Quản lý thông tin đã phổ biến
+ Quảng bá thông tin
+ Quản lý hệ thống người sử dụng thông tin
- Khâu lưu trữ thông tin:
+ Xây dựng nguyên tắc lưu trữ
+ Quản lý dữ liệu lưu trữ
+ Phục vụ tra cứu dữ liệu lưu trữ
- Khâu đánh giá, phản hồi:
+ Thu thập thông tin đầu vào cho việc đánh giá
+ Thực hiện việc đánh giá
+ Thiết lập kế hoạch hành động

14



IV. QUY TRÌNH SẢN XUẤT THÔNG TIN THỐNG KÊ CỦA TỔNG
CỤC THỐNG KÊ
Ngày 24 tháng 9 năm 2013, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã ký Quyết
định số 945/QĐ-TCTK phê duyệt Quy trình sản xuất thông tin thống kê cấp cao của
Tổng cục Thống kê.
1. Quy trình sản xuất thông tin thống kê cấp cao
1.1. Quy trình gồm các bước thực hiện sau:
(1) Xác định nhu cầu thông tin
(2) Chuẩn bị thu thập thông tin
(3) Thu thập thông tin
(4) Xử lý thông tin
(5) Phân tích thông tin
(6) Phổ biến thông tin
(7) Lưu trữ thông tin
1.2. Lý do chính chọn mô hình 7 bước trên
- Phù hợp với thực tế điều kiện đất nước và cách làm của thống kê Việt Nam
- Phù hợp với xu hướng chung của quốc tế (mô hình 7 bước này, ngoài khâu đánh
giá và phản hồi, sẽ cơ bản đủ các khâu đề cập ở trên).
2. Quy trình thực hiện các bước của Quy trình sản xuất thông tin thống kê cấp cao
Bước 1: Xác định nhu cầu thông tin
- Nội dung công việc:
+ Xác định các nhu cầu về thông tin thống kê của lãnh đạo Đảng, Nhà nước các cấp,
nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Cân đối giữa nhu cầu xã hội và nguồn lực thực tế để xác định những thông tin
thống kê cần thu thập để cung cấp.
- Quy trình thực hiện:
(1) Thu thập, tập hợp và xem xét nhu cầu thông tin thống kê của các đối tượng sử
dụng; và kiểm tra tính sẵn có của thông tin
(2) Xác định thông tin cần thu thập trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực thực hiện

(3) Xác định đối tượng, phạm vi thu thập thông tin

15


Bước 2: Chuẩn bị thu thập thông tin
- Nội dung công việc:
+ Lập kế hoạch thu thập thông tin
+ Rà soát, cập nhật, xây dựng mới phương án điều tra
+ Chuẩn bị nguồn lực, phương tiện phục vụ thu thập thông tin
+ Chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác phục vụ thu thập thông tin
+ Thực hiện thu thập dữ liệu ở phạm vi hẹp để thử nghiệm tất cả các nội dung đã
chuẩn bị trước khi tiến hành chính thức
- Quy trình thực hiện:
(1) Thiết kế đầu ra
(2) Xây dựng phương thức thu thập số liệu (phương án thu thập, kế hoạch thu thập,
tập huấn,...)
(3) Xác định phương pháp xử lý dữ liệu và xây dựng hệ thống CNTT hỗ trợ
(4) Xây dựng kế hoạch nguồn lực
(5) Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát
(6) Tiến hành thí điểm việc thu thập thông tin
(7) Hoàn thiện các nội dung chuẩn bị thu thập dữ liệu
(8) Tập huấn nghiệp vụ
(9) Phân bổ nguồn lực, trang thiết bị
Bước 3: Thu thập thông tin
- Nội dung công việc:
+ Triển khai thu thập dữ liệu thực tế
+ Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thu thập dữ liệu
- Quy trình thực hiện:
(1) Cung cấp và tiếp nhận thông tin

(2) Làm sạch thông tin vừa tiếp nhận
(3) Tiến hành kiểm tra, giám sát việc thu thập thông tin
Bước 4: Xử lý thông tin
- Nội dung công việc:
+ Tổng hợp và làm sạch thông tin

16


+ Suy rộng thông tin (đối với điều tra thống kê)
- Quy trình thực hiện:
(1) Đánh mã, nhập tin
(2) Tổng hợp và suy rộng (đối với điều tra thống kê)
(3) Tổng hợp chung
(4) Làm sạch dữ liệu tổng hợp
Bước 5: Phân tích thông tin
- Nội dung công việc:
+ Phân tổ, phân loại thông tin
+ Diễn giải, bình luận
- Quy trình thực hiện:
(1) Kết xuất thông tin theo các biểu đầu ra
(2) Đánh giá, bình luận, diễn giải số liệu
Bước 6: Phổ biến thông tin
- Nội dung công việc: Cung cấp thông tin phục vụ các nhu cầu của người sử dụng
thông tin
- Quy trình thực hiện:
(1) Xác định thông tin phổ biến
(2) Sản xuất, rà soát, cập nhật các sản phẩm thông tin đưa ra phổ biến
(3) Tổ chức quản lý thông tin đã phổ biến
Bước 7: Lưu trữ thông tin

- Nội dung công việc: Lưu trữ thông tin phục vụ tra cứu, đối chiếu, so sánh (lưu trữ
thông tin ở tất cả các khâu trong quy trình sản xuất thông tin thống kê)
- Quy trình thực hiện:
(1) Tổ chức hệ thống và tiến hành lưu trữ thông tin theo quy định
(2) Tổ chức tra cứu thông tin
3. Các quy trình cấp dưới
Các bước thực hiện trong mỗi quy trình lại được chi tiết hóa theo một quy trình, cho
đến khi bước thực hiện là một việc đơn nhất, không thể chia nhỏ ra các bước thực hiện.
Trong mỗi quy trình có thể bao gồm hỗn hợp những bước được thực hiện bằng một quy
trình, có cả những bước là một việc đơn nhất.

17


4. Bổ sung, cải tiến, liên tục phát triển
Quy trình sản xuất thông tin thống kê luôn được đánh giá, kiểm định để cải tiến,
nâng cấp phù hợp với sự phát triển cũng như điều kiện của từng giai đoạn.
5. Công tác lãnh đạo, giám sát thực hiện
Việc xây dựng và triển khai thực hiện quy trình sản xuất thông tin thống kê được
thực hiện dưới sự chỉ đạo, giám sát của Đội Giám quản quy trình. Các hoạt động thuộc
quá trình sản xuất thông tin thống kê đều được giám sát thực hiện theo đúng quy trình đã
ban hành.
6. Công tác kiểm định
Việc tuân thủ quy trình được định kỳ kiểm định để các hoạt động luôn diễn ra theo
đúng quy trình, đồng thời kịp thời bổ sung, chỉnh sửa khi có bất cập.
7. Một số điều kiện chủ yếu để áp dụng quy trình vào thực tế
- Cần có môi trường áp dụng thuận lợi: Quy trình sản xuất thông tin thống kê cần
phải được lãnh đạo Tổng cục ban hành để toàn hệ thống áp dụng.
- Cần có quyết tâm chính trị và sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Tổng cục và lãnh
đạo đơn vị các cấp trong toàn Ngành.

- Cần có biện pháp thích hợp để thay đổi nhận thức, thay đổi thói quen tùy tiện, thay
đổi phương thức làm việc của toàn thể cán bộ công chức toàn Ngành.
- Cần phải xây dựng bộ quy trình khả thi, rõ ràng, cụ thể, hiệu quả.
- Cần ứng dụng triệt để CNTT vào tất cả các khâu, các bước trong quy trình.
- Cần nghiên cứu, xây dựng siêu dữ liệu để làm căn cứ xây dựng quy trình hiệu lực,
hiệu quả.
- Cán bộ công chức toàn Ngành, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo và thống kê viên
chính trở lên phải có kiến thức, hiểu biết và có thể tự thiết lập các quy trình làm việc liên
quan đến nhiệm vụ của mình.
- Cần tăng cường hợp tác và chia sẻ nghiệp vụ giữa các đơn vị, giữa các cán bộ,
công chức.

18


CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Anh/chị cho biết mục đích chính của việc xây dựng và thực hiện quy trình sản
xuất thông tin thống kê
2. Anh/chị cho biết nội dung tổng quát của quy trình sản xuất thông tin thống kê
3. Anh/chị cho biết những nguyễn tắc chính xây dựng quy trình sản xuất thông tin
thống kê
4. Anh/chị hãy nêu các bước trong quy trình cấp cao của quy trình sản xuất thông
tin thống kê của Tổng cục Thống kê
5. Anh/chị hãy lập quy trình thực hiện công việc mà bộ phận của anh/chị đang được
giao phụ trách.

19



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo chính thức Nghiên cứu Kiến trúc Tổng thể của dự án Hiện đại hóa Tổng
Cục Thống Kê.
2. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học, đề tài “Nghiên cứu áp dụng Hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000 vào hoạt động của Tổng cục
Thống kê”.

20


CHUYÊN ĐỀ 2

HỆ THỐNG PHÂN NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM 2007
I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM 2007
1. Mục đích, căn cứ, cấu trúc cơ bản của Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007
I.1. Mục đích xây dựng Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007
Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 (Vietnam Standard Industrial Classification
– gọi tắt là VSIC 2007) là bảng phân loại chuẩn các hoạt động kinh tế diễn ra trong lãnh
thổ kinh tế Việt Nam theo 5 cấp độ ngành và chú giải chi tiết nội dung từng ngành.
VSIC 2007 được xây dựng và ban hành nhằm áp dụng trong các lĩnh vực liên quan
đến ngành kinh tế như:
- Công tác thống kê bao gồm thu thập, xử lý, tổng hợp, biên soạn, công bố và lưu
giữ số liệu thống kê;
- Lập qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội;
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội theo thời gian và những
mục đích nghiên cứu khác;
- So sánh quốc tế và khu vực.
I.2. Căn cứ xây dựng Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007
VSIC 2007 được xây dựng dựa trên những căn cứ sau:

- Sự biến động, phát triển của các hoạt động kinh tế, thực trạng sử dụng Hệ thống
ngành kinh tế quốc dân 1993 (VSIC 1993) và những phát triển của Hệ thống này trong
ngành Thống kê và các Bộ, ngành;
- Phân ngành chuẩn quốc tế phiên bản lần thứ 4 (International Standard Industrial
Classification - gọi tắt là ISIC Rev.4), khung phân ngành chung của Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN) về phân ngành (ASEAN Common Industrial Classification –
gọi tắt là ACIC) và kinh nghiệm xây dựng phân ngành quốc tế của các nước trên thế giới,
đặc biệt kinh nghiệm của các nước ASEAN.
I.3. Cấu trúc cơ bản và cách đánh mã trong Hệ thống ngành kinh tế Việt
Nam 2007
Cấu trúc cơ bản của VSIC 2007 được chia thành 5 cấp với số lượng và mã số cụ thể
như sau:

21


- Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
- Ngành cấp 2 gồm 88 ngành được hình thành theo từng ngành cấp 1 tương ứng và
được mã hóa bằng hai chữ số từ 01 đến 99;
- Ngành cấp 3 gồm 242 ngành được hình thành theo từng ngành cấp 2 tương ứng và
được mã hóa bằng ba chữ số từ 011 đến 990.
- Ngành cấp 4 gồm 437 ngành được hình thành theo từng ngành cấp 3 tương ứng và
được mã hóa bằng bốn chữ số từ 0111 đến 9900.
- Ngành cấp 5 gồm 642 ngành được hình thành theo từng ngành cấp 4 tương ứng và
được mã hóa bằng năm chữ số từ 01110 đến 99000.
Cách đánh mã trong VSIC 2007 cho các ngành từ cấp 2 đến cấp 5 được thực hiện
theo nguyên tắc sau:
- Ngành cấp 2 được đánh mã liên tục, tuy nhiên có một số mã để mở để có thể đưa
thêm ngành cấp 2 phù hợp với khả năng phát triển của các hoạt động kinh tế trong tương
lai mà không ảnh hưởng đến hệ thống mã số hiện tại của VSIC 2007. Các mã này gồm:

04, 34, 40, 44, 48, 54, 57, 67, 76, 83 và 89;
- Cấu tạo mã số của các ngành cấp 3, 4 và cấp 5 gồm hai phần: phần thứ nhất là mã
số của ngành sinh ra nó và phần thứ hai là mã số của bản thân ngành. Cụ thể, mã số của
ngành cấp 3 gồm ba chữ số trong đó hai chữ số đầu là của ngành cấp 2 sinh ra nó; mã số
của ngành cấp 4 gồm bốn chữ số trong đó ba chữ số đầu là của ngành cấp 3 sinh ra nó;
tương tự như thế đối với cấu tạo mã số của ngành cấp 5. Ví dụ đối với ngành: “Vận tải
hành khách bằng taxi” có mã số 49312, trong đó “4931” là mã số của ngành cấp 4: “Vận
tải hành khách đường bộ trong nội thành (trừ vận tải bằng xe buýt)” và “2” là mã số của
vận tải bằng xe taxi;
- Các ngành trong VSIC 2007 nếu không được chia ra cấp dưới nó thì mã “0” được
dùng để đánh mã cho cấp dưới nó. Ví dụ ngành cấp 5 “Hoạt động thú y” có mã 75000 do
từ ngành cấp 2 “Hoạt động thú y” mã số 75 không chia tiếp thành cấp 3, cấp 4 và cấp 5.
- Việc sử dụng mã số “9” thường để chỉ các hoạt động“ khác” hoặc “chưa phân
vào đâu”.
2. Một số khái niệm cơ bản
VSIC 2007 được xây dựng nhằm phân loại các hoạt động kinh tế, tuy nhiên hoạt
động kinh tế thường diễn ra tại một đơn vị cụ thể, đơn vị này có thể thực hiện một hay
nhiều hoạt động kinh tế. Vì vậy việc áp dụng VSIC 2007 liên quan đến một số khái niệm,
định nghĩa gắn với hoạt động kinh tế và đơn vị thống kê.

22


2.1. Hoạt động kinh tế và ngành kinh tế
Hoạt động kinh tế là quá trình sử dụng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động,
công nghệ, mạng thông tin… nhằm tạo ra các hàng hoá hoặc dịch vụ mới, như vậy mỗi
hoạt động kinh tế có đặc trưng được thể hiện bằng qui trình sản xuất, nguyên liệu đầu vào
và sản phẩm đầu ra.
Về lý thuyết sẽ là tốt nhất nếu mỗi hoạt động tạo nên một ngành, do vậy danh mục
ngành là danh mục các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên trong thực tế, danh mục ngành theo

chuẩn mực tối ưu này không xác lập được do sự phong phú, tính phức tạp và hay thay đổi
của các hoạt động kinh tế. Do đó ngành kinh tế trong VSIC 2007 là tập hợp các hoạt
động kinh tế giống nhau dựa trên 3 tiêu chí xếp theo thứ tự ưu tiên dưới đây:
- Qui trình và công nghệ sản xuất của hoạt động kinh tế;
- Nguyên liệu đầu vào mà hoạt động kinh tế sử dụng để tạo ra sản phẩm;
- Đặc điểm của đầu ra của hoạt động kinh tế.
VSIC 2007 phân loại các hoạt động kinh tế dựa trên tính chất của hoạt động kinh tế,
do đó cần lưu ý một số nội dung sau:
- Không căn cứ vào loại hình sở hữu, loại hình tổ chức, phương thức hay qui mô
của hoạt động sản xuất. Chẳng hạn đối với hoạt động sản xuất giày dép thì bất kể hoạt
động này thuộc sở hữu tư nhân hay nhà nước, loại hình tổ chức là doanh nghiệp độc lập
hay phụ thuộc hay cơ sở kinh doanh cá thể, được thực hiện theo phương thức thủ công
hay máy móc, với quy mô sản xuất lớn hay nhỏ đều được xếp vào ngành: “Sản xuất giày
dép”, mã số 15200.
- Khái niệm “ngành kinh tế” khác với khái niệm “ngành quản lý”: Ngành kinh tế
trong VSIC 2007 được hình thành từ các hoạt động kinh tế diễn ra trong lãnh thổ kinh tế
của Việt Nam, bất kể các hoạt động kinh tế này do ai quản lý; ngược lại ngành quản lý
bao gồm những hoạt động kinh tế thuộc quyền quản lý của một đơn vị nhất định (Bộ,
ngành quản lý nhà nước …), bất kể hoạt động đó thuộc ngành kinh tế nào. Như vậy
ngành quản lý có thể bao gồm một hay nhiều ngành kinh tế.
- Khái niệm ngành kinh tế cũng cần phân biệt với khái niệm nghề nghiệp. Ngành
kinh tế gắn với đơn vị kinh tế, tại đó người lao động làm việc với các nghề nghiệp khác
nhau. Lao động theo ngành kinh tế phản ánh hoạt động kinh tế của mỗi cá nhân trong
tổng thể các hoạt động của đơn vị; nghề nghiệp của người lao động phản ánh kỹ năng và
việc làm cụ thể của họ tại đơn vị. Ví dụ, một người lao động làm kế toán trong đơn vị có
hoạt động chính “Sản xuất thuốc lá”, khi đó lao động được xếp vào ngành sản xuất thuốc
lá nhưng nghề của lao động này là kế toán.

23



2.2. Loại hoạt động kinh tế: Hoạt động chính, hoạt động phụ và hoạt động
phụ trợ
Loại hoạt động kinh tế là hoạt động sản xuất do một đơn vị thống kê thực hiện.
Trong thực tế một đơn vị thống kê không chỉ thực hiện một mà thường nhiều hoạt động
kinh tế. Để xác định đơn vị thống kê được phân loại vào ngành kinh tế nào, cần dựa vào
đặc điểm của loại hoạt động kinh tế của đơn vị đó. Có 3 loại hoạt động kinh tế: Hoạt
động chính, hoạt động phụ và hoạt động phụ trợ.
Hoạt động chính của một đơn vị là hoạt động tạo ra giá trị tăng thêm lớn nhất trong
số các hoạt động do đơn vị thực hiện. Hoạt động chính của đơn vị thường được xác định
như sau:
- Nếu hoạt động của đơn vị rơi vào một ngành tương ứng thuộc VSIC 2007 chiếm
từ 50% giá trị tăng thêm trở lên của đơn vị thì đó là hoạt động chính.
- Nếu các hoạt động rơi vào nhiều ngành thuộc VSIC 2007 và các hoạt động đều
chiếm dưới 50% giá trị tăng thêm của đơn vị thì việc xác định hoạt động chính theo
nguyên tắc từ trên xuống
Hoạt động phụ của một đơn vị là hoạt động tạo ra giá trị tăng thêm nhỏ hơn giá trị
tăng thêm của hoạt động chính. Sản phẩm của hoạt động phụ phải có khả năng cung cấp
cho các đơn vị khác. Phần lớn các đơn vị đều thực hiện một vài hoạt động phụ.
Hoạt động phụ trợ là hoạt động được đơn vị thực hiện nhằm mục đích hỗ trợ cho
hoạt động chính và hoạt động phụ của đơn vị thông qua việc cung cấp hàng hoá và dịch
vụ cho bản thân đơn vị đó sử dụng, như: lưu giữ sổ sách kế toán, mua nguyên vật liệu,
quảng cáo. Hoạt động phụ trợ có một số đặc điểm cơ bản sau:
- Chỉ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị;
- Là một phần chi phí của đơn vị;
- Đầu ra (thường là dịch vụ, đôi khi là hàng hoá) là một phần của sản phẩm cuối
cùng của đơn vị và không tạo nên tích luỹ tài sản cố định;
- Thường chiếm giá trị nhỏ và không quan trọng trong giá trị đầu ra của đơn vị.
 Những hoạt động sau không được coi là hoạt động phụ trợ:
- Sản xuất ra những hàng hoá và dịch vụ là một phần của tích luỹ tài sản. Chẳng hạn

hoạt động xây dựng công trình có hạch toán riêng được xếp vào ngành xây dựng; hoạt
động sản xuất phần mềm được xếp vào ngành thông tin truyền thông...
- Sản phẩm sản xuất ra là một phần quan trọng của hàng hóa mà đơn vị bán ra trên
thị trường mặc dù sản phẩm này được sử dụng một phần cho tiêu dùng trung gian của
hoạt động chính;

24


- Sản xuất các hàng hoá, dịch vụ là một phần đầu ra không thể thiếu của hoạt động
chính và hoạt động phụ. Chẳng hạn hoạt động sản xuất bao hộp do một bộ phận của đơn
vị thực hiện để đóng gói sản phẩm;
- Sản xuất năng lượng (chẳng hạn như trạm điện hoặc nhà máy luyện than cốc)
thậm chí nếu toàn bộ đầu ra của nó do đơn vị mẹ tiêu dùng;
- Mua hàng hóa sau đó bán lại mà không làm thay đổi trạng thái của hàng hóa;
- Hoạt động nghiên cứu và triển khai của đơn vị không cung cấp dịch vụ tiêu dùng
cho bản thân quá trình sản xuất hiện hành.
Đơn vị thống kê: Đơn vị thống kê dùng trong hoạt động thống kê như thu thập
thông tin, tổng hợp thông tin, phân tích thông tin. Tùy mục đích nghiên cứu, các nhà
thống kê sẽ xác định đơn vị thống kê phù hợp, nói cách khác không có đơn vị thống kê
duy nhất dùng trong hoạt động thống kê.
Doanh nghiệp: là một thực thể kinh tế được thành lập và hoạt động theo Luật doanh
nghiệp có quyền sở hữu tài sản, đưa ra các quyết định kinh tế và điều hành sản xuất kinh
doanh, có thể tiến hành hoạt động sản xuất thuộc nhiều ngành kinh tế, tại nhiều địa điểm
khác nhau.
Đơn vị ngành kinh tế: là một đơn vị chỉ thực hiện một loại hoạt động kinh tế tại một
cấp ngành nhưng có thể diễn ra ở nhiều địa điểm khác nhau. Mục đích chính của việc
nghiên cứu đơn vị ngành kinh tế nhằm thống kê các hoạt động diễn ra tại các đơn vị thể
chế/doanh nghiệp theo ngành kinh tế.
Đơn vị địa bàn: là một doanh nghiệp hay một phần của doanh nghiệp chỉ tiến hành

hoạt động kinh tế tại một địa điểm. Đơn vị địa bàn nhấn mạnh tới một địa điểm hoạt động
mà không đề cập tới thực hiện hoạt động đó thuộc ngành kinh tế nào.
Như vậy nếu đơn vị ngành kinh tế nhằm thu thập thông tin để thống kê theo ngành
thì đơn vị địa bàn nhằm thu thập thông tin để thống kê theo lãnh thổ.
Đơn vị cơ sở: là một đơn vị chỉ đóng tại một địa điểm và tiến hành một loại hoạt
động kinh tế. Đơn vị cơ sở là đơn vị kết hợp thuộc tính của đơn vị ngành kinh tế và đơn
vị địa bàn. Đơn vị cơ sở còn được gọi là đơn vị ngành kinh tế theo địa bàn hay đơn vị
hoạt động thuần nhất theo địa bàn.
Mục đích chính của việc nghiên cứu đơn vị cơ sở là xác định cơ cấu thuần nhất theo
ngành kinh tế ở cấp 5 của VSIC 2007 của từng địa bàn.
Tập đoàn (Tổng công ty) là một nhóm các doanh nghiệp liên kết với nhau về pháp
lý và /hoặc tài chính.
Mục đích chính của việc nghiên cứu loại đơn vị thống kê này nhằm xác định sự liên
kết về pháp lý, việc huy động, chu chuyển về tài chính, mua bán hàng hoá, thuế khoá

25


×